Mặt Trời Trong Giông Bão-Chương 1
Chương 1: Nhà Ba Lộc
Ông Ba Lộc đi qua đi lại sâm soi lại bộ đồ Tây. Tuy tiếc tiền hùi hụi chứ ông Uy đã bảo ông và cả nhà ông phải mặc đồ Tây đi tiệc Tây. Thằng người ở thì cầm sẵn cây gậy chờ ông. Ông cầm gậy cho quen trước. Nghe nói bên Tây nào giờ mấy “quýt’ ông quý tộc đều cầm gậy dù họ không tậc nguyền gì, hay mấy thằng thanh niên trẻ đi đâu cũng phải vác cây gậy là mođên. Ôi, ông chẳng cần hiểu chỉ biết nó mắc mà cũng phải mang là được rồi. Mà ông lại nghe nói cầm gậy đi mà không đúng cách đúng kiểu là bêu xấu, là mất hết tư cách tác phong thượng lưu. Có chết không chứ. Ông cầm đi cầm lại rồi hỏi thằng người ở coi ông cầm gậy đi đã đẹp chưa.
“Mày coi tao cầm thế nào… Được chưa? Hay phải vậy? Còn không là vậy hả?”-Ông tạo đủ dáng vẻ đưa gậy qua trái qua phải rồi chống xong đi qua lại.
“Dạ… thưa ông… cái này… hình như.. ông đi hơi nhanh… Không, vậy quá chậm… Không ông ơi, phải đi nhẹ… Không, ông phải dọng cây gậy nữa. Không, ông dộng vậy thì ai cũng nghe thấy.”-Thằng người ở loay hoay múa may giải thích.
“Thôi… mày thấy mấy ông ngoài đường cầm gậy ra sao thì mày ra đây cầm rồi chỉ ông.”-Ông Ba LỘc đưa nguyên cây gậy cho người ở bảo.
Thằng đó ra đi 1 mạch làm ông choáng váng. Điệu này tính sao? Hay là ông sang chỗ ông bạn Ăn Tôm… (À, Antoine…) Cái tên Tây khó đọc mà ông Cóc mới lấy. Cóc thì gọi là Cóc đi. Lấy tên Ăn Tôm làm gì. Cóc với Tôm cũng có gì khác nhau. Hay Tôm nôm đẹp hơn Cóc? Nhưng kệ, nhà ông Cóc này có hẳn 1 thằng học chữ Tây làm cố vấn cho ổng. Ông Ba cũng thuê 1 cố vấn mà là thằng culi có điều thằng này là culi nhà quan Tây, bao người muốn tranh thuê về nhà để làm cố vấn cho họ. Ông gọi mãi chưa thấy nó ra nên nhờ thằng người ở này giúp ông. Ông đang nghĩ chẳng biết mấy đứa con của ông bao giờ giúp ông với ông Uy đó được chứ. Ông nghe ông Uy dặn rồi vị cố vấn đáng kính Lượng nói là ông biết bọn con ông sau này tất giúp được gia đình. Thì đứa nhỏ nào chẳng muốn phụ giúp gia đình. Ông mong ngày đó lắm. Kể cả cho chúng đi học chữ Tây trường Tây tốn kém biết bao nhiêu chưa kể phải đưa đi bằng xe kéo. Mà con Lành dạo này hỏi nó cái gì nó cũng biết, đúng là con gái cưng của ông. Thằng Tí thì cái thằng trời đánh, dạo này càng ăn càng mập thây ra rồi toàn đi coi ciné với hát tuồng với đi coi người ta chơi cái gì mà đánh banh qua lại. Cái đó có gì hay nhỉ? Ông nghĩ mãi chẳng ra. Thế mà phải mua vé xem. Dạo này nhiều cái kỳ lạ họ mở ra bán vé để xem. Có cái hồ cá trong suốt cũng phải bỏ tiền ra mới vào xem được ấy. Còn đắc hơn vé xem ciné… Có đám thanh niên tới bảo là lừa đảo. Ấy thế mà tụi tổ chức bảo đâu phải coi cái hồ cá, coi mấy con cá mà. Có người chỉ ra là cá chép với cá trê thôi. Chúng thế mà bảo là coi đá cá, hay thi bơi coi con nào thắng, còn bắt đền mấy thanh niên đó làm vỡ hồ cá chết cá của họ. Mấy thanh niên đó cứng họng, còn phải bỏ tiền bồi thường. Thế mà hình thức coi cá đá dạo này nổi lên quá chừng. Thằng Tí thì nào giờ thích coi đá dế đá gà, có cá đá là nó chạy đi coi ngay, còn mua hẳn 1 con cá đá mà họ giới thiệu là kiện tướng. Vợ ông bảo thắng được tiền thiệt mà còn mua miếng heo quay thiệt ngon về, kêu ông nguôi giận đừng có cấm cản thằng Tí, thanh niên thành thị chí thú làm ăn tìm cách làm giàu với tham gia xã hội vậy thôi chứ. Ông suy nghĩ mien man mấy việc trong nhà rồi tạm gác lại đầu óc để nghĩ về mấy việc làm ăn. Ông bảo giúp việc gọi ngay cậu Cần cho ông. Giúp việc trở lại bảo cậu Cần đang gặp khách, đuổi hoài mấy người đó chẳng đi. Ông đau đầu rồi, biết vậy chẳng nhận lời buôn dầu tràm. Đáng ra ông nghĩ dầu tràm cũng thu được nguồn lợi lắm mà. Sao ở thành thị không bán được chứ? Chẳng phải nghe mấy ông thương gia bảo dầu… dầu gì đó mà… rồi họ mua than đá, than đá có thể bán cho thương gia nước ngoài, ở Nhật bọn họ còn mở cả những hòn đảo hoang đưa dân tới để khai thác mỏ than. Ông Cóc lúc đó cầm cây quạt bảo: “Thế tôi tìm cách bán than cho mấy ông thì thế nào, nhiều tỉnh đầy than ấy, mà chẳng ai khai thác, mua bán ra sao?”
Ông Ba thở dài luyến tiếc nhớ cậu Cần bảo ông mà lúc đó nhanh miệng thì khiến mấy thương gia lớn chú ý rồi, sợ mấy vị khách Nhật Bản đó sang nói chuyện ngay với ông ấy, rồi thế nào cũng làm ông Trung Úy Uy mát bụng. Ông Ba thấy khó lắm, dù sao mình cũng là dân quê, đầu óc không nhạy bén gì, giờ hy vọng sấp nhỏ chúng nối nghiệp rồi giúp ông với giúp trung úy là đủ rồi. Ông chẳng muốn vô ơn như nhà anh hai ông. Đứa con nào của ông mà như thằng Nghĩa thì ông đánh chết chứ đừng nói là từ mặt. Cũng sắp đến giỗ bố ông rồi nên chẳng thể tránh mặt nhau được.
Cậu Cần đi vù vù vào. Cậu Cần này đã học hết lớp 8 theo chương trình Pháp với gốc gác ở Đà Lạt là thành thị so với nhà ông Ba nên ông Ba hết sức tín nhiệm cho cậu ta và người em quản lý đa phần cơ nghiệp. Cậu Cần vô là nói đủ thứ việc làm ăn làm ông chóng cả mặt. Ông Ba lấy cớ bảo sang nhà ông Cóc coi đi gậy rồi có gì ở đó bàn, với mai đi ăn tiệc thì Trung Úy Uy bảo gì chúng ta làm nấy thôi, chứ mua đồn điền trồng cao su lần trước lần này chúng ta chưa làm xong sợ Trung Úy không vui. Ông thầm than khổ trong lòng, nghĩ phải đi quà cáp 1 phen rồi chứ nếu không chẳng việc gì xong hết. Ông sai người ở kêu con gái lớn của ông là Hợp đi chọn mua quà cho nhà ông Cực. Tên Cực mà sướng nhất là ông này. Con gái ông Cực này lấy Ủy Viên nước cộng hòa Pháp ở Nam Kỳ, nghĩa là nhà bên vợ của Ủy Viên cơ đó. Quen biết họ đúng là cái may mắn và diễm phúc của bên nhà ông. Do quen qua ma sơ Anna Hòa, bà là mẹ bề trên mẹ đỡ đầu cho 2 đứa con gái của ông cũng như là mẹ đỡ đầu của phu nhân Ủy Viên đó, thấy con gái ông hay qua lại với phu nhân bên ấy. Ông lấy làm quá chừng là vinh hạnh, còn ghi lòng tạt dạ cố vấn Lượng làm sao ấy, ân nghĩa này chẳng biết sao đền đáp. Ông còn sai người ở ra kêu xe kéo cho Hợp nó đi mua quà, rồi kêu thằng người ở nào đó theo tháp tùng với cầm đồ cho Hợp. Giờ nhà cửa dư giả quá trời, nhà tận mấy gian chẳng biết sao ở hết. Thì vợ chồng ông tìm thêm con ở. Ông tính trong bụng là có lẽ nên học theo nhà ông Cóc với ông Sửu, mướn hẳn mấy cô có học vô theo mấy bà vợ thất học của họ đi đây đó đỡ mất mặt, mấy phu nhân cũng có cố vấn theo sát vậy. Nhưng có lần ông đề cập làm cái bà vợ ngu dốt mà chua ngoa hay ghen đó làm ầm lên bảo ông muốn có vợ bé kiếm thêm bà nhỏ vô cửa như nhà ông Cóc với ông Sửu. Ông sợ hiểu lầm quá. Nhưng mà… Ông thở dài ngao ngán vì cái vụ bao cô đào của mình bên ngoài vỡ lỡ thì mệt. Ông cũng đâu có muốn chứ mấy ông khác cứ ép, đi may đồ rồi có cô gái giúp việc ở nhà may chuyên đo đồ, mấy ổng bảo thôi ưng đại đi. Ông Sửu còn giới thiệu qua, vốn là ở bên ông ấy mà bị đánh ghen bà hai bà ba bên ổng làm dữ đòi sống đòi chết, con cái làm mặt giận nên chuyển giao qua cho ông chủ hiệu may rồi giờ chuyển qua cho ông. Ông nhận tạm giữ dùm thôi. Với lại ông cũng quen rồi. Lần nào đi sang chỗ của làng thợ đúc, thể nào cũng có không cô bán gánh cũng có mấy bà mấy cô bám theo ông. Thằng Tí con ông dạo này lắm gái theo thấy ớn. Tuần trước còn có 1 vụ bảo nó làm con nhà người ta có chữa. Cũng trong cái làng đúc mà ra. Ông tưởng chuẩn bị đón dâu với đón cháu, ai ngờ vợ ông với con Hợp làm dữ lên đi làm cho ra lẽ, đòi cạo đầu bôi vôi, do con đó xấu lắm. Ông có lấy roi ra kêu thằng Tí con ông đứng khoanh tay rồi hỏi nó có không. Nó khoanh tay khóc nói lí nhí dạ có, con lỡ… tại nó dụ con trước. Chưa gì vợ con ông về nói 1 tràn rồi đòi lấy lại lý lẽ cho thằng Tí con ông còn mắn luôn ông làm thằng con với thằng em họ khóc, của nợ của thằng trai làng nào đó thôi. Lành con gái ông thì bảo họ khổ quá thôi, cho họ chút tiền là được rồi, nhưng mà bôi nhọ người khác là không được, phải kêu cả làng ra nói rõ mất công ảnh hưởng nhà ta. Ông cũng lờ mờ chứ vợ ông đong đỏng lên bảo rước cũng phải rước môn đăng hộ đối, với lại như con Lành bảo sẽ ảnh hưởng nhà ta, nhỡ ông Uy trách, mất mặt cả họ mà. Ông nhớ ra cũng hãi, cái vụ này tuyệt đối không được. Ông vội lên xe kéo rồi đi. Ông thấy mới ra cổng đi có 1 chút đã có 1 cái xe hơi đi ngang qua mình. Ông thấy cũng bắt đầu ham có xe hơi rồi. Giờ cả ở tỉnh nhiều nhà phú hộ với thầy cả đều sắm xe hơi rồi huống hồ là dòng họ nhà quan ở thành thị quen biết chức quyền như ông.
—-
Bà Dần đi chợ về bước xuống xe kéo. Người ở biết đã chờ sẵn ở ngoài rồi vừa xuống thì trải chiếu cho bà khỏi dơ bộ đồ với đôi hài. Phải mặc áo dài với đeo vòng kiền đi chợ. Nhưng bà quen dần rồi. Cái này là phong thái chẳng thể bỏ được. Bà cũng đã tập 1 thời gian rồi mới quen. Người ở chuẩn bị sẵn trầu, bà tay đồ thành áo bà ba sang trọng ngồi nhai trầu. Nghe người ở bảo ông chồng bà đi sang nhà ông Cóc có việc. Bà thảnh thơi vừa ngồi ăn trầu vừa chỉ vẻ đám người ở chuẩn bị cơm nước. Mai là chủ nhật gia đình theo lệ đi nhà thờ xong rồi họ sẽ đi tiệc lớn. Đồ đạc đã chuẩn bị từ 2 tuần trước chứ bà vẫn lo. Bà chẳng có đi dự tiệc do còn quá quê mùa. Nhiều bà vợ bị bỏ hẳn ở nhà. Hay nhiều bà vợ từ lớn thành nhỏ cái này bà thấy nhiều rồi. Nhiều bà bị bỏ hẳn ở quê luôn không rước lên, rồi con cái lên thành thị nhận mẹ mới. Ai hiền chứ bà không có vụ đó đâu. Người ở bẩm bà mấy vụ trong nhà ngoài cửa 1 lúc mới xong. Nghe nói sắp có người quen từ dưới quê lên mà bà rầu. Lần nào lên cũng xin tiền xin bạc. Hèn gì bà Hai Thám bảo bà cứ rước đại vài đứa cháu hay họ hàng lên đây cho chúng đi làm culi rồi tự chúng gửi tiền về nuôi dưới quê, chứ hơi đâu lo mãi. Mấy bà khác cũng làm thế. Bà Dần tính chắc làm thế cho rồi. Chứ cái bà chị con nhà chú nhà bác của bà hay mò lên than khổ cực lắm, hya xin tiền cho bà cô già quá phụ hay cho bà thím nuôi 10 đứa con ở quê. Tiền thì bà sẵn sàn chứ bà thấy sợ khi họ lên đây lắm. Nhìn mà thấy lại cảnh nghèo hồi xưa. Bà kêu người ở chuẩn bị đồ mai đi lễ. Cả nhà bà đã rửa tội để theo đạo Công giáo. Mấy đứa nhỏ thuộc loại sùng đạo công giáo lắm rồi. Tối nào cũng đọc kinh. Bà muốn đi coi cải lương cũng không được. Hôm nay có cánh cô Năm Biên Hòa tới ghé chơi. Nhà giờ giàu lên hầu như tối nào cũng có khách tới hay họ tới gặp chồng bà bàn việc rồi thể nào cũng mời họ ở lại ăn cơm, cho nên bữa nào bà cũng phải chuẩn bị cơm nước chu toàn không thể để mất mặt với thể hiện sự giàu có của gia đình. Đúng là đa phần thức ăn thừa nhiều nhưng cũng vì thế mà nhà bà lắm con ở người ở với người giúp việc. Lắm người từ quê lên xin vào các nhà giàu. Bà la con bé người ở mới là quạt mạnh tay lên, nóng quá. Con bé gầy gò chừng 9 tuổi đó vội quạt thật mạnh lên. Cỡ này trạt tuổi con gái út của bà. Cái đồng hồ ngưng chạy, bà sai nó sửa nó lắc đầu bảo chẳng dám, sợ hư. Bà tức nên sai người ta bắt nó ra nắng quỳ. Tại bà đang tức trong bụng cái vụ chồng bảo mướn cố vấn cho bà. Bà thấy nhiều bà có mấy cô cố vấn hay cả mấy anh cố vấn theo cũng ham chứ sợ thì vẫn sợ chồng bà rước 1 bà khác vào. Có trường hợp cô cố vấn học cao thành bà nhỏ của 1 ông kia kìa. Cả tỉnh đồn ầm lên. Bà nhỏ chứ còn hơn bà lớn do có học chữ Tây, nói tiếng Tây, còn biết giao tế, biết nhảy đầm. Ai chẳng biết danh gái Sài Gòn lợi hại cỡ nào. Tới đây 1 cái là đàn ông say sưa như điếu đổ. Bà với mấy bà khác nói suốt.
“Dạ bẩm bà. Không đủ đường phèn để nấu chè long nhãn ạ.”-Một người hầu lên báo.
“Mau đi mua. Mà nhớ, dặn ở dưới, cấm ăn vụng, biết Long nhãn mắc lắm không, chúng mày đứa nào dám ăn tao đánh đòn đuổi luôn.”-Bà nói
Họ vội đi. Thật ra bà không phải ác hay xấu bụng gì, chỉ là phải học theo cái uy của mấy bà lớn, vậy mới trị được từ trên xuống dưới, giữ cái nhà yên lành. Bà thế là còn hiền so với nhiều bà lớn khác. Nhiều bà ác với người làm lắm. Thời đó mấy bà hay mấy nhà giàu quyền thế thì có quyền làm ác. Nhà Ba Lộc thuộc loại hiền lành nhất nhì rồi. Chứ trong tỉnh nổi tiếng là nhà ông Phú Cao Su với ông Năm Rê. Ác độc phải biết. Tôi tớ không ai không có dấu đòn roi đầy người. Là nanh hùm thú dữ trong vùng. Giết người hay đánh chết người hay cưỡng hiếp thậm chí đốt nhà cũng có. Nhưng bọn chúng làm ăn lớn lại là các thương vụ quan trọng với quà cáp kết giao nên có ô dù khắp nơi. Hai đứa con út của bà đang đọc ê a tiếng Pháp: “Ecole’.. “Je’… “Vous… Bà bảo chúng đi ăn cơm trưa. Chưa gì là đám con gái với bạn của chúng về.
Bà vội ra kêu chúng vô ăn cơm. Thế là có 2 người của chúng vô cùng cùng 1 thằng giúp việc đi theo. Tưởng ai chứ là Duyên với Bạch bạn con gái lớn của bà. Lại thằng Bạch này. Bà thấy có chút ghét bỏ hắn. Cái tên này theo đuổi Hợp con bà chừng 2 tháng nay, giờ là phong trào thanh niên theo đuổi các cô gái mà không cô này thì xoay qua cô kia, hay theo đuổi 1 thời gian rồi thấy bóng hoa khác là vội theo. Con gái bà không ưa chứ cũng thích có cái đuôi theo. Bà nghe mấy bà khác bảo giờ nam nữ theo mô đen là thế, càng nhiều người theo thì càng chứng tỏ là tiểu thư thiên kim cao giá cỡ nào thôi. Bà ban đầu cũng thấy được chứ nghe tên này nhà trung lưu ở cái nhà nhỏ xíu còn đông anh chị em với tam đại đồng đường, cũng may bố hắn làm quản công ở nhà máy sản xuất Đường Biên Hòa ở dưới Nam, gần Sài Gòn. Anh thì làm trong sở cảnh ti. Vì thế nhà đông miệng ăn vẫn có ăn có học. Bạch là bạn học của thằng Tí nhà bà, quý tử đi học, hồi trước bà vác cái rổ mang theo con Của còn ẵm ngửa đem cơm theo ngồi xổm ngoài cửa lớp đợi, do ở quê bà đi học là quý lắm, mà bà nhớ đi học 1 cái là để thi Hương làm quan, ông bà nghĩ lên thị thành tụi nhỏ đi học là vậy, đám con gái thì chắc như ở quê bà đi học dâm ba buổi cho biết có đi học là thôi, chứ con trai mà đi học là thành quan, mấy đời mà ở quê còn nhắc đúng tên anh nào thi cử đổ đạc công danh gì, thằng Tí đọc sách rồi thi làm quan mở mày mở mặt, nên bà lo theo từng chút 1 cho con, nhớ cảnh mấy cậu đi học mặc áo dài khăn đống có thằng thư đồng xách đồ theo cầm quạt cầm dù cho cậu, nên bà phải đi chăm chú 1 phen, rồi còn đưa cơm nước cho thầy giáo để thầy dạy cho con mình giỏi. Lúc đó chồng bà được cấc nhác vô trường sĩ quan nên lúc đó bà ở nhà rảnh lại chưa biết ai ở thị thành nên bà chẳng biết đầu đuôi ất giáp gì cả. Làm đám lớp học tưởng bà người ở của cậu ấm nào. Hợp dòm thấy bà có vẻ không vui còn nháy mắt ý là đuổi khéo bà đi. Bà Dần rầu vì cái vẻ của mình còn quê mùa chân đất quá, con cái trong nhà còn thấy quê vì có người mẹ xuất thân quê mùa từng ở đợ. Cái này là nhà ông Lộc sợ nhất, sợ dân thị thành biết xuất thân mót lúa của nhà mình. Thời này lắm người giàu không có chữ nghĩa gì nên ông bà không sợ vụ mù chữ, nói được dâm ba câu tiếng Tây Bonjour hay Merci là đủ rồi, chỉ duy có cái vụ xuất thân ở tận cái vùng nghèo tới chẳng có lúa mà ăn từng không có ruộng để cày thua cả tá điền chốn Nam kỳ thì ông bà sợ lộ nhất. Cậu Bạch vội tới chào bác làm bà không vừa lòng cũng có phần đẹp ý, còn khoanh tay chào đúng cái lễ của sắp nhỏ tới nhà chào người lớn. Duyên cởi cái mũ ra mới bước tới chào. Hai đứa con gái khác của bà là Lành với Lượm cũng vừa về, khéo mà chúng gặp ngay ngoài cửa. Chưa vô tới đã nghe tiếng Lượm làm ầm lên.
“Biết thế không đi đọc sách với ăn chè cùng chị ba rồi, sao chị hai không chờ em rồi trưa cùng đi mua quà chứ.”-Lượm vừa la vừa cầm cuốn sách trút giận.
Lành vội giật lại cuốn sách. Thời này tuy lắm sách vở thiệt chứ còn quý lắm. Một cuốn sách cả hội chuyền tay nhau hay qua nhà nhau mượn. Nhà ai có vài cuốn sách in là coi như có học rồi. Còn có sách chữ Tây thuộc loại nhà trí thức học thức. Còn có cả tủ sách thì phải là nhà giàu nấc. Nên thời này lắm nhà giàu xổi coi sách là vật trưng bày. Bà Dần chả để ý gì chỉ lo săm soi Duyên. Do thành thói quen rồi, từ 7 năm trước nhà bà tới Đà Lạt, rồi Hợp con bà đi học, bà nhớ lúc đó nó khóc quá chừng, học về có bữa nào mà nó không khóc cơ chứ. Lúc đó đám nhỏ của bà đen đúa tóc tai như rễ cây, nóng tay đen xì, mặc đồ bà ba mới may đi học. Lúc đó bà cho vậy là đẹp lắm rồi, ai biết con bà đi về bảo bị trêu chọc, bạn trong lớp bảo nó dơ với nói giọng nẩu chẳng ai hiểu. Có lần con Hợp con bà được ma sơ về bùn đất còn rách tay mà nó không khóc nói cười nói quen rồi, lúc đó ai cũng sợ còn khóc to. Ra là trời mưa có 1 con cóc nhảy vào lớp học, mấy bạn bè nó sợ quá cả ma sơ cũng sợ khóc ầm lên, có mình Hợp là nhanh tay bốc con cóc quăng ra rồi bảo bạn là không sao… Có mấy cô bé quá sợ thấy tay Hợp đã cầm con cóc rồi đi lại gần chúng xô cả Hợp ra ngoài. Ông bà la Hợp 1 phen vì cái vụ bị phát hiện là trẻ quê, lớn chuyện làm cả đám sợ, sợ bị trường đuổi. Ai ngờ hôm sau cả đám trong lớp với ma sơ tới xin lỗi cả nhà ông bà. Rồi mọi việc yên ổn, mấy đứa bé thành thị thì ra lại hiếu kỳ với trẻ quê như Hợp. Trong nhà đứa nào tuy cũng có người ở là từ quê lên chứ bố mẹ chúng đều cấm chơi cùng hay nói chuyện cùng đám người ăn kẻ ở, còn dạy chúng đối xử với bọn đó ra sao. Nên thấy Hợp vừa là bạn cùng lớp vừa biết nhiều trò chơi lạ như nhảy lò cò hay banh đũa thì chúng thích chơi cùng lắm. Duyên là cô bé nhiệt tình nhất, do gia đình là nhà giáo nhiều đời, từ nhỏ đã ra dáng cô giáo rồi, mấy chị em của Hợp là học sinh đầu tiên của cô bé. Duyên tuy gia đình chỉ trung lưu chứ gia đình gia giáo coi trọng chữ nghĩa nên dù tốn kém sao cũng đưa cô vào học trường Tây, mẹ cô là con gái tiệm may, bà vú của cô là thợ may giỏi, nên quần áo cô mặc đều trong hài hòa đẹp mắt. Nhất là mấy bộ đồ kiểu Tây, hồi xưa mẹ con bà có biết gì về váy áo đâu, còn chẳng biết mặc váy ra sao, cũng nhờ Duyên với bà vú tận tình giúp đỡ. Thật ra họ chỉ dẫn tới tiệm may của gia đình bên ngoại thôi, chứ mẹ con bà nhớ mãi. Bà nghĩ trong bụng hay thôi kệ, mời luôn cậu Bạch lại ăn cơm. Cảnh ti cũng oai lắm mà, như nha sai. Thấy tuần cảnh trong thị thành ai cũng sợ 1 phép. Dân chúng còn bảo nhau là tuần cảnh như tụi thổ phỉ, hở chút là bị còng đầu vô khám. Hay đắc tội cường quyền hay người ở nhà giàu mà làm lỗi gì là họ kêu tuần cảnh tới bắt cả nhà người ta mà vô nhà lao. Nói chung tuần cảnh là tay sai chó săn của nhà giàu với có thế lực. Quân đội sĩ quan dù sao còn có kỷ luật với lại chính quyền mới xây dựng sĩ quan toàn đi làm mấy việc trọng đại sống cao không làm mấy việc nhỏ nhặt này, thế là giao xuống cho mấy cảnh ti trong thị thành hay quận huyện lo. Bà nhẩm mỗi năm cũng phải quà cáp cho sở trưởng sở cảnh ti đó chứ, thôi thì sẵn dịp hỏi cái cậu này đầu đuôi coi anh cậu làm cảnh ti cấp mấy, có quen biết ai hay không, nên mời bữa cơm cũng được. Thế mà quay qua lại chẳng thấy đám người làm đâu cho bà sai dọn cơm nên bà chạy ra chống nạnh mà quát đám người ở.
“Dạ thôi khỏi đi bác, cháu đi về liền.”-Duyên vội chạy tới nói lúc nghe bà la con ở.
“Ây kìa, cất công tới đây mà. Còn đi cả buổi. Má chẳng biết đâu đồ đạc hàng hóa gì sạch trơn. Con muốn mua chai dầu thơm cologne, đi mãi không có. Son môi với khăn lụa cũng không. May mà quen Duyên, tới tiệm may còn 1 xấp lụa Hà Đông.”-Hợp nói vội với bà Dần.
Mấy mẹ con họ xúm lại xem xấp lụa. Duyên nhìn tấm lụa mà họ xuýt xoa hơi ngần ngại. Cô tuy không theo nghiệp may của nhà ngoại chứ cũng coi như từ nhỏ coi qua rất nhiều mặt hàng vải lụa rồi. Đợt hàng lụa Hà Đông lần này và lần trước do đích thân anh họ cô, con của cậu cô đi nhập hàng về. Cô thấy hơi bất an vì sờ vào mình hàng không được mát và mịn như mọi lần. Lúc giũ còn rất sạch sẽ và thẳn thóm, mới là kỳ lạ, lụa từ Hà Đông mang tới do đường xa đợt nào cũng phải đem ra giũ ở trong nhà mát rồi treo lên cho hết nhăn nhiều khi phải giặt lại tắm lụa cho tinh tươm. Tuy người thợ may mặc biết các đợt hàng chất lượng khác nhau còn tùy thuộc vào chất lượng của tơ tằm đợt đó chứ lụa Hà Đông đâu thể thô như thế. Cô chẳng dám nghi ngờ cậu với anh họ của cô, nhưng 2 năm gần đây lúc họ tiếp quản tiệm may, thủ công thì vẫn như xưa do thợ may lành nghề vẫn ở tiệm chứ chất lượng vải thì giảm rõ rệt. Cô đang nghĩ ngợi thì 2 đứa em của Hợp kéo cô ngồi chơi cùng đọc sách truyện. Duyên có 1 em trai nhưng nó hay đau bệnh suốt ngày ở trong phòng, dạo cô quen chị em Hợp hay kéo qua nhà cô chơi, chị em Hợp lại ồn ào đủ trò, trèo cây hái mận với đi bắt chuồn chuồn cào cào, chạy rượt bắt gà, lúc đó em trai cô vui hẳn lên. Cô mong họ tới chơi nữa, do mấy năm rồi họ ít ghé quá, chỉ có Lành thi thoảng có ghé. Nhưng Duyên chẳng biết rằng là do chị em Hợp dọn tới căn nhà lớn có mái ngói này rồi với bắt kịp lối sống thị thành, đâm ra không muốn lui tới ngôi nhà còn nửa mái rơm nửa mái ngói với kế bên nhà còn có xưởng sơn mài, trước nhà có quán nước gốc cây đa ồn ào náo nhiệt đầy bà con trong phố, lại trong cái khu phố trung lưu đủ tầng lớp có cả nhiều thợ thủy công hơi ồn ào như nhà Duyên nữa.
Duyên thoáng buồn vì nhớ lại vụ nhà cậu thừa kế hiệu may gia đình. Thời đó sở hữu 1 hiệu may là ăn nên làm ra phải biết. Bên ngoại của Duyên là nhà giàu, căn nhà cổ mấy gian. Bên cậu từ đầu đã muốn 1 mình thừa kế hết. Xích mích với cậu út của Duyên, cậu út giờ xuống Sài Gòn mở hiệu may riêng. Cậu cả của Duyên không biết may đồ gì cả, chỉ quản lý mọi thứ, lại làm theo ý mình, mấy thợ may lành nghề hay chạy tới ca thán cùng mẹ Duyên lắm nên Duyên biết mọi chuyện. Nhận quá nhiều đơn hàng, để lấy tiền khách đặt hàng trước, rồi số tiền đó biến đi đâu mất, chứ không phải dùng để mua vải lụa để may đồ theo đơn hàng, trả tiền công trễ cho thợ. Giờ chất lượng vải lại có vấn đề rõ ràng nên Duyên không khỏi lo cho nhà may Vạn Hạnh. Duyên thấy cả nhà Hợp còn ca ngợi xấp vải với chuẩn bị đi tiệc, Duyên không biết có nên nói ra hay không. Duyên không dám quyết định, định sẽ hỏi ý mẹ. Duyên tuy là cô gái trẻ thị thành vào giới trí thức trẻ chứ không có chính kiến gì cho lắm, gia đình lại theo cổ học có phần phong kiến nên Duyên bên ngoài thì hướng ngoại chứ trong lòng rất hay lo và thiếu tự tin khi quyết định gì. Cô còn rất nhút nhát rụt rè, chỉ mạnh dạng với mấy người cô biết hay các cô bạn gái của mình, chứ với bên ngoài thì cô trông khép nép. Nên ra ngoài xã hội thì cô thua kém cánh con gái đồng trang lứa, hay người ta nhìn vào và bỏ qua cô do nghĩ cô là cô gái bình thường chẳng có gì đặc biệt hết. Cô dòm qua thấy Bạch đang trêu chọc Lượm. Cô tức lắm tính ra mặt cho Lượm chứ trông như Bạch chọc Lượm như anh với em gái vậy.
“Ha ha, nhóc con trốn học đi quán cà phê nè. Sẵn tới nhà hay là anh báo cho má em là em trốn học ha.”-Bạch kéo tóc Lượm nói.
A.. cái gì… Duyên bang hoàng. Cô lấp bấp từ quán cà phê trong lòng thấy choáng váng vì Lượm nó đi quán cà phê. Thời đó quán cà phê là cái gì đó ghê gớm lắm. Dân Việt hiện tại nghĩ quán cà phê là nơi dành cho đàn ông lui tới, còn phụ nữ lui tới đó thì đi cùng cánh đàn ông, cứ 1 ông Tây dẫn 1 cô đầm đi vô, hay mấy nam nữ tự nhiên trò chuyện với nhau, đi ra còn nắm tay nắm chân, hay hẹn nhau ở đó, phụ nữ vô đó là để tìm mấy ông, hay lả lướt nháy mắt. Còn mấy cô gái phục vụ ở đó chẳng biết họ tuyển ở đâu mà toàn các cô gái đẹp tân thời như tài tử minh tinh, mặc váy cổ áo tay áo các đường may đều tinh xảo, trang điểm theo lối mới, đi giầy mang vớ nhiều khi trông còn hơn cả mấy tiểu thư. Cánh công tử thị thành hay cả Tây Nguyên còn mò tới để xem mấy cô gái đẹp này, săn đón tới tấp. Đó là đại đa số dân chúng nghĩ thế về cụm từ ‘quán cà phê’, họ cũng chẳng hiểu sao cánh trí thức vô đó uống cái thứ đen đắng còn ngồi cả giờ, ngoài mấy vụ tìm đào kép hay mấy trò nam nữ với nhau. ‘Quán cà phê’ hiện thời là hình thức mới mẻ xa xỉ và quá mới để cho 1 cô gái như Duyên chưa kịp hiểu rõ.
Cô hãi hùng chạy tới chỗ Lượm nói khẽ sợ mẹ với các chị em nghe, rang khuyên giải em: “đừng có đi mấy chỗ đó nữa, đó không phải là mấy nơi tốt, có mấy kẻ không ra gì mới lui tới, có khi bọn chúng đang rình nhiều cô gái ngây thơ.”- Cô kéo tay Lượm nói còn cho Bạch 1 cái nhìn chê trách.
Bạch ngỡ ngàn nhướn mi cười thích thú. Thế là trong lòng Duyên quả quyết tên này thuộc loại Sở Khanh rồi. Bố cô hay bảo khi phân tích tác phẩm là các loại nam giới đều có cả trong truyện Kiều. Cô đỏ mặt tía tai kéo Lượm ra xa để bảo vệ khỏi mấy tên Sở Khanh.
“Chà… cô em cũng được đó, có điều không phải dạng anh thích.”-Bạch cười nói.
Duyên hét trong lòng. Lượm thì chạy lại kéo Bạch nói khẽ: “Đừng nói cho ai biết đó. Cho anh cái trứng luộc nè.”-
Lượm lấy ngay quả trứng mà người ở bưng mâm ngang qua đưa cho Bạch. Bạch cười rồi xoa đầu cô bé nói: “Bữa nào anh đi sang Nhật Bản rồi sẽ nhớ tụi em lắm.”
Duyên ngạc nhiên lắm. Lượm ngạc nhiên đến tròn mắt. Do cả đám thật ra là thân nhau từ lâu từ lúc nhà mới dọn tới chốn thị thành. Bạch cũng như Duyên từng giúp đỡ Tí rất nhiều. Lươm nước mắt rơm rớm rồi, làm Bạch cười chọc 1 phen. Nhà anh toàn anh em trai cãi nhau đánh nhau từ nhỏ đến lớn chí chóe, có ngày nào mà không có thằng đánh nhau cơ chứ. Anh nhớ Tí hồi trước đánh nhau giỏi lắm, còn cầm cành cây cũng thành Bảo Kiếm, anh nhớ kéo Tí về nhà là đánh cho 2 thằng anh của anh xấc ba xấc bấc. Còn mấy chị em tiểu thư này thì khỏi nói luôn, chúng chạy theo chơi thôi mà chúng chửi khí thế, do “đứa nào dám ăn hiếp anh (em) của tao, dám ăn hiếp anh Bạch bạn của chúng tao à” chúng còn có nghề xé áo bức tóc cào mặt và nhất là cắn 2 thằng anh của anh. Rồi chưa cần đến con chó Vàng của chúng chạy theo ra thì 2 thằng anh của anh đã chạy mất dép rồi. Lúc con chó Vàng già đó chết cả đám đều khóc. Anh cũng thích con chó Vàng mà nhà Hợp mang từ quê theo lên này lắm, anh ta thích chó có điều bố làm xa, mẹ thì hay la bảo “Mình tao lo cho mấy an hem bọn mày mệt chết rồi, còn nuôi thêm chó mèo gì, dẹp”. Chuyện cũng 5 năm trước rồi mà Bạch đứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời giữ mãi trong ký ức. Anh ta vò đầu Lượm.
“Đừng có thay đổi nha. Lúc anh về đừng có thay đổi đến nổi anh nhận không ra đó.”-Bạch cười buồn nói.
Lượm òa khóc rồi. Duyên còn 1 bụng bực tức nhưng lo dỗ Lượm. Duyên thấy tên này có vẻ có tâm sự chứ cô ác cảm lên rồi, Sở Khanh thì Sở Khanh thôi, lúc nãy cợt nhã rồi, nên cô chẳng thèm hỏi tới nữa. Bà Dần nghe Lượm khóc thì ra hỏi han. Giờ bà đổi thái độ với Bạch rồi còn hỏi tới là cháu đi du học à… Bạch thoáng buồn nhớ hình ảnh người mẹ quê mùa tận tụy thương con cần mẫn cho gia đình chẳng giờ ca thán giờ biến mất khỏi bà rồi. Bạch đội mũ lên.
“Dạ không, cháu tự đi theo tàu thôi. Nhiều người trẻ tuổi hay dân lao động ra nước ngoài bằng cách đó. Đi ra ngoại quốc cho biết thế giới với biết bản thân nhỏ bé thế nào.”-Bạch thở dài nói.
Bà Dần tỏ vẻ khinh miệt thấy rõ, bà nghĩ có nghe công nhân viên chức thì tiền bạc đủ mức trung lưu, nhưng nhà nào cũng đông con nhiều miệng ăn, thành thử ra tháng nào cũng tằn tiện. Cái này cũng như nhà của cánh làm công làm thuê cho nhà bà. Hay lo được cho đứa con này thì bỏ thí mấy đứa con khác. Cái này giống hoàn cảnh của con bé Khanh từng là bạn học của Lành. Khanh là hoa khôi trường lớp, gia đình kha khá do bố làm văn thư đánh máy, thế mà chỉ lo cho mỗi con trưởng du học, như Khanh thế mà phải bỏ học, rồi cả nhà dọn vào Sài Gòn. Rồi dạo ni bà nghe mấy bà đồn là cái Khanh đó đi hát phòng trà rồi làm lẽ cho 1 ông người Hoa giàu có lớn tuổi rồi. Chẳng biết thực hư sao, nghe nói cũng là mốt ở Sài thành giờ. Bà nghe mà rùng rợn.
Mâm ăn được dọn lên. Duyên nhìn mâm ăn quay đi nhăn cả mặt. Đây là lý do mà cô xin kiếu để về. Giờ theo trào lưu mới, hộ nhà nào cũng học theo các món Tây. Từ nhà trung lưu đã bắt đầu ăn mấy món Tây rồi chứ đừng nói hộ giàu. Họ còn thi đua mời cho được đầu bếp hay mấy anh culi phụ bếp vào nhà để nấu ăn. Học theo mấy quan Tây. Lắm quan Tây có đầu bếp riêng trong nhà. Có điều chất lượng không phải lúc nào cũng giống nhau, còn nấu kiểu nửa nạc nửa mở, Tây không ra Tây, ta không ra ta. Nguyên liệu nấu đồ Pháp đúng chuẩn rất đắc, với rất khó mua, mấy bà bếp ông bếp thì toàn tự suy diễn tự chế. Duyên trợn mắt dòm phiên bản súp hành tây Pháp theo kiểu Việt Nam. Cô dòm mấy chị em Hợp cười. Hợp thì cười khổ, còn Lượm thì nói thẳng nó chẳng ăn đâu. Bà Dần thì ăn không ngon miệng chứ thời chịu khổ cái gì cũng ăn rồi, rau dại hay gạo với sạn nên bà nhai tuốt được. Duyên đành ăn thấy súp hành Tây toàn mùi nước mắm đậm đặc nấu sệt. Bà Dần chan vô cơm ăn ngon lành. Duy chỉ có món khoai tây luộc rồi đem xào là cả đám ăn được nên ăn món đó với phần salad. Bạch thì sáng tạo ra cách là lấy salad rồi cuộn nào trứng nào đồ xào rồi chấm súp mà ăn. Cả đám làm thử theo. Thế là có 1 bữa cơm chiều vui vẻ. Duyên ở lại chơi cả buổi cùng Hợp. Cô không đi tiệc tùng gì, chứ cả nhà họ đi thì có đủ thứ việc cần chuẩn bị, họ kéo cô lại góp ý hỏi cái này cái kia. Lượm thấy Bạch ra về thì chỉ giơ tay ‘Au Revoir. À Bientot” Anh ta quay lại cười rồi giơ mũ cao chào đội lại rồi đi. Lượm chống cầm thấy mất mát gì đó. Hợp thì còn chưa nhận ra với lại do Hợp xem Bạch như em trai, như Tí vậy thôi. Lành thì dững dưng nhất, cô chỉ thích mấy nam nhân vật trong tiểu thuyết Pháp. Chỉ có Lượm là buồn buồn, nhưng cô vội quên rồi chạy đi lo chuẩn bị đi tiệc vớ xem mai trốn học ra sao. Bạch chẳng quay lại, anh thở dài 1 hơi trong ánh nắng chiều gay gắt. Anh dòm hẳn mặt trời quyết chí. Dạo này anh chạy theo mấy cô gái là vì dù sao anh cũng là 1 chàng trai trẻ lãng mạng, tính đi ra nước ngoài rồi, thế mà không có cô nào chạy theo tiễn mình với cho mình 1 cái động lực để trở về thì hơi tủi thân với thấy cô độc làm sao. Ở xã hội thay đổi chóng mặt này anh sợ mình theo cái vòng xoáy này luôn bị cuốn vào đánh mất chính mình. Ở lại là chỉ biết tìm cách làm giàu hay thăng quan tiến chức, anh không muốn thế, muốn đi xa 1 phen tìm cái hoài bão lý tưởng của tuổi trẻ.
Ghi chú: Nhân vật này và anh em của anh ta không xuất hiện trong phần giới thiệu nhân vật. họ sẽ xuất hiện trong phần giới thiệu nhân vật của phe đối địch.
>>Chương 2>>
2 Replies to “Mặt Trời Trong Giông Bão-Chương 1”