College Student Scary Stories- Học Viện Thời Trang
Trời… Ở đây nhiều manơcanh quá đi. Dòm đâu cũng thấy manơcanh hết. Chị Judy Phạm vừa dẫn tôi đi cười nói:
“Nhiêu đây đâu có đủ. Tới cuối kỳ, lúc final presentation, tức là bài thi trình bày cuối học kỳ đó. Không đủ manơcanh luôn. Bình thường học sinh mang đi sử dụng rất nhiều. Chỗ ngồi của em cứ để sẳn 1 hay 2 con. Cần mà đúng không. Còn đến vật liệu thì…”
Tôi vội chạy theo hớt hải nói: “Chị… chị. Khoan đã. Chờ chút chị ơi. Nói chậm lại chút đi chị. Bài… bài cuối kỳ là sao chị. Hồi nãy trong lớp em toàn vịt nghe sấm thôi. Chị… chị… hồi nãy ở lớp chị, có nghe thầy bên lớp em nói gì không? Trường này sao chị. Căn tin đâu? Rồi thư viện. Còn hồi nãy mình đi qua là cái gì vậy?”
“Ha ha. Em mới ở Việt Nam qua nên chậm thiệt. May các lớp ở đây học chung. Thư viện, căn tin… No. Em lầm rồi. Ở đây đúng là Los Angeles ấy, khác xa tưởng tưởng của em đúng không. Các trường ở khu này là vậy đó. Dù là trường quốc tế danh tiếng, đào tạo ra bao chuyên gia thời trang, trang điểm, đạo diễn phim, đạo diễn sân khấu, nghệ thuật biễu diễn, nhà soạn nhạc, kiến trúc sư… Chứ trường nào cũng giống nhà kho, hay nhà bỏ hoang thôi. College hay institute ở đây siêu nhỏ. Chủ yếu là chất lượng dạy của giáo viên và khuyến khích học sinh sáng tạo, chứ không phải theo hình thức sang chảnh đâu. Vô đây học là em chỉ có học và rèn luyện trau dồi. Sao.. thấy hối hận rồi phải không?”- Chị Judy khoanh tay dòm cười nói.
Ờ.. Tôi dòm quanh thấy trần cao còn ống sắt không. Đèn còn là loại đèn treo lủng lẳng. Cửa sổ lớn. Tường thì có vẻ lâu rồi chẳng sơn. Cái cầu thang như bê sắt hàn lại thôi. Giống nhà xưởng hay kho bãi thì đúng hơn. Bên ngoài còn ghê hơn. Đường xá rất dơ. Nhiều người vô gia cư còn sống ngay trên đường. Tường bị vẽ đủ thứ hình ảnh. Mà người ta gọi là nghệ thuật độc đáo ở chỗ này.
Tôi đi du học Mỹ, lấy chương trình 2 năm về thời trang. Đăng ký trường Fashion Institute ở Los Angeles đàng hoàng, còn ở ngay Fashion District. Chẳng ai hướng dẫn tôi gì hết. Tôi sang đây như rớt vô thế giới khác vậy. ban đầu tưởng như coi phim Hàn Quốc. Người đẹp cảnh đẹp. Học viện thời trang là sang chảnh, toàn những học viên mặc đô sang trọng như siêu mẫu sành điệu. Ai ngờ họ lại rất đơn giản. Tôi trông mới kỳ cục. Tôi tưởng ở Los Angeles là ghê gớm lắm. Nhất là fashion district đâu như hình ở show trình diễn thời trang. Các tiệm thời trang bóng loáng lóa mắt. Vậy mà nhìn như ‘chợ Việt Nam’. Hàng dạo, hàng vỉa hè. Các tiệm thì y như tiệm trong chợ vậy không khác gì.
Tới đây bỡ ngỡ quá chừng. LA nhiều khu sang chảnh. Nhiều khu thì ghê quá. Lúc vô lớp còn ngớ ra không biết có phải lớp không nữa. Có 1 anh Mỹ nào đó hình như là hướng dẫn học sinh khóa mới vô. Ảnh đi rồi nói không ngớt. Lâu lâu cả bọn cười ồ lên nói gì đó. Tôi chẳng hiểu quái gì luôn. Xem ra không khí vui lắm. Mà mình chẳng nghe được gì. Sợ muốn chết. May gặp 1 chị Việt Nam.
Tòa nhà này rất nhỏ. Fashion Institute là 1 tòa nhà. Nhưng nơi học viện thời trang chỉ có 2 tầng, 2 và 3 trong tòa nhà thôi. Tầng 2 là studio gọp học chung lại các lớp. Còn tầng 3 là chỗ để đồ. Manơcanh rồi 1 góc toàn là các bàn máy may. Nhưng để sát lắm. Rất chật chội. Tầng này các cửa sổ bị che lại rồi ngăn ra, để nhiều thứ khác. Có vẻ là thảm để catwalk với màn hình chiếu. Máy móc thiết bị để trong đây luôn. Tầng trên là để học thiết kế nữ trang thì phải. Tầng 1 là lối ra vào, và 1 phòng trưng bày sản phẩm. Phòng nhân viên nhỏ xíu, nằm trong góc khuất sau phòng trưng bày. Cũng chẳng có phòng gì, chỉ mấy tấm ngăn rồi để cái bàn với vi tính. Nhân viên thì lâu lâu thấy có 1 người ngồi ở đó. Chứ tới tính hỏi chuyện khóa học thì chẳng thấy ai. Nói chung khác hoàn toàn sự tưởng tượng của tôi.
Chị Judy đi rất nhanh chỉ thoáng qua. Cũng biết phiền chị ấy quá. Tính sao giờ? Tính mời chị đi ăn để hỏi thêm. Đi bộ khá xa mới tới chỗ khu tiệm ăn. Chị Judy nói phủ nói:
“Có microwave. Học viên thường mang đồ ăn theo. Hay mua gì đó cập theo ăn. Ở đâu học theo kiểu studio không có giờ giấc. Lúc nào cũng có học viên. Nhiều khi tới gần cuối kỳ, nhiều học viên ngủ lại lắm. Trừ khi em muốn mang bài về làm. Nhưng mà chị khuyên đường. Đây là cách học hay ở đây đó. Mang mang lên đây làm hết. Rồi chưng ra. Ai đi ngang cho ý kiến, nghe ý kiến từ giảng viên hay từ những người khác. Cũng như so sánh mẫu của mình với mẫu của người khác. Giảng viên ở đây toàn là dân pro không đó. Sẽ còn có nhiều dân pro được mời tới thỉnh giảng hay thuyết giảng. Em ráng mà học.”
Nhiều thứ quá. Lúc trở lại thấy hết hồn luôn. Phần lớp tôi học nhiều học viên đã sắp xếp xong bàn rồi. Họ chỉ để các dãy bàn dài ngang dọc rồi tự học sinh sắp xếp đồ đạc lên. Ồ… bàn này có bánh xe. Thấy 1 lớp đang đẩy bàn lại thành hình vuông vức để cô để 1 mẫu ở giữa cho họ xem rồi giảng gì đó. Còn 1 lớp thì đẩy bàn ra 1 bên để thuyết trình. Ra thuyết trình ở đây là vậy.
“Hả? Bài tập?”- Tôi hết hồn hỏi chị.
“Ừ. Thì bài tập. Lúc nãy thầy hướng dẫn lớp em cho bài tập rồi đó. Các bạn đang chuẩn bị để làm. Ở đây học nhanh lắm. Không cà kê được đâu. Theo lịch là ngày mốt có tiết lại nữa là em phải nộp bài nháp, giáo viên sẽ sửa bài cho em. Rồi tùy theo lịch bài tập của lớp. Bài 1 thì được sửa mấy lần. Rồi nộp ra sao. Rồi tới bài 2. Các lớp khác tương tự. Ra bài tập, vài lần nộp nháp rồi giáo viên chỉnh sửa hướng dẫn. Xong nộp bài, chấm điểm.”- Chị Judy nói.
Tôi quáng luôn rồi. May chị tới hỏi giúp bạn trong lớp. A.. tờ giấy hồi nãy họ phát. Rồi có lịch môn này nè. Chết… Bài này… Nộp nháp ngày mốt rồi thứ 2 tuần sau là nộp chính thức. Một học kỳ ở đây có 3 tháng thôi. Cứ buổi này xong là có bài liền. Buổi trưa là ‘CAD for Apparel’.
“Cái này dễ. Học kỳ đầu toàn môn dễ. Mấy bài tập đầu toàn là làm quen thôi. Học phần mền CAD đó mà. Bài tập dễ ẹc. Học ngắn lắm, không như giờ studio buổi sáng đâu. Máy may chỉ có nhiêu đó. Em cần thì mang máy may loại nhỏ theo để sử dụng. Còn phải mang laptop cho các bài tập và những môn khác nữa. Mà chị thấy nếu rảnh thì đi tìm chỗ học thêm tiếng Anh đi. Tiếng Anh của em tệ lắm. Chị có đứa em họ dạy cho chỗ học tiếng Anh miễn phí cho người nhập cư này được lắm.”- Chị Judy nói.
A… chị ơi. Chỉ hơi ‘phủ’ nhưng chính xác quá. Đành ráng theo chứ sao. Cố lên.
—-
Ở đây tối nhanh quá. Mới 5 giờ mà tối om. Chị Judy còn nói đây là do bên Mỹ thời tiết rõ rệt. Đúng đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng, ngày tháng 10 chưa cười đã tối. Giờ tháng 9 thôi mà nên còn đỡ. Nghe chị Judy bảo tháng 11 đến tháng 12 trời tối nhanh hơn nữa.
Mà ở đây 1 tháng tôi toàn bơi với lặn. Đúng thật là phải ở lại để ráo riết làm bài rồi mới theo kịp được. Thấy đa phần là sinh viên các nước du học qua đây thôi. Nhiều người rất giỏi bắt kịp nhanh. Một số như tôi thì chưa quen nên rơi lại. Cũng chưa trò chuyện gì được với bạn trong lớp cả. Nhưng tôi có quen 1 nhóm sinh viên Việt Nam. Do lúc lang thang trên đường có gặp 2 người Việt Nam. Nghe họ nói chuyện biết là sinh viên của trường trong khu này nên tôi vội bắt chuyện. Cái quen luôn. Họ là 2 sinh viên Kiến Trúc ở trường gần đây. Họ còn bận hơn tôi nữa. Mới quen nên khùng lắm hẹn nhau ra ăn trưa. Tôi có nói bao họ bữa trưa để làm quen. Mà họ cười quá chừng bảo ở Mỹ thì chia đều thôi. Tức là mạnh ai nấy trả. Còn nói với tôi là cứ mạnh dạn lên từ từ sẽ quen, cũng không cần khách sáo.
Chị Judy thì chỉ bận quá chừng. Lớp chị ấy hơn lớp tôi, còn là chương trình khác. Lớp chị ấy lấy là lớp cao lắm đó. Đề tài cuối cùng, mỗi học viên tự tổ chức 1 triễn lãm thời trang cho mình. Họ sẽ tổ chức ở dưới tầng trệt, trong phòng triễn lãm nhỏ đó. Rồi nhiều người tới đánh giá. Tôi mong đến năm sau được học như thế quá. Nên có gặp Judy chứ không dám làm phiền chị ấy. Tôi muốn giúp chị ấy lắm. Mà ở trong trường tôi chưa bắt kịp nữa nên chú tâm làm bài. Với lại phải đi tìm vật liệu, tìm chỗ mua đồ. Ngày nào tôi cũng đi lang thang ở khu chợ Santee Alley tìm vật liệu. Hỏi qua nhóm sinh viên của anh Đạt, mà ảnh học kiến trúc, cũng mới tới LA này chừng 1 năm, không biết gì nhiều. Họ tuy là ở Mỹ lâu rồi chứ đều ở xa tìm tới trường trong khu này vì theo đuổi ngành học của mình, rồi cũng phải dọn tới ở, mướn phòng ở thôi. Đời sinh viên hay ở Việt Nam với nước ngoài đều như nhau.
Hôm nay lại hẹn với họ ra ngoài tiệm ăn. Tôi theo ứng dụng chỉ đường trên điện thoại mà đi bộ tới.
‘Ding… Turn right”
Chà… ở LA này. Chỗ này được chia làm mấy ‘district’ rất thú vị. Toy District, Art District, Warehouse District, Electronic District. Còn rất gần Little Tokyo. Ở khu này nhiều nhất là các viện bảo tàng. Hôm nay họ hẹn nhau thôi bảo ăn ở 1 tiệm gần trường họ. Còn tôi thì lếch tới. Họ mời nói rảnh thì tới, tiệm này đồ ăn ngon lắm, phải ăn thử cho biết. Tôi đi mãi. Đường ở đây ngoằn nghòe chứ rất rộng rãi. Có điều hơi dơ. Nhiều tòa nhà bỏ hoang lắm. Nhưng rất nhiều người trẻ tuổi thích đi bộ ở khu này. Kiểu như sẽ có ‘phát hiện’ nhiều địa điểm lý thú. Như tự nhiên có mở triển lãm ở 1 phòng triễn lãm nghệ thuật. Chỗ lớn thì phải mua vé chứ nhiều phòng triễn lãm hay trưng bày rất nhỏ, cứ vào coi thôi. Thú vị lắm đó. Hay nhiều người đi dạo chỉ để chụp hình đề tài đô thị, những góc phố nên ảnh rất đẹp. Đúng phong cách đường phố mà ở Việt Nam hay thấy trên tạp chí, hoặc là mạng xã hội đó. Họ cũng chụp từ những nơi thế này ra.
—
Tôi đi qua 1 đoạn đường quen thuộc. Chà.. quán càfe này lần trước có ghé qua rồi. Anh Đạt chỉ là đúng mà. Rất ngon. Mùi thơm ghê. Một chút ăn xong lúc đi về tạt ngang qua mua 1 cốc cà phê nóng rồi về trường làm bài. Bên cạnh còn có 1 phòng trưng bày nhỏ. Lần trước trưng bày nghệ thuật ánh sáng ấn tượng lắm. Tôi post ảnh lên mạng, nhiều bạn hỏi dữ lắm. Thấy có xe tải đậu trước rồi đang tháo dỡ. Ồ… chắc là tháo xuống để mở triễn lãm khác của nghệ sĩ khác. Nhưng thấy họ mang xuống rất nhiều manơcanh kìa. Còn có những thứ đồ như quần áo. Ồ… là nghệ thuật tái chế rồi lấp ráp chăng? A.. tôi thấy 1 cái tượng mà hết cả hồn luôn. Gương mặt bị cưa ra rồi được cố định như 1 cái mặt rời khỏi đầu nhưng còn dính lại bằng keo màu đỏ như mặt đang bị lấy ra khỏi đầu, còn cánh tay thì vặn ngược ra sau. Còn cái tượng manơcanh kia thì tư thế bò ngược rồi ráp vào 1 con manơ canh khác. Tượng kia thì 4 con manơcanh nằm chồng lên nhau, con thì mất tay, con thì mất chân. Còn quần áo chúng mặt thì bị làm cho rách với dơ dấy đầy máu. Nghệ thuật gì đây. Có 1 ông người gốc Á, có vẻ Trung Quốc hay Nhật, hay Hàn gì đó đi xe tới còn bực bội quăng manơcanh cũ nát họ mang tới ra. Hình như ổng nói 2 người mua thêm manơcanh cho ổng. Còn 3 con manơcanh ổng sai bỏ ra cái chỗ đổ rác ngay trong khu này. Thấy họ mở cửa 1 cái kho ngay đối diện lấy manơcanh đó. Tôi hiếu kỳ đi qua hàng rào lưới đó dòm thấy như 1 xưởng may bỏ hoang.
Thôi chết.. Tới giờ gặp họ rồi mà chưa đi tới tiệm ăn nữa. Tôi vội chạy đi. Tôi chạy qua cái chỗđổ rác đó.
Kỏng kẻng.
Hử. Tôi quay lại. Ơ… mới nghe tiếng gì. Chỗ đổ rác ởbên Mỹ được xây dựng đàng hoàng. Nó nằm ngay cạnh tòa nhà thôi. Như 1 cái phòng chứa rác không có mái. Có cửa sắt đàng hoàng. Người trong khu cần đổ rác thì mang ra mở cửa rồi trong đó có 2 thùng rác rất to cao gần bằng tôi. Rồi cửa mở nấp thùng quăng rác vô. Nhưng rác to như mấy con manơcanh thì họ để đó không đóng nấp thùng. Thấy như chúng đang đứng bên kia sau bờ tường chỗ để rác mà dòm tôi đó. Chắc lầm thôi. Còn tiếng động thì chắc là chuột rồi. Tôi vội đi cho nhanh. Chà.. nhưng tiếng như tiếng đẩy cổng sắt mà. Chuột thật sao? Kệ.. đi nhanh đi.
—–
Trời… cái nhà hàng có cái tên Đức khó đọc chuyên xúc xích này quá ngon. Wurstkuche… Nhiều loại sốt quá. Loại sốt xoài này ăn ghiền. Cả đám gọi nhiều loại hotdog rồi cắt ra chia. Woa… Ngon thiệt. Còn bỏ thêm ớt chuông vói bắp cải kiểu Đức trong hotdog nữa. Họ trò chuyện về học hành bài vở Kiến trúc nên tôi lạc lỏng. Lúc tôi tới chỉ có 3 người thôi. Mấy người khác ăn xong thì về trước rồi. Anh Đạt bảo mấy người kia bận trong studio còn dặn mua về cho họ. Không có anh Hiền chứ có chị Annie. Chị này tôi mới gặp lần đầu. Còn có 1 anh là anh Kevin không nói rành tiếng Việt, từng găp qua 1 lần nhưng chỉ hi xong rồi thôi. Chị Annie nghe qua tôi thì hỏi:
“Ủa? Em học thời trang ở học viên ở Fashion District Institute à? Em ở Fashion District có nghe ở đó có ma không?”
Hả? Tôi hết hồn luôn đó. Ma? “Ma gì vậy chị? Ý chị nói là… ở ngoài đường buổi tối có nhiều tên gangster nguy hiểm hả?”
“À không… chị nghe bạn chị nói thôi. Bạn chị từng làm nhân viên bán hàng trên đường Santee Alley trong Fashion District đó. Nói với chị ở đó có ma.”- Chị Annie nói.
“Trời.. thiệt hả chị? Em mới tới 1 tháng. Bạn học thì..”- Tôi nói.
“Thì cũng như chúng ta tới đây học thôi. Sao nghe được gì. Mà ma cỏ là bình thường. Trường nào chẳng có tin đồn có ma. Trường chúng ta không phải có tin đồn trong bãi đậu xe có ma đó sao?”- Anh Đạt nói.
“Đang nói về ma à? Ồ… I know.. This area… I mean. Anh biết tại sao có nhiều tin đồn ma quỷ. Vì nơi này trong rất cũ và ghê. À… khu vực này của Los Angeles ấy. Nó vốn là công xưởng và nhà máy thời những người tới đây định cư và phát triển công nghiệp. Lúc đó họ ráo riết xây đường tàu và mở rất nhiều nhà máy, những kho chứa hàng lớn. Sau này thành phố và tiểu bang phát triển, thành trung tâm hành chính. Và đơn giản là họ không cần những nhà máy hay kho bãi cũ kỹ đó nữa. Ban đầu thành phố chưa có dự án gì, phá bỏ và xây mới thì rất tốn tiền trong khi mấy ông chủ hãng thì có thể xây hãng xưởng ở chỗ khác. Họ move đi thôi. Rồi những nơi này được thuê lại để làm triễn lãm. Và như vậy đó. Trường học của chúng ta cũng thuê từ những khu nhà cũ.”- Anh Kevin nói.
“Ô. Thế sao bây giờ họ vẫn không phá và xây thành phố hiện đại chứ. Nhìn thật cũ đó. Rất nhiều khu bỏ hoang.”- Tôi nói.
“Cái này không được. Do em không rành. Bọn anh học kiến trúc nên rành hơn. Đây gọi là khu lịch sử. Kiểu như thành di tích lịch sử rồi. Ở đây còn có nhiều bảo tang. Thi thoảng em nên đi coi. Tranh ảnh về lịch sử của LA. Kiểu như đây là 1 phần của lịch sử thành phố. Như khu hãng xưởng vậy, họ vẫn giữ nguyên. Với các chủ tòa nhà cũ đó. Có luật cả. nếu tòa nhà của em cổ xưa và nằm trong khu lịch sử thì không ai được phá nhà của em. Hay thậm chí thành phố còn phải giúp chủ để bảo tồn các tòa nhà nữa. nhưng vụ ma quỷ thì anh chưa nghe. Có thật không? Từ đâuchứ?”- Anh Đạt giảng giải rồi hỏi chị Annie.
“Thì là thời mà mở hãng xưởng đó. Tớ nghe bạn kể là chuyện ma từ thời đó. Rất lâu rồi. Các cậu biết đó, lúc trước vòng vòng khu này là những nơi cho người nhập cư gốc Á. Giờ mới hình thành cụm Little Tokyo của người Nhật, hay Chinatown. Là từ thời trước các sắc dân qua đây định cư rồi họ ở tụm lại. Cũng là 1 phần trong lịch sử thành phố. Dân gốc Á đầu tiên qua Mỹ chỉ để làm lao động. Tuy nhiên như trong 1 số bộ phim phản ánh đó. Có những chỗ làm lậu, mấy người chủ độc ác để công nhân gốc Á không có giấy tờ trong các tầng hầm hay trong các container ngoài kho bãi rồi ở trong đó họ phải lao động. Đa phần là mấy chỗ may mặc. Đáng sợ lắm, họ bị bóc lột sức lao động, điều kiện làm việc thì tồi tệ. Giờ vẫn còn ấy. Nhiều người nhập cư lậu không có giấy tờ nên chỉ còn cách làm việc cho mấy chỗ lậu như thế. Nhiều người không chịu nổi đã chết, hay do bị tai nạn trong mấy container hay những xưởng ngầm ngột ngạt.”- Chị Annie nói.
Cả 3 chúng tôi nghe mà thừ cả ra. Cũng là người gốc Á nên thấy thương tâm lắm.
“Chà.. nghe còn tệ hơn xí nghiệp may mặc ở Việt Nam. Ít nhất họ còn có thể bãi công hay biểu tình với có luật lao động. Dân nhập cư lậu thì chỉ có nước… Mà xác của họ.. Nếu Annie nói chết nhiều người.. Cảnh sát phải điều tra chứ. Tới tận giờ lận mà. Xác họ đâu?”- Anh Đạt hỏi.
“Các cậu thấy người ta đổ bê tông bao giờ chưa. Bạn tớ bảo nghe 1 số người nói ấy. Học xây dựng thì biết ở đây đổ bê tông dễ thế nào. Kêu mấy người chuyên đổ bê tông cho sân vườn hay nền nhà tới rồi có xe đổ bê tông 1 thoáng là xong. Các cậu kêu xe tới đổ. Như cậu đổ bê tông lại khoản sân của cậu, hay đổ bậc thềm, hay đổ cho bằng phẳng cái sân. Cứ chôn xác rồi đổ bê tông lên. Ai phát hiện được trừ khi khoan đục xuống. Mà có người báo cảnh sát thì sao, đâu có bằng chứng. Ở đây cảnh sát muốn vào nhà cậu phải có lệnh của tòa, huống chi là kêu đục hết sân bê tông của cậu lên.”- Chị Annie nói.
Sao tôi thấy sợ câu chuyện này. Có lẽ Annie hỏi vì hiểu câu chuyện mà chị ấy nghe từ bạn này là thật đó. Không phải là tin đồn ma quỷ không có đầu đuôi. Nghe có vẻ có nhiều căn cứ lắm. Tôi nhìn ra ngoài thấy hoàn cảnh khu vực này rất âm u. Nó làm sao ấy… Anh Dan lấy balô nói:
“Thôi, cả bọn mau về đi. Nhất là em đó. Chỗ của em xa. 6 giờ là tối lắm rồi ấy. Nhất là đừng đi 1 mình, ở đây gần Skid Row, là khu vực bọn du đãng, và đám vô gia cư loanh quanh nhiều nhất đó. Lần sau đừng đi 1 mình tối.”
Họ đi, tôi cũng nhanh chân đi luôn. Giờ này tầm chiều tối mà tối mất nên đúng là như đi về đêm rồi. À.. đúng rồi. Mua đồ ăn về cho chị Judy. Tôi chẳng giúp gì được cho chỉ thì mua đồ ăn ngon cho chỉ.
—–
Tôi đi ngang qua con đường lúc nãy tấp vào mua cà phê ngay. Chà.. đứng xếp hàng đông quá. Tôi đứng ngay cuối hàng. Đứng đợi nên tôi dòm xung quanh. Thấy cái phòng triễn lãm kế bên xe tải vẫn đổ đó mà cửa xe tải mở toang. Cửa phòng triễn lãm cũng mở. Cái xe kéo vận chuyển đồ xuống vẫn để ngay trên vỉa hè. Trông có vẻ họ đang vận chuyển đồ rồi đi vào đó cả rồi. Nhưng nãy giờ 20 phút rồi mà chưa thấy ai ra. Có mấy người đi bộ đi qua lại còn đá trúng cái xe với bất mãn vì xe tải đậu lâu quá, chỗ này chỉ cho đậu 1 chút để vận chuyển đồ thôi. Lúc tôi quay qua hướng khác dòm thì kinh ngạc. Ơ.. sao mấy con manơcanh trong chỗ để rác đó, đầu chúng quay hết sang bên này vậy. Lúc nãy.. tôi nhớ chúng quay đầu về hướng bên kia đường, tức là hướng tôi đi lúc nãy. Sao giờ… chúng quay qua hướng này như nhìn cả về đây chứ? A..
“Hey… miss…”- Tiếng kêu của người bán hàng kêu tôi.
Tôi nghĩ chắc mình nhớ lầm nên vội gọi cà phê rồi vội đi.
—–
Hả? Chị Judy nhất quyết muốn lấy mấy con manơcanh đó kìa. Tôi mua đồ ăn với cà phê về. Chị ấy ăn ngấu nghiến. Lúc chị ấy ăn tôi kể mấy chuyện tôi nghe được, với đi ngang chỗ triễn lãm manơcanh thế là chị ấy đòi lấy manơcanh họ bỏ.
“Chị đang thiếu manơcanh đó em. Có chết không chứ. Tụi trên lầu học thiết kế nữ trang mùa này sao mà cũng lấy manơcanh. Chị chuẩn bị cả năm rồi, nhiều thiết kế từ mấy mùa trước, chị đều muốn chưng ra. Sẽ có nhiều khách mời là nhà thiết kế chuyên nghiệp. Chị muốn chưng các mẫu để họ đánh giá luôn. Biết đâu có cơ hội làm cho hãng lớn. Chị muốn gây ấn tượng bởi số lượng. Mà giờ chị khiêng hết số manơcanh của trường thì coi sao được. Nhiều học sinh cần manơcanh trong các tiết thực hành rồi nộp bài. Em thấy manơcanh ở đâu? Chúng ta lấy mấy con họ bỏ thôi mà. Được con nào hay con đó. Chị còn tính đi hỏi từng tiệm thời trang để mượn manơcanh của họ ấy.”- Chị Judy nói.
Tôi chưa kịp nói gì thì chị ấy gọi cho em trai chị là anh Sonny để giúp. Tôi hơi sợ nói với chị hình như mấy con manơcanh có vấn đề gì đó, chúng quay đầu. Chị ấy cười nói: “Ôi, ba cái chuyện ma. Ờ.. trường chúng ta cũng có chuyện ma đó. Lúc khuya nếu em ở lại studio thì đừng sử dụng máy may ở tầng trên, chỗ để máy may của trường đó. Nghe nói hoài. Tối học viên thiết kế trang sức đi xuống cầu thang, anh ta nghe tiếng máy may. Ban đầu anh ta nghĩ là học viên thời trang thôi. Nhưng anh ta thấy lạ là sao không mở đèn. Anh ta bèn rọi đèn vô vì hiếu kỳ. Trời… á”
Tôi hét á lên.. Chị Judy vỗ vai tôi cười nắc nẻ. A… chị ấy ghẹo tôi. Làm tôi chảy mồ hôi quá chừng. Chị Judy đi nhanh cười nói: “Không phải giả đâu. Chuyện thiệt đó. Chị cũng nghe kể lại thôi. Em nhát vậy chị không kể nữa. Mắc công em sợ chết khiếp. Tối em đừng đi lung tung. Lỡ ở lại thì ở trong này luôn, ngủ lại luôn, chứ đi về còn nguy hiểm hơn. Khu này mất trị an lắm.”
Tôi ậm ờ thế thôi. Nghe chị ấy nói thế thì rất là đáng sợ rồi.
Chừng 1 tiếng là anh Sonny tới còn mang manơcanh tới nữa. Xong chị ẩy để chúng ở trên lầu, để sửa soạn mặc cho chúng vài mẫu rồi chụp hình. Tôi không để ý, do lúc đó đang chỉnh bài. Định làm xong thì đi lên coi. Lúc này hãy còn sớm mới có 9 giờ. Thế mà 1 lúc thấy chị Judy với Sonny đi xuống đi về. Chị ấy bảo sẵn có xe anh Sonny tới chị ấy tranh thủ về luôn, tắm rửa nghỉ ngơi mai chiến đấu tiếp.
Tôi bắt đầu ngáp rồi nên chợp mắt 1 chút. Thấy trong trường còn có 6 học viên. Hôm nay hơi vắng. Hình như là 1 nhóm 4 học viên ở lại làm bài theo tổ thì phải. Còn lớp tôi thì còn 2 bạn khác.
—–
Lúc tỉnh lại thì thấy 2 giờ tối rồi. Tính chợp mắt 1 tiếng thôi mà. Ngủ quá rồi. Bài vở còn chưa xong. Tôi dòm quanh thấy nhóm 4 học viên đó đi về rồi. Chỉ còn 2 học viên bên lớp tôi. Mà 1 người thì nằm ngủ gật trên bàn. Còn 1 người thì ngồi ở chỗ ghế dài bên ngoài hành lang trùm vải mà ngủ.
Tôi vội trở mình dậy để làm bài. A… cái bài tập Human Dynamic Form này quái gở quá. Chị Judy các đề bài ở đây là khơi dậy sự sáng tạo của học viên trong việc quan sát sự vật và lấy ý tưởng để lên thiết kế, chứ không phải mấy bài tập ‘thiết kế đồ thể thao’ hay ‘thiết kế đồng phục’ gì đó đâu. Đúng là vậy thiệt. Thầy đưa đề tài rồi bọn tôi bắt đầu từ việc phát thảo các chuyển động, xong lấy ý tưởng thiết kế. Tôi bị chậm phần này. Phần mẫu nháp lúc thầy phê bình lắc đầu hoài. Mai nộp mẫu cuối luôn. Chắc không đạt quá. May rồi lại cắt ra. Thiệt là.
Trong phòng chỉ có tiếng máy may của tôi. Bàn nào cũng có thêm đèn bàn để thêm sáng. Tôi bậc đèn làm hết công suất. May xong còn phải lo tấm poster để trình bày nữa.
Mụt… mụt… Bụp.
Á… may trúng tay rồi. Ui da.. Sao xui quá vậy nè. Tôi vội gỡ cây kim ra. A.. đau… đau. Đúng là làm càng gấp thì càng dễ mắc lỗi mà. Tôi bỏ ngón tay bị đâm vô miệng múc. Ui cha… Cũng quen rồi nên tôi lấy băng cá nhân trong túi mà băng. Thôi chết. Hình như máy may mở không lên nữa. Tôi mở cái nút tạch tạch máy cái. Tôi mới qua đâu biết chỗ mua. Mà mang cái máy nặng vậy đi lên trường đâu có nổi nên mua đỡ 1 cái máy cũ của học viên lớp khác không xài nữa. Người ta cũng nói là sắp hư rồi. Máu lan ra vải rồi. Tôi vội mang đồ vô nhà vệ sinh giặt. Đủ chuyện hết.
Kẹt… Kẹt… Tạch… Bụp…
Tôi vừa đi ra hành lang thì nghe rất nhiều tiếng ở trên lầu vọng xuống. Còn vọng xuống từ câu thang. Cầu thang dạng mở này dễ nghe tiếng từ tầng trên hay tầng dưới lắm. Không lẽ nhóm 4 người kia không phải đi về mà họ làm bài xong rồi lên đó chưng bày để chụp ảnh. Chắc là thế rồi.
Tôi vô toilet mà giặt qua cái bộ đồ mẫu. Chà.. vừa băng tay vừa giặt khó quá. Vết đâm rất sâu nên băng rồi máu còn nhỏ ra. Lúc thấy làm tôi hết hồn. Kiểu này phải dùng băng gạt trong tủ đề đổ y tế. Tầng 2 có đó. Sẵn lên đó may cho xong bài. Hay nhờ 4 học viên đó, mượn máy may của họ. Hình như trên đó có máy may mini nữa. Tôi giặt vội máu đi khỏi cái váy rồi treo nó lên cửa toilet. Chắc 1 chút là khô thôi.
Tôi đi ra ngoài dòm lên tầng trên. Đâu có sao, có người ở trển mà.
Kẹt kẹt.. Tạch tạch.. bụp
Tôi nghe tiếng bấm máy ảnh liên tục. Vậy 4 người ở cả trên đó. Yên tâm rồi. Tôi vội đi lên. Tiếng tôi bước trên cầu thang sắt nghe rổn rảng.
Tôi lên thấy hành lang tối om. Tiếng chụp ảnh vẫn liên tục bên trong. Tôi mò được công tắc thì bậc.
Tách.
Ủa. Khi đèn vừa sáng thì tiếng động bên trong không còn. Cả tiếng kẹt kẹt cũng thế. Lạ ha. Tôi đi tới cửa ghé mắt vô. Ủa? Trong phòng đó tối om. Hử? Không phải là chuyện ma tôi nghe từ Judy chứ. Tôi giật lùi lại. Vì tôi nghe tiếng kẹt kẹt đi tới. Á… Tôi bỏ chạy xuống ngay. Tôi chạy xuống cầu thang vội vã. Nó… Ma đó. Tôi chạy quờ quạng xuống rồi chạy vào phòng học.
Phù… Ở đây có 2 bạn học. Chị Judy nói thì có vẻ chỉ trên tầng 3 thôi. Phù… không sao… Không băng tay được thôi. Không hề gì. Nhưng còn bài… Không sao. Chắc nhắn mấy học viên tôi quen mượn máy may của họ dùng đỡ, dù sao họ cũng về rồi mà.
Tôi lại nghe có tiếng ngoài hành lang.
Chụp… chụp… Keng keng.
Ồ… là nhiều người đang ở dưới đi lên. Hay là như lúc trước, cũng có học viên về nhà lấy thêm dụng cụ rồi trở lại làm.
Tôi ra trước đầu cầu thang dòm. Thấy người nằm ở ghế vẫn ngủ. Thiệt ra cũng đâu có sao, ma gì chứ. Đông vậy mà. Tôi nghe tiếng cũng 3 hay 4 người đi từ dưới lên. Thấy bóng họ đi lên kìa. Họ lên tầng trên rồi. Bên thiết kế trang sức chắc cũng có học viên ở lại vì bài tập chứ? Bên tầng dưới còn rộn ràng hơn kìa. Tôi nghe tiếng kéo đồ tiếng lục đục. Không lẽ là có học viên sắp xếp buổi trình làng của họ. Nghe chị Judy nói thì lớp chị ấy chia theo lịch, trình bày trước sau. Vậy là có học viên đang sắp xếp cho showroom thời trang rồi. Một người vậy chắc cũng sắp xếp 2 ngày mới chuẩn bị xong. Thấy như tòa nhà này rất nhiều người. Đâu sao nữa. Phù… bình thường khuya có lúc đông ai cũng đi qua lại như thường.
Được rồi. Đi lên thôi. Chưa chắc lúc nãy là ma nữa. Tôi có ngó vô đâu, chỉ thấy tối, thấy tiếng động là bỏ chạy mất rồi.
Kẻng kẻng..
Nghe tiếng lên xuống quá chừng kìa. Tôi vội đi lên. Hàng lang vẫn sáng đèn mà. Tôi đi vào phòng thấy bóng 2 người đang di chuyển trong tối. Sao họ không bậc đèn lên nhỉ? À.. ở cuối phòng thấy ánh sáng từ đèn bàn rồi có người đang may.
Cụp cụp…
Tiếng máy may đều đặn. Tôi đi vào.
“Sao không bậc đèn vậy?”- Tôi tay để ở công tắc bậc đèn lên.
Á… Tôi thấy là 2 manơcanh. Á… Tôi chạy nhào xuống. Hai con manơcanh còn quay lại. Á… Tôi chạy xuống cầu thang liền. Tôi chạy vội tới chỗ người đang nằm trên ghế ngủ. “Bạn ơi.. ở trên… có ma. Manơcanh chúng…”
Người đó nhỏm dậy. Ơ… tay tôi lúc vỗ vào người đ1o. Thấy lưng áo lụa mỏng… nhưng toàn thân người đó rất cứng.
Á.. là nó. Đó cũng là 1 con manơcanh. Tôi chạy nhào vào phòng học. Chết rồi… Trong đây cũng có manơcanh. Tôi vội nhào xuống bàn rồi núp ở dưới. Trong lòng thầm khấn là đừng đuổi theo tôi. Bạn đang ngủ ở bàn cuối phòng.. Có nên bò tới đó không. Tôi đang nép vào 1 góc bàn ở trong kẹt. Chỗ này rất khó thấy. Còn có rất nhiều ghế. Cầu xin… đừng…
Cạch… cạch. Kẻng..
Ơ… Nó.. nó đang đi vào. Không… Tôi tự bụm chặt miệng mình lại. Làm ơn. Tôi thấy nó đi vào lối cđi chính giữa phòng. Đôi chân nó lướt qua tôi. Chân nó không mang giầy dòm rõ là đôi chân cứng ngắt của manơcanh. Nó đi xiêu vẹo gượn cứng.
Hu hu… Tôi nghe tiếng cách. Hu hu. Rồi đèn tắt hết. Nó… vừa tắt đèn sao? Hu hu… Còn ánh đèn bàn ở chỗ bàn tôi ngồi. Tôi thấy… tôi thấy sau cái chân trắng của manocanh có 1 bàn chân nữa. Đôi chân này đen đúa dơ dấy, da xanh tái như bê tông, gót chân nứt rồi làn da nứt đầy sẹo. Như 1 cái xác từng bị ai kéo lê đi. Hu hu… Là nó di chuyển con manơcanh. Tôi thấy nó đi hẳn vào sâu trong phòng. Chỗ người đang nằm ngủ gục đó. Hu hu… Giờ làm sao đây? Tuy ít trò chuyện nhưng cũng là bạn trong lớp, ai cũng thân thiện lắm.
Tôi liều mạng chạy ra cửa la hét lên. Á.. có 1 con ở ngoài cửa nữa. Con này là nam. Cánh tay nó bóp vào cổ tôi. Tôi cố chống cự không rõ là tay manơcanh hay 1 bàn tay đầy máu me với đất dính đầy nhớt nhúa. Con kia đang tới. Tay tôi cố với trúng 1 cây kéo trên bàn rồi đâm vào mắt nó. Mắt nó như vỡ ra ọc ra máu. Tôi vùng ra bỏ chạy còn xô đổ hết đồ đạc. A… cái cái hộp đựng hạt cườm.
Bụp.. ting tang..
Cái hộp rơi xuống rồi rất nhiều hạt cườm rơi ra sàn. Chúng bị trượt té. Tôi cũng xém té mà nắm lại thành cửa được. Tôi nhào chạy vào trong toilet. Tôi khóa chặt cửa toilet từ bên trong rồi lùi về sau.
Kang… keng…
Tôi nghe rất nhiều tiếng chân người chạy từ dưới lên. Hay quá… có người chạy lên rồi. Chắc lúc nãy họ nghe tiếng tôi hét. Làm ơn lên nhanh đi. Tôi nghe vài tiếng trượt té. Còn có tiếng chạy lên tầng trên nữa. Làm sao đây. Có nên kêu cứu không? Hay chờ… Phải rồi.. Nên chờ đi. Nếu lỡ họ chạy tới không kịp, chúng nghe thì… thì chết tôi mất. Cứ chờ trong này vậy. Tay đau quá. Lúc nãy tôi chụp cái kéo bị cứa trúng. Tôi vội lấy giấy vệ sinh mà quấn tạm vào. Ơ.. tôi đạp trúng cái áo mẫu của mình treo phơi lúc nãy.
Trời.. A.. đã gặp ma rồi còn đạp dơ lên áo mẫu. Tôi vội nhặt lên. Bị dính nguyên vệt dấu chân rồi. Tôi vội chùi. Xui quá. Tôi cấm tấm áo lên phủi phủi.
Chỗ này… sao sau lưng áo có vệt máu đỏ. Không lẽ hồi nãy đứt tay máu dính hẳn cả bên áo. Tôi vội bỏ vào bồn rửa mặt mà rửa. Hồi nãy chẳng thấy. Còn bệch dấu chân nữa. Dơ quá đen thui rồi kìa. Tôi mở hẳn tấm áo ra để rửa. Sao hậu đậu thế, máng lên mà còn bị rớt. Ơ… Khoan đã… Dấu chân này.. còn bệch máu này… giống bàn tay và chân trần mà…
Tôi hốt hoảng quăng cái áo ra. Ở trong toilet này… có ‘nó’ sao?
Ơ… 3 cánh cửa phòng vệ sinh đều mở mà. Tôi ráng định thần dòm qua gương kỹ càng. Phù… không có ai. May quá rồi. ‘Nó’ đã vào rồi đi ra thôi.
Soạt… cộp.
Ơ… tôi nghe tiếng ở trên lầu. Nghe rất rõ. Lưng tôi ớn lạnh hết. Toàn thân tôi run lên bần bật. Cái tiếng ở trên lại vọng xuống.
Rầm rầm.
Có tiếng nhiều người gõ cửa. Cứu. Cái tiếng như cạ vào tường. Đừng mà. Tôi thấy nó rồi. Nó đang bò trên tường. Nó ngửa ra… nhưng tứ chi gập vào để bò. Tôi hét lên rồi chạy ra. Nó nhảy lên người tôi. Rất nặng.
Như 1 khối đá đập vào lưng. Đèn chớp tắt. Tôi hét lên do mặt nó dí vào vai tôi. Nó vừa như mặt 1 manơcanh trong khi đèn chớp tắt, tối đi thì như mặt 1 người phụ nữ. Tôi cố bò đến cửa.
Rầm rầm.
“Help me”
Tôi chồm tay lên mở cửa.
Cả thân tôi đổ dập ra cửa có rất nhiều chân đứng trước cửa. Chân đàn ông chân đàn bà… chân trẻ con. “Help.”
Trong cơn hoảng loạn tôi bám vào 1 cặp chân. Ưm.. Nó cứng đờ. Tôi mất hết sức lực. Tôi dòm lên thấy tất cả đứng ngay trước mặt tôi là manơcanh. Đèn tiếp tục chớp tắt. Tôi thấy chúng thành nhiều người trông dơ dáy trông như những khối bê tông bị vỡ và bám rêu.
Tôi hét lên… Chúng giơ tay lại mặt tôi. Cả đứa bám trên mình tôi, bàn tay nó bám vào mặt tôi.
“Cứu với… Cứu tôi.”
Trong cơn hoảng loạn tôi khóc la kêu cứu, nói bằng tiếng Việt luôn. Tôi nhắm mắt lại chờ chết.
Hu hu… Hu hu…
Một lúc sau rồi. Không thấy gì cả. Cả sức nặng trên lưng tôi cũng biến mất. Tôi ngồi co rút lại chưa dám mở mắt ra. Tôi run rẩy rồi ráng mở mắt ra xem. Thấy trước mắt là hành lang, còn đèn thì sáng trưng. Nhưng không có ai cả. Tôi quờ quạng rồi bám vào tường để đứng dậy. Ơ… Tôi dòm xung quanh hành lang. Thấy không có ai cả. Tôi chạy vào phòng học để gọi điện cầu cứu. Tôi thấy người bạn học đó nằm dưới đất. Tôi hãi quá vội tới. Bạn đó còn thở. Tôi gọi đại cho Judy.
—-
Chị ấy gọi cấp cứu. Người bạn đó không sao, chỉ bị bất tỉnh. Anh ta bảo là có ma thấy bóng ma ngay mặt anh ta lúc anh ta tỉnh dậy. Vụ việc đó kiểu như thêm 1 chuyện ma trong học viện vốn ở nơi góc đường âm u, cũ đó thôi. Tôi kể cho bao nhiêu người. Họ chỉ cười xòa. Thì kể ra nghe như thấy mấy bóng ma vật vờ với manơcanh đi lại thôi. Tôi không dám tả sâu chi tiết khi kể cho họ. Cảm thấy vậy thì có vẻ bất kính với mấy vong hồn đó quá. Nên chỉ kể đại khái.
Học viện thì vẫn như cũ. Thì ở mấy khu phố cổ cũ kỹ thì phải. Ở đó 1 thời gian tôi mới vbiết nhiều khu phố cổ hay nhà cổ cũng xảy ra mấy hiện tượng lạ. Xem ra ở đây không hiếm rồi. Còn cái triễn lãm manơcanh tôi thấy đó thì không mở cửa. Đại khái có vụ kẻ tâm thần nào xông vào giết rồi phanh thây 2 người. Âu cũng là chuyện bình thường ở Mỹ. Cảnh sát lên danh sách tình nghi cũng là để tên với mấy mấy tên sát nhân tâm thần đang bị truy nã thôi.
Tối khi ở lại trường tôi còn thấy bóng mấy ‘người’ đó. Họ ‘hoạt động’ những lúc không có bóng người. Tôi nghĩ chắc lúc đó mình hét lên tiếng Việt… hay có lẽ do tôi là dân Á Châu nên họ tha. Chẳng biết nữa. Họ hoạt động ở đây lúc trời tối. Tôi thấy họ đi lên xuống ra ngoài. Đi vòng quanh. Trời tối mà, cứ phủ 1 lớp áo, mùa đông đêm dài hơn ngày, ai cũng mặc nhiều bộ áo lạnh dày cộm che cả người, đi qua lại thì không ai để ý. Còn buổi sáng thì họ ở khắp nơi. Người đi đường dòm qua chỉ thấy như manơcanh trong cửa hàng hay 1 chỗ xưởng bỏ hoang trong khu để manơcanh, hay manơcanh ai bỏ trong thùng rác thôi.
Dù sao kể ra cũng chỉ như chuyện ma, ai mà tin. Tôi kể chuyện cho 2 người bạn Việt Nam mới vô trường này học. Họ kêu tôi đi cùng đi shopping chỉ họ tới mấy tiệm quần áo như tiệm thời trang Arts District Co-op lần trước còn bảo đãi tôi cà phê. Tôi từ chối nói tối mai tôi bay rồi. Học xong 2 năm rồi thì đến lúc về. Tôi dọn dẹp đồ đạc rồi đi xuống lầu. Kéo túi vật dụng đi. Thấy trên tầng 3 nhiều manơcanh dòm theo vậy. Tôi vẫy chào cả họ nữa rồi đi về.
Thẻ:College Scary, Kinh dị, Ma Quỷ, Truyện Ngắn