Chuyến Xe Ngày Tết

0 Comments

Ôi hay… sao mà chen lấn dữ vậy nè. Tôi vừa mang 2 cái giỏ vừa mang 1 cặp gà. Sợ rớt mất mấy cái bánh ú trong giỏ quá. Tôi cố nép người vô.

“Bác ơi, nón lá của bác chèn vô mặt cháu.”- Tiếng 1 thanh niên phía sau tôi kêu lên.

Quay qua thì thấy cậu ta ôm cái mặt. Ui chết, tôi để cái nón lá sau cổ tại trời nắng quá nên mang đi đội. Lại có cô la nói: “Bác… coi chừng chứ. Bác đụng trúng cháu rồi.”

Ôi trời. Xe chật cứng mà. Tôi lên tìm chỗ ngồi mà không có chỗ. Sao kỳ vậy nè.. Cái vé này ghế này mà. Bác tài la nói: “Cô kia, sao cứ đi qua lại hoài. Xe chạy giờ nè…”

Mấy cô cậu ngồi xuống cả rồi hết ghế mà tôi thì chưa tìm được chỗ. Xe chạy rồi. Tôi cố đi lên giơ vé nói: “Bác xế ơi. Sao không có chỗ của tôi.”

Bác tài liếc mắt qua rồi mặt bực bội còn dừng xe nói: “Lộn xe rồi bà thím ơi. Bà xuống nhanh giùm cho em. Ở đây kẹt xe lắm rồi.”

Trời… ra là lộn xe. “Thế xe nào?”

“Bác xuống rồi tự tìm đi. Em còn lái xe chở khách cho kịp chuyến.”- Bác tài quát.

“Nè, bà già kia, xuống xe lẹ giùm. Già rồi còn mang đủ thứ lên xe.”- Một cậu la lớn.

“Hôi rình đó. Ây cha, lỡ mấy con gà đó thải ra thì…”- Cô gái bịt mũi nói.

Mấy hành khách trên xe la kêu đuổi tôi xuống. Bác tái nói: “Xuống lẹ mau. Bực mình quá.”

Nghe còi xe khác bấm bim bim giục xe này đi nên tôi hốt hoảng đi xuống. Đi xuống xém hụt chân luôn. Cái xe chạy ngay. Cả cái bến xe tán loạn. Người nào cũng hối hả lên xe. Tiếng con nít khóc quá chừng. thấy 2 cô cậu ẵm 2 đứa bé rang dỗ. Cậu bố dỗ nói: “Tụi con ngoan dùm. Không họ không cho lên xe. Nhà mình phải đi chúc Tết nhà nội. Mùng 4 bố dẫn tụi con đi công viên chơi. Giờ đi chúc Tết cái đã con à. Em mang hộ anh cái túi, để anh bồng con dỗ nó.”

Cô vợ mặt mệt mỏi cầm cái túi mà để hẳn xuống nói: “Em mệt quá anh ơi. Tết nhất bù đầu bù cổ lo việc nhà, còn lo mua đồ đón Tết. Ra bến xe thì vậy nè, mình ra từ sáng rồi mà giờ chưa đi được nữa. Mình về rồi mai đi vậy.”

“Ráng đi em. Chứ mai còn đông hơn. Giờ ai cũng đi chúc Tết, đông đúc vậy đó.”- Cậu chồng uể oải nói.

Phải rồi… Tôi mệt nhoài chạy qua chạy lại hỏi người ta xe nào. Nhiều khách ùa lên xe rồi còn giơ vé nữa. Mấy cái hàng họ xếp rồi cũng thế. Ồn đến nổi chả nghe gì luôn. Mấy cái xe cứ bấm còi. Rồi số xe, xe đỏ, xe xanh, xe vàng xe trắng. Chẳng biết đường nào mà lần. Tôi năm nào cũng đi chúc Tết, chứ chả nhớ nổi. Bến xe mùa Tết là loạn nhất. Như chiến trường vậy, loạn xạ cả lên. Biết đường đâu mà lần chứ.

—-

Ôi trời. Tôi ngồi rồi lấy cái nón lá quạt quạt. Bến xe đông chứ cái chuyến xe này thì vắng hoe. Có 5 người thôi. Bác tài xế cười tươi tỉnh còn tán dóc với tôi. “Xe Tết mới là tùy chuyến đó chị à. Có chuyến chả có ma nào đâu, như chuyến này, chủ yếu đón khách là đám sinh viên ở làng đại học. Giờ nghỉ Tết cả. Có ma nào đâu. Mấy tuyến đông thì họ có tang cường thêm xe, chứ mấy chuyến này vắng tanh. Ước gì ngày nào cũng vậy cho em khỏe. Thế bà chị tới làng đại học cơ à.”

Tôi ngồi quạt cho mát lau mồ hôi nói: “Có phải đâu. Tôi phải đi nhiều chặn đó bác ạ. Cái cậu hồi nãy tôi hỏi bảo họ mới điều phối lại các chuyến xe gì rồi. Cẩu lại bảo là cái chuyến xe tôi muốn đi giờ hết chỗ rồi, còn bị trụt trặc gì ấy. Lúc nãy ồn ào vỡ chợ, tôi chả nghe rõ. Có điều hoàn tiền lại rồi bảo tôi đi chuyến khác. Cẩu bảo đi chuyến này rồi đi thêm 2 chặng xe bus nữa là tới nơi. Đi 1 vòng lớn. Tôi mệt quá rồi, miễn sao ra khỏi bến xe rồi dừng ở gần đó xong tôi gọi xe ôm đi thẳng đến nhà ông cậu là được rồi. Mấy năm chúc Tết tôi cũng đi xe ôm.”

