College Student Scary Stories- Viết Báo Cáo

0 Comments

A… mở cái chương trình Power Point này lên rồi sao nữa đây ta? Google nói mở power point lên rồi tính sao? Bước tiếp theo là xác định đề tài. Ôi trời. Đề tài là gì? Đâu biết gì đâu. Biết thì làm rồi chứ. Tôi giơ tay lên cho anh sinh viên tài năng ở hội quán sinh viên giúp đỡ. Anh phát ra tiếng như trúng đạn nữa rồi tới nữa. Hồi nãy làm phiền ảnh mở máy vi tính bấm ba cái password là username với mã số sinh viên mới mở được máy như thần chú ‘Vừng ơi mở ra’. Thì phải chỉ 1 lần Alibaba mới biết xài về sau chứ. Với mở dùm với mở google xong mở Power Point lên thôi mà. Có phải tại tôi không phải ‘em gái’ mà là ‘em trai’ không? Thấy có mấy con ngu quá kìa, chúng lớp tôi đó. Vô đây ngồi khóc là bao anh đàn anh hiện ra như bụt hỏi ‘sao em khóc’. Thế là chúng khóc kể lể nói ‘thầy bắt em làm báo cáo anh ơi, mà bọn nam trong lớp dở quá không biết gì hết’. Thế là mấy ảnh nói ‘thầy nào mà ác vậy, tụi kia là bỏ đi rồi, đừng nhắc đến chúng nữa. Đừng lo, để bọn anh giúp cho.’

Đó… y hệt cổ tích Việt Nam mà. Nhiều thằng trong lớp vì thế mà chán nản đi ở ẩn luôn. Thì cũng cố gắng mới ngồi đây nè. Anh sinh viên qua lườm nói: “Mày muốn gì. Muốn thuyết trình thì Powerpoint.”

“Muốn viết báo cáo thôi anh. Report paper.”- Tôi lấp bấp nói.

“Trời.. có report thôi thì Word là được rồi. Đừng nói chú mày không biết xài.”- Đàn anh nói.

Cái này thì biết chứ viết gì đây. Mỗi nhóm 3 đứa phải nộp báo cáo đó. Năm nhất. mấy môn Nhập Môn. Học chẳng biết ráo gì. Có nghe đàn anh bảo là ‘nhập môn’ tức là lan man chẳng vô vấn đề, cái nhìn bao la bát ngát. Đúng thiệt mà. Nghe tên môn nào cũng khoa học lắm. Chứ học thì nó mơ hồ sao đó. Cao siêu quá luôn. Như cái môn học ‘phương pháp nghiên cứu khoa học’ này. Thầy nào cũng bảo là học để biết cách làm thuyết trình với nghiên cứu vấn đề, rồi biết tất. Chớ học thì toàn lý thuyết khủng hoảng. Gì cũng có tên với khái niệm. Học cả học kỳ rồi mà chẳng biết gì luôn. Nào cách xây dựng giả thuyết. Rồi các loại lý thuyết khách quan. Xong đến đặt vấn đề. Rồi thu thập dữ liệu. Đủ thứ hết. Má ơi. Nhưng mà lý thuyết thôi. Học ào qua vậy chứ đâu có biết gì, nên thầy quăng bài tập. Cũng chưa hình dung ra là sẽ làm gì. Thầy bảo làm thử là biết. Đúng là đại học cần học cần thực hành. Nhưng tôi nhà quê lắm. Nghe cũng lo là cuối kỳ nhiều môn viết báo cáo, hay học kỳ sau với hết mấy năm đời sinh viên là làm gì cũng phải viết báo cáo nên giờ phải làm cho nghiêm túc. Tới đây ngồi là chẳng qua mong nhận sự chỉ điểm của đàn anh. Thế mà trông ai cũng lạnh lùng với khắc nghiệt. Chỉ có mấy con đó là làm mấy ảnh ấm áp trở lại sao? Giống phim Hàn quốc thiệt. Đúng là đại học mà.

A… con ngu nhất lớp đòi viết đề tài ‘mỹ phẫm tốt nhất’ kìa. Anh sinh viên dòm xuống nó còn nở nụ cười nói em giỏi ghê, dược mỹ phẫm là đề tài hot hiện nay trên các trang mạng, cái nào đáng tin, cái nào chỉ là lừa gạt. Cái gì chứ? Hả? Vậy cũng được hả? Ờ ha. Đúng rồi, mấy cái tin về dược mỹ phẫm tràn lan chứ đâu có ai kiểm chứng, nguồn thì nói đủ thứ tốt chứ đáng đồng tiền không. Con đó yeah yeah nhiền thấy ghét. Con bên cạnh làm mặt buồn sầu khổ nói: “Chắc viết đề tài về các em nhỏ mồ côi.”

Các đàn anh như bị sét đánh, cả mấy anh ngồi vô tâm cũng chuyển hướng tới nhỏ đó. Có nhạc nền sầu khổ, nhiều anh cảm động trước rồi. Ê… Vậy cũng rất hay. Một đề tài xúc động sao? Và thu hút sự chú ý cũng như quan tâm. Thôi chết, tụi dốt nát được đàn anh ra tay giúp đỡ nên sẽ trở mình đó. Không thể để thua tụi nó. Tôi dù sao cũng là thủ khoa số điểm mà, còn mang danh sinh viên nghèo vượt khó. Không thể phụ lòng thầy cô với cha mẹ được. Không viết thì thôi, đã viết thì phải viết đề tài thiệt hot thiệt chấn động.

——

Ai cũng bảo chúng tôi chọn đề tài khó nhai quá. Ai ngờ chứ. Thấy các nhóm khác chọn đề tài cũng cao xa lắm mà. Không dược mỹ phẩm, trẻ mồ côi, thì cũng kinh tế ngoại giao, chiến lược phát triển, dự án quy hoạch đô thị, hay tình trạng xuất nhập khẩu… Đủ thứ hết. Thằng Khoa cằn nhằn nói:

“Mày vừa phải thôi. Các nhóm khác tuy chọn đề tài lớn chứ toàn là những đề tài dễ lấy tư liệu. Thông tin đầy rẫy trên mạng. Cứ search là ra. Đủ thứ hình ảnh, hay các bài báo, các bài phỏng vấn, hay bài đánh giá. Thầy cũng chỉ cần có thế. Môn học này chủ yếu là để sinh viên làm quen với cách tìm thông tin hay suy nghĩ tổng quát, hay tổng hợp thông tin viết thành báo cáo. Là làm nghiên cứu rồi đấy. Mày đi chọn đề tài không có tư liệu gì, không có hình ảnh, thông tin không có. Nghe dễ chứ không có tư liệu lấy gì mà viết bây giờ.”

Tôi nằm gục tại bàn. Thấy tờ đề bài nằm to tổ bố ‘Tình trạng hàng loạt xí nghiệp công xưởng bỏ hoang’. Ôi trời. Đâu ngờ khó thế. Tôi vốn tính viết bài về đất dự án bị bỏ không. Hàng loạt dự án nêu lên chứ bỏ ngỏ hay nằm đó mấy năm rồi. Nhưng có nhóm xí trước rồi. Các nhóm phải nộp đề tài cho thầy coi trước. Ai ngờ có nhóm cùng tư tưởng với nhóm tôi mà nhóm đó lại nộp đề tài lên trước. Cái thầy gọi bảo nhóm tôi đổi đề tài đi. Lúc đó quýnh quá cái sửa đại rồi dâng lên cái ghi cái rì thế này. Thì sửa dự án thành xí nghiệp công xưởng. Do nghe tụi nhóm kia viết dự án là về dự án nhà ở thôi. Thế là không đụng hàng chớ ai ngờ tìm tư liệu về xí nghiệp công xưởng thì khó quá.

Thằng Thiên nằm ngủ gục còn gục cái tỉnh bảo: “Thì ba cái xí nghiệp công xưởng bỏ hoang là do công ty thua lỗ hay phá sản. Hay cũng vốn nước ngoài, họ không đầu tư nữa thì đóng cửa. Mấy cái này thì ai mà khoe ra đâu. Ba cái xí nghiệp với công xưởng thì ít người quan tâm. Với hoạt động 1 thời gian rồi thấy không khả quan thì đóng cửa. Chẳng ai để tâm. Mấy cái dự án nhà đất thì rầm rộ, quảng cáo cho người ta đầu tư vào nên lắm thông tin lắm người quan tâm. Khi bị dừng lại thì có báo chí đưa tin ngay. Còn bên ngành công nghiệp thì đưa tin chung thôi chứ nào có ai đưa tin cặn kẽ. Cả 1 cái hình cũng không có. ‘Tình trạng’ gì? Đâu có tin gì rứa. Hỏi ai giờ.”

Ôi cha… suy sụp rồi. Thằng Thiên xem ra bó tay rồi. Nó cũng viết được kha khá rồi. Cũng có nhiều thông tin như chung chung thì mấy năm gần đây nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài không ổn định. Hay do các nhà đầu tư nước ngoài nhận thấy Việt Nam bất ổn hay các luật đầu tư có vài vấn đề. Nhưng thế thì… À… đúng là thiếu tư liệu, hình ảnh. Cũng không có bài phỏng vấn giám đốc nào phá sản. Hay chủ xí nghiệp nào bị đóng cửa. Tìm mãi chẳng thấy có báo nào đăng tải xí nghiệp nào đóng cửa, hay giam đóc nói gì. Có mấy dòng tâm sự của công nhân chứ họ chỉ nói xí nghiệp trước đóng cửa họ tìm chỗ khác làm rồi đời sống bấp bênh cơm áo gạo tiền. Thế cũng không được. Không đề cập vô chi tiết là sản xuát bị chậm lại hay họ có bị quỵt lương không. A.. có nhiều công nhân bảo họ đã phản ánh, rồi bãi công, do tình trạng công xưởng quá tệ, thiếu lương… rồi sau đó công xưởng phá sản đóng cửa, rồi họ không nhận được tiền. Một số bảo tai nạn lao động thường xuyên xảy ra. Rồi bất cập mâu thuẫn. Cái này đưa vô đươc đó. Có hình ảnh nè. Được đó.

“Không được. Tao coi bài viết này rồi. Công xưởng may mặc trong bài đăng này còn hoạt động mà. Công ty còn. Đâu dùng để làm tư liệu được. Phần này đưa nguyên nhân bị bỏ hoang thôi chứ đề tài là ‘tình trạng’. Tức là hiện trạng hiện giờ nữa.”- Thằng Thiên nói.

“Hay là bỏ phần đó. Ý tao là viết báo cáo chung chung thôi. Có thể chuyển thành ờ thì… các xưởng đóng cửa đời sống công nhân… hay là nguyên nhân đóng cửa bỏ hoang.”- Thằng Khoa nói.

“Lại càng không ổn. Nguyên nhân cũng chỉ có 1 phần, viết sao mà hết 10 trang được chứ. Với lại thiếu dẫn chứng cụ thể. Còn phần phân tính với đánh giá tính sao? Không có gì lấy gì phân tích. Rồi đừng quên đã nộp đề tài cho thầy duyệt rồi. Giờ đổi lại kỳ lắm. Nhóm ta có 3 đứa nam toàn học khá giỏi, không lẽ thua bọn tào lao các nhóm khác. Có lắm nhóm toàn phụ nữ kìa. Chúng còn làm báo cáo ngon lành. Không lẽ chúng ta dở hơn chúng.”- Thằng Thiên nói.

Tôi bậc dậy nghĩ đúng rồi. Vẫn là phải cố gắng thêm nữa. Cả 2 thằng dòm nhau rồi nắm cổ tôi đá đi cho tôi cố gắng 1 mình. Tôi cũng biết chúng hờn trách tôi. Đi thì đi, tôi cũng tính làm báo cáo đâu ra đó rồi. Ba cái công xưởng bỏ hoang thôi mà, trên đường từ quê lên tỉnh thấy đầy đường ấy. Hay khu công nghiệp lắm công xưởng đóng cửa bỏ hoang. Đi chụp chút hình ảnh thôi. Đi ra ngoại thành có nhiều xưởng từ cũ tới mới bỏ hoang đó. Coi tên rồi tìm kiếm trên mạng coi công xưởng đó thuộc ngành nghề gì. Nếu có thời gian thì làm biểu đồ luôn, coi nhóm ngành nghề nào công xưởng bỏ hoang nhiều nhất, tương quan ra sao. Hay ghẹo xe vô hỏi mấy cô bán nước hay hàng ăn gần đó là mấy cổ biết tất kể hết cho nghe thôi. Thế là vừa có hình ảnh, vừa có bài phỏng vấn rồi. Sợ gì không có tư liệu phong phú chứ.

Hai thằng này OK liền còn bảo tôi lo ‘lấy công chuộc tội’ đi. Thằng Thiên còn nói: “Chú mày cố gắng làm cho tốt nhé. Thầy hay bảo là quý tư liệu thực tế hơn tư liệu lý thuyết. Nhất là mấy cái chuyên sâu với có phỏng vấn thì tốt lắm luôn. Bảo đảm hơn mấy nhóm khác. Tụi nó toàn tìm trên mạng thôi. Thầy bảo bộ môn này là để làm thử báo cáo, không khó. Chứ sau này các môn chuyên ngành toàn phải do tự lấy tư liệu hay quan sát với đi thực tế mà có thông tin với tư liệu. Bọn mình làm đúng thực tế bảo đảm nhất choc oi.”

Cái này thằng nào cũng ham. Chứ 2 đứa bảo tôi đi tìm đi kìa không chịu đi cùng. Nói thế chứ tụi nó cũng bảo đi luôn nhưng chia ra 3 đứa thì mau mắn hơn. Nên cũng như đi 1 mình thôi. Được rồi. Mai đi luôn. Ra khu công nghiệp ở ngoại thành.

—–

Thì ra nhiều xí nghiệp đóng cửa trong khu công nghiệp này là do ô nhiễm môi trường. Hỏi 1 vòng chỗ hàng ăn là ra. Cô bán quán nói: “Phải đó cháu à. Ớn lắm. Cá chết ngoài kênh hôi rình. Cháu coi dòng kênh xanh xanh là biết. Nghe bảo mỗi ngày các khu, cụm, điểm công nghiệp thải ra hàng chục nghìn tấn chất thải rắn, lỏng, khí và chất thải độc hại khác. Còn thải trực tiếp vô nguồn nước với không khí. Mà các khu công nghiệp toàn là có chung hệ thống xử lý chất thải tập trung, cho giảm chi phí. Thế mà cắt giảm hay mô hình lý thuyết hay lắm chứ trong thực tế chẳng có vận hành gì. Dân tố quá chừng. Nhà nước xuống thấy cả núi chất thải, thải ra nguồn nước. Kênh xanh thành kênh rác bẩn nước hôi nước đục. Vừa phạt vừa kiểm tra lại. Một số bị bắt đóng cửa do quá tệ.”

Trời ơi.. Tôi thu hình lại luôn. Đừng nói là chỉ để viết để nộp báo cáo, cái này nghe đúng là bức xúc mà. Có ông ngồi uống cà phê mặc quần xàlỏn còn đập bàn nói: “Đâu chỉ có thế. Phát hiện 1 đống cơ sở vi phạm pháp luật. Ghê lắm. Còn cơ sở xử lý chất thải vẫn sử dụng hình thức chôn lấp, hay thiêu đốt. Thế mà mô hình đưa ra chứ họ đâu có làm đúng. Sai tiêu chuẩn hết còn ô nhiễm thêm. Đốt ra khí độc hại. Rồi còn xác cái đem quăng bỏ cũng trôi đi đâu. Thành chất độc hết, còn độc hơn nữa. Kiểu ấy là giết người rồi còn gì. Không có văn minh gì hết. Đừng nói dân chúng tôi không nói chuyện bằng chân tay đó. Do bọn chúng quá đáng trước.”

Thì ra là dân chúng kéo tới rồi công nhân cũng phản ánh, biểu tình luôn do ảnh hưởng tới sức khỏe của họ. Nhiều người có vấn đề về hô hấp hay bị viêm nhiễm nặng. Thế thì nguy hiểm quá rồi. Cũng may là đóng cửa mấy công xưởng vậy. Nhưng vấn đề chưa được giải quyết cứ nằm lơ lửng ở đó. Thế vẫn là thiếu nơi xử lý chất thải công nghiệp hay cơ quan môi trường. Nói chung mấy nơi còn hoạt động là vì ngành công nghiệp nhẹ. Chứ mấy nhà máy xí nghiệp sản xuất mặt hàng như vật liệu, pin, nhựa, hóa dược.. Coi như phải đóng cửa hay hoạt động 1 thời gian cũng có vấn đề thôi. Thì ra lắm lắm đề tài vậy. Biết vậy lấy đề tài môi trường ô nhiễm trong công nghiệp rồi. Nhưng cũng phải đi lấy ảnh cái đã. Nhưng lấy ảnh môi trường ô nhiễm thì không đúng đề tài cho lắm. Khùng lắm đưa 1 ảnh. Cái tôi muốn lấy là các xưởng đầy đủ cơ sở vật chất mà bị bỏ hoang hay dây chuyền sản xuất bị ngưng trệ.

Tôi cũng hỏi xung quanh đâu ra đó hết. Hỏi vài ba công nhân thì họ bức xúc lâu nay nên tuôn ào ào ra. Hỏi được vài xưởng bị đóng cửa do nguyên nhân vỡ nợ hay có vấn đề về kiện tụng. Ghê nhỉ. Cũng có giám đốc bỏ trốn. Hay các đối tác hùng hạp với nhau lừa gạt nhau rồi rút vốn. Hay có nhiều vụ mờ ám lắm. Sản phẩm có vấn đề. Hay xí nghiệp làm hàng giả hàng lậu. Ghê vậy sao? Còn có ‘xí nghiệp ma’ nữa. À, là để mấy bên lừa đảo mua mở ra làm màu để doanh nghiệp đầu tư vô cái chúng gom tiền bỏ chạy. Rồi bên đầu tư tức kiện tụng. Đâu có ai để kiện. Có bên tức còn kêu dân giang hồ tới lấy đồ đạc máy móc rồi đập phá cho bỏ tức.

“Thì đó. Cái xưởng sản xuất thiết bị nhà tắm, nhà vệ sinh đó ghê lắm. Ban đầu vô làm tôi nghi nghi rồi. Cậu biết mấy cái vòi sen hay vòi nước cho bồn tắm, bồn rửa mặt cao cấp không? Bây giờ mấy thứ đó đủ kiểu dáng còn có nhiều chức năng lắm, có đèn LED với vòi massage nữa. vòi âm trần hay âm tường. Còn chất liệu nữa, có màu vàng, màu đồng. Mấy cái hàng này cao cấp xuất khẩu qua Âu Mỹ rất được giá. Cái công ty đó mở xưởng. Thuê nhân công bọn tôi. Nhìn bề ngoài hào nhoáng lắm. Ba cái video quảng cáo đầy. Nhóm tiếp tân chọn mấy đứa gái đẹp. Còn nhà xưởng thì tang tang. Tôi cũng làm nhiều chỗ biết chứ. Ba cái lõi của thiết bị nước đó sai bét tiêu chuẩn. Cái lõi ống họ cần bắt trong tường trước hay, rồi mới bắt tay vặn nước vòi sen. Thế mà sai. Chẳng biết chủ hãng nhập hàng rác nào ở đâu. Đầu này đuôi nọ. Ruột với vỏ khác nhau. Hàng mẫu nguyên bộ chưng thì chất lượng khác. Còn vật liệu trong xưởng toàn đồ dỏm. Xi mạ thì hà tiện, mạ có 2 lớp. Rồi bày ra chỉ tiêu, sản xuất. Chứ chất lượng thành phẩm kém lắm. Chủ yếu cho đám đầu tư được dẫn vô ra coi cái hài lòng đầu tư vô thôi. Thế 1 thời gian là chúng cưỡm tiền bỏ chạy.”- Chú công nhân nói.

Trời thần ơi. Có nghe trên thị trường nhiều hàng kém chất lượng. Hàng điện hay hàng ống nước. Hay được 1 thời gian là sản phẩm chất lượng kém hẵn. Tôi nghe xưởng gần ngay đây. Có vẻ tiện sẵn lấy xưởng này làm 1 trong mấy ví dụ luôn. Ồ, cũng có ô nhiễm môi trường với chất độc hại. Nhân công lắm người bệnh hay tai nạn lao động. Đủ thứ hết. Mà website công ty giờ còn mở luôn mới ghê. Ông công nhân bảo: “Nhiều công ty vậy đó cậu. Vẫn ở đâu đó gạt người. Mở ở chỗ này rồi đóng cửa thì sang chỗ khác mở thôi, hay thay cái tên 1 tí là được. Lắm nhà đầu tư giàu quá, tìm cái này cái kia đầu tư, mất chút đỉnh tiền thôi. Qua thời gian mấy năm chúng sang tỉnh thành phố khác mở. Ma quỷ vậy đó. Mà đợt đó cũng có người chết thế rồi. Ý tôi là quản đốc công xưởng, trưởng bộ phận bán hàng với phó giám đốc đó. Ai biểu theo chúng quá. Mà ngu, được thuê làm bia thôi mà không biết chuyện gì. Chúng tôi phản ánh lên đủ thứ là sản phẩm có vấn đề hay độc hại hay nguy hiểm, mà đám đó còn bảo vệ công ty, đi sa thải công nhân. Với còn đưa ra chỉ tiêu sản xuất dữ hơn. Làm màu quá chừng. Cái vỡ ra, bọn kia bỏ trốn. Tụi đó chịu trận hết. Đám bên nhà đầu tư ngày nào cũng tới, còn công an tới. Xong đến kiện tụng. Rồi chưa gì đám giang hồ tới đập phá lấy đồ, đòi tiền thì chúng hãi. Cái có 4 người tự sát đó.”

Nghe cho biết thôi. Cái này cũng hiểm ác quá. Nghe cô bán quán nói có lắm xí nghiệp hay nhà xưởng có người chết lắm, không tai nạn lao động thì cũng bị cùng quẫn quá mà tự tử. Làm công nhân nhiều vấn đề ghê, vừa phải lao động đầu tắc mặt tối trong môi trường khép kín, nóng nực. Cơm nước thì đạm bạc. Lương thì ít, nhà cửa cũng đơn sơ. Nên đâm ra bị stress. Vãn là đi coi thực tế. Đúng là học hỏi được nhiều điều thật.

—–

Đúng là công xưởng này bị đập phá tàn canh rồi. Nhìn chung còn mới chứ cửa nẻo bị đập. Tường bị tạt sơn quá chừng. Phần bên công ty cái tên công ty trên tường đá mà còn bị đục bị khoan cho vỡ hết là biết sao rồi. Có 1 chỗ còn bị tạt xăng để đốt nữa kìa. Trông như đốt bãi đỗ xe. Có cái xe máy bị đốt. Kiểu này cháy nổ luôn. Dân giang hồ dã man thiệt. Đi vô xưởng giờ chỉ thấy rác. Eo ôi. Đúng là… Quanh khu này ô nhiễm lắm, nên chỗ này bỏ hoang người ta đem rác thải tới đổ hay sao đó. Thấy có rác công nghiệp nè. Đinh sắt hoen rỉ, các thùng sắt rỉ sét. Rồi gạch vụn, bê tông vụn. Sắt vụn từ sản xuất mà ra. Vi tính cũ. Đổ rác trái phép rồi. Thiệt tình. Chụp cũng chỉ thấy núi rác. Nên đành đi vô để chụp mấy ảnh đúng đề tài cho thấy công xưởng bỏ hoang. Mắc công dòm như chụp về vấn đề rác thải hay môi trường thôi.

Mất thời gian hơn tôi nghĩ. Xế chiều rồi. Sắp 5 giờ rưỡi. Bên trong này tối lắm. Tôi quên gọi cho 2 đứa kia hỏi chúng lấy tư liệu tới đâu rồi. Tôi gọi điện ngay cho Khoa thằng khó chịu đó. Nghe nó alô alô mãi rồi hỏi 1 tràn. Sao nó biết tôi đang ở công xưởng chứ? Hình như sóng yếu hay sao mà nó quát to nói tiếng tôi nhỏ rồi ồn quá nó chẳng nghe gì. Tôi vội đi ra chỗ mái hiên để nghe điện thoại.

“Mày… Mày… mày lấy tư liệu sao rồi? Được rồi hả…”- Tiếng thằng Khoa cứ lập đi lập lại.

Nghe âm âm sao đó nhỉ. Nhão nhẹt như bị nhiễu sóng rồi âm tầng vang ra theo lớp.

“Bên tao ổn. Tao có bài phỏng vấn rồi. Có tư liệu, địa điểm, tên công ty hãng xưởng luôn. Đang đi chụp hình đây.”- Tôi nói.

“Hả? Mày nói gì tao không nghe rõ. Mày nói to lên. Mày ở trong xưởng ồn vậy mà. Tiếng máy móc chạy ầm ầm rồi thằng cha nào quát to quá vậy? Hắn đứng cạnh mày rồi cứ hét vô điện thoại.”- Tiếng thằng Khoa nói.

Hả? Gì? Nó nói gì thế? Máy móc nào? Ai hét?

Cạnh tôi à?

Tôi quay lại dòm. Á… thì thấy.. Tôi hét lên đổ vật ra hàng hiên. Á… Một kẻ đứng sát ngay sau lưng tôi. Hắn… hắn mặc bộ đồ dơ bẩn, làn da nhám như bức tường vôi nứt nẻ. Mắt và miệng hắn đen ngòm miệng đang há ra phát ra những tiếng kỳ dị. Cứ như la mà không ra tiếng. Tay hắn giơ lên. Tôi hét la loạn xạ thụt lùi.

Ơ… có vẻ hắn không đi ra được chỗ này. Đây là chỗ hàng hiên. Khoảng sân trong kế bên xưởng. Ở ngoài này còn sáng trời. Hắn ta đi lờ đờ trong phần tối trong công xưởng. Tôi hớt hải vội gượng đứng dậy rồi nhào bỏ chạy ra sân.

Khỉ thật. Khoảng sân này bên rìa xưởng, chỉ có 1 đường. Đầu kia là núi rác rồi. Tôi cố leo lên mà toàn rác sắt vụn cứ rơi đổ xuống. Còn tường rào thì cao lại có kẽm gai ở trên. Trèo lên không được. Đi vô công xưởng là gặp ma. Lúc nãy may mà tôi đi vô rồi đi ra đây để nghe điện thoại. Nếu không thì… Tôi quay lại thấy hắn ở ngay cửa sổ kính bể. A… sợ quá. Còn 1 lối nữa… Là lối sân bên rìa này đi vô hướng công ty. Lúc nãy đứng ở cổng chính có dòm vô. Thấy như văn phòng cửa kính bể. Xong tôi mới vòng x era phía sau xưởng. Vậy là chạy ra đó rồi chạy ra cổng chính là thoát rồi. Cứ chạy ra ngoài trời có ánh sáng mặt trời là ổn. Tôi chạy ngay về hướng văn phòng công ty đó.

Chết tiệt. Khoảng sân ngoài trời tới đây là hết rồi. Có 1 lối vô văn phòng công ty chắn hết khoảng rìa sân. Cửa bị bung ra rồi. Tôi thoáng dòm vô trong lo ngại. Tôi dòm lại khu xưởng. Nhớ hình như xưởng này phía sau công ty. Trong xưởng có cửa to. Tức là từ công ty có thể đi qua lại xưởng. Rồi còn có thể dùng cái cửa ngay rìa sân này đi bọc ra ngoài cửa bên hông để vô xưởng. Tức là giờ vô công ty này thì… có lẽ con ma sẽ đi vô bằng lối cửa trong thì sao. Sợ quá… Nhưng đâu còn cách nào khác. Bãi rác chặn kín bên đầu kia. Dọn chưa được 1 góc thì tời sụp tối rồi. Lúc đó không chết mới lạ. Thôi, lao vô luôn. Chắc công ty này không to. Lắm cửa sổ hẳn bị đập bể rồi. Có thể ánh sáng ở bên hông cũng nhiều. Cứ men theo tường rồi phắng.

Tôi cấm đầu chạy vô. Mở sẵn đèn pin trên điện thoại. Vô rồi tôi chạy nép theo tường. Nhưng… Ơ… Ngạc nhiên là trong này gọn gang quá đỗi. Đèn mở sáng choang. Có nhiều cái bàn văn phòng với nhiều cái thùng cạc tông. Máy tính rồi chậu cây. Điện thoại đang reng. Tiếng đánh máy rồi tiếng nói chuyện bên trong. Ơ… văn phòng này đang hoạt động à? Thấy có bóng 1 cô nhân viên đi ngang qua cửa kính bên kia, ăn mặc đẹp còn đang nghe điện thoại, mở tủ lạnh lấy chai nước uống. Thấy có kệ chưng bày sản phẩm. Là mấy cái thiết bị phòng tắm vòi tắm. Có hẳn chỗ đứng tắm rồi bồn tắm, bồn rửa mặt để chưng bày ba cái vòi sen này lên. Còn có 1 ông mặc đồ vest đứng bậc mở kéo vòi để thử.

Tôi vội đi ngay cho rồi. kệ chỗ này đã đóng cửa hay đang hoạt động. Ở xưởng có ma mà. Bên ngoài thì hoang phế. Không lẽ công ty này mở lại rồi? Mặc kệ… Bị bắt gặp thì khó nói. Chuồn đi là vừa.

“Ê… cậu kia. Đi đâu đó? Là ai, sao vào đây?”- Tiếng 1 phụ nữ kêu to.

Tôi nghe tiếng cạch cạch của giầy cao gót. A… Bả đi tới từ đằng sau tôi. Tôi hãi hùng nuốt nước bọc cố nghĩ ra lý do. Bả tới sau lưng rồi. Tôi quay lại cấm cúi nói: “Dạ… dạ.. em.. em tới tham quan.”

“Ồ.. sao không nói sớm. Muốn đầu tư phải không. Giờ nhiều người tìm các hạng mục đầu tư. Hay bên mua hàng? Muốn đặt số lượng lớn không? Chúng tôi còn là nhà cung cấp thiết bị phòng tắm cho nhiều nhà thầu. Sản phẩm cao cấp, toàn được sử dụng trong resort và hotel. Vô coi này cậu. Để tôi kêu cô Trinh giới thiệu sản phẩm cho cậu.”- Bà đó nói.

Đó là 1 bà thoa son môi đỏ chét. Bộ vest đầm bó sát, tay áo sơ mi ống loe. Là cái cô trong văn phòng đó đi ra. Cô ta dáng cao ăn mặc điệu đà tóc uốn. Đeo đồng hồ hàng hiệu. Rồi nói cười đòi giới thiệu cho tôi sản phẩm. Tôi thì muốn phắn ngay nhưng họ giữ tôi lại.

“A.. cũng chiều rồi. Văn phòng không đóng cửa sao? Phải về thôi chứ kẹt xe đó các chị. À, cho em mượn catalog coi được rồi.”- Tôi nói.

Cả 2 dừng lại đứng nguyên. Rồi chị Trinh đó nói: “À phải ha. Catalog. Anh Lộc lấy dùm em cuốn catalog đi.”

Chị ta kêu cái ông đứng quay lưng đằng kia. Ổng như gật 1 cái rồi chúi người tìm. Tôi hơi run rồi. Cái bà đó chụp tay tôi cười nói: “Thế là cậu muốn mua sản phẩm đúng không. Coi qua mẫu mã nào cậu. Chất lượng sản phẩm của chúng tôi tuyệt hảo. Xuất khẩu không mà. Bao đối tác nước ngoài ấy. Cậu xem coi. Vòi sen này có đèn LED còn là loại gắn âm trên trần. Cứ phun xuống như mưa. Còn loại bồn tắm này là trào lưu, phải đi kèm với loại vòi tắm này.”

Tôi vội kéo tay mình lại chỉ đằng gần lối ra nói: “Ồ, có màu đen à. Trông sang quá… Còn màu vàng gold nữa. Sang đó xem thử.”

Hai bả mừng rỡ đi sang. Tôi quay đi nghe tiếng kít kít của giầy da. Xem ra ông mặc vest đó sắp tới. Tôi thấy nhợn giọng. Cố gắng giữ bình tĩnh. Tôi còn nghe tiếng cửa đang mở. Cửa từ xưởng tới đây đang mở. Ở sau tiếng máy móc ầm ầm. Khiến tôi thót cả tim. Mồ hôi tôi túa ra nhễ nhại. Tiếng giầy của bọn họ nghe đứt quãng hay rã rời. Như kéo lê trên đất. Tôi sợ quá vừa cấm cúi đi vừa nói mấy câu bang quơ như: “Chà… phòng chưng bày rộng phếch… Ơ, có cả thanh treo khăn với thanh móc quần áo. Loại này chưa thấy bao giờ. Không biết có đi nguyên bộ không? Sao nhìn hơingắn…”

Tiếng bọn họ bắt đầu nhịp nhàng trở lại tiếng cười nói giới thiệu xởi lởi. Nói nào họ kêu xưởng chỉnh lại thiết kế được. Tôi đi gần ra cửa rồi vội tập vô 1 góc nói: “Ô… hình như cái này không có đèn LED. Bậc lên được không. Rồi có thể coi trong thùng mẫu mã ra sao?”

Tôi nói bang quơ. Tôi nghe tiếng ừ tiếng ờ… Tôi sợ quá rồi. Có tiếng xe đẩy đưa thùng hàng tới. Cái ông cầm catalog còn cầm laptop rồi giơ ra. Nhưng tôi thấy tay ông ta máu không. Còn đang chạy từ cổ xuống tay nhỏ cả xuống đất. Tôi không dám dòm mặt của bọn họ nữa. Tôi cầ catalog nói: “Còn catalog giới thiệu công ty đâu.”

Nghe tiếng cười nắc nẻ thõa mãn của họ rồi tay bọn họ giơ tới chỗ tôi nói: “Đi vô coi đi cậu. Có cả phim quảng cáo.”

Á.. tôi hét lên vùng ra. Chết.. Á.. Tôi xô cả cái xe cũng mấy cái thùng đổ xuống. Ưm.. nếu là người thì xin lỗi sau vậy chứ. Á… cái thùng đổ ập xuống. Trong đó toàn là đồ rỉ sét rác phế liệu bên ngoài. Còn bọn họ trông. Hu… Tên mặt vest cái đầu như bị cháy đen thui đó. Còn hai bà đó cái đầu lủng lẳng trên cổ. Á. Tôi vùng chạy đi. Tôi lao ra ngoài cửa rồi chạy thụt mạng. Tôi thấy chúng đứng cả ở sau cửa sổ giơ tay và la hét.

Tôi chạy ào ra sau rồi lấy xe phóng đi 1 mạch. Trời sụp tối, tôi sợ chết khiếp. Đến khi chạy về phòng trọ mới yên tâm.

Hai thằng kia nghe thì chạy qua hỏi chuyện. ban đầu chúng chẳng tin đâu nhưng coi mấy tấm ảnh. Tôi lúc đó chụp ở ngoài rồi chụp ở trong có vài tấm. Bốn vong hồn đó ở cả trong ảnh. Chúng ở đó ngay từ đầu. Từ lúc tôi đèo xe đi ngang qua cổng chính. Trong bức ảnh, cửa sổ vỡ đó toàn bóng chúng. Thằng Thiên còn zoom vô. Thấy 1 khoảng trong ảnh thôi, chứ thấy rõ trong công ty đó hoang tàn, chẳng có phòng trưng bày gì hay văn phòng gì như tôi thấy. Chi thấy 1 góc đèn thì bị vỡ, tường dơ dáy bẩn thỉu.

Tôi đoán là bọn họ vẫn còn ở đó. Chắc như mấy chuyện ma dụ người rồi người ta đi lạc thấy nhà khang trang chứ thật ra là bãi tha ma vậy.

—-

Cũng tìm được tư liệu khác. Hình ảnh mấy xí nghiệp với xưởng bỏ hoang chẳng thiếu. Hỏi 1 vòng cũng ra thông tin cặn kẽ. Nộp báo cáo thầy đánh giá cao. Tôi hiểu ra là cọ xát thực tế vậy tìm hiểu ra được nhiều chuyện lắm. Thấy bao cái đề tài. Tiếc là tôi học kinh tế chứ không phải học báo chí nếu không viết về mấy vấn đề đó rồi. Môi trường, rác thải công nghiệp, vi phạm của các hãng xưởng, vấn đề chất lượng thành phẩm… hay các công ty gian dối. Tác hại… Không chỉ là đầu tư thua lỗ với thiệt hại. Nhìn chung thì lắm nơi hoang phế vậy. Có lẽ sẽ còn nhiều. Chẳng biết làm thế nào. Hy vọng sau này ra làm việc cảnh tỉnh bản thân. Bản thân phải sáng suốt. Viết báo cáo. Đúng là thu được nhiều kinh nghiệm hữu ích thật.

Thẻ:, , ,

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *