Mặt Trời Trong Giông Bão – Chương 4

0 Comments

Ở Nhà Nguyên

Nguyên đang theo chỉ dẫn của 1 người Pháp tập bắn súng săn. Mới có mấy buổi mà anh đã thành thạo rồi. Mấy thằng culi trầm trồ rồi hở chút là la toáng lên. Giờ Đà Lạt có rất nhiều bãi săn. Đây vốn là 1 hình thức giải trí phù hợp cho tầng lớp quý tộc. Dù sao thì Đà Lạt là trung tâm nghỉ dưỡng của giới quan chức ngoại quốc ở Đông Dương mà. Nhiều quan chức tới Đông Dương làm việc còn chuẩn bị cho người nhà đến đây tạm trú. Nhiều dinh thự xa hoa và những hình thức giải trí cũng như thư giãn bậc nhất. Ông François với bộ ria mép chải chuốt cười gật vỗ tay. Nguyên thì chưa hài lòng gì mấy. Anh biết bắn trúng bia cố định khác bắn trúng những con thú chạy nhanh hay bay trên trời. Anh dòm lên trời để xem có mục tiêu nào để nhắm thử không.

Để cho vui thì mấy thú vui chơi giải trí này đều có các giải đấu. Do cánh thượng lưu tự tổ chức ra để cho ai cũng tham gia và náo nhiệt 1 phen. Đều thu hút sự chú ý của cả Đà Lạt hay họ cố tình đăng lên báo để dân tình bàn luận 1 phen. Lần nào nhà ai có giải đấu Polo hay giải đấu bài Tây thì cũng đều đăng báo và dân tình bàn như thể đó là chuyện của họ. Mấy bà mấy cô thì như cổ động viên, họ sẽ kéo tới che dù ngồi xem. Hay họ hứng lên thì cũng tự tổ chức 1 cuộc thi. Như là đua thuyền… hay đánh cầu lông. Các bà các cô dĩ nhiên không phải là tay đua thuyền hay đánh cầu chứ sẽ là thuê đám tài năng tuyển thủ để thi đua đại diện cho họ. Ai cũng có thể đi xem để giải trí. Nhưng dĩ nhiên chỉ có thành phần ‘quý tộc’, quan chức. Đám người giàu xổi như ông Ba Lộc thì còn cố bỏ tiền ra mua nổi 1 cái vé hạng nhất hạng nhì bằng tiền ăn của 1 tháng của 1 gia đình. Có lắm gia đình quyền thế ở các nơi khác vì ‘giao thiệp’ tỏ ra hào hứng đi mua vé rồi đi tàu tới xem còn tham gia nhiệt tình đặt vài ‘chân’ trong mấy cái giải đấu hào nhoáng này.

Nguyên đang nghĩ có nên tham gia giải đấu săn bắn này không? Anh muốn tham gia để thử sức với lại cùng bạn bè cùng tham gia 1 nhóm sẽ vui lắm. Nhưng anh biết thế nào đám cậu ấm đó cũng giở trò hay dùng chiêu gian manh gì như mấy cái giải đấu khác thôi. Còn cái tức là ai chẳng biết chúng ăn gian thế mà vì nể mặt nhau hay nhiều kẻ nịnh nọt còn vỗ tay khen ngợi khiến chúng tự đắc thêm rồi đâm ra lần nào cũng thế thậm chí chúng còn mặt dày hơn. Nên nhiều giải không ra gì, anh mà tham gia thì mất mặt anh quá. Anh biết nhiều người có thực lực hay chơi môn này lâu rồi như ông François không hề tham gia. Thấy François khuyến khích. Anh chỉ lưỡng lự rồi thở dài nói hẳn ra là anh không tham gia đâu, cùng đám cậu ấm khác thế là mất măt anh.

François đánh giá lại Nguyên… Ông nghĩ thanh niên An Nam này có chính kiến lại là người có lòng tự tôn không như đám tầm thường trẻ tuổi háo danh hay ham chơi. Vì mấy trò chơi mà hạ thấp bản thân. Ông thấy là phải tiến cử anh chàng này với bên Toàn quyền Đông Dương rồi. Ông không muốn chính quyền của bên Pháp quốc ông thiết lập ở Đông Dương toàn những kẻ tham lam càn rỡ ham hưởng thụ hư vinh hay chỉ biết nịnh nọt chạy theo đuôi. Ông là nhà sử học, ông biết nếu chính phủ như thế sẽ gây ra sự chống đối và dù có triều đại lâu đời thế nào cũng thất bại và bị những phái cách mạng lật đổ như vua Louis 16 đó thôi. Ông cũng nhận thấy cái cảnh ở nước Việt lúc này y như thời kỳ Roccoco ở Pháp. Lộn xộn bát nháo nam nữ đua đòi theo đủ thứ lố lăng. Ông và mấy ông bạn thấy tiếc cho họ. Muốn phát triển xã hội và quốc gia thoát khỏi cảnh lạc hậu thì phải đi ‘đúng đường’.