Cặp gà cứ quác quác lên. Sợ ông tài xế bực như mấy ông lúc nãy chứ bác này hiền cười nói: “Bà chị đi chúc Tết mang gà theo à. Ừm, cả cặp gà, đúng là phong tục chúc Tết hồi trước. Giờ ít người mang gà đi chúc Tết lắm. Bà chị dưới quê vất vả lên đây chúc Tết cơ à. Bộ bà con trên này đông lắm sao? Mang nhiều đồ chúc Tết thế. Sao không ai đi cùng? Thấy chị cậm cụi mang vác cực ghê.”

Tôi thật thà kể luôn nói: “Có mỗi ông cậu thôi. Tại bọn em ở quê chẳng có gì, chả biết người thành phố thích gì mà mua. Thôi thì có gì ngon thì mang lên. Năm nay em mới mang cặp gà với lạp xưởng lên. Chứ mọi năm chỉ có bánh ú, hai đòn bánh Tét, mứt dừa với mấy hủ mắm. Năm sau con trai em nó lên thành phố học đại học rồi. Ông cậu bảo cứ tới nhà cậu ở. Vợ chồng em mừng hết lớn ấy. Chứ nó lên đây bọn em chả lo nổi. Nên giờ quà cáp cho nhà đó. Chồng em mà không phải lo bán quán thì cũng đi lên đây chúc Tết rồi. Con em nó bận học thi nếu không em cũng bắt nó lên.”

Bác tài cười quay bánh lái nói: “Ừm… Chắc sắp tới rồi. Đường này Tết vắng hoe ấy.”

Tôi nhìn ra đường thấy vắng thiệt. làng đại học này ở nơi ngoại thành thì phải. Hàng quán gì đóng cửa hết. Mùng 1 Tết mà, nhiều người kiên kỵ nên không ra đường buổi sáng. Chỉ có mấy người gấp về quê hay không kiêng là đi thôi. Chứ dân bán quán như chồng tôi bảo là mùng 1 mà quán nào nhắm ít khách hay không có khách thì không nên mở cửa, nếu không là cả năm ế ẩm. Tôi thấy chẳng có bóng xe nào ở ngoài đường. Mấy văn phòng hay mấy cái tiệm bán đồ cũng đóng cửa luôn. Chỗ này lần đầu tôi tới ấy.

“Mấy cái tiệm với văn phòng thì họ nghỉ mùng 1 Tết cả. Mùng 2 thì mở lại. Mùng 1 thường họ tới rồi đốt pháo xong cúng kiếng rồi về. Sắp tới rồi đó chị.”-Bác tài cười nói rồi nhắc tôi.

Tôi mới hiểu ý bác, do tôi đồ đạc lỉnh kỉnh quá nên bác ấy nhắc trước. Tôi vội mở chai nước hớp 1 ngụm rồi cột chân 2 con gà lại cho chắc. Thấy ngoài đường có xe ôm. Vậy là ổn. Có cô gái ẵm con đi tới ghế trước. Bác tài dòm thoáng qua nói: “Hai mẹ con tính đi đâu thế?”

“Dạ. Mẹ con cháu tới chỗ bố thằng bé. Ảnh làm công ty, mấy sếp bắt tới đốt pháo chụp ảnh đầu năm. Hẹn cả nhà đi chơi rồi. Sợ ảnh mắc công chạy về nhà nên mẹ con cháu tới rồi đi cho tiện. Sao bác hỏi thế?”

“Ờ không có gì. Hồi năm trước cũng mùng 1 Tết, có chuyến xe gặp tai nạn. Chết nhiều người lắm. Mấy bác xế nói gà nói vịt đủ thứ chuyện, bảo kiêng kỵ gì ấy. Còn bảo tôi lái xe đường vắng lại ít khách lúc Tết thì cẩn thận, coi chừng gặp khách ma.”- Bác tài cười nói.

Chà… xe Tết loạn thế thì gặp tai nạn cũng không lạ gì. Mấy ông tài xế lái xe vừa gấp lại vừa quậu quọ. Còn hành khách lên xe chen lấn vậy họ còn hối bác tài chạy thì đúng là dễ có tai nạn.

—-

“Hả? Bác bảo sao? Khùng lắm thêm 5 ngàn. Chứ bác đòi đến 150 ngàn thế mắc lắm đó.”- Tôi kỳ kèo với bác. Giá gì trên trời vậy.

“Thì Tết nhất mà chị. Với lại chị coi đó, chị mang cả đống đồ vậy. Em biết chất đi đâu đây. Khó em chứ. Tết thì giá phải vậy chứ chị. Chứ chị dòm cả con đường này đi. Có cái xe ôm nào đâu.”- Chú xe ôm nói.

“Thế là bác tha hồ chặt chém à?”- Tôi đôi co với bác.

Bác xe ôm khoát tay đuổi nói: “Thôi thôi, không đi thì thôi. Để em còn đón khách khác. Thiếu gì khách muốn đi. Chị tìm được xe ôm khác thì mấy ảnh cũng đưa giá đó là ít.”

Thiệt là… Cả trăm rưỡi ngàn. Tôi chả điên thế. Đi 2 chặng xe bus cho rồi. Mà đường này vắng thế. Lúc nãy xe đi bon bon, có nửa tiếng là tới đây. Thế 2 chặng thì chả bao xa đâu. Giờ này còn sớm mà. Đi có 2 chặng thì khùng lắm là tới nhà ông cậu lúc chiều thôi. Hồi trước thi thoảng lên thăm cũng có ngủ lại. Tết thì mợ bận bịu, mợ có tuổi rồi, nên hay bảo tôi ở lại phụ giúp. Lâu nhà họ có việc cũng kêu tôi lên phụ. Xin ở lại qua đêm thôi. Sáng mai tôi đi về chắc vậy cũng ổn.

Tôi dòm quanh quất để hỏi đường hỏi chuyến xe chứ thấy vắng vẻ quá chừng. Cái bác xe ôm đó đi mất rồi. Đường này thường ngày chắc đông chứ giờ chỗ nào cũng đóng cửa hết. Mấy người xuống xe hồi nãy đi cả rồi chẳng thấy bóng đâu. Cũng tại tôi gấp đi qua đường để bắt xe ôm nên chẳng có hỏi người ta. Biết vậy hồi nãy hỏi bác tài xế. Cứ ỷ y là đi xe ôm. Tôi tới cái nhà sách thấy đóng cửa. Kiểu này chẳng có ai. À… tôi thấy bên đường có cậu thanh niên vừa vác cái xe máy ra còn đóng cửa cái tiệm chụp hình. Tôi vội ba chân bốn cẳng chạy qua kêu:

“Cậu… cậu gì ơi. Cho cô hỏi chút. Cậu biết địa chỉ nhà này… à không, ơ… cái địa chỉ này nằm ở gần cái chợ Hàng Bông. Đi qua cái miếu Ông Cù, ở ngay cái ngã tư ấy. À cậu chỉ đường tôi tới đó tôi biết đường về nhà ông cậu.”- Tôi mô tả cho cậu ấy.

Đành đi bộ thôi. Cũng xa lắm à. Nhưng chắc mấy cái xe dừng ở đường lớn. Lên đúng xe hỏi bác tài cái là ra. Cậu ta lơ ngơ còn chỉ qua lại mấy cái chỗ đợi xe bus bên đường này với đường kia nói: “À, cháu không rành mấy chuyến xe bus đâu bác ơi. Cháu chưa giờ đi xe cả. Nhưng mà chợ hàng Bông phải không? Thế thì đi đường này, hướng đó ạ. Thế thì bác cứ ra trạm ở đó ngồi đợi xem. Chắc xe họ chạy đường thẳng.”

“Ôi. Cám ơn cậu quá. Thế là được rồi. Cô tự biết đi đường. Mà Mùng 1 Tết vậy chuyến này có chạy không cậu?”- Tôi cảm ơn rồi sực nhớ vội hỏi thêm.

Cậu ta gãi đầu nói: “À chắc có. Cháu vẫn thấy xe bus chạy trên đường mà. Mà chợ Hàng Bông thì ba má cháu Tết còn đi mua đồ mà. Nghe nói còn có hội hoa xuân. Phải rồi, chắc là có chuyến chứ, chỗ đó có buôn bán, người ta cũng đi chùa miếu dịp Tết thôi. Có nhu cầu thì họ vẫn chạy xe chở khách. Xe bus chạy vòng vòng mà. Chỗ này không có chứ mấy đường khác có khách tới mấy khu sầm uất vậy. Hay bác lên xe cháu chở qua trạm xe bus. Bác đi miếu à? Để cháu gọi hỏi thử má cháu. Ba má cháu hay đi xe bus lắm.”

Trời, cậu này tốt ghê. Mà đúng là vậy rồi, khu nhà ông cậu đông đúc lắm, thì xe bus Tết nhất chứ vẫn chạy tới nơi đó thôi. “Cô chẳng phải đi miếu. Cô tới chúc tết nhà cậu. Cháu…”

Tính hỏi chuyện qua lại mà cậu ấy có điện thoại. Cậu ấy nge nói: “Dạ, em lấy máy ảnh với phim với dụng cụ rồi… Hả? Đi chụp gấp? Đột ngột quá rồi, khách hẹn chụp hình thì phải hẹn trước chứ. Chúng ta du di mới nhận, chứ giờ còn hối em. Hả? Đòi chụp hình Tết liền, do họ tập trung ở nhà cả rồi. Ôi dào, mấy cái ông nghệ sĩ này, Tết nhất họp mặt chơi mà cũng bắt thợ chụp hình tới. Rồi… đừng hối, em chạy tới liền. Biết rồi… Em đi liền mà. Đóng cửa rồi, em đi đây.”

Thôi chết, cậu này bận việc. Cậu ấy vội lên xe rồ máy nói: “Xin lỗi bác. Cháu bị gọi đột xuất chẳng giúp bác được.  Vậy nhé.. Chúc bác năm mới vui vẻ.”

Cậu ấy hộc tốc đi. Tôi chả kịp gì chỉ mở lời chúc 1 cái là cậu ấy rồ máy phóng đi. Tính bảo lái xe cẩn thận rồi đi chầm chậm thôi. Chẳng phải nghe bác xế hồi nãy bảo có tai nạn. Tôi nhớ hay coi tin tức thì ra là Tết nhất mới là lúc có nhiều tai nạn với giật dọc nhất đấy. A, phải qua đường rồi đi tới trạm xe bus. Cái trạm xe bus này khuất sau tán cây. Tôi vừa lếch vừa cầm túi với cặp gà đi. Ui chao… mệt quá luôn. Mặt mày xây xẩm hết. Phải rồi, sáng giờ đã ăn gì đâu. Tại ỷ y là khoảng chừng trưa trưa là tới nhà ông cậu rồi. Giờ còn chưa tới lại mang vác nặng. Hồi nãy ở bến xe chen lấn rồi leo lên leo xuống, đã mệt lắm rồi. Tôi lê chân qua bên đường.

Rừm…

Ui cha.. Vừa đi qua nửa đường thì nghe tiếng xe máy lắm. Có cái xe từ xa phóng tới. Còn rú lên rất lớn. tiếng xe làm tôi hết hồn. Có 1 cái xe máy phóng nhanh lắm. Thằng thanh niên còn la to nói: “Tránh đường coi, bà già.”

Tôi hốt hoảng chạy lên lề. Hắn lạng 1 cái làm tôi xém té. Tiếng xe to quá nên tôi hết cả hồn. Hắn còn cười phá lên hú hú. Trời trời… đi kiểu gì thế này. Đườn rộng vậy mà lạng lách. Đúng là Tết nên dân say xỉn nhiều quá. Choáng váng luôn. Xém bị quẹt trúng mà. Phù…

Tôi tới được cái trạm xe thì thấy như hết đứng nổi luôn. Thế mà cái trạm xe chỉ có 1 cây cột rỉ sét dơ hầy. Cái bảng ghi tuyến xe mờ câm còn bị dính sơn ai vẽ bậy vô. Thế này đố ai thấy được gì. Không có chỗ ngồi nên tôi ngồi đại xuống gốc cây lấy cái nón lá quạt. Nóng quá trời. Ui cha… Cái mùi thối bốc lên tôi mới để ý là gần ngay cái thùng rác. Kiến chúng bò dưới đất rồi theo đường bò vào thùng rác. Cặp gà tôi cầm theo để xuống tưởng chúng kêu chứ chúng im re. Tôi thấy 2 con gà xụi lơ mắt nhắm him híp lại. Kiểu này là 2 con gà này mệt quá rồi. Ráng 1 chút nữa là về nhà ông cậu rồi. Chắc họ cũng chẳng nuôi gà làm gì mà nấu luôn món phở gà hay cơm gà gì đó. Tôi rảnh tay thì phụ mợ làm luôn cho tiện. Đói quá. Đến lả người đi. Hay lấy đại 1 cái bánh ú ăn. Cứ tiếc sao đó. Ông cậu thích bánh ú lắm, lần nào tôi lên, ông cậu cũng dặn gói ít bánh ú. Nhịn vậy. Đi 2 chặng chắc cũng không lâu là tới. Vào nội thành rồi mà. Đường lại vắng thì đi chừng 1 tiếng là cùng. Tôi uống hết chai nước rồi lau mồ hôi. Cái mùi thối bốc lên khiến tôi chịu không thấu. Sao càng lúc càng hôi vậy nè? Hay là trời nóng nên mùi bốc lên. Tôi đành đứng dậy đứng tựa cây cột. Chẳng biết chờ đến chừng nào đây? Tôi đội cái nón lá vào vì thấy ánh nắng hắt làm đầu tôi nhứt quá.

Vù vù…

Chà, gió máy quá chừng. Tiếng gió thổi làm cay xào xạt, còn thổi vù vào mặt tôi. Cát bụi ở đường cứ táp vào mặt tôi. Mắt tôi cay hết cả lên. Ô nhiễm trên thành phố giờ ớn thật. Dám ở Bình Dương này mật độ ô nhiễm cao nên lên đây 1 hồi thấy vừa khó thở vừa cay mắt ấy.

Cạch… cạch… Ơ.. Tôi nghe có tiếng gì sao thân cây. Gì thế nhỉ? Là mèo hay chó ngoan lụt rác à? Tôi đi ra sau thân cây dòm thử. Đâu có thấy gì. Nghe rõ ràng mà. Vù vù.. Gió thổi mạnh làm tôi phải che mặt lại vì cứ táp vào mắt tôi. Ui cha.. bị bụi vô mắt rồi. Tôi đứng dụi mắt cố chảy nước mắt cho bụi rớt ra. Ây cha… Thấy thạm đỡ. Tôi vịn tay ở thân cây tính tựa vào thân cây cho đỡ nắng gió mà ngửi cái mùi hôi thiệt không chịu nổi nên tôi đành đi ra lại.

Nhưng vừa bước ra thì thấy ngay trước mặt mình là 3 người đang đứng. Ô hay… Nguyên cái xe bus chần dần ngay trước mặt. Còn 3 người này đứng xếp hàng lên xe. Làm tôi giật mình. Nãy giờ… xe tới hồi nào? Còn mấy người này đứng chờ hồi nào chứ? Nãy giờ rõ ràng tôi đứng đây. Tôi mới quay ra sau thân cây 1 chút thôi mà xe với họ tới khi nào thế chứ? Hai người lên xe rồi. Còn 1 người đang lù đù lên xe. Tôi vội xách túi với cặp gà đi tới ngay sau cậu khách đó. Kệ đi… Chắc xe chạy nhanh quá, cái vèo là đậu ngay đây. May mà có người đứng chờ chứ nếu không bác xế thấy không có ai đứng thì chạy mất chả dừng đâu. Mà mấy cậu này ở đâu ra chứ? Tôi nãy giờ đứng đây. Tôi dòm quanh quất thấy cũng có nhà, mấy cái tiệm hay cửa hàng trên đường dưới tầng trệt chứ tầng trên hẳn là nhà người ta. Chắc là mấy cậu này đi xuống rồi bắt xe bus đi thôi. Hay là mới ở quán nhậu nào đi ra. Thấy dáng vẻ lảo đảo quá. Tôi len lén nhướn người dòm cái cậu đi trước mình. Thấy cậu này quen nhỉ. Cái áo khoát đỏ lòm. Giống cái cậu rồ xe chạy lúc nãy xém quẹt trúng tôi quá. Mà chắc không đâu. Tết nhất thì người bận không đỏ thì vàng thôi. Lắm người bận đồ đỏ, nhìn giống nhau. Tôi vội móc tiền ra để trả xe bus. Mấy cậu này lên chậm quá. Thường người ta chen lên xe bus ấy. Mà cái xe bus này cũ thật. Nhìn thân xe còn bị móp vào. Phần sơn bên ngoài chỗ bị tróc chỗ bị đóng đen. Còn nhìn phía trên nóc xe dường như bị móp vào 1 góc. Lắm xe bus cũ với dơ bẩn lắm. Đành chịu. Ồ… tới lượt tôi lên xe rồi. Tôi vội bước theo cậu ấy lên xe. Ui… hết cả hồn. Ra có 1 cô phía sau lưng tôi xếp hàng hồi nào. Cô này vẻ mặt u uất sao đó. Mặc bộ đồ như đồ bộ, cánh tay có vết bầm. Lạ không, đi ra phố dịp Tết thì ai cũng chưng diện. Tôi bình thường còn mặc đồ bộ ở nhà với đồ bà ba, chứ đi chút Tết thì mặc bộ đồ mới. Cánh tay có vết bầm lớn quá. Dám trong nhà có chuyện gì rồi. Tôi quen miệng tính hỏi mà nhớ là con tôi nó dặn là đừng có nhiều chuyện. Tôi lo lên xe.

Thấy bác tài xế cứ ngồi nhìn thẳng mặt chẳng vui tí nào. Nhiều bác xế mùa Tết này cau có lắm. Không vui như bác xế hồi nãy. Nhưng phải hỏi rõ, mắc công lên xe mà lên lộn chuyến. Tôi lại hỏi bác: “Bác ơi. Cho em hỏi. Thế xe ta có tới miếu ông Cù không ạ? À quên, đổi chuyến sau rồi tới đó hả bác?”

Giọng ông tài xế ồm ồm nói: “Không, bà tới đúng xe rồi. Xe này qua 1 dọc chùa miếu. Có qua miếu ông Cù.”

Ồ, hay quá, có tuyến khác mà là loại tuyến dành cho dịp Tết đi toàn mấy điểm cúng chùa hay thăm miếu à? Từng có nghe là họ tang cường nhiều tuyến phục vụ riêng cho Tết. Ra là chuyến này. Tuy không phải tuyến mà bác tài xế hồi nãy bảo chứ nghe bác này nói thì yên tâm rồi. Khỏi phải dừng nữa còn khỏi phải bắt xe khác. Thế đỡ mệt lại đỡ tốn thì giờ. Ngồi xe không lâu, cái lâu là đợi xe kìa. Nhỡ chuyến tới phải đợi cả tiếng nữa thì sức đâu mà chịu nổi. Tới nhà chúc Tết ngay mùng 1 mà tới muộn quá thì ngại lắm.

Tôi rút tiền ra bỏ rồi ngồi xuống. Ngồi ngay hàng đầu cho dễ lên xuống với lại thoải mái. Phía sau xe nhìn tối quá. Còn có mùi ngây ngấy. Mấy cái xe bus này nhiều khi không lau dọn. Với lại chở đủ thứ, như tôi mang theo gà, thì chẳng sạch sẽ nổi. Ngồi đây cho thoáng. Với lại sợ ảnh hưởng khách phía sau. Thấy phía sau có 1 người ngồi che tờ báo để đọc. Rồi 1 cặp ngồi quay đầu xuống dưới chỉ thấy lưng. Sao ngồi ngược vậy ta? Hay là đang chuyện trò cùng bạn ở ghế dưới. Còn mấy người thanh niên kia xếp hàng trước tôi thì ngồi rũ rượi. Đầu cậu kia còn tựa vào cửa kính. Còn cái cậu áo đỏ thì ngồi cúi mặt như ngủ gật ấy. Cái xe này cứ sao sao đó. Mấy xe chạy Tết họ mở nhạc xuân hay khách nói chuyện rôm rả mà. Mấy cậu kia trẻ thế mà nhìn sao sao đó, chẳng có sinh khí gì. Chà… điệu này giống mấy người đi nhậu hay đi đánh bài cả tối rồi. Cũng phải ha, Tết mà, đâu có thiếu bài bạc được. Dám cả tối chơi giao thừa rồi chơi tới trưa mùng 1 này. Thế thì dòm phờ phạt là phải rồi.

Phù… mệt thiệt ấy. Bỏ đồ xuống được thì nhẹ cả người. Cái cô gái đó vừa bước ra tôi rồi ngồi ở ghế ngay phía sau lưng tôi. Lúc tôi bỏ đồ vừa ngước lên hình như thấy lưng của cổ dính cái gì đó 1 bệch dài. Nhưng chưa kịp nhìn thì cổ bước qua rồi. Tôi ngoái đầu dòm xuống. Cô này không có biểu hiện gì mặt cứ lạnh thế nào đó. Nhìn kỹ 1 bên tóc bị rối. Chà… chắc là có hoàn cảnh gì rồi.

Két…

Cửa xe đóng lại rồi. Mà sao vừa đóng cửa thì trong xe tối hẳn với lạnh hẳn đó. Cái xe này máy lạnh lớn quá. Nghe tiếng rì rì rất to, vừa đóng cửa hơi lạnh bao trùm. Làm tôi bất chợt rùng mình. Hơi lạnh như phà ra ở phía trên ấy. Tôi nghe tiếng cái cô sau lưng mình thở ra hơi mạnh. Xem ra cổ cũng lạnh đó. Có nên nhắc bác tài không ta?

Kít kít…

Xe quẹo phải làm cái xe chông chênh lắc lư 1 tí. Tiếng thắng xe nghe rõ to. Rít buốc cả tai. Đi xe quen rồi chứ cái xe này máy có vẻ cũ nhỉ. Càng đi tiếng càng lớn. Tôi chả dám phàn nàn gì, cũng đâu phải lỗi bác tài. Nói ra mắc công bác ấy bực mình. Nhưng xe lắc lư quá làm tôi chóng mặt hoa cả mắt rồi. Đang mệt mà lên xe kiểu này thiệt như bị giật lên giật xuống. Cái đầu tôi giờ còn đau hơn. Tôi cố định thần lại. Thấy không buồn nôn gì chứ mắt cứ hoa lên thế nào đó. Giờ nhìn cái gì cũng không rõ. Tôi từng bị đói chứ chẳng biết cái câu ‘đói đến hoa mắt’ là thế này. Thiệt sự là hoa mắt. thấy gì cũng nổi lốm đốm lên. Hay hồi nãy đứng ngoài nắng nên bị say nắng rồi. Không lẽ dạo này tôi lớn tuổi rồi nên sức khỏe yếu đi, hôm nay cực lội lên xuống đứng nắng nên giờ hoa mắt rồi nhứt đầu với choáng váng. Muốn trò chuyện với cái cô ở ghế dưới mà không nổi đây này. Tôi nhắm mắt rồi xoa thái dương mình cho đỡ.

Ù ù… Kít kít…

Tiếng thắng với tiếng xe chạy nhanh làm tôi ù tai. Xe chạy có nhanh quá không nhỉ? Đường vắng chứ lao nhanh quá thì không ổn. Hay là do tôi vốn mệt sẵn rồi nên thấy xe lao nhanh. Tôi dòm ra cửa kính thấy người cứ vụt qua lại. Xe rẽ sang đường lớn, đường này người ta qua lại tấp nập. Đúng cái không khí Tết. Mấy cái hàng vỉa hè bán đồ Tết người ta tấp xe vào xem tấp nập. Cả mấy cái đồ thường giờ mang ra bán Tết là khách họ ghé vô xem. Tôi thấy mấy cái hàng bán quần áo để bảng 1 cái là người ta tới xem lựa dữ lắm. Còn cái cô bán giầy dép thì phủ cái bạt ra rồi bỏ 1 đống giầy dép là người ta tụ lại coi. Mấy chỗ bán hoa với bán đồ chưng Tết thì thôi đó. Đúng là họ đi chơi Tết tiêu xài cũng rộng rãi hơn thường ngày. Mua bán giờ là tấp nập. Ơ… lúc nãy thoáng qua hình như tôi thấy có 1 đứa bé kỳ dị, nó tóc dài mà rối tung lên, còn ở trần đứng ngay bên lề đường. Ơ… con nhà ai mà trông… ghê thế? Hay là mấy đứa nhỏ ăn xin nhặt rác. Nhưng… Nhìn kỳ dị quá. Trông thấy sợ hơn là thấy thương. Xe chạy qua nên mất hút con bé đó.

Xe dừng mà xốc làm tôi xém té ngã ấy. Cả ngồi tôi bị đổ về phía trước. Tôi chụp lấy cái thanh chắn ở ghế để giữ thăng bằng. Thắng gấp quá. Tiếng thắng rít như cả cải xe cà xuống mặt đường ấy.

Rít… rít..

Tiếng rít còn tiếp tục dội vào màn nhĩ tôi làm tôi thấy đau đầu hơn. Tôi thấy cứ mấy hình ảnh trong mắt mình cứ chớp giật. tôi nhắm mắt để cho đỡ. Mở mắt ra thấy tối hơn. Nhưng… thấy xe có nhiều khách hơn. Thế là mới nãy bác tài dừng để đón khách à? Xe có thêm hơn 10 hành khách nữa. Họ đi qua tôi lúc nào ấy nhỉ? Hình như lờ mờ lúc nãy thấy mấy cái bóng chập chờn đi qua. Chắc là họ đi qua chỗ tôi ngồi rồi. Ơ… cái con bé lúc nãy… giờ nó lên xe rồi. Nó đang đứng cuối xe. Chả hiểu sao tối hết cả hồn vội quay lên. Sao… sao con bé đó lên đây? Ờ thì… nó đi theo bố mẹ à? Nhưng… Tôi muốn quay lại dòm nữa mà trong lòng thấy sợ sợ sao đó. Nó ở xa nên không rõ mặt mũi chứ nhìn thoáng qua hồi nãy thấy người ngợm nó dị thường thế nao đó. Mái tóc dài rối bù còn da thì trắng xanh lét. Nhìn như… ừ… nhìn như xác chết trôi đi lên bờ vậy. Tôi cố gắng không nghĩ vẫn vơ dọa mình nữa… Bình tĩnh nào. Chắc là mấy đứa bé nhặt rác hay ở gần bờ kênh. Nhiều khi Tết đến nên tụi nó ra mấy chỗ phố phường xin ăn chăng?

Ù ù…

Cái tiếng máy trên xe lớn hơn lúc nãy. Lạnh thật. Mấy ảnh với tiếng họ thở như phà ra hơi trong xe. Tôi nghe rõ tiếng đám mấy người khách ở dưới phì phò. Tôi nghe có tiếng rên rỉ phía hàng ghế dưới. Cái xe này lạ quá. Tôi thấy nôn nao trong bụng. Nhưng do mệt quá nên chẳng sao suy nghĩ được gì nổi. Hya là xuống xe. Nhưng mà… thế thì vô lý quá. Tự dưng đâm ra sợ rồi xuống xe mới là kỳ cục. Chắc cũng sắp tới rồi. Với lại ngoài đường người đông, xe đông vậy mà. Sợ gì chứ.

Tôi nhìn ra đường để cho đỡ sợ. Thấy xe người ta còn vác cành mai cành đào chạy ngang. Chà.. sao cái xe này phóng nhanh qua còn tiếng rít, lại lắc lư dữ vậy mà 2 cô cậu chạy xe máy ngay bên cạnh cười nói vui vẻ như chả có chuyện gì hết. Hay như chẳng thấy gì hết. Có phải hơi lạ không? Tôi nhìn thoáng qua trong gương chiếu hậu bên hông xe thì hết hồn. Ơ… tôi quay lại nhìn qua cửa sổ thì thấy có rất nhiều người chạy theo vẫy xe bus. Ơ… bộ họ không kịp đón xe nên giờ chạy theo sao? Kính mờ quá hay sao mà thấy người nào cũng mờ ảo méo mó. Không… hồi nãy dòm đường thấy còn rõ lắm mà. Tôi còn lấy ống tay áo chà thử tấm kính.

Bụp… Bụp.

Tôi giật bắn người xém bậc ra sau. Có 1 người chạy theo còn đập tay vào cửa kính. A… không thấy rõ mặt người đó qua lớp kính mờ chứ cái mặt trông đỏ hồng với méo mó thế nào đó. Tiếng đập cửa mạnh. Mấy dấu tay dính qua lớp kính. Dấu tay như dấu tay máu ấy. không hẳn là máu giống màu hồng của máu thịt. Tôi khiếp quá vội gọi bác tài:
“Bác ơi… có mấy người khách chạy theo xe kìa. Sao giờ?”

Tiếng bác tài nói vọng ra: “Kệ chúng. Tụi ma lang thang không có tiền đi xe hay bám lên xe đó. Chạy nhanh là chúng rơi thôi.”

Hả? Tôi rùn mình. ‘Ma lang thang’? Bình tĩnh nào. Nhiều người quen gọi mấy người ăn mày là ma lang thang thiệt. Chắc bác này gọi đùa thế thôi chứ… Không có tiền à… Hèn gì bác chẳng dừng cho họ lên.

“Hức… Ưm…”

Tôi nghe tiếng cô gái pía sau như rên lên 1 tràn rồi tiếng như khóc nho nho. Không biết có chuyện gì? Có nên quay lại không? Tôi hỏi vội: “Có chuyện gì thế cháu?”

“Hức… cháu hết tiền rồi. Sau này không thể đi xe để đi đây đó. Chỉ có thể ở 1 chỗ rồi như bọn ma khác.”

Tiếng cô gái thổn thức phía sau. Cô này nói gì thế nhỉ? Tiếng cổ dừng ở đó rồi tiếng rên âm ỉ thành tiếng như nghiến răng. Chẳng biết khuyên thế nào đây. Đại khái cô này haòn cảnh rồi sắp hết tiền à? Tôi tính quay xuống hỏi chuyện thì thấy cặp gà có vấn đề.

Hai con gà chúng như 2 cục đá vậy. Thân chúng cứng ngắt cổ quẹo qua 1 bên. Tôi hoảng hồn cầm chúng lên. Không lẽ chết rồi. ôi cha, xui quá chừng. Kiểu này sao mang làm quà chúc Tết đây. Hồi nãy thấy chúng xụi rồi, giờ chết thì… Mà cặp gà này tôi lựa kỹ lắm. Mua từ nhà cô Vân bán gà thả vườn. Nhà cô Vân thì tôi còn lạ gì, gà chất lượng lắm. Gà nuôi trong vườn nên khỏe lắm mà. Sao chết được chứ? Mới đi có nửa ngày. Mà 2 con sao chết cùng 1 lượt?

Kít… kít..

Xe lại quẹo cua nữa. Tôi cố giữ thằng bằng. Mà… mà nãy giờ hình như xe cứ chạy không dừng đèn xanh đèn đỏ gì. Phải rồi… tôi nhớ xe này cứ phóng. Đâu thể nào chạy nãy giờ mà không gặp đèn đỏ chứ.

Vù vù,.. U U…

Cái tiếng máy càng lúc càng lớn. Còn trong xe sao tối như vậy. Giờ chẳng nhìn rõ gì. Như xe đi vô đường hầm vậy. Nhưng ngoài kia trời còn sáng trưng. Mấy cái cửa sổ sao không hắt nắng vô gì? Mọi lần đi xe tôi đều phải che nắng đ1o. Tôi dòm qua 1 loạt cửa sổ.

Hả? Thấy… thấy sao trong xe đông hơn hồi nãy. Ơ… Khoan… hình như họ… Lên thêm tự lúc nào à? Hai cái người ngồi phía sau vẫn quay đầu ra sau còn lưng hướng về đây. Còn… Tôi giật cả mình. Cái con bé đó.. Nó.. di chuyển lên đây. Nó không ngồi mà đứng. Tôi nhớ hồi nãy nó ở hẳn cuối xe. Nhưng giờ nó chỉ cách tôi 3 hàng ghế. Tim tôi đập bình bịch vì sợ. Vì thấy nó gần nên tôi thấy nó trông kỳ dị lắm. Thân nó phần bụng như phình to ra. Thân nó thật sự ướt sũng. Nó… nó đang đi lên à? Tôi cảm thấy hơi lạnh phà sau gáy. Ưm.. có cảm giác cái cô ở phía sau chồm tới sau gáy tôi còn thở còn rên.

Bộp.. bộp…

Ơ… Nghe thấy nhiều tiếng gì như tiếng bước chân tới phía sau tôi. Thật đó. Cứ như bọn họ đi hết ra tiến tới chỗ phía sau lưng tôi. Ưm… Toàn thân tôi lạnh ngắt tê liệt thở không nổi. cứ thở là khí lạnh thấu xương tràn vào khí quản. Khí lạnh làm ngực tôi và cổ họng tôi đau buốt. Còn đủ thứ mùi xộc vào mũi tôi. Có mùi tanh, mùi thối, mùi khai… mùi như mùi gỗ mục.. mùi như mùi cháy… Tôi chẳng dám nghĩ gì nữa. Muốn bỏ chạy mà chân cứng ngắt vai tôi thì nặng trĩu.

“Mùi thơm quá…”

A.. tôi điếng hồn nghe cái giộng cô gái sau lưng tôi. Cô ta như tì sát vào vai tôi rồi. Đầu cô ta chìa tới còn dòm xuống dưới cái giỏ của tôi. Ưm.. Tôi muốn nó ra mà không nổi.

Bộp..

Tôi nghe tiếng chân lại gần hơn. Hu hu.. Giờ đến nửa thân trên của tôi tê dại không còn nhút nhít nổi. Tay tôi chẳng cầm nổi cái quai giỏ. Tôi trượt tay làm cái giỏ rớt xuống đất.

Bịch..

Ơ.. Tôi thấy hũ mắm lăn ra rồi đòn bánh Tét lăn ra khỏi giỏ lúc cái xe quẹo. Ơ… Tôi nghe tiếng rú lên phía dưới. Rồi tiếng như tiếng ăn tiếng cào cáu giành giật. Cái cô phía sau lưng tôi dịch đầu ra còn nhào ngay xuống đất chụp lấy lạp xưởng. Tôi chẳng suy nghĩ gì nữa mà bỏ chạy.

Lúc tôi nhào ra cửa thoáng thấy qua bọn họ. Bọn họ nhào xuống dưới sàn xe mà chụp lấy đồ trong giỏ của tôi. Còn con bé đó thì nó đang nhai con gà. Tôi thấy nó cào vào con gà rồi cắn vào đầu gà. Tôi nhào ra cửa xe mà đập.

“Ơ… người sống à? Thế thì xuống xe.”-Tiếng bác tài chầm chậm ồ ồ,

Hu hu.. Cửa xe vừa mở thì tôi tính nhảy ra ngay. Ưm.. nhưng có gì giữ tôi lại. Á… tôi thấy bọn họ nhào tới chụp lấy vai áo tôi với nắm cái nón lá của tôi giật mạnh. Mặt bọn họ giận giữ. Ưm… có mấy cậu thanh niên đó. Giờ tôi nhìn kỹ. Đứa thì miệng đầy bọt mép. Đứa thì cổ quẹo qua 1 bên. Còn cái cậu áo đỏ thì mặt hắn dập nát cả 2 bàn tay cũng dậy… Còn cái cô gái đó thì miệng cô ta há ra, mắt trợn to lên. Ưm.. Tôi hét lên rồi cố giật mình ra khỏi tầm với của chúng.

Thân tôi ngã ra đường. Rồi tôi thấy bóng nắng hắt tới. Tiếng xe rít mạnh rồi chạy qua rất nhanh. Tôi thấy nhiều bóng xe chạy vụt qua rồi tôi choáng váng. Người như lịm đi.

“Bác ơi… Tỉnh dậy đi bác.”

“Bác có sao không? Mau gọi cấp cứu…”

“Để tôi xứt dầu gió với bấm huyệt cho chị này. Chứ chờ cứu thương thì lâu lắm. Tai nạn đằng kia mà họ còn chưa tới. Đỡ chị này vô nhà tôi giúp.”

“Có sao không vậy? Hồi nãy em ở trên nhà nhìn xuống đường vì nghe tiếng xe phóng lớn lắm. Thấy có 1 thanh niên chạy xe quẹt phải bác này lúc bác qua đường. Em vội chạy xuống, rồi tri hô. Thấy bác đi loạn choạn vài bước rồi ngã vật ra đường.”

“Thằng kia đâm xe vào xe tải ngay bên góc đường. Ghê lắm. A… cô này tỉnh rồi kìa.”

Ơ… tai tôi nghe nhiều tiếng nói. Rồi tôi thấy mình mở mắt ra được. Tay chân thấy có lại sức. Toàn thân ấm lại. Có người xứt dầu gió cho tôi còn đỡ tôi vào sofa nhà họ nằm. Tôi thở thấy dễ hơn. Mồ hôi tôi ra rất nhiều nhưg cả người cứ run. Họ lấy khăn rồi xoa tay cho tôi. Tôi nhớ cỡ nửa tiếng sau mới thều thào vài lời cảm ơn rồi xin nước nóng uống cho khỏe. Nhà họ còn mang bánh canh ra cho tôi ăn cho khỏe. Xe cứu thương có tới rồi họ bắt tôi đi bệnh viện.

Đại khái thì đầu không có vấn đề gì. Bác sĩ bảo chắc do tôi xuống sức vì chưa ăn uống gì rồi bị quẹt xe nên té ngã, may là không va trúng đầu. Bị say nắng thường thôi. Tôi sốt 3 ngày rồi khỏe lại dần. Mấy người ở phố đó mang đồ đạc tôi tới bệnh viện. Cặp gà thì chết rồi. Còn đồ để biếu Tết nát bét và ôi hết. Bên nhà cậu tới thăm tôi thì chả dám kể gì. Cậu bảo lần sau tránh mùng 1 đến mùng 3 Tết ra, đi giờ đó đông, mùng 10 đến cũng được. Tôi vâng dạ ngay. Thấy cũng chả có gì nên đón xe về. Tôi thờ ông bà chứ sau vụ này thì Tết tôi ghé qua chùa để cầu xả xui. Trên đường về thấy còn Tết nên còn đông chứ vãn hơn mấy ngày đầu năm rồi. Tôi nghĩ thiệt ra đâu cần gấp với chen lấn đi xa chúc Tết hay đi chơi Tết mấy ngày đầu năm làm gì. Chắc bên cõi âm cũng vậy. Mấy vong đó hẳn cũng đi đi lại lại với Tết nhất đông đúc nhiều nhà cúng kiến người đã khuất, thì họ cũng phải đi đây đó thăm hỏi hay ghé chỗ này chỗ kia chứ.

Thẻ:, ,

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *