Bệnh Nhân Tâm Thần
Hôm nay lại có nhiều bệnh nhân làm loạn. Người thì chạy ra ngoài cỡi hết đồ. Người thì đòi nhảy lầu tự tử. Giờ sáng là họ ngồi đầy ra hành lang. Còn giờ trưa thì các điều dưỡng phải lo cho họ ăn. Nhiều người không tự chủ được hành vi. Còn 1 số không tự chăm sóc được bản thân.
Tôi vô nghề được cũng hơn 4 năm rồi. Làm bác sĩ tâm thần. Năm đầu đúng là khó nhất. Tôi về nhà ngồi khóc luôn. Công tác trong bệnh viện tâm thần đúng là quá sức với tôi. Ban đầu tôi nghĩ bác sĩ tâm thần chỉ lo khám, chẩn toán và đưa ra điều trị cho bệnh nhân. Còn mấy việc chăm sóc và trị liệu trực tiếp cho họ thì do y tá điều dưỡng, và người thân của bệnh nhân. Nhưng hoàn toàn không phải như thế. Cũng chuyển công tác 2 bệnh viện rồi. Hy vọng nơi này sẽ ở được lâu.
Tôi đi ngang qua 1 người bệnh cứ úp mặt vào vách tường và lảm nhảm, còn cào vào tường nữa. Hồi mới vô nghề thì gặp trường hợp này tôi sẽ ngăn. Chứ thật ra không nên làm vậy. Những người bị tâm thần sống trong thế giới riêng. Một số còn bị ảo giác. Họ nghĩ là họ làm gì đó rất quan trọng, và rất ghét người khác ngăn cản. Nếu xảy ra thì họ sẽ tấn công cả người đó đấy.
Tôi nhìn thấy bệnh nhân này chỉ cào vài cái vô tường rồi nói chuyện 1 mình. Họ không làm gì nguy hiểm tới bản thân hay người khác thì không cần ngăn họ lại. Nếu không thì làm khó các nhân viên điều dưỡng phải khống chế bệnh nhân này. Còn nhiều khi làm cả đám bệnh nhân làm loạn theo.
Tự nhiên người này chỉ tay tới hành lang phía sau tôi rồi hét rú lên xong té xuống rồi bỏ chạy còn ôm đầu hét.
Có điều dưỡng chạy lại kêu bệnh nhân bình tĩnh rồi dẫn đi ăn cơm trưa. Anh ta còn chỉ tay gào lại khoảng không nói: “Ta là Tề Thiên Đại Thánh. Yêu ma quỷ quái mau biến đi. Biến.”
Anh ta chụp lấy cái ghế nhựa định quăng. Tôi và chị điều dượng vội giữ lại. Tôi cười nói: “Ồ… yêu ma sợ quá biến đi rồi kìa. Tề Thiên Đại Thánh quả nhiên phi thường. Mau tới Thiên Đình nhập hội.”
Thế là anh bệnh nhân cười cười hềnh hệch nói: “Ờ… đúng… Ta là Tề Thiên Đại Thánh thần thông quản đại mà. Rồi đi ăn… ăn… Hết sợ rồi. Biến mất rồi. Biến mất rồi. Mừng quá. Mau đi ăn cơm.”
Tôi thở phào nhẹ nhõm. Mấy bệnh nhân tâm thần thế này thì phải xuôi theo họ. Cứ trấn an họ rồi nói theo vậy thì họ sẽ vui vẻ không làm loạn nữa.
Chỉ mong ngày hôm nay không có chuyện gì. Nhiều ca bệnh nhân có hành vi bạo lực. Rất khó kiềm chế. Chúng tôi đánh giá lâm sàn rồi nếu gặp những ca như vậy sẽ phải cách ly. Nhưng khó nói lắm, nhiều bệnh nhân bình thường mà không kiểm soát được hành vi thì họ đều rất nguy hiểm. Bệnh viện này là rất ổn rồi. Bệnh viện trước đây mà tôi công tác tiếp nhận điều trị cả mấy người nghiện hút, nghiện rượu. Phải nói rất khổ. Bác sĩ với y tá còn bị bệnh nhân rượt chạy đó. Cũng may là mấy năm gần đây nhà nước quan tâm đến vấn đề tâm thần, rồi có nhiều bệnh viện hơn, cải tổ lại. Nhiều bệnh viện và khu phòng bệnh được xây mới hay được sửa sang lại. Chứ không thì…
Tôi nhìn lại khu phòng bệnh cũ ở bên kia sân. Bên đó âm u, cũ kỹ. Mấy cái chấn song cửa sổ bị rỉ sét hết. Dùng để giam mấy bệnh nhân nguy hiểm. Đó là khu nhà cũ nhất từ thời bệnh viện thành lập. Từ cái thời mà người ta gọi là Trại Tâm Thần chứ không phải Bệnh Viện Tâm Thần như ngày nay. Đúng là ‘trại’ thiệt. Nhìn như nhà tù. Đáng lẽ không dùng tới nên không tu bổ gì. Nhưng dạo này rất đông bệnh nhân mới. Nên mới tạm thời sử dụng khu phòng bệnh đó. Có điều thế mà khiến các bệnh nhân ‘sợ’ nên ‘ngoan’ hơn nhiều. Giờ ai cũng sợ bị giam trong khu phòng bệnh cũ đó. Đóng cửa cũng lâu rồi. Mới mở lại vì quá tải thôi. Nhiều người còn nói…
Tôi chợt dừng suy nghĩ rồi thở ra. Làm bác sĩ tâm thần thì phải vững tin vào khoa học. Mấy cái việc kỳ bí tâm linh thì chỉ có trên phim ảnh. Nhiều người vì nhiễm mấy cái đó nên đâm ra ảo giác hay tưởng mình thấy ma quỷ thôi.
Có 1 cô gái chạy từ phòng ra tay cầm tranh vẽ và mấy cây bút sáp. Cô ta cười ngây ngô còn giơ cho tôi bức tranh mới vẽ. Tôi cầm rồi cười cho có lệ. Cô gái này tên Thanh, là bệnh nhân nội trú ở đây gần 1 năm rồi. Bị chậm phát triển và Rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Loại bệnh này thật ra người nhà có thể tự chăm sóc bệnh nhân. Chủ yếu chỉ là chậm phát triển trí tuệ chứ không phải tâm thần gì. Cô ấy bị Rối loạn ám ảnh cưỡng chế nhẹ thôi. Hay lập đi lập lại 1 hành động và sợ bóng tối. Có điều có vẻ gia đình không muốn nuôi nên bỏ vào đây. Hoàn cảnh nhữg bệnh nhân ở đây rất phức tạp. Một số người thân của họ cũng lui tới thăm nuôi. Có điều không thân nhân nào chịu nổi cái không khí trong bệnh viện tâm thần cả.
Đây là nhóm bệnh nhân ‘nhẹ’ rồi. Khu bệnh nặng thì tôi rất sợ. Bác sĩ, y tá nào chẳng sợ trúng ca qua bên đó. Giờ nào cũng có chuyện. Có 2 điều dưỡng nam bên đó. Thứ dữ không đó mới bắt bệnh nhân vào khuôn phép được.
Tôi nhìn cái hình không ra hình gì trong tờ giấy. Lại nữa. Có nhóm bệnh nhân bị chậm phát triển khả năng giao tiếp với 1 nhóm có nhiều hành vi tâm thần nên họ có mấy hoạt động vẽ vời này. Có điều chỉ dọa người thôi. Cái cô này không giờ vẽ cái gì như ngôi nhà, các nhánh hoa và ông mặt trời. Mà vẽ toàn mấy thứ gì thế này. Lần này lại là mấy hình thù kỳ dị. Một cái hình người mà mấy cái đầu. Còn những đường gạch này chắc là chấn song rồi. Còn có 1 cái hình người cao nhòng tay chân lêu ngêu đứng bên cạnh cầm 2 sợ dây à? Trông có vẻ như thế. Nhưng tô đen hết cả nhìn chẳng ra gì. Còn mấy cái này là hình người bên ngoài à? Nhưng cái hình người đen như con quạ với cái mặt thế này là sao đây?
Chà… mấy lúc này không thể chê. Phải động viên bệnh nhân. Rồi phải tỏ ra thân thiện thì họ mới nghe lời mình. Tôi cầm mấy cây bút sáp màu trong tay Thanh lên cười nói: “Đẹp quá. Mấy hình này em vẽ đẹp ghê. Em có nhiều bút màu đẹp vậy, sao không tô màu?”
Thanh vỗ tay cười rú lên, còn nhảy lên mấy cái nói: “Chị bác sĩ thấy đẹp hả? Hay quá rồi. Vậy chúng ta cùng chơi chung đi. Đi chơi… đi chơi…”
Thanh nắm tay áo tôi kéo đi. A… phiền quá. Tôi rụt tay lại cười nói: “Để khi khác. Tới giờ ăn trưa rồi. Khu vực A ăn xong là đến khu vực B. Chị cũng phải đi ăn rồi đây. Đói quá rồi.”
Thanh chợt nắm hẳn lấy cổ tay của tôi còn siết chặt. Móng tay nó báu vào da tôi. Tôi cố kéo tay lại chứ phải tươi cười, sợ làm nó giận lên thì mệt. Tôi cười nói: “Chị đói quá. Cho chị đi ăn cái. Ăn xong chị còn phải đi khám bệnh. Nhiều người cần khám lắm.”
Thanh hét tướng lên rồi xô tôi ra, xông nó bổ nhào vô phòng bệnh lôi con bé Thi lúc nào cũng trốn dưới gầm giường ra. Con bé Thi bị kéo ra thì khóc to: “Không đi đâu. Không đi đâu mà. Có ma… Có ma đó. Cứu…”
Tôi thở dài. Bệnh nhân tâm thần thì ở đâu cũng vậy. Hay nói nhảm. Người thì nói mình là ông thần bà thánh, người thì nói mình bị người thân hãm hại nữa chứ. Nhưng nhiều nhất là mấy người bảo mình thấy ma.
Mới tới trưa mà mệt mỏi quá rồi. Tôi vội mang túi đồ ăn ra ngoài ghế đá ngồi ăn. Nhân viên nào cũng đang lo cho bệnh nhân ăn.
Tôi thích trong phòng ăn hơn nhưng mà ở ngoài đây có anh ấy. Thấy bác sĩ Vĩnh với Nhuận ngồi ăn trưa ở ngoài này. Cái ông Nhuận này lại hút thuốc rồi. Tôi vì bác sĩ Vĩnh hay ăn ở ngoài nên hay ra ngoài đây ngồi ăn trưa cùng.
Bác sĩ Vĩnh thấy tôi thì tỏ vẻ không vui gì. Còn ông NHuận thì giơ tay cười quắt tôi nói: “Chào người đẹp. ra đây ăn trưa à? Một chút còn đi khám bệnh phải không? Nhờ em giúp đỡ anh. Trưa nay bệnh nhân đông. Ngồi chờ đầy cả hành lang kìa.”
Tôi thấy bực mình cái kiểu của ông bác sĩ này. Bác sĩ Vĩnh như ăn vội rồi đứng lên xách cặp đi. Ơ… sao anh ta như đi về thế. Tôi chạy theo nói: “Anh đi đâu thế. Hôm nay không phải còn giờ khám bệnh sao?”
Anh Vĩnh nói: “Thay đổi lịch rồi. Bác sĩ Vũ bận đột xuất, vợ anh ấy ngã cầu thang phải cấp cứu. Tối tôi phải trực. Một chút cô khám bệnh cùng bác sĩ Nhuận, phải nghe lời anh ta. Bác sĩ Nhuận là bác sĩ giàu kinh nghiệm. Tôi đi trước.”
A… Chậc.. làm gì đi nhanh vậy chứ? Chưa nói được câu nào. Anh ấy rất thân thiện. Hồi tôi mới tới làm việc ở đây, cũng là anh ấy giúp đỡ tôi. Nếu không tôi không chịu nổi rồi phải bỏ nghề. Là anh ấy khuyên tôi phải tiếp tục theo nghề này, có rất nhiều bệnh nhân cần bác sĩ giúp đỡ.
Bác sĩ Nhuận thở dài ngồi còn rút điếu thuốc khác ra hút rồi ngửa cổ nói: “Mệt quá đi. Vĩnh trực tối qua rồi. Không biết hôm nay có chịu nổi không?.”
Tôi nghĩ ra rồi. Tôi nói: “Vậy tối nay tôi trực cùng bác sĩ Vĩnh. Tôi chưa giờ trực tối hết.”
Bác sĩ Nhuận lắc đầu vội vã nói: “Không được đâu cô em à. Tuyệt đối không.”
Tôi ăn thêm muỗng cơm uống hớp nước rồi nói: “Có gì mà không được? Tôi cũng là bác sĩ mà. Còn được 5 năm rồi.”
Bác sĩ Nhuận lún tún nói: “Nhưng mà cô em là phái nữ. Trực đêm ở bệnh viện tâm thần… nguy hiểm lắm. Buổi tối điều dưỡng chỉ có 3 người. Lỡ có chuyện gì thì… Để thằng Vinh 1 mình là được rồi. Mấy nữ bác sĩ như cô em, thôi thì đừng trực đêm. Bọn anh là nam, có gì xảy ra cũng không sao ha.”
Ông ta cười còn dòm tôi. Thì ra là vậy. hèn gì họ toàn bảo tôi khỏi trực đêm. Nghĩ thì cũng sợ thiệt. Buổi tối phải đi qua lại tuần phòng bệnh coi bệnh nhân. Đám bệnh nhân nam đông vậy. Lỡ xảy ra chuyện gì thì thiệt thòi lắm. Nhưng mà ở lại 1 chút để tán gẫu cùng anh Vinh cũng được vậy.
Làm hết hồn. Tự dưng có 1 bệnh nhân chạy nhào vào chúng tôi còn hét lên chỉ tay ở lùm cây nói: “Có ma kìa.. Có ma. Ma trong đó đó. Buổi sáng con ma núp ở đó. Buổi tối nó đi ra. Đi ra… rất nhiều.”
Lại có thằng nhóc tầm trung học chạy ra cầm đũa hô thần chú đuổi ma. Đám tâm thần này… Thế mà bác sĩ Nhuận có vẻ sợ còn nhin chung quanh. Cái ông này thế mà sợ ma đó. Tôi vỗ lưng ông ta 1 cái. Ông ta giật bắn mình rồi la nói: “Cô làm hết hồn.”
Tôi nói: “Bác sĩ mà sợ ma sao? Đám tâm thần hay nói nhảm thôi. Là ảo giác.”
Bác sị Nhuận đẩy kính nói: “Cô thiếu kiến thức quá. Thời xưa người ta gọi quỷ nhập là bị tâm thần ấy. Chứ thật ra nhiều người thấy ma rồi nói mà người khác không tin nên bị bắt vào viện tâm thần. Tôi từng gặp 1 trường hợp rồi. Ngay tại bệnh viện này luôn. Mà đúng thật là có ma. Cái mời thầy tới coi. Tôi còn nghe thầy nói là mấy người bị tâm thần hoặc tự kỷ thật ra giác quan của họ rất nhạy. Họ rất dễ bị ma quỷ quấy rối. Nhiều người có thể nghe tiếng hồn ma. Hay dù họ không thấy chứ có thể cảm giác sự hiện diện của ma quỷ đó.”
Tôi thở dài hỡi ơi. Bác sĩ mà mê tín dị đoan quá. Ma đâu mà ma chứ? Cô điều dưỡng trẻ tên Nghi sợ hỏi: “Thiệt hả bác sĩ? Bác sĩ kể cho em nghe lẹ lẹ đi.”
Ôi… bà này sợ thiệt không vậy trời hay muốn té vào lòng bác sĩ đây. Sợ mà còn đòi kể. Cô này là người mới nên tôi không thân gì. Có lần do bị stress công việc mà tôi la cô ấy. Còn trẻ nên cứ tật thấy bác sĩ nam thì hỏi cái này cái kia, làm phiền họ. Nên cô ấy đâm ra sợ tôi. Vì là phụ nữ nên tôi chỉ thân với 2 nữ điều dưỡng ở đây. Là chị Nga với chị Thư.
Coi kìa… Tôi thấy đau cả mắt luôn. Cái ông Nhuận này bảo đảm vì con này mà kể chuyện ma để nó sợ rồi nhảy vô lòng xong tới đoạn ôm ấp với thân mật gì rồi.
“Ờ… ờ… có ma chứ. Em có thấy bệnh viện này ghê không. Bệnh viện này xây dựng lâu lắm rồi. Từ hồi trước giải phóng. Hồi trước như Trại thiệt đó. Hồi đó mấy người bị bắt vô trại tâm thần thì là coi như thôi rồi. Thời trước thì bệnh tâm thần bị gọi là bệnh điên, bị xã hội ruồng bỏ. Lại không ai quan tâm nên cái trại tâm thần này chắc như địa ngục đó. Có người được người thân đón ra lại mà nghe kể thấy tình trạng còn nặng hơn. Bị suy dinh dưỡng với bị đánh đập. Chứng tỏ là điều kiện ở trong trại rất tệ hại. Là truyền thuyết đô thị ở đây. Có nhiều bệnh nhân vô rồi không thấy đâu nữa. Nên nghe nói có rất nhiều oán hồn.”- Bác sĩ Nhuận làm vẻ mặt ghê sợ còn hoa tay múa chân kể.
Nghi hét lên 1 tiếng nhỏ kiểu cách. Tôi thì không nuót nổi cơm vì cái chuyện bịa đặt này. Nên mang cơm về chỗ của mình rồi ăn cho xong bữa. Thấy bệnh nhân tới khám nhiều quá. Có cả mấy người thân giờ tới thăm cũng chen vào. Cũng có vài bệnh nhân có người ở lại chăm sóc. Giờ nhiều người trẻ bị tâm thần hay mắc các vấn đề tâm lý, nên rất nhiều người thân ở lại chăm nom. Buổi tối còn ngủ lại ngoài hành lang nữa.
Tôi tính ăn mấy viên kẹo tráng miệng rồi uống nước cho xong bữa mà có tiếng chạy rần rần. Rồi một thằng nhóc cấp 2 chạy ào tới đẩy tôi. Nó còn khóc toáng nói: “Có quái vật zombie kìa. Zombie đó. Tiêu diệt quái vật.”
Ui da.. nó còn nắm tóc tôi kéo. Mẹ nó chạy tới gỡ tay nó ra còn đánh tay nó, đánh mông nó. Chị ta vội xin lỗi tôi còn kéo nó đi. Chị ta phờ phạt khổ sở ép thằng con nuốt 2 viên thuốc nói: “Xin lỗi. Con tôi nó chưa uống thuốc. Bác sĩ bảo cháu nó uống thuốc sẽ đỡ… Coi nào con. Mau uống thuốc. Uống là không thấy quái vật zombie nữa.”
Tôi đành cười trừ nói: “Chị nhớ cho cháu uống thuốc đúng giờ.”
Mấy viên kẹo rớt cả rồi nên tôi đi về khu khám bệnh luôn.
—–
Thêm 1 bệnh nhân mới được đưa vào điều trị. Tôi chưa gặp. Đi toilet xong thì thấy chị Nga đang dọn giường để tiếp nhận bệnh nhân mới. Lúc tôi đi toilet thì bác sĩ Nhuận tự qyết định. Còn chả them nói cho tôi biết. Chị Nga không nói thì tôi chẳng biết. Chẳng biết chẩn đoán với tiền sử bệnh gì. Còn chưa thấy bệnh nhân đâu. Tôi vội hỏi chị Nga.:
“Thế bệnh nhân đâu rồi?”
“Tối mới tới đó.”- Chị Nga cười phủ chăn lên giường bệnh nói.
Vậy là sao ta? Có vụ nhập viện buổi tối à? Kỳ lạ quá. Hay bác sĩ Nhuận bảo nhập viện mà người nhà còn dẫn bệnh nhân về chuẩn bị rồi tối mới đưa vô. Ông Nhuận này làm việc kỳ cục quá. Đâu đúng quy định gì. Không báo ai 1 tiếng. Tối chỉ có bác sĩ Vĩnh trực. Lại khiến ảnh thêm việc. Sợ anh ấy còn không biết/
Tôi tính hay là nán lại 1 chút rồi chờ bác sĩ Vĩnh vô để nói chuyện với anh ấy. Mua sẵn phần cơm tối rồi. Hai đứa có thể ăn cùng nhau rồi trao đổi chuyên môn.
Chị Thư chạy qua rủ tôi đi ăn cơm mà tôi cười bảo chút mới ăn. Tối nên ít nhân viên y tế lắm. Chỉ có 3 người. Tôi ngó qua chưa gì thế ông Năm bảo vệ ngồi ngủ gật rồi. Ổng có cái bàn ngồi gần ngoài lối ra để canh không cho bệnh nhân chạy ra ngoài. Bệnh viện có 1 cánh cửa sắt to với khóa đóng kín buổi tối để tránh bệnh nhân làm loạn rồi xông va ngoài.
Sao bác sĩ Vĩnh còn chưa tới nửa nhỉ? Gần 9 giờ rồi. Tôi gọi điện thoại hoài mà anh ấy không nghe máy.
Tôi thấy 2 điều dưỡng nam trực có vẻ lo. Tôi tính chạy tới hỏi họ. Tôi không thích thái độ làm việc của 2 người này. Họ rất nóng tính còn hya la bệnh nhân. Nhiều khi bắt trói bệnh nhân vào giường bệnh nữa. Từ xa nghe Hùng nói với Long: “Chết rồi. Bác sĩ Vĩnh sợ không tới được.”
Long ngồi coi báo nói: “Thì có sao đâu. Anh em mình lo được. Đám bệnh nhân uống thuốc cả rồi. Mọi đêm bác sĩ trực để dự phòng có tình huống bệnh nhân lên cơn, cần tiêm thuốc. Chứ mình tự lo được mà.”
Tôi vội đi vô hỏi: “Này… bác sĩ Vĩnh sao chưa tới? Hay ảnh bị kẹt xe, tới trễ sao? Vậy tôi đợi. Để tôi trực cho. Khi nào bác sĩ Vĩnh tới thì bàn giao công việc.”
Cả 2 dòm tôi. Tên Hùng đẩy tên Long, còn nháy mắt ra dấu gì đó. Long mặt khó chịu nói: “À… à.. thì ờ. Cô trực 1 mình đi. Không biết bác sĩ Vĩnh có tới không. Cô đừng đi lung tung. Chúng tôi canh kỹ lắm đó. Mau về chỗ.”
Tên Hùng khoanh tay nói: “Nghe chưa. Đi về chỗ. Ở đây chúng tôi trực rất nghiêm. Bệnh nhân mà lạng quạng là cho vô khu đặc biệt.”
Nói vậy là sao chứ? Đúng là đám điều dưỡng nam không coi nữ bác sĩ ra gì.
Tôi trở lại phòng tính ăn luôn cho rồi còn trực nữa. Đói sắp xỉu rồi. Tai ù luôn. Còn mắt thì hoa đến chóng mặt.
Tôi loạng choạng tì tay ở tường. Tầm nhìn tôi lúc tối lúc sáng. Thấy cái gì cũng nhòe đi hết. Nhìn 1 thành 2… rồi 3… Mấy ảnh mờ ảo chập chờn.
Kịch kịch…
Tôi nghe có nhiều tiếng chân của bệnh nhân qua lại. Giờ này thì họ phải ở trong phòng cùng ngồi coi tivi chứ. Đến 9 giờ thì phải về phòng để ngủ.
Tôi đi ngang qua phòng sinh hoạt chung thấy họ ngồi tụm lại coi tivi. Họ ở đây cả mà. Coi tivi không lên tiếng gì. Có 1 số ngồi ngoài phòng, ngay ngoài hành lang còn cúi đầu tụm lại. Bộ đang chơi cờ cá ngựa hay sao thế? Miễn sao họ không làm ồn là được.
Nhưng hình như có hơi quá là im lặng đó. Bộ bình thường buổi tối trong bệnh viện im lặng thế này sao?
Bụp…
Tôi giật cả mình. Tự dưng đèn trong phòng sinh hoạt chung tắt ngắm. Hai phòng bên cạnh cũng tắt đèn. Thôi chết, vậy là 9 giờ rồi nên họ tắt đèn. Nhưng sao không dẫn bệnh nhân về phòng ngủ rồi mới t8át đèn chứ? Vậy là ông Năm thì tắt theo giờ, còn 2 cái người kia lại chậm trễ công tác. Dám cứ ngồi đọc báo với coi đá banh gì rồi. Đành phải tự mình làm thôi.
Tôi mở cửa ló đầu vô kêu: “Mọi người ơi. Tới giờ ngủ rồi. Đi thôi.”
Đèn hành lang vẫn còn. Ánh sáng hắt vào thấy mấy người họ vẫn ngồi đó. Tôi gọi thêm 2 lần nữa mà không có ai nhút nhích. À… có.. Ở cuối phòng có người đứng tay thả lõng ra còn đong đưa qua lại. Thêm 1 người nữa đứng dậy còn phát ra tiếng rên. Tay người đó giơ hướng tôi.
Tôi chợt thấy sợ. Nhưng phải kêu bọn họ về phòng. Tôi gọi: “Này… hết chương trình tivi rồi. Mọi người mau đi thôi.”
Ơ… Dường như tất cả bọn họ cùng quay đầu về hướng tôi cùng lúc. Trong bóng tối tôi thấy những người mặc bộ đồ xanh mặt trắng phếu cười rồi lảm nhảm: “Đi thôi…” “Đi thôi…”
Họ lập lại lời tôi càng lúc càng to. Càng lúc càng nhanh. Mấy người này bị gì thế? Tiếng họ càm ràm như xuyên vô màn nĩ tôi. Họ chồm tới, mắt trợn to giơ tay tới phía tôi.
Tôi hãi hùng bậc lùi lại. Thôi chết rồi… Tôi vội kéo cái cửa lại đóng chặt. tay tôi cố khóa cái cửa lại từ bên ngoài.
Rầm… rầm…
“Đi thôi…”
Tiếng đập cửa rồi tiếng họ kêu lên. A… cả đám còn chồm hẳn ra chấn song. Tôi bị họ nắm trúng và kéo lại. Tôi cố dằn tay ra. Đau quá.. Thoát rồi. Bị bứt 1 mảng tóc chứ tôi chạy qua 1 bên được. Thấy mấy cánh tay tư mấy chấn song cứ với liên tục.
Bệnh nhân mất kiểm soát rồi. Cũng may là cửa ở đây đều có khóa ngoài để phòng trường hợp này. Nguy hiểm thật. May mà tôi đề phòng, không đi vô trong phòng kêu, nếu không thì bị đám bệnh nhân này nắm lại rồi.
Tôi đi vội tới phòng trực. Phải kêu 2 cái ông kia giúp đưa mấy bệnh nhân này về phòng mới được. Đúng là cần làm dữ với họ 1 chút.
Nhưng tới phòng trực không thấy ai cả. Tivi thì còn mở. Không lẽ họ đi tuần trên lầu rồi. Lúc cần thì không có đâu. Tôi tắt tivi rồi đi ra ngoài.
Hình như có bóng người vừa đi qua đằng trước mặt. Mặc áo xanh thì là bệnh nhân rồi. Sao giờ này còn đi lang thang? Mấy nhân viên trực lơi là quá.
Tôi vội chạy theo để giữ bệnh nhân đó lại. Không thấy nữa… À, chắc là đi ra ngoài vườn rồi.
Lạo xạo…
Nghe tiếng cành lá lạo xạo. Hình như ở sau thân cây có người đang đứng. Làm sao giờ? Chờ người tới giúp. Nhìn qua thì chỉ là bệnh nhân nữ thôi. Tôi rang lấy bình tĩnh để ra kêu bệnh nhân này về. Dù sao tôi cũng là bác sĩ mà, có chút việc mà không làm được thì bị nhân viên khác xem thường mất.
Tôi hít 1 hơi sâu rồi đi sang 1 bên. Rồi… Tôi đi tới sau thân cây. Nhưng ở đó chẳng có ai. Ủa? Mới lúc nãy tôi thấy có bóng người đứng úp mặt sau thân cây rõ ràng mà.
Chợt.. tôi nghe tiếng chân ngay sau lưng mình. Tôi chết điếng… Có tiếng thở phía sau lưng tôi. Có ai… ở sau lưng tôi. Tôi sợ đến rụng rời. Tôi có cảm giác thứ đó đang áp sát lại tôi rồi…
“Hù..”
“Á”- Tôi hét tướng lên.
Sau tiếng hù và bàn tay đẩy vai tôi tôi nghe 1 tràn cười. Ơ… Tôi quay lại nhìn thấy là con Thanh. Ra là cái con này.
“Cái… cái con quỷ này. Làm chị sợ muốn chết.”- Tôi ôm ngực đang phập phòng la cái con đó.
Nó còn cười vỗ tay nói: “Hù rồi. Hù rồi. Ha ha…”
Tôi kéo tay nó nói: “Giờ này phải về phòng ngủ đó? Em còn dám ra đây chơi. Chị mách bác sĩ Nhuận. Ổng bắt em vô khu biệt giam giờ. Trong đó nhiều ma lắm.”
Nó cầm mấy tờ giấy vẽ cười ngửa mặt lên còn chỉ vào khu biệt giam nói: “Không sợ ma nữa. Toàn là bạn của Thanh đó. Tất cả làm bạn rồi. Họ thích chơi lắm. Hay kêu Thanh ra cùng chơi. Tối họ ra chơi, mới vui… Vui quá là vui. Chơi nữa… Chơi tiếp. Mau cùng chơi đi. Chơi năm mười.”
Nó quăng hết mấy tờ giấy vẻ lên trời rồi nhảy chân sáo lại thân cây xong úp mặt vào thân cây rồi đếm: “Năm… Mười… Mười Lăm..”
Cơn gió chợt thổi qua làm tôi lạnh gáy. Tôi nhìn quanh quất thấy gió làm các tán cây xào xạt qua lại.
A… gió còn thổi 1 tờ giấy vẽ vào mặt tôi. Tôi vội cầm lấy. Giấy vẽ rớt dưới đất. Toàn những hình kỳ quái nguệch ngoặt. Nhưng mà… Khoan đã… Có mấy tranh vẽ cảnh vật nè. Ơ… Tôi cầm lên coi kỹ từng tấm thấy ngạc nhiên lắm. Đây là tranh nó vẽ cái vườn và nhiều bệnh nhân đang tập thể dục sáng. Đều có tô màu. Nó vẽ rất đẹp mà. Rất rõ ràng, giống cảnh thật. KHoan đã… Trong 2 hàng bệnh nhân đang xếp hàng tập thể dục đều mặc áo xanh của bệnh nhân có.. có 2 cái bóng đen kịch trong hàng. Còn tranh này… lại cái người đen có tới 3 đầu đứng sau song sắt. 3 cái đầu… Đừng nói là bệnh nhân tâm thần đa nhân cách đó. Lại cái hình như con quạ với cái mặt… nhưng lần này là mặt cười còn cầm thứ gì như dòng điện… Là sốc điện điều trị cho bệnh nhân sao? Vậy là bác sĩ à? Sao trông kỳ quái quá…
Tôi nhìn lại chỗ Thanh. Nó vẫn đang đếm: “Năm mươi… Năm Lăm..”
Tôi lại chỗ nó cầm mấy bức vẽ cười hỏi: “Thanh… Em cho chị hỏi cái này. Mấy cái hình này là ai vậy?”
Thanh nó cười ngây ngô nói: “Là ma đó.”
Tôi thấy rung mình. Chuyện bác sĩ Nhuận kể nói hồi trưa không phải là chuyện đùa thôi sao. Tay Thanh lạnh ngắt tự dưng nắm tay tôi. Nó còn lắc tay tôi cười nói: “Chị hứa là cùng chơi. Hứa rồi mà. Giờ phải chơi cùng cả bọn đó. Chơi đi… Mau tìm chỗ trốn đi, nếu không bị ma bắt đó.”
Nó cười nha hàm răng có mấy cái răng bị súng. Tôi rụt tay lại.
Lạo xạo..
Tiếng lạo xạo nhiều hơn. Giờ nghe như tiếng cười rồi. Tôi còn thấy chập chờn có nhiều bóng người đang đứng. Không thể có ma thiệt chứ? Không có đâu..
Vụt… Rào rào.
Ơ… Cái gì… ở trên đầu. Tôi ngước cổ nhìn lên trên. Trong tán lá cây của cái cây tôi đang đứng. Có… có bóng người ngồi còn đang dòm xuống.
“Á…”- Tôi hét lên.
Tôi ngã ra đất. Thanh nó đi lại cười cầm tờ giấy vẽ cười thêm nói: “Ma đó… Là ma.”
Tôi sợ quá kéo Thanh chạy vô trong hành lang. Thanh cười nhảy chân sáo đi còn vỗ tay nói: “Vui quá đi. Chơi vui quá. Chưa nữa… Họ bảo chơi vui nên chơi nữa.”
Tôi hoảng hồn nhìn lại khu sân đó. Tôi lôi Thanh đi về phòng cho nhanh. Mồ hôi của tôi rịn ra hết. Tâm thần thì bấn loạn. Làm sao đây? Thiệt có ma rồi. Như bác sĩ Nhuận kể thì có lẽ lúc bệnh viện này còn là trại tâm thần có rất nhiều bệnh nhân bị chết lúc điều trị à? Hay bác sĩ lúc đó thử nghiệm gì với bệnh nhân. Tôi từng coi 1 bộ phim là bác sĩ thời xưa hay dùng bệnh nhân để thử nghiệm. Nhất là với những bệnh nhân tâm thần bị giam ở đây, hay những căn bệnh tâm thần lạ đều là thứ để họ dễ bề nghiên cứu và thực nghiệm. Không chừng vì thế có rất nhiều oan hồn ở đây.
Tôi dẫn Thanh tới phòng ngủ. Thấy các giường đầy bệnh nhân đã an giấc rồi. Thanh nắm tay tôi lại nói: “Chị mau trốn đi. Đã đếm xong rồi. Ma sẽ đi tìm chị đó. Đừng để bị ma bắt. Nếu không phải thành ma.”
Tôi giật bắn. Cái gì… Đừng nói lúc nãy, do tôi lỡ hứa nên… Bọn họ nghĩ tôi chơi cùng chúng. Tôi tính kéo Thanh hỏi mà nó chạy hẳn vào phòng, nhưng nó không lên giường nằm mà bò vô gầm giường.
“Hu hu..”
Tôi chợt nghe tiếng khóc, tôi dòm sang giường bên thì thấy con bé Thi. Nó y như mọi lần nằm dưới gầm giường khóc, kêu sao cũng không chịu ra. Thấy nó sợ hãi rúm ró dưới giường tay còn tự bịt miệng để khỏi phát ra tiếng khóc nữa.
Đừng nói là… Con bé này cũng thấy ma. Nó thường hay trốn thế này là do sợ bị ma bắt.
Tôi vội chạy đi tìm 2 nhân viên kia. Sợ quá rồi. Dù sao tìm nhiều người vẫn hơn. Tôi chạy qua hành lang rồi nghĩ có thể họ còn đi tuần trên lầu chưa xuống thì sao? Giờ mà 1 mình đi qua hành lang ngay ngoài sân thì sợ lắm. Chưa chắc gì họ đã xuống phòng trực đâu. Nãy giờ chưa lâu. Đi 1 vòng 2 tầng trên thì cũng phải mất cả tiếng. Hay là lên tầng trên tìm họ vậy. Phòng nghỉ của tôi ở tầng trên. Nhờ họ canh gác giùm.
Bịch bịch…
Gần tới cầu thang thì tôi lại nghe nhiều tiếng chân đi. Hồi nãy lúc đi ngang qua đây cũng nghe tiếng chân. Bệnh nhân giờ này ngủ hết rồi chứ/ Sao vẫn nghe tiếng chân nhiều thế này? Tiếng chân như đi lên xuống cầu thang.
Tôi nhìn hướng trước mặt thì lại không thấy ai đi xuống cầu thang. Không lẽ họ cứ đi xuống rồi đi lên như vậy. Tiếng chân bịch bịch đều nhịp. Cổ họng tôi khô đắng mà dịch vị tràn ngược lên. Kiểu này là… ma rồi. Tiếng chân này là ma. Tôi chạy đi ngay.
Ở đây nhiều ma quá. Tôi nhìn dáo dát khắp nơi sợ hãi. Thấy các phòng tối hun hút. Không lẽ giờ kêu bệnh nhân dậy hết. Sẽ làm bọn họ sợ, còn mất kiểm soát thêm. Vẫn là tìm ai đó ở cạnh cho đỡ sợ. Dù gì khỏi phải đi 1 mình vẫn hơn.
Kịch… kịch…
Tôi chợt dừng lại. Hình như… hình như có tiếng bước xuống cầu thang rồi. Phía sau lưng tôi. Tôi không dám quay lại nhìn.
Kịch..
Hình như tiếng chân đó đi lại chỗ tôi. Tôi hãi quá bỏ chạy. Tiếng chân chạy theo còn dậm mạnh xuống nền đất. Tôi quẹo qua nên bị trược chân té ngã. Chết rồi. Tôi nhào nhào chụp đại cái ghế nhựa đánh đại vào thứ đang chạy tới.
Thứ đó té nhào xuống chứ nó nắm chân tôi. Á.. tôi thấy là 1 thứ hình thù như xác chết thối rữa. Tôi hoảng loạn la lớn lên. Nó nhất định không buôn tôi ra còn báu mạnh vào chân tôi rồi kéo tôi thiệt mạnh. Da nó từ từ chuyển thành màu đen. Cái miệng nó từ từ lở ra rồi nó gào lên. Hàm răng nhọn đó đầy máu. Tôi la hét cố đập cái ghế vào đầu nó. Nó ré lên. Tiếng nó hét xoáy vào màn nhĩ của tôi. Tôi nhào nhào bỏ chạy.
Tôi chạy gần tới phòng trực rồi thấy có người đứng ngay ở đó. Là 1 bệnh nhân nữ đứng ở hành lang đầu tóc rối mù chứ đang lấy tay chải tóc cười. Ai thế chứ? Lạ mặt chứ không phải là ma. Thấy tay cô ấy có sơn mấy cái nước sơn bong tróc, tóc rối bù chứ kẹp đủ thứ kẹp ở trên đó. Chứ là người rồi, ma làm gì sơn móng tay với kẹp tóc. Cô ta cười ngây ngô còn lảm nhảm gì đó. Tôi lấy lại bình tĩnh vì thấy người. Phù… Sợ quá đi. Đúng là ma rồi. Bị ma rượt chạy xém bị nó bắt được. Tôi chạy vội tới cô gái đó. Đúng là chưa từng thấy người này. Hay là bệnh nhân mới mà chị Nga bảo tối đến. Hai nhân viên đó chưa trở lại nữa.
Bịch bịch…
Thôi chết. Lại cái tiếng chân. Nó đuổi theo tôi. Tôi vội đỡ bệnh nhân này chạy sang 1 bên. Thang máy… Đúng rồi. Đi thang máy. Tôi kéo cô ấy chạy tới chỗ thang máy rồi bấm nút.
Bịch bịch…
Làm ơn mở cửa nhanh đi. Nghe tiếng chân tới gần rồi.
Rè rè..
Tiếng thang máy đều đều. Rồi cửa mở. May quá… Vừa kịp. Nhưng lúc tôi định đỡ bệnh nhân vào thì thấy trong thang máy có người. Ơ… Một cười quay mặt vào tường thang máy đầu cúi xuống, hai tay buông thõng đông đưa… Chân… không chạm đất. Cả người nhìn như đong đưa qua lại chứ không phải chỉ có cánh tay. Tôi lùi ra. Thứ đó từ từ xoay người ra chỗ tôi.
Á.. tôi té ngã xuống. Người đó mặt đầy máu… tay cũng thế, còn mắt thì lồi ra. Mặt như không có da. Hắn lao tới chỗ tôi. Tôi che mặt lại. Hắn bàu vào mặt tôi. Đau quá…
“Cứu…”
Tôi hét lên trong tuyệt vọng. Rồi nghe tiếng bụp. Xong thấy cánh tay ma quỷ đó rời ra. Tôi nghe 1 loạt tiếng bụp bụp. Tôi mở mắt thấy chị bệnh nhân đó dùng cái bình chửa cháy mà đập vào con ma đó liên tục. Máu từ mắt con ma bắn lên bọn tôi. Còn có nhiều tiếng chân và tiếng gào của bọn ma quỷ đang tới. Tôi hãi hùng kéo chị ấy bỏ chạy.
Tôi chạy tới cửa thì đập cửa liên hồi. Thấy bác Năm bảo vệ ngồi ngay cái bàn bên ngoài mà ngủ.
Tôi đập cửa như điên kêu cứu. Bác ta tỉnh giấc còn dòm về phía tôi. Tôi hét lên kêu bác ấy mở cửa. Bác ấy hoảng hồn còn xém té bậc ra.
“Cứu… Có ma.. Mau mở cửa cho cháu. Ma đuổi tới rồi.”- Tôi hét lên.
Bác ấy trợn mắt kinh hãi. Nhưng bác ấy bỏ chạy chứ không mở cửa cho chúng tôi. Tôi hét lên trong tuyệt vọng. Sao vậy chứ? Tôi nhìn kỹ thấy tay mình đầy máu. Là máu của con ma. Có lẽ bác ấy nhìn không ra tôi. Cũng có thể sợ quá chạy mất rồi. Tôi nghe tiếng chân và tiếng ma quỷ gào thét đuổi tới. Tôi kéo chị bệnh nhân đành chạy ra sân. Làm sao giờ? Chạy đi đâu đây?
Tôi nhìn tới thì chỉ có 1 chỗ để trốn. Là cái khu bệnh xá cũ. Nhưng… Chạy vô đó thì… Nơi đó chắc có nhiều bóng ma. Nhưng… Tôi chợt thấy 1 đốm lửa di chuyện trong đó. Giống như ai đang hút thuốc đi qua lại. Có lẽ nào là 2 nhân viên đó đi tuần ở trong đó chăng? Trong đó hình như có 5 hay 6 bệnh nhân. Được cứu rồi.
Tôi dẫn chị bệnh nhân chạy bổ vào đó. Ở đó gạch loại cũ nên trơn lắm. Đồ đạc để ngổn ngan. Mấy cái xô và mấy cái thau dùng làm vệ sinh để đầy nên chúng tôi đạp lên đó lung tung.
Hu hu…
Có tiếng khóc trong xà lim phát ra. Còn nhiều tiếng kỳ quái lắm. Tiếng hét nho nhỏ âm vang. Tiếng cười tiếng khóc. Tiếng chân. Tôi cảm thấy sai lầm khi đi vô đây.
Kẹt… kẹt…
Có tiếng như cửa sắt rỉ sét mở ra. Cái gì… Chết rồi. Mấy cái hình của con Thanh. Có rất nhiều loại ma quỷ đó. Tôi sợ quá nên liều mình. Tôi cố kéo 1 thanh sắt trong cái giường sắt bị gẫy ở trong phòng. Ra rồi… Loại giường sắt kiểu cũ này thanh sắt dầy và to. Tôi cầm thanh sắt đó rồi vội dẫn chị ấy tìm chỗ trốn. Tôi lấy cái mền cũ trùm lên 2 chúng tôi. Run quá… Cầu xin bọn ma đừng phát hiện ra chúng tôi.
Bịch..
Tiếng chân bước vào phòng rồi. Còn có tiếng hét vang từ đâu đó. Tôi nghe 1 giọng ồ ồ nói: “Ra đi nào… Ra chơi.”
Tiếng như từ 1 cái băng não. Tiếng như nó đang bắt chước người nói ới vẻ vui tươi vậy. Tôi càng sợ hãi hơn.
Sệt… sệtc.
Ngoài tiếng chân còn có tiếng kéo lê. Đừng nói là con trùm đó. Cái thứ… như con quạ. Nó… nó tới rồi. Chị bệnh nhân giở hé tầm chăn. Tôi thấy 1 cái bóng dài lệch xệch lê tới. Nó to lớn như bao trùm cả căn phòng. Tiếng nó thở và tiếng đói khát của nó tôi nghe rõ mồn một. Tôi thấy nó đi lại gần mình. Tay nó chụp vào tấm chăn. Qua tắm chăn tôi cảm thấy móng của nó đang báu mạnh vào chuẩn bị xé toạt tất cả ra. Nó chụp tay vào đầu của chị bệnh nhân. Chị ấy hét lên đau đớn. máu chảy từ trán chị ấy xuống.
Tôi chả chờ cho nó bóp nát chúng tôi mà lấy cây sắt đánh mạnh vào người nó. A… đồ ma quỷ quái vật. Nó trông còn khủng khiếp hơn hình vẽ. Cái cổ nó dài và đưa ra. Cái mặt của nó như đeo mặt nạ da người. Còn răng thì khủng khiếp. Tôi đánh vào nó 1 cái nữa. Chứ tay tôi bị thứ gì nắm trúng. Tôi nhìn sang 1 bên thấy có 2 con ma khác. Chúng là con ma ở cầu thang với 1 con ma quái ghê rợn như hình rơm. Tôi la hét vùng vẫy trong tuyệt vọng.
Chúng… ở khắp nơi. Mấy con ma quái 3 đầu hay bò lếch còn la rú lên cỗ vũ. Tôi thấy chúng dằn tôi xuống giường rồi cột tay chân tôi vào. A… tôi trợn mắt kinh hãi. Con ma trùm như con quạ đó lướt tới còn cầm 1 cái đinh dài. Nó đóng đinh vào 2 tay tôi. Cổ tay tôi đau điếng. Chúng bò lại hút máu tôi. Rồi con ma đó nó lấy những sợi dây điện ra rồi đặt cái máy rỉ sét đó vào đầu tôi. Tôi la hét thảm thiết. Tiếng điện giật và não tôi như bị nấu sôi lên. Đầu tôi muốn nổ tung. Mắt tôi trợn ngược lên vì áp lực rồi tiếng điện không ngừng giật mạnh nhiều lần. Cơ thể tôi run bần bậc. Đến khi bất tỉnh. Ý thức tôi thì vẫn còn không ngừng la hét kêu cứu.
—–
Mấy bác sĩ hội chẩn buồn bã. Cả buổi sáng công an tới làm việc. Viện trưởng là cô Thu Lan mới về đây công tác được 1 năm nói: “Lần này là ngoài ý muốn. Công an đã làm việc xong. Anh chị em nhân viên chúng ta cứ tiếp tục công việc như thường. Bệnh nhân nổi điên rồi giết người và đánh bị thương nhân viên y tế là chuyện thường. Chúng ta rút kinh nghiệm sau này làm tốt công tác. Mà tôi chưa biết rõ tình trạng của bệnh nhân đó. Có nghe qua. Thấy tình trạng cũng khá rồi. Khi bác sĩ Nhuận đề xuất tôi mới đồng ý cho chuyển sang khu bệnh nhân thường. Không để bệnh nhân kích động. nghe anh chị báo cáo thì thấy đã khởi sắc. Sao tự dưng lại trở bệnh? Buổi tối đánh bị thương anh Hùng điều dưỡng lúc anh ấy cố kêu cô ta về phòng ngủ. Rồi còn đánh chết anh điều dưỡng Long ở thang máy. Đánh bị thương bác sĩ Vĩnh.”
Bác sĩ Vĩnh thở ra xoa cái đầu bị chấn thương với cái tay nói: “Cũng lỗi của em. Tối đó chạy xe đi trực mà bị xe khác quẹt trúng. Thấy lo nên đến bệnh viện kiểm tra. Hùng có gọi em. Em bảo chút tới chứ cậu ấy bảo em ở bệnh viện kiểm tra cho chắc coi có chấn thương gì không? Em thấy hơi lo nên tạt ngang bệnh viện giữa đêm. Thấy chú Năm hoảng hốt chạy ra bảo báo cảnh sát thôi, có bệnh nhân mất kiểm soát, sao mà đập cửa tay dính máu không. Em gọi cảnh sát ngay. Nhưng gọi anh Trường với anh Khoa ở gần đây tới hỗ trợ rồi bọn em xông vào. Áp chế bệnh nhân đó lại.”
Bác sĩ Nhuận nói: “Không phải lỗi của cậu Vĩnh. Tại tôi. Thấy cái cô bệnh nhân đó tuy tỉnh táo, sinh hoạt bình thường rồi chứ hay đi lung tung. Còn tự nhận mình là bác sĩ, làm phiền nhiều nhân viên y tế trong bệnh viện. Cái chính là do cô ta hoang tưởng mình là bác sĩ tâm thần nên hết sợ chúng tôi, còn quát nạt điều dưỡng gây khó dễ cho họ. Còn cho là 2 bệnh nhân khác là y tá. Nên tôi mới dọa cô ta sợ, bảo ở đây có ma. Hy vọng cô ta không đi lung tung với chen vào việc điều trị. Thế mà ai ngờ…”
Bác sĩ Vân nói: “Bệnh nhân tâm thần thì bị ảo giác linh tinh nói ma nói quỷ thôi. Em hỏi điều dưỡng Nghi. Chị ấy bảo hình như bệnh nhân này bỏ uống thuốc cả ngày. Tại công tác trong việc cho bệnh nhân ăn uống rất khó. Trưa lại có nhiều bệnh nhân không chịu ăn còn phun thức ăn. Nên không coi sóc xuể. Cô này thì ăn rồi uống thuốc ngoan ngoãn nên họ không để ý lắm. Nhiều bệnh nhân bỏ thuốc thì lại bị ảo giác và suy nghĩ bậy bạ, mấy triệu chứng hoang tưởng nghe nhìn xuất hiện lại. Bệnh nhân này có tiền sử nghiện ngập. Mọi người biết mà, nghiện ngập lâu năm thì ma không ra ma người không ra người. Đầu óc hư hết. Cô ta đầu tóc rối bù còn tưởng mình là bác sĩ.”
Bác sĩ Nhuận thở dài nói: “Tôi có gặp bà mẹ mấy lần. Mấy lần bả vô chăm sóc cô này, sơn móng tay rồi mặc quần áo chỉnh tề. Chứ đâu cũng hoàng đấy. Mẹ cô ta kể lễ là hồi nhỏ cô ta học giỏi lắm, sau cái lên cấp 3 cái chơi bạn bè xấu. Bỏ nhà ra đi rồi sa vào con đường nghiện ngập. Gia đình đưa về cho cai nghiện chứ có triệu chứng tâm thần, hay nói đủ thứ chuyện bậy bạ. Nên mới đưa vô đây. Bọn tôi vì muốn cô ta mau lấy lại ý thức nên cô ta nói mình là bác sĩ điều trị ở đây. Chúng tôi bảo mấy nhân viên khác cứ nói theo vậy cho cô ta đỡ bệnh. Lần này lại…”
Họ cùng thở dài. Họ chỉ nghĩ là làm sao thăm hỏi bên nhà anh Long. Công an cũng cho là 1 vụ bệnh nhân tâm thần lên cơn giết người. Tạm giam chứ bên kia cũng không thưa kiện gì. Gia đình thủ phạm chịu mọi phí tổn bồi thường cho bên kia. Giam chứ cũng phải trả về bệnh viện tâm thần để điều trị tiếp tục.
—-
Tôi ngồi ở ghế đá nghỉ trưa. Hôm nay cũng bận bịu quá. Làm bác sĩ tâm thần thì suốt ngày bị bệnh nhân phiền. Ăn trưa xong còn phải đi khám bệnh. Chuyện lần trước cũng may là mọi người tin có ma rồi. Giờ tôi nói ra thì ai cũng sợ lắm. Chắc họ kêu thầy gì tới rồi nên tôi hết thấy ma nữa.
Có chị điều dưỡng tới gần tôi để đỡ tôi đi vô vì hết giờ tản bộ rồi. Họ đưa tôi vào khu đặc biệt. Do dạo này có nhiều bệnh nhân nặng ở đó. Tôi có phương án chữa bệnh mới khiến nhiều bác sĩ thán phục. Phải điều trị theo phương pháptâm lý, là lắng nghe bệnh nhân rồi coi vấn đề là ở đâu. Nhiều người chỉ bị trầm cảm do sốc tâm lý thôi.
Tôi ngồi trong phòng mở hồ sơ ra. Chị bệnh nhân mới đó ngồi đối diện tôi. Chị ấy và tôi giờ rất thân. Móng tay chị ấy hôm nay được sơn lại nên gọn gang hơn.
“Thế hôm nay chị muốn kể gì cho em nào?”- Tôi cười hỏi.
Chị ấy cười rồi giơ ngón tay ở miệng nói: “Suỵt… Đừng để họ nghe đó. Bí mật giữa tôi với bác sĩ đó. Tôi lại thấy ma. Nó mới tới. Đáng sợ lắm. Nó còn bám theo bác sĩ Vĩnh. Mà bác sĩ ấy không biết nó là ma đâu.”
Tôi tái cả mặt. Ruột gan sôi sục. Nhiều người chưa tin có ma như bác sĩ Vĩnh vậy. Bác sĩ Nhuận thì tin rồi chứ bác sĩ Vĩnh còn trẻ nên không tin ma quỷ. Tôi bọp chặt tay mình hỏi tới: “Nó ra sao? Ma rất đáng sợ đó. Chị thấy lúc nào? Rồi… chúng ta nên làm gì đây?”
Chị ấy cười nói: “Tối nay mình đi bắt ma.”
Tôi đồng ý ngay. Được rồi. Miễn sao không để bọn ma quấy rầy nơi này. Tôi là bác sĩ thì phải có trách nhiệm với bệnh viện này. Không để chúng quấy rầy bác sĩ Vĩnh.
—-
Hai y tá đóng cửa phòng đi ra ngao ngán nhìn nhau. Y tá Kim nói: “Để cái gương ở trong phòng cho bệnh nhân đó hình như ghê ghê sao đó. Cô ta giờ cứ nói chuyện cùng tấm gương.”
Y tá nam nhún vai nói: “Có nguy hiểm gì đâu. Là lớp giấy kính phản chiếu thôi. Đâu gây nguy hiểm gì. Người nhà của bệnh nhân mang vào. Thấy cô ta do nói chuyện với gương mà đỡ quấy rầy. Thiệt đỡ lắm. Nghe nói 3 năm trước bệnh nhân này từng giết chết 1 y tá và làm bị thương 2 người khác.”
“Không phải ý này… À… mà thôi. Dù sao thấy mấy bệnh nhân tâm thần ghê ghê sao đó. Họ nói cứ như thật.”- Y tá Kim xanh mặt nói.
“Thì bởi thế mới là bệnh nhân tâm thần.”- Y tá nam cười nhạt nói.
Thẻ:Giết Người, Kinh dị, Kỳ Bí, Ma Quỷ, Tales From The Frighten Nights, Tâm Linh, Tâm Lý, Truyện Ngắn