Tuy nói không tham gia chứ Nguyên bắt đầu hứng thú với môn săn bắn này rồi. Anh thấy cái này có tính thử thách hơn là mấy cái trò luyện bài Tây với trò bida hay đá gà đua ngựa đua chó của đám công tử thiếu gia. Giờ đám công tử chọn 1 trò giải trí rồi tham gia tích cực, hay tham gia hết coi mình hợp môn nào. Mấy quý ông người Tây còn giới thiệu tới nước Việt 1 hình thức gọi là Câu Lạc Bộ, các nhóm quý ông có cùng sở thích sẽ họp mặt thường xuyên để trao đổi về sở thích của mình. Mấy bà cũng đâu có thua kém. Mấy quý bà hay mời mấy tiểu thư tới dùng trà chiều. Hay họ cùng đi dạo đi bơi thuyền hay đọc tiểu thuyết. Cái con tàu của nhà anh vốn là dùng để cho 1 số câu lạc bộ của bạn bè dùng để hội họp. Có điều chẳng biết sao từ bao giờ thành như vũ trường để nhảy đầm và tiệc tùng. Anh ban đầu không ưa còn tính bảo ông nội kêu chú út thôi ngay đi. Nhưng chú út anh kêu anh đi thử 1 lần. Anh thấy có lắm mấy quý ông hay mấy người bạn của anh tham gia. Đa phần toàn là giới trẻ. Họ thích không khí sôi động ở đó hơn là mấy cái tiệc tùng nhàm chán. Rồi đó là nơi giao lưu đủ thành phần. Nhất là nhiều thương gia từ mấy nước Đông Ấn, Thụy Sĩ, Hà Lan. Thành phần này lẻ tẻ ở nước chúng ta. Còn rất khó giao tiếp và không phải khi nào cũng có thể gặp họ. Hay có gặp họ trong tiệc ngoại giao thì theo lối cứng nhắc giao tiếp qua thông dịch. Nguyên nhận thấy có 1 nơi để vui chơi giải trí và giao lưu đủ mọi tầng lớp và dạng người thì cũng hay lắm. Anh thấy thích mấy quán trà hay quán cà phê ở Pháp lắm, nơi ai cũng có thể gặp gỡ nhau trò chuyện hay mời nhau dùng trà. Những thiếu gia như Nguyên thì anh ta nghĩ ‘các tầng lớp lao động’ là những người anh ta biết thôi, đủ ngành nghề như thương gia, tiểu thủ công nghiệp, trí thức thành thị, chứ anh ta bỏ qua 1 tầng lớp chủ đạo của nước Việt của anh là người nông dân. Âu cũng là đặc điểm của những thiếu gia được giáo dục theo lối Tây học và thiếu va chạm thực tế như anh ấy. Như 1 người nhìn ra xa ra tận chân trời chứ quên dòm xuống ngay dưới chân mình.

Nguyên và giới trí thức có tư tưởng tiến bộ của anh dĩ nhiên không phải vô cảm, họ cũng có tư tưởng cho ‘đấu tranh giai cấp’, ‘cách mạng’ và ‘chống lại sự áp bức bóc lột bất công’ lắm chứ. Nhưng đó là họ hiểu biết tư duy gói gọn trong tác phẩm Les Misérables, “Những Người Khốn Khổ” của Victor Hugo mà thôi. Đó là tác phẩm yêu thích của họ. Thanh niên tiến bộ nào cũng có 1 cuốn tiểu thuyết Những Người Khốn Khổ. Họ tâm đắc về nó lắm như những người Pháp yêu thích nó. Nhiều thanh niên còn rơi vào cái suy nghĩ lãng mạn của tiểu thuyết. Họ nghĩ đơn giản ‘bất công và bốc lột’ và ‘cần đấu tranh cho giai cấp tư sản’ là như những người công nhân không nhận được tiền công và nghèo túng, hay những người lương thiện bị tù oan hay các bản án không hơp lý. Tất cả theo như bộ tiểu thuyết này. Còn vấn đề nó có tương ứng với nước mình không thì họ chưa biết. Họ cũng chưa thể hình dung ra tình hình thực tế.

—-

Biệt thự nhà Nguyên theo kiểu Tây. Khu vườn rộng. Tất cả theo kiến trúc đối xướng nên nhìn tổng thể hài hòa không chê vào đâu được. Có 2 cái hồ 1 nhỏ, 1 lớn ở sân trước và sân sau. Từ vườn vào trong nhà nhiều đồ trang trí theo kiểu để cho chật nhà. Toàn là những món ‘quà’ tặng từ những người bạn, những vị khách. Đồ đạc trang trí thì đủ ‘thể loại’. Từ đồ cổ đến đồ hiện đại. Có thời người ta thích tặng mấy món đồ sơn son thép vàng, có thời thì thích tặng những cái đồng hồ. Do vậy có đủ thứ ở đây từ bình hoa cổ, sành sứ, các tượng mã não Trung Hoa tới những bộ ly thủy tinh, tranh sơn dầu. Từ xem qua những món đồ trang trí trong phòng khách như đi bảo tàng coi triễn lãm. Lần nào tới anh cũng thấy họ chưng thêm những món đồ trang trí mới. Giờ các nhà giàu đều chạy theo hình thức này như 1 cách để phô trương sự giàu có và thanh thế của họ. Mấy nhà giàu xổi thường thì chẳng rớ tới nổi mấy món này. Hay như ông bà Ba Lộc thì còn trố mắt thèm thuồng 1 cái dinh như thế. Mấy nhà giàu xổi bắt chước làm theo. Họ vác về đủ thứ tạp nham bình phong, đồ sơn mài, cây treo áo khoát, mấy cây dù cây gậy, mũ nón, đồ chặn giấy, mấy cái hộp thiếc, ống điếu ống tẩu, mấy cái tủ kệ để đồ trưng bày, mấy cái bàn trà nước, bộ ly tách, bộ dao nĩa, bàn thờ lớn nhỏ trên dưới, tượng ông địa, tượng Phật, tượng Chúa tượng Đức Mẹ, cây cảnh, bồn hoa chậu hoa, mấy tờ lịch, mấy bức hình của mấy cô người Mỹ người Anh người Pháp mặc áo tắm. Do họ bắt chước theo nhà Tây, nhà Tây phòng khách chưng gì thì họ bày đặt mua về rồi chưng. Rồi nhà này bắt chước nhà nọ. Nhiều tay đi buôn làm giàu nhờ mua mấy đồ tạp nham mang qua đây bán thì thể nào chẳng có đám giàu xổi tranh nhau mua. Cha nguyên làm quan Tây chứ không phải là dạng ham hưởng thụ gì. Ông ta rất bận. Người Pháp xây dựng hệ thống chính quyền mới ở đây không phải chọn mấy kẻ làm quan thối nát dốt nát hay tham lam vơ vét. Vậy chả khiến dân chúng phẫn nộ lên sao. Trái lại họ làm có hệ thống hẳn hoi, còn có giám quan giám sát để mô hình này càng hoàn thiện.

Từ tới đợi Nguyên nhưng anh chẳng buồn gì vì nhà họ ngày nào cũng mở salon. “Salon” ở đây là từ của Pháp, nghĩa là 1 nơi họp mặt của tầng lớp học giả, trí thức cùng giới nghệ sĩ với các hoạt động văn thơ âm nhạc… Hay đơn giản là 1 buổi bàn luận 1 vấn đề gì mới. Đây là hình thức của quý bà quý ông ưa thích. Từ ngồi đợi và được người làm dẫn vào phòng tham gia Salon này. Anh ta nghe tiếng hát cải lương của cô đào Bạch Lan đang nổi tiếng hiện nay. Dĩ nhiên bên các nhà quan người Việt thì họ vẫn chuộng âm nhạc của mình hơn và hiện giờ khó mà có ca sĩ hát nhạc Tây. Họ mời mấy cô đào cải lương tới hát vài bản theo kiểu ‘Đờn Ca Tài Tử’ cho ‘salon’. Cái này rất được yêu thích trong các nhà quan và tầng lớp thượng lưu hiện giờ. Nên Bạch Lan mới nổi tiếng do được nhiều nhà quan mời tới hát. Hát vài bản thì họ có máy hát và bỏ đĩa vô. Hình thức Salon ở nước ta hiện thời là vậy. Bên Tây phương thì Salon có ca sĩ hát nhạc Schubert, hay nghệ sĩ dương cầm biểu diễn các bản nhạc của Chopin… Bên nước ta thì theo lối ta. Các vị khách Tây cũng chẳng lấy làm nhàm chán, khi mà lúc nào cũng nghe dịch giả dịch lại. Nếu rảnh rỗi thì họ có thể mời mấy cô đào này đi nhảy đầm hay tháp tùng họ trong lúc họ đi sự kiện như đi tham gia giải săn bắn hay đi đấu giá 1 món vật chẳng hạn.

Từ vô ngồi nghe chứ không ưa gì. Thật ra anh rất am hiểu về cải lương chứ. Có điều lớp thanh niên tiến bộ như anh thì họ thích mấy thứ giải trí của ngoại quốc hơn. Họ cho rằng mấy tuồng tích thì hay chứ có điều đã lỗi thời rồi, mấy vở cải lương toàn vận y phục và diễn lại tuồng tích thời ‘phong kiến’ cái mà họ đang cố đả phá là đấy. Với lại cánh thanh niên thiếu nữ xuất thân thế gia, đa phần chứng kiến cảnh mấy ông bố hay cánh đàn ông trong nhà mình mê mấy cô đào hay nói về mấy cô đào. Lắm chuyện thị phi rồi lắm vụ đánh ghen dẫn tới bất hòa trong nhà và mất mặt bên ngoài thì làm sao mà họ ưa mấy cô đào cải lương được. Với lại thời này còn nặng quan niệm ‘xướng ca vô loài’. Từ thấy nhiều người nước ngoài ưa thích cải lương lắm. Anh còn nghe bảo họ còn muốn mời 1 đoàn cải lương sang Pháp biểu diễn rồi đi lưu diễn ở Pháp còn đi lưu diễn khắp Đông Dương. Bên chủ biên tòa báo nhăm nhe cái tin này, biết họ chọn đoàn nào là sẽ đăng tin cho bằng được. Giờ miền Nam không ít đoàn cải lương. Chưa gì tin đã lan truyền ra rồi khiến mấy đoàn cải lương phải hồi hộp. Ông chủ của đoàn cải lương nổi tiếng vùng Đông Nam Bộ còn cất công tới tận Đà Lạt để nghe ngóng. Còn tới quà cáp để mong ông Cực bố vợ của Ủy Viên Cộng Hòa Pháp nhắc đến tên đoàn 1 tiếng. Từ biết là mấy người bên Tây thích tìm hiểu văn hóa phương Đông lắm, như có mấy ông Tây ở Nhật đi hâm mộ bọn con ma (Geisha) đó. Anh nghe ra là cũng do 1 vở tuồng hát (à, là opera) của bên Tây, về chuyện tình của 1 ông người Tây với 1 geisha (vở opera  Madama Butterfly), nên thế là mấy ông bà Tây đi hâm mộ đám con ma. Anh cũng kể rõ đầu đuôi cho bố anh với ông chủ biên. Họ kháo nhau lần này mà cải lương của chúng ta mà thành công thì có khi 1 ông Tây nào đó sáng tác cải lương về nữ danh ca cải lương với ông tướng Tây nào không, thế là cải lương của chúng ta sẽ được hâm mộ rộng khắp cho xem. Đồn ra đầu hẻm là thành đồn tới Nam bộ luôn. Mấy cô đào thứ đào chính có cô nào mà không muốn đi Tây 1 chuyến để thành danh ở xứ Tây chứ.

—–

Bạch Lan hát sắp xong khúc Lý Phước Kiến cô tuy điệu cười ý hát diễn tả các động tác chứ cô luôn quan sát khan giả. Cô tập nghệ từ nhỏ nên không có việc cô không hài lòng với biểu diễn của mình. Cái cô lo là về khan giả. Hát ở những nơi khác nhau thì khác nhau. Người ta bảo hát ở nhà hát lớn đông khán giả có trăm cái khó, chứ cô thấy hát ở nhà quan mới khó. Đó… giờ cái khó tới rồi. Cô hát xong 1 khúc thì họ vỗ tay. Cô tính hát tiếp Long Hổ Hội… Nhưng cô thấy vị quan Tây (chỉ người Việt làm quan cho Pháp) đó vỗ tay suốt còn chưa dứt… còn vỗ lớn 3 tiếng. Ông bầu đứng gần hiểu ý rồi dòm cô lắc đầu. Thế ý là phải ngưng lại ở đó. Cô tuy diễn xướng đầy tự tin do theo nghề từ lâu chứ ‘núi cao còn có núi khác cao hơn’ mà. Đoàn cô hồi trước ở Lục Tỉnh, lúc cô 14 tuổi thì theo đoàn tìm ‘đất lành’ để chim đậu. Chứ ở Nam Bộ họ chỉ là dạng đoàn thứ, khó cạnh tranh lại các đoàn nổi tiếng lại được lòng bà con. Cô nhớ lúc đó chẳng có cơ mà lên nổi. Đoàn hát Bảo Tâm ra mắt mấy vở như ‘Bao Công Xử Án Quách Què’, hay ‘Chiêu Thành Vương’, ‘Lương Sơn Thủy Hử’, với nhất là tuồng ‘Hồ Hoàn Kiếm’. Bà con đổ đi coi nườm nượp. Bạch Lan thấy cũng may là chính quyền không cho trình diễn nữa, do họ bảo là rêu rao tư tưởng phong kiến lạc hậu, mị dân. Cô còn nghe nói họ bị bắt, hay bị quan Tây ép giải tán đoàn. Cô thẹn là mình không sánh kịp Liễu Tiên, Liễu Tâm, Thành Trường, Thái Phương của đoàn Bảo Tâm. Họ tài năng hơn lại diễn có thần xuất chúng… Lúc cô mới 10 tuổi chứng kiến cô Liễu Tiên biểu diễn ‘Hoa Mộc Lan’ với ‘Sài Quận Chúa Kén Chồng’. Cô Liễu Tiên diễn Hoa Mộc Lan giả trai bừng bừng khí thế, thay cha tòng quân, rèn luyện cung kiếm, theo đoàn quân đi ra trận đánh giặt. Rồi ‘Sài Quận Chúa Kén Chồng’ là tuồng cải lương hài, từ cái đoạn Sài quận chúa nhõng nhẽo với cha, đến đoạn quận chúa bảo cha về điều kiện chọn chồng, phải trung với vua hiếu với dân, cung kiếm lão luyện. Rồi bao kẻ hống hách cậy thế cậy quyền tới bị quận chúa ra đề, hay dạy cho bài học. Cô thấy mình đang cố gắng để được như họ.  Cô giờ theo đoàn tới Đà Lạt. Ai cũng bảo là quyết định đúng đắn. Do họ tới trước và ông bầu đi khắp nơi kết giao, nên nhiều lời mời. Rồi từ từ họ thành đoàn hát số 1 ở đây. Giờ lần nào cũng đắc khách. Bao người ái mộ. Hầu hết các cánh nhà giàu, các cậu ấm ở cái xứ này đều gởi lời mời đến cô. Nhưng Bạch Lan thấy vẫn chưa thõa mãn. Cô muốn bước lên nấc thang danh vọng. Cô muốn được như cô Liễu Tiên, tuồng nào của đoàn Bảo Tâm mà khan giả không chạy đến coi chứ, họ đứng ở ngoài rạp hát, lều chõng đủ thứ, đa số có nghe được gì do ở quá xa chứ họ kéo tới trước cổng rạp hát. Rồi khan giả họ ‘yêu thích’ các diễn viên của đoàn Bảo Tâm. Yêu thích thật sự. Nên Bạch Lan thấy danh tiếng của mình vẫn ‘chưa đủ’ là vậy. Lúc này cô vẫn chưa hiểu là cô thiếu cái gì để được như những nghệ sĩ cải lương đó. Cô từ nhỏ đã hát cải lương, cô không biết gì về chính trị xã hội cả. Nên cô vẫn ‘không hiểu’.

Bạch Lan cười để cám ơn chứ cô chú ý thấy có nhiều người chẳng thèm nghe, hay có 1 số còn ngủ gục nữa kìa. Bởi vậy nên cô muốn như nghệ sĩ đoàn Bảo Tâm. Cô nghĩ mình cần cố gắng hơn nữa. Cô cũng như bao đào hát khác muốn cái cơ hội sang Pháp lưu diễn lắm. Hát xong thì cô bị bao vây. Có vài cậu ấm xáp vào. Có mấy tên theo đuôi cô. Là mấy tên cậu ấm vô công rỗi nghề từ thập phương, nhà ai cũng giàu ruộng đất phì nhiêu hay là thương gia sản nghiệp dư thừa, được gửi tới Đà Lạt để học. Cũng có mấy tên già dê nữa. Cánh phụ nữ lườm huýt thấy rõ. Cô từ chối khóe rồi nói mình qua tiếp chuyện các phu nhân. May cho cô là cô nhanh nhẹn làm quen nhiều vị phu nhân mê cải lương. Phải theo cả 2 bên. Tìm cách không làm mích lòng ai. Nhiều nghệ sĩ không thành danh hay thành danh rồi trên đỉnh vinh quang lại rớt đài là do ‘mích lòng’ ai đó, nhất là đám quyền thế thượng lưu thế này. Nên cô muốn tìm chỗ chống lưng hay có ai bảo hộ. Cô nghĩ đoàn Bảo Tâm bị suy sụp là do không được ai chống lưng cả, còn đắc tội các quan Tây. Cô biết triều Nguyễn đang thất thế, bên quan Tây thì muốn ai cũng theo ý của họ. Cô nghĩ thế thì chống lại họ rồi chọc giận họ làm gì. Vì sinh ra trong Nam với lại theo nghiệp cải lương nên cô không thích triều đình Huế. Bởi vì họ không chuộng cải lương. Bạch Lan dòm đám cậu ấm theo đuôi cô nhanh thấy có 1 cô hầu xinh đẹp theo 1 bà phu nhân thì vội vã kéo sang. Cô chán đám cậu ấm này lắm. Làm cái nghề này thì lắm cô đào sa chân vào vòng tay của 1 cậu ấm nhà giàu nào đó để rồi mất hết sự nghiệp. Cô đào chính của đoàn cải lương của cô hồi đó có chữa rồi bị đuổi. Cậu ấm đó còn chẳng nhận là của cẩu, ruồng bỏ thẳng thừng. Vậy mà lúc theo đuổi thì săn đón ngày đêm, quà cáp rồi thề non hẹn biển. Hay có cô đào có may mắn gả vào hào môn thì sao, cũng bị mẹ chồng gia đình chồng khinh khi, còn chồng thì khi chán rồi tự động tìm cô khác. Bạch Lan chứng kiến quá nhiều rồi. Cô thấy có nhiều vị thiếu gia chẳng để mắt đến mình. Có mấy cô tiểu thư nữ sinh mới tí tuổi đầu theo chị, theo mẹ tới rồi ngồi chống cầm ngắm thiếu gia nhà này, có cô bé còn lẻn theo rình. Bà phu nhân tổ chức họp mặt hôm nay kêu cô tới chào ông cụ chủ. Cô liền chào rồi trao đổi cùng họ vài câu. Cô nghĩ thật may còn nhiều người quyền quý thích cải lương như vậy. Nhiều bà thì muốn kiếm chuyện. Cô cũng theo cách khiêm nhườn để khỏi gây xích mích. Vì phận làm đào hát mà, cô đã quen rồi. So với cái cảnh 1 đứa ăn mày ở bến đò Lục Tỉnh thì cơ hội được đứng trên sân khấu để diễn có bao khán giả đón xem là hạnh phúc lắm rồi.

—–

 Từ rủ Nguyên đi là anh ta đi liền. Nguyên thích đi tháo gỡ những vấn đề xảy ra do bất đồng văn hóa hay bất đồng ngôn ngữ của dân ta và nước ngoài. Anh nghĩ cũng do những vấn đề hiểu lầm mà xảy ra xung đột hay thậm chí là đánh nhau. Anh đi du học ở Pháp từ nhỏ. Có nhiều lúc đọc báo thấy dân Đông Dương hay dân An Nam xung đột tấn công và sát hại nhiều nhà truyền đạo, hay những người Tây ở Đông Dương. Điều này khiến anh bức xúc vô cùng. Anh sau khi ở Pháp thì sang Nhật du học, cũng là bên Pháp tiến cử và hướng dẫn anh sang Nhật để anh xem rõ mô hình 1 nước Á châu tiếp thu sự tiến bộ của thế giới, giờ Nhật Bản sắp sánh tầm đế quốc phương Tây rồi kìa. Nên anh hy vọng nước mình cũng theo mô hình của Nhật Bản hay chí ích phải biết tiếp thu sự tiến bộ. Anh là con nhà quan Tây. Dân sợ quan Tây như sợ cọp chứ nói gì mà dám lại gần để nêu ý kiến hay nói rõ khuất mắt. Như cái vụ tin đồn người Pháp uống máu là anh giờ mới nghe nên mặt anh đen thui. Rồi giờ đến vụ con ngỗng. Rồi mấy hiểu lầm lia chia giữ các bên. Anh tính đi 1 lần làm rõ ràng hết cho đám dân ta khỏi làm mình tự mất mặt vì thiếu hiểu biết nữa. Anh kêu người làm chuẩn bị xe. Nhưng anh dòm đám khách hôm nay ở salon. Thể nào cũng có nhiều vị khách quý mà ông anh sẽ phái xe đưa họ về.

“Lấy ngựa. Ta sẽ cưỡi ngựa.”

Anh kêu ngay 2 tên culi chuẩn bị ngựa. Ở Đà Lạt hiện giờ không ít những con đường dành cho mấy người cưỡi ngựa đi dạo. Mấy quý ông người Anh hay Mỹ đều giỏi cưỡi ngựa. Mấy quý ông Anh quốc thì còn từ tốn chứ mấy ông người Mỹ cowboy thì phóng ngựa rất nhanh. Còn đường xá thì chủ yếu vẫn là đường để cho xe bò kéo hay xe ngựa di chuyển mà. Nên dùng ngựa đi rất thuận tiện. Đó là cánh thượng lưu nghĩ thế, chứ là nỗi khiếp sợ của dân chúng. Mấy năm gần đây may cho dân chúng là cánh thượng lưu bắt đầu sắm xe hơi hàng loạt chứ hồi trước để đám này cưỡi ngựa hay đi xe ngựa là bao người dân bị vạ lây, bị tông trúng hay hàng gánh bị tan nát. Đám thiếu gia như Nguyên thì nghĩ có chút tai nạn thì bên họ bồi thường là được rồi. Anh cũng như đám con cháu thế gia khác chưa từng chịu khổ cực, hay không tài nào tưởng tượng nổi 1 cái hàng gánh với vài trái hồng khô, vài cái bánh tráng là cả gia tài của người ta, nuôi cho cả nhà.

Anh nghe tiếng ồn của tôi tớ ngoài cổng, họ hối hả mở cửa. Anh và Từ ra xem coi chuyện gì mà náo loạn. Họ thấy tiếng vó ngựa với ngựa hí vang. Rồi bóng 1 người phóng con ngựa trắng tới. Họ tưởng là thiếu gia nhà nào. Ai ngờ khi người đó ghìm cương ngựa họ thấy thân hình hết sức mền mại… Mái tóc được cột phía sau cái mũ beret… Người đó nhảy xuống ngựa gọn gang. Có 2 thanh niên cưỡi ngựa theo, 1 người mặc đầy ngưỡng mộ miệng cứ há hốc ra. Còn 1 thì tức vì không đuổi kịp có chút không cam lòng. Họ biết đó là tiểu thư Monique. Thoáng chốc là tôi tớ chạy vào bẩm báo. Cửa mở là cô tiểu thư này thong thả dắt ngựa qua.. Đi ngang qua 2 anh chàng. Cô chỉ gật đầu chào Nguyên nói 1 câu là tôi tới tìm ông, ông tôi để quên thuốc. Nguyên khẽ cười chứ Từ còn chưa hoàn hồn. Nguyên quắt 2 tên đầy tớ kêu mau mời tiểu thư vào. Anh nói vài câu như họ đang coi Đờn Ca Tài Tử.

Cô dòm vô trong mín môi cái vẻ bực mình cũng đáng yêu trong mắt mấy anh chàng khác dỗi nói: “Ông nội thật là, đi còn bỏ quên kính với thuốc.”

Lắm thiếu gia bị hớp hồn vì cô. Cô thấy sân vườn rộng còn xa nên lên ngựa cho nó đi tới gần lối cửa nhà mới xuống. Người ở trong nhà giờ bám hết ở cửa sổ để coi dáng vẻ của cô tiểu thư nổi danh này. Cô đi du học về nên nhiều người còn chưa biết cô. Ai cũng kinh ngạc lắm nhưng chẳng thể rời mắt khỏi. Cô mặc bộ đồ cỡi ngựa. Mấy cô tiểu thư khác từ xa trầm trồ là thiếu gia nào mà đẹp mã thế… Ông nội cô hết cả hồn. Ông ta thân hình to béo thừa cân, lại có bệnh đau dạ dày, hay ăn không tiêu nên phải mang thuốc theo. Cũng chẳng phải bệnh gì nặng nên hay quên thuốc lắm. Mấy chốc là ông hãnh diện quá chừng. Ông cũng sang Tây rồi chứ chưa gặp cô nào như cháu ông cả.

Lắm khách tưởng là công tử nào thấy là 1 tiểu thư thì mất cả vía. Hai anh chàng kia chạy theo còn gọi rối rít Monique… Cô ấy cười nói: “Thế nào, tôi thắng đúng không.”

Cái anh chàng cao hơn nói: “Tại cô có con ngựa tốt hơn tôi thôi. Bọn tôi cỡi 2 con ngựa đi tới nhà cô mất hơn 1km, cả 2 con đều mệt rồi. Còn con ngựa của cô thì mới ra khỏi chuồng. Không tính.”

Anh chàng kia thì cười trách anh này: “Thôi đi Minh, nhườn tiểu thư Monique 1 chút đi mà.”

Monique lần này tức giận hậm hực. Cô nghĩ đàn ông sao cứ luôn xem thường phụ nữ. Họ còn không biết nhận sai hay nhận thua gì. Họ còn cho rằng mình luôn hơn phụ nữ. Cái quan niệm này cần phải bị xóa bỏ. Nhất là ở Á Châu. Cô cho rằng đây chính là 1 trong những quan niệm đã lạc hậu lỗi thời làm đất nước không thể tân tiến được. Giờ bên Pháp phụ nữ có thể đi học đại học, có thể lái xe, lái tàu bay, làm báo, đánh máy, làm kế toán… tham gia nhiều ngành nghề còn đạt được thành tựu trong nhiều lĩnh vực.

Cô bực tức đi thẳng vào nhà. Sự xuất hiện của cô làm không khí xao động. Ai cũng bàn tán. Nhiều người tụm lại chỉ vì muốn biết thêm về cô. Ông của Nguyên lần đầu thấy 1 tiểu thư như thế này, còn nghe đầy tớ bảo thấy cháu mình nói chuyện với tiểu thư này trước cửa thì ông muốn rụng tim rồi. Ông có nghe bảo đám thanh niên đi du học về hay chơi chung trong 1 số nhóm do cùng tư tưởng tiến bộ hay bàn luận văn chương hay tin tức ngoài thế giới. Sao không nói sớm là có 1 tiểu thư thế này. Ông nom thấy dáng vóc thanh cảnh lại đẹp người nhìn trán là biết thông minh lắm. Đám cậu ấm thấy lạ mắt tính bu lại thì chúng hết hồn thấy cái người cưỡi ngựa đi theo liếc chúng. Anh ta đi xâm xâm vào. Hai tên culi ngạc nhiên lắm, thấy có mấy cậu ấm tính sà tới khiếp vía. Tiếng xầm xì của mấy bà nói: “Ơ, đó chẳng phải là cậu em vợ của ngài Ủy viên nước cộng hòa Pháp ở Nam Kỳ đó sao”… “trời, thật không”… “thật chứ sao không, có thấy ở 1 bữa tiệc, mà cậu ta bỏ đi nhanh quá, với ít khi đi cùng gia đình nên ít thấy lắm”… “nghe nói luôn ở Pháp, về nước hồi nào”… “nghe đâu cẩu ở Pháp được cất nhắc dữ lắm, nghe nói đích thân ngài ủy viên Alphonse gửi gắm cậu em vợ này cho đức hồng y để vào trường dòng rồi sau này sang Roma thụ phong linh mục rồi thành tổng giám mục”… “trời… thế sao”…

Lại thêm 1 vụ khuấy đảo không kém gì Monique. Bạch Lan trong đám người bàn tán. Cô dòm hết toàn cảnh, dòm cô tiểu thư đang trách ông nội mình đãng trí không giữ gìn sức khỏe kia. Monique liếc cái mâm cạnh ông nội mình cầm cái chén chè thưng với bánh da lợn, chè hạt sen, xôi nếp cẩm, bánh bèo với 1 đống tép mỡ nói: “Ồ, ông bảo đi uống trà coi cải lương. Vậy cái gì đây?”

Ông già nói: “Ông ăn chút thôi mà. Mà đâu có phải chuyện quan trọng, dạ dày ông nó yếu thì phải chịu. Chuyện của cháu mới hệ trọng. A.. là 2 vị thiếu gia này. Sao rồi? Đang đi chơi với nhau à? Vậy là sao rồi? Có phải họ rất tốt không cháu. Một người vừa hiền, 1 người vừa xuất sắc. Ai cũng tốt hết đó… Nhưng mà để ông chọn thêm vài người. Ông chọn vài người rồi bố cháu chọn… Sau đó thì…”

Monique rót ly trà: “Ê hê, ông và cháu đang ở nhà người ta đó. Đừng có làm mất mặt. Ông lo uống thuốc đi. Không phải dạ dày yếu, ông vừa ăn đậu xanh, bánh dẻo, nước dừa, chè, nước đường, xôi nếp, mỡ heo… Ăn kiểu này dạ dày nào chịu nổi.”

Cả buổi tiệc không ai che được nụ cười. Bạch Lan nghĩ ngay đến 1 chuyện. Cô nói khẽ: “Trời… thì ra tuồng ‘Sài Quận Chúa Kém Chồng’ với ‘Hoa Mộc Lan’ là có thật à nha.” Bạch Lan cũng cười vì cái lối sống sản khoái không kiểu cọ mà lại ‘chất’ của Monique. Bạch Lan nghĩ mình phải quan sát tiểu thư này mới được.

Thẻ:, , , ,

One Reply to “Mặt Trời Trong Giông Bão – Chương 4”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *