Nghề Cầu Thủ
Lời tác giả: Theo nhịp World Cup thôi. Dạo này thì thằng em tôi mở bóng đá cho nó coi trên lầu. Chứ tớ chả biết gì ráo về bóng đá hết. Nên viết có gì sai sót thì góp ý dùm nhé.
Còn tôi viết về nghề này thì mù tịt. Như mù dò đường đại khái vậy. Đại khái thì tôi có chơi 1 cái cũng gọi là thể dục thể thao đi. Chẳng biết bóng đá là sao nữa nên tôi viết theo môn tôi đang chơi. Mấy vụ ước mơ hay đan mê hay quá trình khổ luyện và nổ lực lên chuyên nghiệp hay đạt được thành tích. Tôi nghĩ có lẽ mọi bộ môn đều giống nhau điểm là ai theo đuổi cũng phải nỗ lực hết mình hay hy sinh nhiều thứ. Còn phải đối mặt với sự thất bại và thất vọng về bản thân nữa hay không đạt được ước mơ và kỳ vọng của người khác. Hay tìm nơi để tiếp tục phát triển và theo đuổi bộ môn. Nhất là đối mặt với tuổi tác. Nên cứ viết theo đó. Nói thế chứ không theo chuyên nghiệp hay không đá banh nên không biết có đúng không ta?
Không biết sao nữa. Bản thân thấy đoạn cuối chưa tốt.
—000–
Tôi thức dậy từ 5 giờ sáng rồi bỏ mọi thứ cần cho 1 ngày vào balô. Không biết cái khăn đã giặt chưa. Ngửi thử xem. Hôi rình. Vậy là chưa. Còn vớ. Cũng chưa giặt. Chiếc này chiếc khác. Chịu. Hình như còn 1 đôi hôm nọ nhét hẳn vô đôi giầy. Phải rồi. Tôi tìm dưới gầm giường thì thấy đôi giầy cũ. Vậy là có vớ. Còn salonpas với túi chườm. Đủ rồi. Thiếu thì trong tủ cá nhân còn… Nhưng còn tiền. Tôi lục cái túi. Hết mấy cái cũng chỉ còn khoảng 2 trăm ngàn. Đủ 1 ngày là được.
Nhìn qua thằng Quang thấy nó ngủ ngáy ngon lành. Có lẽ nên gọi nó 1 tiếng. Tôi vỗ mông nó nói: ‘Ê, Quang. Tập chạy buổi sáng nè. Muốn chạy cùng không?”
Nó ngáy ngủ trùm mền lăn 1 cái phát ra giọng như tiếng rên nói: “Thôi bác ơi. Đã bảo bác chạy 1 mình đi. Đừng kêu em. Tập chạy thì… ư ứ… Em tập chạy trong gờ rim (gym) được rồi. Với chả phải ngày tập của em mà. Tập tuần 5 ngày thôi chứ bác. Còn 2 ngày cho em nướng đi bác ơi.”
Nghe nó nói thì vui tai chứ ai theo nghề này lên chuyên nghiệp rồi mà nghe thì nóng máu mà. Tôi chống nạnh thở đều hòa để đỡ tức chứ để đánh nó mạnh tay quá thì mất tình cảm. Tôi vỗ mông nó chát chát nói: “Thằng nào muốn hết ngồi ghế dự bị, thằng nào muốn vào đội hình chính thức. Với nhắm thành chân tiền vệ cánh phải hả? “
Nó ư ứ giơ chân chứ chẳng nhấc mông nổi nói: “Thì em. Thôi… bác cứ tập trước. Cho em vài phút rồi em chuẩn bị rồi ra.”
Hừm.. vậy mới được. Tôi vội lượm vài món để ngổn ngan trong phòng lên cho đỡ tốn chỗ với đi đạp té. Phòng của 2 huynh đệ chúng tôi rất nhỏ. Mà phải nói như cái chuồng heo luôn rồi. Thì toàn dân bỏ xứ đi theo con đường chuyên nghiệp. Theo câu lạc bộ thôi. Câu lạc bộ ở đâu thì ở đó. Bất kể vùng miền gì cũng tới nơi. Ý tôi là sống theo câu lạc bộ thôi. Còn phải theo các giải đấu, chia bảng rồi bảng đấu đi tới đâu để thi đấu nữa. Quê thì Tết về. Cũng thi thoảng có về chứ. Gọi điện thì suốt. Bố với anh em tôi đều là dân mê bóng đá. Thì có ai mà không mê bóng đá kia chứ. Mỗi lần gọi điện là cả tiếng đồng hồ. Vậy là vui rồi.
Phòng ốc bừa bãi lắm. Theo dạng ký túc xá. Cơ sở vật chất của câu lạc bộ này thì rất nghèo. Có phòng ở là may rồi. Với lại được chơi chuyên nghiệp. Mà cầu thủ chúng tôi thì chỉ cần sân bãi, nơi tập luyện, vậy là mừng rồi. Còn mấy chỗ ở thì sao cũng được. Ký túc xá này chỉ có mấy phòng. Có vỏn vẹn 30 cầu thủ với 1 huấn luyện viên và vài trợ lý. Phòng ốc thì như phòng trọ sinh viên. Nhưng mà khác tụi sinh viên. Sinh viên thì trọ phòng mang ít vật dụng theo, rồi chủ yếu là sách tập học. Còn bọn tôi ở đây sống trong này luôn. Đồ đạc ai nấy cũng nhiều lắm. Đủ thứ từ vi tính đến máy hát karaoke và mấy đồ lặt vật kể hoài không hết. Còn mấy cái đồ tập nữa. Đồ tập thì cũ mèn với bị rách. Tôi lượm cái áo tập bị rách chỗ nách lúc gập bụng. Chà… còn mới mà bỏ thì tiếc quá. Định để bữa nào rảnh ngồi đơm vá lại, thế mà quên do bận quá. Giờ đồ tập mắc lắm. CLB cung cấp vài món cơ bản trên sân thôi. Chứ phần khác thì cầu thủ tự lo bằng lương cứng. CLB eo hẹp, cầu thủ càng eo hẹp hơn. CLB này thì năm nào chẳng thiếu kinh phí hoạt động. Có năm vì thiếu kinh phí mà vắng mặt hẳn ở giải đấu. Chà… thì đây mới là CLB hạng 3 thôi. Và đang cố tranh suất trong giải đấu Hạng ba quốc gia. Mỗi năm chỉ có 2 đội thắng giải Hạng ba để thăng lên hạng Hai quốc gia. Rồi để năm sau có thể chiến đấu ở giải hạng Hai rồi nếu thắng thì lên hạng Nhất quốc gia. Đội chúng tôi còn bị kẹt ở giải hạng Ba này. Năm tôi mới gia nhập thì xém thắng cơ đó. Nên ai cũng ấp ủ niềm tin và nổ lực không ngừng. Nhưng 3 năm rồi. Có lẽ như huấn luyện viên Đặng nói do năm thiếu kinh phí, không được thi đấu. Cầu thủ nào cũng mất hết ý chí, hay mất niềm tin tự thuyên chuyển đi. Lúc tập hợp lại thì cần thời gian. Đội hình hiện giờ còn nhiều thiếu sót. Huấn luyện viên tìm thêm nhiều tân binh mới để bổ sung. Nhưng tôi thì thấy cứ rời rạt thế nào đó. Hy vọng qua quá trình tập luyện thì đội ăn ý hơn.
Đi qua phòng của ba cái đứa tân binh. Thấy ngủ mà mở nhạc rất to. Tối nào cũng linh đình quá mà. Lần này tụi nó không dẫn đám người lạ với mấy đứa con gái về là may rồi. Trợ lý huấn luyện viên là anh Kỳ thì dễ lắm. Ảnh bảo do tụi nó còn trẻ với mới chuyển tới nơi khác qua nên buồn chán, tụ tập bạn bè rồi uống bia coi đá banh thôi có hơi ồn ào. Có 1 tân binh được săn đón lắm. Từ giải trẻ mà lên. Mới tập huấn từ nước ngoài về, được báo chí trong tỉnh phỏng vấn suốt. Do hụt hặch với CLB cũ, trong 1 trận mà bị thổi còi, rồi sao đó mà bất mãn với án phạt của CLB nên bỏ đi. Mới tới CLB này. Cậu Thắng này hơi kiêu, nhưng có tài năng. Còn trẻ nên dẻo dai, phản xạ rất tốt. Bị cướp bóng hay bị qua mặt là cậu ta rất nhanh cướp lại bóng. Hay dễ dàng tạt bóng đi. Có điều lối chơi hơi thô bạo. Với lại còn chưa hợp tác ăn ý trong đội hình. Cũng là cái lỗi của đa số tân binh. Chứ tương lai lắm. Năm nay bảo đảm là chân sút chủ lực của đội.
Tôi vươn vai khởi động trước khi chạy. Con đường còn thênh thang mà. Nhiều đứa như thằng Quang thích tập trong gym chứ tôi thấy vẫn phải tập chạy trên đường trường hơn. Còn phải dậy sớm hay tập vào các khung giờ khác nhau. Thi đấu nhiều khi vào các giờ khác nhau chứ không phải là sáng đúng 8 hay 9 giờ là bắt đầu trận đấu. Rồi lỡ ra nước ngoài thi đấu giao hữu thì sao. Kinh nghiệm xương máu đó. Hồi đó tôi ở giải U-17 có qua Thái Lan với Phillipin thi đấu rồi. Không tập huấn thì cũng đấu giao hữu. Nhiều khi không quen giờ giấc và thời tiết rất dễ ảnh hưởng. Nên tôi bất kể là thời điểm nào cũng rang sức tập. Phải để cho cơ thể làm quen với các khung giờ và điều kiện thay đổi. Ngày nghỉ thì tập nhẹ, hay cùng huấn luyện viên nghiêncứu đội hình chiến thuật. Coi video phân tích. Nhưng tuyệt đối không được coi quá lâu hay thức khuya. Ảnh hưởng thị giác lắm. Còn tuyệt đối tránh xa rượu với thuốc lá. Lâu lâu có tiệc chung vui thì mức tối đa của tôi là nửa lon bia hay 1 ly rượu thôi không hơn.
Tôi chạy băng băng trên lề đường. Buổi sáng sớm đường vắng lắm. Tôi chạy tạt vào đầu hẻm. Ở đây là nơi mà ngày nào tôi cũng chạy qua. Cô bán hàng đang nướng thịt dòm tôi cười nói:
“Chào cậu cầu thủ. Xong ngay đây. Con mau cắt bánh mì ra. Bánh mì bò nướng 1 phần đặc biệt.”
Mấy người đang mở hàng cũng cười chào cậu cầu thủ. Ở đây ngay sát đường chính. Bữa sáng học sinh đi học, rồi người đi làm sớm đều đi ngang qua để ăn sáng. Họ mở hàng quán rất sớm, bán rất đắt. Giờ bắt đầu mở hàng chứ chừng chút nữa là bán không kịp luôn. Bác bán bánh cuốn dòm tôi hờn trách nói: “Thế bao giờ cháu ghé hàng cô ăn mở hàng giúp đây? Bánh cuốn trán tay của cô ngon nhất đấy. Cô làm nhân rất béo. Bánh cống thì giòn rụm, nhiều người tới mua bánh cống của cô ăn không đó. Thế mà cháu 1 tháng mới ghé 1 lần. Cô tính rẻ cho mà. Dẫn cả đội ra ăn. Như tháng trước phải vui không?”
Tôi cười trừ tì chân lên bậc thềm gập người qua trái phải nói: “Dạ, cháu…”
Ông chồng phụ bán hàng dọn chén dĩa nói: “Cái bà này. Đàn bà chẳng biết gì. Bánh cuốn ăn khó no lắm. Với lại toàn bột bánh, mấy cậu này cần ăn chật đạm với 1 bữa sáng chắc bụng mới có sức luyện tập. Thịt mỡ trong nhân với bánh chiên, dầu mỡ hại lắm. Cầu thủ họ khác người bình thường. Là đội bóng của tỉnh ta. Có phương pháp tập luyện rồi bài bản hẳn hoi. À, cậu cầu thủ kệ bả. Tại chúng tôi mở hàng buổi sáng khó đón các cậu. Ăn sáng cần năng lượng mà… Không sao, bữa nào cứ ghé tới nhà tôi. Tối cũng được. Tôi kêu bả làm 1 phần đặc biệt đãi các cậu. Ăn khuya chắc không sao. Mấy đứa con nhà tôi đều hâm mộ bóng đá. Cả xóm này đều là cổ động viên của đội mà. Thế lịch thi đấu tháng sau thế nào? Chưa nghe nói gì hết. Có đấu giao hữu không?”
Phải nói trong lòng tôi vui lắm. Tôi vội trò chuyện với họ vài câu trong khi ăn nửa ổ bánh mì. Tôi cười nói: “Dạ… điều kiện hơi khó nên chưa được. Chứ thứ 6 này trong clb có chia 2 đội để thi đấu. Nhưng chắc… hơi chán…”
Ông bác giật mình trố mắt nói: “Ôi trời. Thế thì phải tới coi rồi. Để tôi kêu mấy ông bạn tới coi. Thế là tới lúc đấu để chọn đội hình đá chính thức cho giải đấu sắp tới rồi phải không? Cố lên nhé cháu. Này bà, bà cắt cây chả bò cho cậu cầu thủ đi. Cắt nhiều vào.”
Tôi chợt thấy căng thẳng. Đúng như bác ấy nói đó, đến lúc thi đấu để giành suất đi tham dự giải đấu rồi. Theo luật chỉ có 25 cầu thủ được đăng ký tham gia giải. Còn lại thì… không biết sao nữa. Năm trước với năm trước tôi đều được chọn. Có điều năm trước phong độ không tốt, cộng thêm tuổi lớn rồi. Tôi hiện là cầu thủ lớn tuổi nhất đội. 35 tuổi rồi. À, tháng sau thì 36 tuổi. Nhiều cầu thủ độ tuổi này hay trước đó vài năm đã về vườn rồi. Năm nay chắc là năm cuối của tôi rồi. Năm cuối trong cái nghề cầu thủ bóng đá. Trong đội tụi nó quen cứ gọi ‘bác bác’ vậy. Tôi thật ra thấy rất buồn lòng. Sắp phải giải nghệ thật rồi. Hết mùa giải này là hết. Còn có mấy tháng nữa thôi.
Tôi ráng chạy thật nhanh để khỏi suy nghĩ nữa. Thầy huấn luyện viên đầu tiên của tôi từng nói là ‘các em lên chuyên nghiệp thì trong đầu lúc nào cũng phải nghĩ về trận đấu, làm sao để đội của mình giành chiến thắng, và chỉ được nghĩ thế thôi. Ra sân thì em không được là em nữa mà là 1 cầu thủ, chuyện của em thì em cần quên đi, tập trung vào trận đấu. Hay lúc luyện tập gian khổ chỉ cần nghĩ về ước mơ và động lực để các em quyết tâm. Thì thế nào cũng vượt qua và thành công.’
Tôi tâm đắc mấy lời dạy của thầy huấn luyện lắm. Hồi đó tôi mới 13, lần đầu tham gia đội tuyển thiếu niên. Mỗi lời dạy của thầy huấn luyện tôi khắc sâu trong trí nhớ đấy. Cũng là mấy năm đầu tôi chập chững vào nghề cầu thủ này. Lúc đó cứ như là mơ vậy. Nhà tôi hay tất cả những người tôi biết chẳng ai theo con đường vận động viên cả. Tôi nhớ tôi lúc đó là 1 đứa mê bóng đá đến phát cuồng. Tôi còn bảo mọi người là quà sinh nhật tôi chẳng cần gì ngoài bóng hay giầy hay áo cầu thủ thôi đâu. Những năm đó chưa có điều kiện như hiện giờ. Ba cái đồ thể thao cũng dỏm thôi, đồ nylon, giặt cái rút hay bị bay màu ấy. Chứ tôi quý lắm. Tôi nhớ tôi miệt mài khổ luyện. Lúc đó có biết bài bản gì đâu, tự tập thôi. Có điều con trai thì đứa nào chả mê đá banh. Trong xóm rủ nhau đi đá banh hoài. Nhiều cái vui lắm. Như coi tivi thấy trận đấu không hay cái rủ nhau ra sân mà đá. Chia đội hình rồi sắm vai, đội này vai đội Brazil, đội kia vai đội Pháp. Rồi thế mà chiến. Nhiều thằng chẳng có giầy hay đá hồi nóng quá tháo giầy ra luôn mà đá. Ờ… tôi nhớ hồi đó mình chơi… dở lắm. Chẳng ai ngờ đâu là cầu thủ như tôi hồi nhỏ lại chơi giở. Chứ tôi nhớ hồi đó mình ốm lại nhỏ con, chạy không lại ai. Hồi mấy anh đi đá banh thì tôi chạy theo, rồi xin lượm banh. Sau rồi coi tivi hay đọc truyện tranh, thấy cầu thủ trong đó tập sao thì bắt chước tập theo. Để mấy ống lon ra đất rồi dẫn banh chạy. Rồi cứ sút vô tường. Cứ vậy đó. Rồi dạo đó lớn được chút bắt đầu kéo tụi bạn lập đội chơi. Bố ban đầu la dữ lắm, hay chạy đi tìm tôi xách tai về bắt học. Sau rồi không thấy bố la nữa. Chẳng biết từ lúc nào mà tôi có nhiều quà là trái banh hay đôi giầy đinh đúng chuẩn lắm. Cũng chẳng biết từ lúc nào bố bắt đầu chở tôi đi coi đá banh. Là các giải thực thụ cơ đó. Còn hay chở tôi tới mấy nhà thi đấu tìm người trong đội tuyển. Nhà tôi đâu ai chơi thể thao nên chẳng biết vào đội bóng là thế nào. Chắc là bố và chú vất vả đi hỏi mọi nơi. Xong rồi trong tỉnh Bình Dương có mấy đội bóng đá thiếu niên mới nổi lên. Bố tới xin cho tôi tham gia. Tôi nhớ lúc đó bố chở tôi đi 2 tiếng đồng hồ tới đó. Tôi nhớ ngồi sau lưng bố, bố cứ cười hai khóe mắt nhăn cả lại bảo: “Không sao. Được hay không được cũng không sao. Dạo này báo đài nói họ rụt rịt mở thêm 1 học viện bóng đá như học viện bóng đá Hoàng Anh Giai Lai đó. Tổ chức thi tuyển 2 năm 1 lần, rồi độ tuổi từ 12 đến 14. Con còn 2 năm nữa. Tha hồ. Từ từ ha con. Rồi bữa nào bố lên đó thử coi thế nào. Con đừng lo, đừng nghe mẹ con nói nhiều. Bố nhất định lo cho con theo nghiệp cầu thủ được mà. Sau này con ra sân, trận nào bố cũng tới cỗ vũ.”
Tôi vừa chạy vừa thấy mắt mình chảy ra rất nhiều nước nên tôi tựa đầu vào thân cây. Định nghĩ về động lực thôi mà. Tôi lấy bắp tay chặn ở cả 2 mắt. Bắp tay ướt sũng cả rồi. Bố giờ lớn tuổi rồi, chứ hồi trước trận nào tôi đấu ông cũng đi cổ động cả. Giờ thì ít, nhưng những trận quan trọng ông đều có mặt. Lần nào gặp ông thì đều thấy ông già đi. Còn lời hứa của tôi với ông thì chưa cái nào thực hiện được cả. Nào hứa vào đội rồi thắng cúp quốc gia, rồi được chọn vô đội tuyển quốc gia, hay hứa cùng đội tuyển đi tham dự SeaGame hay tham dự vòng loại World Cup. Rốt cuộc chẳng tới đâu cả. Tôi vẫn ở lưng chừng núi leo mãi leo không tới cái đỉnh nào, đã vậy còn sắp bị rớt xuống rồi. Rớt xuống thì chẳng biết tới đâu. Giải nghệ thì không biết làm gì. Nào giờ tôi chỉ biết có bóng đá.
Ngẫm mà còn thấy bi quan hơn nên tôi tiếp tục chạy. Chạy thiệt nhanh cho khỏi xuống tinh thần. Phải nâng tinh thần lên. Nỗ lực hết mình. Trọng tài chưa thổi còi mà, nghĩa là còn thời gian làm bàn. Ý niệm của tôi là vậy đó, nên mới chống chọi được tới chừng này. Tôi chạy tới sân cỏ. Phải tập trên sân mới thấy phấn chấn. Sắp tới là trận đấu quan trọng. Giành 1 chân trong đội hình thi đấu cho giải Hạng Ba quốc gia cái đã. Còn tận 1 mùa giải cho mình cố gắng kia mà. Ráng lên. Cầu thủ là những người tràn đầy năng lượng và luôn lạc quan mới đúng chứ. Vì còn có bao người cổ vũ mà. Đúng rồi. Bố và cả nhà, thêm bạn bè. Rồi cả mấy cô bác đó nữa. Tôi chạy qua thấy nhiều đứa học sinh đi học trố mắt nhìn mình hay reo lên. Chà… nhớ hồi xưa của mình quá. Phải rồi. Còn rất nhiều cổ động viên và các fan hâm mộ bóng đá. Tiếng hộ sẽ reo hò nếu đội tuyển thắng. Tôi phải nhớ cảm giác ghi bàn và khi mà tiếng hò reo, rồi chạy và hét lên trong sự mừng rỡ. Rồi những cái ôm, những tiếng cỗ vũ. Trái tim lúc đó như vỡ òa ra, còn toàn thân thì như được tấm trong hào quang của mặt trời vậy. Là cảm giác vinh quang. Tôi thấy mình chạy nhanh hơn, hơi thở cũng mạnh mẽ hơn khi nghĩ về những điều tuyệt vời đó.
—–
Tới giờ tập luyện thì ai cũng có mặt đông đủ. Có lúc thì vắng vài người, hay có việc thì cần về nhà. Trong CLB không cấm. Có điều gần đến mùa giải thì phải tập hợp đông đủ và lịch huấn luyện gắt gao. Chúng tôi vừa xếp hàng vừa dẫn bóng qua chướng ngại vật rồi sút vào khung thành. Khởi động rồi thì bài ban đầu tập nhẹ nhàng vậy.
Tôi nhắm rồi sút. Do hụt hơi nên đá chệch khung thành. Bóng ra hẳn ngoài. Khỉ thật. Canh thế nào mà đá không chính xác. Tiếng của Thắng phía sau lưng tôi cười rồ lên nói: “Trời ơi. Vậy mà cũng hụt. Thế mà bác tốn thì giờ canh chuẩn tưởng ra 1 cú điệu nghệ lắm. Ai ngờ… Mất thì giờ. Kiểu này là phạm lỗi việt vị rồi. Bác già rồi nên kém hẳn đi. Ha ha.. thôi, bác ra lẹ cho cháu nhờ.”
Tôi chạy ra hẳn sân theo lượm banh rồi ném vào sân cho mấy đứa tiếp. Cậu ta nhỏ tiếng nói sau lưng tôi, chẳng ai nghe. Có nghe thì họ cũng nghĩ nói đùa. Chứ với tôi thì như xát muối vào tim vậy. Thắng đá 1 cú rất nhanh gọn. Thủ môn chưa kịp lao về luôn. Bóng văng hẳn vào lưới. Huấn luyện viên Dũng vỗ tay nói: “Rất tốt. Năm trái đều trúng lưới. Người kế.”
Tôi chạy ra sau hàng để theo thứ tự đá tiếp. Đúng là lớn tuổi rồi, không thể bằng lớp trẻ. Tụi nó còn có thể tiến bộ, chứ tôi thì giữ để không bị thụt lùi cũng khó rồi. Hôm nay mấy người trong ban huấn luyện đều có mặt đầy đủ. Lúc tới sân đang tập căng cơ gập bụng thì mới hay hôm nay có nhiều nhà tài trợ tiềm năng tới tham quan. Thế là anh em cầu thủ trong đội đến đông đủ cả. Ban huấn luyện rồi giám đốc có mặt hết. Việc này rất quan trọng, CLB toàn dựa vào tài trợ thôi nếu không làm sao duy trì. Có nhà tài trợ thì duy trì mới nổi, rồi mới có lịch tập huấn, lịch thi đấu hay trang thiết bị. Nếu không thì không có gì cả. Còn bị giải thể. Hồi mấy năm trước CLB ở tỉnh miền Trung mà tôi tham gia đột ngột bị giải thể. Phải 1 năm sau mới tìm được CLB khác.
Tiếng giám đốc Danh cười rất vui dẫn mấy người đi coi CLB còn giới thiệu khắp nơi. Tuy nói là phải tập trung thể hiện cho họ thấy chứ ai cũng nao nao trong lòng hết. Tương lai của đội là ở đây mà. Thằng Quang với mấy cậu dự bị được sai chạy vội tới mua nước và đủ thứ bánh trái để thiết đãi. Cũng biết họ chẳng them ăn đâu nhưng để cho xôm, cho họ có thiện cảm. Giờ tới huấn luyện viên cũng tới giới thiệu với họ về đội bóng. Có 1 ông nói cười suốt, có vẻ là fan hâm mộ bóng đá nên có hy vọng rồi. Còn có 2 người mặt khó đâm đâm. Miễn sao đừng như lần trước, có đám con đại gia tới còn ra sân thử để chụp hình đăng lấy le. Anh em chúng tôi phải chịu thiệt để bọn đó đá vô đá ra vài cú, còn đứng phơi nắng để đám đó chỉnh tư thế. Có mấy đứa con gái nhà giàu quái gở lắm, còn đòi đưa siêu xe vào sân, bắt chúng tôi nâng nó lên để chụp ảnh sexy. Xong rồi tức cái là chẳng có tài trợ gì. Huấn luyện viên tức giận lắm còn la bảo lần sau đừng dẫn thứ như thế tới.
Cậu Hùng thủ môn ra nhặt banh thở dài nói khẽ với tôi: “Không biết lần này thứ gì lại tới đây. Giám đốc thiệt tình, cứ suốt ngày dẫn hết người này tới người kia tới. Cũng con nhà giàu mà. Thiệt tình. Nghe thành tích toàn ‘từng là’ nào cầu thủ nào đội tuyển trẻ của Danh rồi từng ra nước ngoài học rồi tập theo đội tuyển nào đó bên Brazil. Tôi nghĩ cũng như đám con đại gia lần trước thôi, tới mấy CLB rồi chụp ảnh. Hay tham gia cho có vài ba hôm. Có điều thầy huấn luyện tin tưởng Danh, cái gì thầy ấy cũng bảo để Danh lo, để Danh tính. Để coi lần này thế nào. Giờ bóng đá thương mại hóa quá đi.”
Tôi biết trong đội nhiều người bất mãn anh Danh chứ tôi thì thấy anh ta hết mình lắm. CLB duy trì cũng nhờ anh ta. Tụi trong đội chắc không biết chứ tôi lớn tuổi lại từng trải qua nhiều CLB nên biết rõ. Anh ta cười nói vậy chứ tôi biết anh ta đâu đầu tìm nhà tài trợ. Không nói ra chứ thế này thì hẳn là CLB gặp khó khăn lắm rồi. Mới tìm đủ thứ từ lãnh đạo trong tỉnh đến các doanh nghiệp trong tỉnh. Có vài ông ra sân coi. Tôi nghe 1 ông nói:
“Nói thật chứ chúng tôi không muốn tài trợ cho CLB bóng đá này tí nào. Trong tỉnh đâu phải không có CLB hạng Hai. Còn đang nóng giải hạng nhất V.League 2. Tài trợ cho đội đâu quảng cáo được hình ảnh của công ty và doanh nghiệp.”
Ai cũng nghe hết cả. Không phải lần đầu nghe mấy câu này. Giám đốc cười nói: “Làm gì có. Trong tỉnh ai cũng quan tâm về bóng đá. Giải hạng Ba chứ đều có đăng tin. Fan hâm mộ bóng đá rất nhiều, họ đều thuộc nằm lòng các tên đội bóng. Chưa kể CLB chúng ta thắng nhiều đội hạng Ba và đoạt giải thì…”
“Đấy. Cậu cũng nói là ‘nếu’. Giải năm nay có được không thế? Năm trước chỉ thắng có vài trận rồi thua. Năm nay sợ đội các cậu cũng chả tới đâu. Ông coi… tôi thấy công ty chúng ta đừng tài trợ đội bóng này làm gì. Thích tài trợ cho đội bóng đá thì cứ tài trợ cho đội bóng đá nữ ấy. Ôi dào, mấy đội bóng đá nữ thì dạo này đang được quan tâm lắm. Thấy báo chí lui tới hoài, còn phỏng vấn sâu về quá trình tập luyện rồi sân bãi cho các em thế nào. Đủ biết truyền thông đang quan tâm tới bóng đá nữ. Ông nhớ có năm bóng đá nữ thành tích tốt quá không, như bùng nổ vậy. Còn mấy năm thành tích không tốt thì truyền thông cũng quan tâm, là tại sao mà họ thi đấu không tốt. Nói chung bên đó chắc ăn hơn.”- Cái ông bên cạnh vừa hút thuốc vừa nói vừa chỉ tay.
Tôi nghe mà tức cả ngực. Kiểu này thì không ổn rồi. Thấy họ chỉ đi coi cho biết thôi chứ không mặn mà gì. Nhưng có 1 tên cứ lảng vảng. Là ai thế nhỉ? Giám đốc nào mà trẻ quá vậy? Hắn còn chạy ra sân coi nữa. Ra cũng có hiểu biết. Hắn tự giới thiệu còn hỏi về tình hình thi đấu. Trợ lý của huấn luyện viên còn đưa lịch thi đấu giải hạng Ba cho hắn coi. Hắn cứ hỏi về đội này đội kia. Kèo trên kèo dưới gì đó. Thiệt là… Fan mê bóng đá cứ mùa giải thì nhiều người chơi cá độ. Ở ngoài họ cá độ với nhau, trong mấy chú bác hay mấy nhân viên công sở cá với nhau cho vui. Nhưng… Thấy tên này lăn xăn vậy thì không chừng là cá lớn tiền bạc rồi chứ không phải chỉ cá cho vui cùng bạn bè đâu. Hắn còn ghi chép lại. Anh trợ lý huấn luyện viên tên Văn này thì nhiệt tình lắm do nói trúng đề tài với ảnh muốn thu hút nhà tài trợ nên nói tuốt hết ra, cả thông tin cá nhân của cầu thủ và huấn luyện viên các đội khác, hay tin trong nội bộ cũng nói. Tôi thấy không được nên chạy qua coi nhắc 1 tiếng.
“À… Anh theo lịch thì đến giờ tập chuyền bóng và cản bóng rồi. Huấn luyện viên có vẻ bận rồi, anh ra giúp bọn em chỉ đạo.”- Tôi cắt ngang kịp thời.
Anh Văn vội nói: “Ừm. Để anh ra…”
Tên đó bộ dạng vui vẻ còn bắt tay tôi tự giới thiệu hắn tên Sinh. Trời. Hắn như bắt được tôi, hỏi tới tấp. Còn kêu anh này anh nọ ngọt xớt làm như quen lâu lắm rồi. Bộ hắn thích vị trí Hậu vệ vậy sao.
“Anh là hậu vệ cơ à? Trời, em mê các hậu vệ quét lắm. Chơi ngay trước mặt thủ môn ngay trước khung thành còn gì. Anh tên gì? Quê đâu thế? Bữa nào hẹn ra gặp mặt.”- Hắn còn chụp tay tôi tôi dúi cho tờ danh thiếp.
Giật mình. Thấy mắt tên này có vẻ gì xảo quệt với tinh toán lắm. Tôi vội chạy ra sân tập tiếp. Người giàu mà chơi cá độ hẳn là cá nhiều lắm. Thấy hắn đi qua lại rồi thôi. Không phải tôi không ưa gì dân cá độ. Cá độ cho vui vì yêu thích thì không sao. Chứ mấy người vì tiền thì ghê lắm. Hồi trước có 1 trận tôi tham gia mà đội thua, có gã leo vào la hét chửi bới còn ném đồ vào cầu thủ bọn tôi. Lúc đó tôi mới lần thứ 2 ra sân nên sợ lắm, bị ám ảnh luôn. Không phải sợ vì bị quăng đồ vào đầu hay bị chửi ‘mày có biết đá không, làm tao thua mất bao nhiêu tiền’. Mà là mới ra trận mà thua thì cứ nghĩ là lỗi của mình. Lúc đó tôi còn trẻ khóc quá chừng là khóc. Tôi nhớ bố đón tôi về, bố vô tận nơi để đón. Còn xin huấn luyện viên cho tôi cơ hội nữa. Trận sau thì thắng nên mới đỡ. Sau này thi đấu cũng hay gặp mấy cổ động viên kỳ lắm, hay họ ngoài đường chê cầu thủ Việt Nam với đánh giá sai hay thậm chí mấy người lên youtube bình luận, chê giải này giải nọ. Làm cầu thủ chúng tôi mất nhuệ khí và áp lực. Giờ thi thoảng nghĩ lại tôi còn thấy ám ảnh mấy fan hâm mộ bóng đá như vậy. Có lẽ cầu thủ sợ nhất là thua và fan.
Ai cũng lo trên sân tập thể hiện. Thằng Quang chạy ra sân rồi chạy rất nhanh. Bắt đầu rồi… Tập trung nào. Chỉ có mấy người khách tới coi thôi, họ là ai cũng thế. Phải làm hết sức mình trong bài tập. Chuyền bóng tập phải chạy rất nhiều. Mỗi người giữ trái bóng, chạy rồi chuyền cho người khác. Còn đội còn lại thì tập cản phá. Đây là bài quan trọng nhất theo tôi thấy. Tuần sau là đấu tập rồi, để chọn cầu thủ vào đội hình tham dự giải. Tuy 30 lấy 25 thì chỉ có 5 đứa bị loại. Chứ lớn tuổi như tôi hay mấy thằng non kinh nghiệm, ít thành tích như thằng Quang, thằng Hiếu thì rất dễ bị loại. Ai cũng thành đối thủ với nhau. Tôi tự vào đội cản phá để tập. Vị trí hậu vệ của tôi thì chủ yếu là cản phá. Phải thể hiện thật tốt lúc thi đấu. Tôi quan sát các vị trí. Hử… Hình như có ai đứng ngoài kia coi. Bên ngoài hàng rào có người thì phải. Cái hàng rào cũ kỹ rỉ sét. Có dạo mưa gió sao mà hàng rào bị đổ mất 1 khúc. Cái dựng tạm lên lại. Cũng cầu thủ chúng tôi làm thôi. Chắc người đi ngang qua hiếu kỳ vô coi đội tập luyện. Thi thoảng cũng có mấy đứa học sinh chạy tới. Lâu lâu tôi còn cho chúng vào coi. Nhưng lần này hình như là 1 bác già. Chà… nhìn xa giống bố tôi quá. Có điều thấy ông ta ướt sũng lưng cứ gù gù, chân còn bị lệch 1 bên. Chắc là mấy người lượm ve chai hay ăn mày rồi. Tôi đạp trúng cái ổ gà trên sân. Chết tiệt, sân bãi dạo này tệ quá. Chẳng còn mấy đám cỏ. CLB thiếu kinh phí cải tạo sân bãi. Đáng lẽ phải cải tạo sân định kỳ. Chứ giờ kinh phí eo hẹp quá. Rồi.. bắt đầu rồi. Tiếng còi vang lên.
—–
Thằng Hiếu nằm dài trên cái ghế xếp xoa bắp đùi. Tôi cũng giúp nó xoa. Hồi nãy hang quá mà. Đứa nào cũng đau với ê ẩm cả người. Thằng Quang tiếc đứt ruột chai xịt giảm đau của nó mà phải mang ra. Mấy thứ cấp cứu với giảm đau này đều mắc tiền. Cầu thủ chúng tôi nhìn vậy chứ hay đau nhứt với chấn thương lắm. Tôi nói: “Lần sau chú mày khởi động kỹ vào. Còn phải tập các bài tập giãn để có độ dẻo nữa.”
Thằng Hiếu bậc dạy ôm bắp chân nói: “Đau dây chằng với cơ bắp đùi quá. Em cũng tập mà.. có điều cầu thủ bóng đá đâu cần tập dẻo như mấy bà mấy cô chi.”
Tôi đánh lưng nó bằng cái khăn nói: “Dốt. Tập độ dẻo quan trọng lắm đó. Thì đây, chú mày không chịu tập ép dẻo giờ mới xoạt chân cắt bóng là bị rách bó cơ đùi. Coi chừng nghiêm trọng đó. Đừng xme thường quá.”
Nó hết hồn nói: “Thế có sao không bác?”
Tôi nhún vai nói: “Để 2 hay 3 hôm rồi xem sao. Mà có đau lắm không? Tao thấy còn đi lại được thì chưa bị nặng. Tạm thời tập nhẹ.”
Có mấy thằng khác lo uống nước tang lực với vitamin với sữa. Uống quá có thằng ói kìa. Tụi này thiệt tình. Phòng đã hôi rồi đó. Hùng cầm hộp sữa chạy tới hỏi tôi nói: “Bác cho em hỏi. Cái này là bạn em nó gửi cho. Sữa này ở nước ngoài gọi là Muscle Milk để tang cường cơ bắp. Mình uống cái này thay sữa được không? Giờ nhiều vận động viên uống lắm.”
Thằng Quang chạy ào tới như đứa trẻ thấy đồ chơi mới chộp hộp sữa nói: “Trời ơi. Cơ bắp trên hình phi thường quá. Phải mua ngay mới được.”
Tôi giật lấy coi rồi lắc đầu nói: “Tụi mày là cầu thủ bóng đá. Cơ bắp phần trên thế này làm gì? Chơi bóng bầu dục hay thể hình sao? Cơ bắp cho dữ vô rồi chậm chạp đó. Vừa uống protein rồi thêm cái này nữa thì tiêu. Còn cả đám đừng uống nước tang lực nhiều quá. Mấy cái đó uống vào thì khỏe lên chứ sau đó thì mệt xuống sức nhanh. Nhiều caffeine lắm.”
Cả đám ồ lên. Thằng Đạt nói: “Bác giỏi ghê ấy. Cứ như bác sĩ.”
Tôi dán băng cho đầu gối đang ê ẩm thầm nghĩ chẳng giỏi gì. Tại tôi từng bị chấn thương cứ đi gặp bác sĩ hoài nên rành lắm. Hồi trước bị chấn thương xong bị thanh lý hợp đồng. Thấy đời bi kịch lắm. Sau đó phải điều trị 1 năm. Còn tưởng giải nghệ rồi chứ may mà trở lại được. Có CLB này nhận. Cầu thủ thì chấn thương là việc bình thường. Tôi còn may mắn hơn khối cầu thủ. Nhiều người chơi giỏi mà bị chấn thương rất nặng phải giải nghệ.
Huấn luyện viên vô còn cầm tờ giấy. Danh cũng vô. Anh ta khoanh tay tươi cười. Cả đám chưa kịp nói gì thì huấn luyện viên nói: “Giờ tôi đọc danh sách tham dự giải…”
Hả? Cả đám bậc dậy cùng la hả. Trời.. Thằng Trung nói: “Hả? Sao nhanh vậy? Mới thi đấu xong mà… Không phải mới…”
“Ôi. Các cậu sao tôi còn không rõ à? Nhiều việc. Tôi với cậu Danh đã có quyết định từ trước rồi. Phải nhanh chứ, giải đấu tới nơi rồi.”- Huấn luyện viên nói.
Ngực tôi phập phồng. Lần nào cũng căng thẳng. Năm nay mà không được thì…
—-
Tôi mừng đến nổi tối ngủ không nổi luôn. Sáng dậy hơi uể oải chứ chạy 1 hơi thấy toàn thân nhẹ lâng lâng ấy. Tôi báo về nhà ngay chứ không thấy ai nghe điện thoại. Tối gọi mà cũng không ai nghe mấy. Chắc bố mẹ tới nhà anh hay chị tôi chơi chăng? Nhiều khi mẹ qua giữ giùm mấy đứa cháu. Bố thấy buồn nên qua luôn. Tôi chạy tới sân tập rất sớm.
Rồi… giờ mới bắt đầu. Không thể xao lãng. Giải cố cho giải hạng Ba này. Huấn luyện viên chào tôi rồi kêu tôi vô phòng. Tôi hơi lo. Không lẽ đổi lại. Tôi đi vô. Ông ấy đưa tôi bảng hợp đồng nói: “Cậu coi qua trước. Đây là hợp đồng dự kiến. Định để sau chứ cậu tới sớm thì đưa luôn.”
Ơ… May thiệt… Tôi vội cầm lấy. Tính ký luôn chứ trông thấy số tiền lương thì. Một tháng có 1 triệu rưỡi. Tôi trợn mắt lên vì con số. Nhìn lên huấn luyện viên. Ông ấy làm mặt là khổ lắm thở dài nói: “Tôi biết… biết là cậu sẽ phản ứng vậy mà. Cậu Danh thấy khó xử nên nhờ tôi. Chứ… Chà… biết là không đủ tiền ăn nữa. CLB đang gặp khó khăn. Mùa giải tới sẽ tốn rất nhiều tiền. Giờ chưa có thêm nhà tài trợ nên đành…”
“Nhưng mà… giờ…”- Tay tôi thả bản hợp đồng xuống… không biết nói gì.
Huấn luyện viên nói: “Cậu có thể suy nghĩ… Cứ cố gắng hết mình. Biết đâu có chuyển biến. Hay cố qua giải này, chúng ta mà giành được chiến thắng thì sẽ có nhà tài trợ. Lúc đó lương ai cũng thêm… Nhất định không phải là con số này. Tôi đưa cho cầu thủ xem để thêm động lực. Cùng giúp đội bóng. Vậy đi… cứ suy nghĩ.”
Tôi gật nhẹ rồi cầm tờ hợp đồng đi. Chà… Tuy nói là thế chứ.. Dù có thêm cũng không đủ sống. Nhiều cầu thủ giải nghệ cũng thêm cái nguyên nhân cơm áo gạo tiền này. Được thi đấu thì là điều tuyệt vời chứ thực tế thì tiền sinh hoạt không có. Tôi buồn rầu lắm, kiểu này thì lại phải sống nhờ tiền gia đình. Ba mươi mấy tuổi rồi, thế mà cứ phải… Không biết ăn nói ra sao. Giờ đã được tham gia thi đấu rồi đó chứ thực tế thì sống sao với đồng lương cầu thủ hạng Ba đây? Đây là nghiệt ngã của ngề. Những người theo đuổi niềm đan mê thì họ không có tiền. Tôi thở dài mệt mỏi. Thấy sức nặng đè nặng trên vai. Tôi ra sân mà thấy khoảng không tĩnh mịch quá. Giầy cũ lắm rồi. Không có tiền mua đôi khác. Hy vọng trước trận khai mạc CLB phát giầy mới dùm. Không biết có kịp không. Giầy mới cần thời gian để làm quen.
Tôi thoáng lại thấy bóng người tới coi. Chà… lại cái ông đó nữa. Thiệt lạ. Dạo này thấy ông ta hoài. Đang nhìn hướng này à? Ở đây đâu có ai. Tôi nhìn về mấy hướng khác rồi nhìn lại thì không thấy bóng ông ta nữa. Kỳ dị thiệt.
—-
Tôi gọi điện thoại về nhà để báo tin mừng là được tham gia thi đấu. Phải gọi tới nhà chị chứ gọi về nhà bố mẹ chưa thấy ai bắt máy. Tôi nói 1 tràn là được tham gia thi đấu rồi. Chị tôi vẫn thái độ cộc lốc: “Vụ gì?”
“Chị báo bố mẹ với anh hộ em. Em được tham gia thi đấu ở giải hạng Ba rồi. Lịch thi đấu thì họ sắp đăng. Nhưng để em gửi về cho bố coi. Rồi bố…”- Tôi nói.
Nghe đầu dây bên kia chị ấy chẳng nói gì chứ chị ấy phát ra mấy tiếng bực tức chậc lưỡi. Chị tôi giống mẹ nên hay cằn nhằn lắm. Nhưng…
“Em.. dạo này hơi kẹt. Nên chị… nếu không được thì em nhờ anh giúp cũng được. Bố đâu…”- Tôi nói.
Chị tôi bắt đầu nói gằn giọng: “Hừm.. tao tức quá or6ì. Bố dặn tao không được nhắn cho mày chứ… Mày gọi về, không hỏi thăm được ai hết. Chỉ toàn ba cái bóng đá của mày. Rồi mượn tiền. Mày chẳng biết gì cả, cứ suốt ngày bóng đá. Có được ích lợi gì?”
Tôi biết chị ấy cáu kỉnh nên không muốn nghe định cúp máy thì… chị tôi nói to nhưng giọng chị ấy run rẩy kỳ lạ lắm như khóc vậy: “Mày… hức.. sao mày vô tâm vậy? Mày còn kêu bố đi coi bóng đá của mày. Có mùa giải gì đó cả nhà đi coi mà mày ngồi dự bị suốt. Làm bố buồn. Bố cố công lắm mà không biết sao? Gần 70 tuổi rồi… Vậy mà còn phải đi làm, còn kêu bọn tao phải giúp đỡ mày. Hồi trước bố mẹ còn 1 căn nhà nữa. Thế mà bán để chữa cái chấn thương của mày. Nếu giữ lại thì giờ có tiền chữa cho bố rồi. Tất cả vì mày hết. Mày có biết… bố… bố bị bệnh tim ngất đi. Cả nhà lo buồn lắm. Mẹ ở hẳn trong bệnh viện. Tao…”
TÔi vừa nghe thì chạy về ngay. Tôi chỉ kịp xin phép huấn luyện viên rồi chộp lấy balô rồi chạy về nhà. Bố…
—-
Trở lại thì trong đội ai cũng hỏi thăm. Cũng phải trở lại ngay, thi đấu mà. Tôi nhớ hình ảnh bố nằm trên giường bệnh. Già hẳn đi, má hớp cả lại. Bố chỉ hỏi tôi sao, có được tham gia thi đấu. Tôi bảo có là bố mừng cười vui lắm. Rồi bố bảo tôi về đội ngay, bố ổn. Anh tôi thì không có mặt do lo chạy tiền chữa trị cho bố. Nghe nói chỉ cần đặt máy trợ tim là ổn. Chi phí máy tạo nhịp tim 2 buồng đến hơn 60 triệu. Còn phải phẫu thuật gấp. Giờ tiền bệnh viện, tiền thuốc đã rất nhiều rồi. Tôi không biết làm sao. Đành mượn trong đội. Tụi thằng Thắng thì dửng dưng. Thắng nói: “Thôi, em có tiền thì cho gái chứ cho bác làm gì. Mà khuyên bác cần tiền thì nghỉ làm cầu thủ đi cho rồi, tìm nghề gì dễ sống ấy. Chứ bác ở lại đội thì cũng vậy thôi. Nghe qua lương bổng của bác kém lắm. Chắc CLB cố tình trả thế để bác biết là mình không có giá trị gì. Họ cho đúng giá thôi. Để bác thấy mà tự hiểu, rồi tự rút lui. Bố bác ốm có phải bố em ốm đâu. Sắp lâm trận mà bác bỏ về mấy hôm làm lộn xộn cả lên. Huấn luyện viên chả biết nghĩ gì cho bác vô. Thằng Mỹ chơi hay hơn bác nhiều.”
Hùng la nói: “Ê, mày nói gì đó. Mày ức vì thằng bạn mày chẳng được vào thì đừng nói chuyện kiểu đó với người ta chứ.”
Tôi vội cản Hùng. Chứ nói qua nói lại vậy làm ảnh hưởng tinh thần đồng đội lắm. Hùng kéo tôi ra nói: “Bác đi với bọn em. Ra quán ăn, sáng thấy bác không dám ăn sáng nữa. Còn tập hùng hục. Bình tĩnh lại đi. Đâu cũng còn có cách mà. Em còn 2 triệu. Cho bác mượn xoay sở.”
Tôi đi theo cả bọn. Ai cũng vỗ vai tôi kêu tôi cố gắng. Chứ lòng dạ tôi rối bời. Cả ở cạnh bố tôi cũng không làm được. Chị tôi không phải la sai. Nào giờ tôi là gánh nặng. Tôi rửa mặt thấy mình trong gương thật tệ hại. Một cầu thủ tồi, 1 đứa con bất hiếu.
—–
Cả đám ăn uống xong rồi nên đi. Lúc nãy ai cũng động viên tôi hết. Tôi viện cớ ngồi lại. Tại thấy tiệm ăn họ dán cái tờ giấy tuyển nhân viên làm buổi tối. Làm vài tiếng không chừng cũng kiếm được tiền thuốc men cho bố. Đỡ được đồng nào hay đồng đó. Thế mà đi hỏi chủ quán thấy không ổn. Làm hết các buổi tối còn không được nghỉ ngang, từ 4 giờ tới 10 giờ tối. Thôi… Đành vậy.
Tôi thất thuể ra ngoài thì có tiếng gọi tôi. Tôi quay lại thấy là Sinh, cái tên tới CLB dạo trước. Hắn cầm 1 ly nước uống rồi đi ra vẻ sành điệu lắm vỗ vai tôi. Mặt hắn cái vẻ cảm thông giả tạo lắm còn nói: “Em ngồi ở bàn kia, nên nghe chuyện của bác cả rồi. Bệnh tim cần mổ thì tốn kém phải biết. Anh đang chạy tiền cực ghê, sắp thi đấu rồi mà. Hay để em giúp cho anh.”
Tôi tính đẩy hắn ra chứ nghe hắn nói. Trong lòng tôi giãn ra. Như sắp chết đuối có phao cứu sinh vậy. Tôi chụp lấy hắn nói: “Có thật không? Cậu là giám đốc cho vay à? Tôi… cần gấp rất nhiều tiền.”
Hắn bá vai tôi cố tình kéo tôi ra ngoài đường rồi đi tới chỗ để xe trông như sợ trong quán đông người ta nghe được. Hắn nói: “Ôi, làm gì có. Em sao dám cho bác vay. Bác chả cần vay mượn gì hay đi làm cho khổ công đâu. Em có vụ làm ăn này cần bác hợp tác thôi. Dễ dàng, nhanh chóng.”
Tôi thấy nghi lắm. Cái kiểu này. Tôi khoát tay hắn ra rồi nói: “Cậu đừng đùa. Tôi không rảnh giỡn. Bố tôi bệnh. Nếu cậu có tiền thì tôi vay. Khi nào có tiền tôi trả.”
“Thế làm sao bác có tiền? Em cũng biết lương cầu thủ bèo bọt. Có thắng thì cũng thế. Đội này tài chính tệ. Đâu được thưởng nóng như mấy đội bóng khác. Với lại trông như CLB sắp giải thể tới nơi rồi ấy. Bác cố sức cũng chẳng ích gì. Theo em đi. Thiệt ra em mở công ty…”
“Thôi, tôi không theo cậu đi làm công ty đâu. Mấy cái cậu nghĩ chẳng quan trọng chứ với cầu thủ chúng tôi thì quan trọng lắm. Còn chưa có tiếng còi kết thúc mà.”- Tôi nói.
Hắn cười nói: “Thì em có kêu bác làm công ty à? Có cách kiếm tiền. Làm cho em là làm cái khác cơ. Thiệt ra công ty em là… Bác có biết cá độ không… Công ty em coi thế chứ nhiều hình thức lắm. Nhiều nhất là cá độ bóng đá… Bác… giúp em… trận đầu ra quân gặp Cảng Cửa Lò đó. Bác để bên đội ấy vô ít nhất 2 trái được không?”
Hả? Tôi kinh ngạc rồi sốc. Lần này tôi khoát thẳng tay còn đẩy hắn mạnh ra. Tên này… làm ba cái đường dây cá độ. Tôi có nghe có đường dây cá độ bóng đá rất lớn. Tôi tưởng chúng chỉ tổ chức cá độ chứ không ngờ chúng còn kêu cầu thủ bán độ nữa.
Hắn bị tôi đẩy ngã vào thân cây chứ miệng vẫn cười toe toét nói: “Bác nghĩ đi nhé. Nghĩ kỹ giùm. Chỉ có cách đó là có tiền nhanh. Bác muốn vài chục triệu mà. Em sẵn sang lắm. 2 trái là đủ. 20 triệu hay là… em cho giá làm quen 25 triệu. Rồi trận tiếp cứ thế mà bán độ cho em… Cỡ 3 hay 4 trận là bác dư sức ôm đủ tiền rồi. Bác tin tưởng nơi em, em không quỵt đâu. Em là dân làm ăn mà.”
Tôi giận đến run người. Tôi tính báo cảnh sát. Tôi nghe tiếng hắn cười phía sau lưng nói: “CLB của bác sắp giải tán thiệt mà. Giải này cũng đâu có phần thắng mà lên hạng gì. Cái bữa đi tham quan CLB em còn thấy đám cầu thủ trẻ xấc láo với bác. CLB của bác thì bạc đãi cầu thủ quá. Nhìn cơ sở vật chất thấy ớn. Cũng biết cái gì cũng do cầu thủ gồng gánh. Bác lớn tuổi rồi, năm nay là năm cuối. Bác suy nghĩ kỹ đi. Năm cuối rồi, hết là trắng tay. Sau này làm gì sống nổi. Còn không nhanh tranh thủ kiếm tiền để cho tương lai với lo cho gia đình à?”
Tôi định đi rồi mà chân tôi cứng đơ ra. Không được… Tuyệt đối không được. Hắn chạy tới bên cạnh tôi nói: “Bác nghĩ gì nữa. Đồng ý cho rồi.”
Tôi đẩy hắn đi nói: “Nhưng chuyện thắng là vinh quang cho cả đội. Vinh quang của bóng đá. Mày… cút đi. Đội bóng này.. là tập thể…”
Hắn nói: “Hừm.. bác tự lo cho mình đi. Có ai giúp được bác đâu. Tập thể hay đồng đội gì? Bác lo thì ai lo cho bác. Mà bác nghĩ vớ vẩn gì. Cầu thủ các bác thì không chơi CLB này thì theo CLB khác, mấy thằng trong đội bác còn trẻ mà. Chứ bác là năm cuối rồi. Chúng thì bay nhảy đi đâu chả được. CLB này sắp tiêu rồi. Tiêu rồi thì ai còn vinh quang hay chiến thắng được mấy phút vinh quang chứ?”
Ơ… Hắn.. nói có phần đúng. Tụi kia còn nhiều năm nữa. Cũng còn nhiều cơ hội cho chúng. Còn tôi thì… Tên Sinh lượn lờ nói: “Đám kia đâu giúp bác gì. Bác phải nghĩ cho bố chứ.”
Bố… Lòng tôi đau đớn quặn thắt. Nhớ hình ảnh bố nằm trên giường bệnh đầu kê gối cố nhìn qua tôi cười nói: “Bố không sao. Nay mai ra viện ấy mà. Mổ xẻ gì chứ? Bố thấy mình còn khỏe, lâu lâu chóng mặt chút thôi. “
Tôi ôm mắt bậc khóc. Nghiến chặtrăng chứ vẫn không kiềm nổi nước mắt. Sinh vỗ vai tôi cười nói: “Quyết định thế nhé. Để em lo.”
—–
Tôi nghe bên tai tiếng hét. Tôi thì cứ chạy cho kịp nhịp độ của trận đấu. Vụt qua rất nhiều tấm áo vàng. Màu vàng là áo của đội tôi. Cái màu áo xanh nước biển bắt đầu ập tới. Tuyến tiền vệ dẫn bóng tấn công đã bị cướp bóng rồi. Tôi nghe tiếng Hùng phía sau lưng bảo tôi chạy về giúp giữ khung thành. Tập trung… Tới rồi… Tôi đã cản phá 1 trái rồi. Biết phải làm gì chứ.. tôi không muốn. Làm sao đây? Cầu xin hai trung vệ hai bên… phá bóng. Phải rồi… Sinh bảo nhiều tình huống diễn ra, miễn sao tôi làm theo ý hắn thì cũng chi tiền.
Tôi chạy về lại. Tới rồi.. Thấy Đạt đã phá được bóng còn Tiến chạy đón ngay được bóng. Nhưng bị tiền vệ bên kia cắt qua. Chết… bóng về hướng tôi. Tôi vội chạy để đón bóng ngay. Rồi phải đá… Đá… Thắng đang chạy về nhưng bị 2 cầu thủ bên kia kềm. Thắng ra hiệu chuyền cho hắn ngay. Mấy hậu vệ khác ngay phần sân… Nếu là chuyền theo ý tôi thì tốt nhất Chuyền ngắn cho hậu vệ… Chuyền cho Trung… Tim tôi đập mạnh… Tiền.. cần tiền cho bố.
Thế là tôi dẫn bóng chạy 1 đoạn và đá cho Thắng. Tay tôi run lên bần bậc sau cú đá. Ánh mặt trời chiếu vào làm da tôi cháy lên. Bóng vừa lăn xa đến Thắng thì hắn chỉ kịp đón bóng và lao 1 cú chứ bị 2 cầu thủ khác tóm gọn ngay. Một cầu thủ cắt, 1 cầu thủ dẫn ngay bóng đi. Tiếng cả đội hét lên vì phải bảo vệ khung thành. Họ chuyền dài… Chuyền dài thành công rồi. Đá… Không hậu vệ nào kịp phản ứng cả. Theo lý thuyết thì tôi sẽ chuyền ngắn nên cả đám vào thế đón bóng và dàn trải để tấn công. Không ngờ bị cướp bóng và bị tấn công nên… Mọi việc diễn ra rất nhanh…
Tiếng cả đội bên kia reo lên. Thủng lưới rồi… Tôi… đã bán độ.
—–
Sinh chuyển tiền thật. Tôi vội chuyển về nhà. Không biết người nhà nghĩ gì. Tôi chỉ nói mượn tiền bạn. Tôi gọi điện xong thì lưng tôi tựa vào tường rồi ngồi phịch xuống. Tay tôi tự vò đầu mình. Tôi.. bán độ. Sinh chuyển đủ tiền cho 2 trái để thủng lưới. Trái sau thì.. không phải tôi cố ý. Lúc đó họ tấn công. Trung với Nhân cản phá để bị thành 1 lỗi cho bên kia đá phạt góc. Bên đó đánh đầu 1 trái. Cơ bản tôi không kịp làm gì. Nhưng.. trái đầu. Tôi còn nghe bên tai văng vẳng tiếng của cả đội giờ khắc đó. Với ánh mắt của tất cả. Để bị thủng lưới đầu tiên trong giải. Là tại tôi… Anh em cố gỡ được 1 trái sau khi bị thủng lưới 2 trái đó. Gương mặt của mọi người cứ xoay vòng trong đầu tôi.
Chân tôi không còn sức nữa. Trong đầu tôi toàn những từ ‘phản bội’, ‘bán độ’, ‘có tội’. Tôi phản bội sự tin tưởng của mọi người. Trong đội ai cũng buồn vì trận thua đầu còn cãi nhau nữa. Họ không ai nghĩ là thua do tôi cả. Họ nghĩ do Thắng ra hiệu kêu tôi chuyền rồi để mất bóng. Huấn luyện viên còn vô vai tôi bảo: “Đừng nghĩ gì nữa lo gọi cho bố. Trái thứ 2 do xui. Không ai phản ứng được gì”.
Tôi thấy đau đớn đến tím tái cả ruột gan. Tiếng điện thoại reng trong không gian tĩnh mịch. Tôi mở điện thoại ngeh. Tiếng Sinh giọng tươi rói nói: “Chào bác a. Bác nhận được tiền chưa? Em bảo tụi lính chuyển nhanh cho bác. Còn trận sau nữa. Bác tiếp tục phát huy nhé. Mà đừng ham quá khổ em, chơi ngay 10 trái thì em chết không có tiền chung bác đâu. Trận sau bác cho nhè nhẹ chừng 3 hay 4 trái thôi.”
TÔi quăng mạnh cái điện thoại. Mạnh đến nổi cái điện thoại văng vào tường rồi vỡ luôn. Tôi thấy nó rớt dưới đất với mảnh màn hình vỡ ra. Thằng khốn mà. Tôi chẳng buồn lượm mà ngồi thẫn thờ. Rồi tôi ngồi bó gối. Có tiếng chân của nhiều người qua lại. Tiếng họ xuống lầu.
“Trận này dở quá đi…”
“Ừm… chán quá. Cứ tưởng trận mở màn thì hay lắm. Đá qua rồi đá lại…”
Cộp cộp.. Bịch bịch…
“Đi ăn không? Đói lắm rồi.”
“Ừm. À… Khập… khập…”
“Đã bảo mày đừng phát ra tiếng vậy. Rít…”
Cái gì vậy nhỉ? Tiếng nói… Tôi ngẫn lên thì thấy không có ai hết. Hả? Cả khu vắng ngắt. Tôi khóc nhọc đứng trở dậy vì cái chân trong lúc thi đấu bị va chạm. Nhưng… mới nãy… Nghe nhiều tiếng chân rồi tiếng người lắm mà. Như có cả chục người đó. Mà.. mấy trận giải hạng Ba đâu có mấy người xem. Tôi nhớ cả sân trống bốc mà. Nhưng có lúc bị thủng lưới tôi nhớ có thấy bóng rất nhiều người.
Thân thể tôi nặng trịch. Tôi như vác xác mình đứng dậy đi đó. Cũng phải đi về. Đi theo đội bóng tới đây để thi đấu, cả đám mướn xe du lịch để đi lại. Tuy không biết làm sao đối mặt với đồng đội chứ phải làm thôi. Tôi không thể bỏ mặt bố được.
Ở đầu bên kia hành lang có ai đó. Ai vậy chứ? Lao công à? Thấy quen lắm. Như cái ông tôi hay thấy trên sân bóng. Vô lý. Cả đội đi tới Ninh Bình để thi đấu mà. Không lẽ ông này đi theo? Là fan của đội sao? Tôi không dám đi lại. Do đã bán độ nên… còn mặt mũi nào nhìn người hâm mộ chứ. Tôi không thấy chứ có cảm giác gương mặt ông ta đang nhăn nhó, khinh miệt, giận dữ lắm. Tôi vội quay đi.
Tôi đi ngược vào sân để đi qua lối khác. Sân trống không. Trời sụp tối từ hồi nào. Không thể nào… Tôi mới gọi điện rồi ngồi 1 chút thôi mà… Mấy giờ rồi chứ?
Hoét…
Tôi giật mình vì nghe tiếng còi. Tiếng còi phát ra lảnh lảnh. Tôi nhìn lại trên sân. Trong ánh sáng tờ mờ thấy có những cầu thủ đang đứng. Họ đứng cúi mặt hết. Trên sân có 1 trái bóng. Hả? Lúc nãy đâu có ai. Hay do trời sập tối không thấy họ. Nhưng giờ còn có trận nào sao? Hay có mấy người nghiệp dư mướn sân để thi đấu. Rất đông còn mặc những bộ đồ thi đấu khác nhau. Trông như mấy cái áo tôi từng mặt qua. Mắt tôi thấy nhòa đi. Gió lạnh thổi hiu hắt. Mà dưới mặt sân thì nóng rực. Cái sân gồ ghề lởm chởm cỏ úa hết. Lúc sáng thấy rất sạch đẹp mà. Sân này từng phục vụ cho Seagame hồi những năm 90 là đẳng cấp nhất. Nhưng lâu này nên xuống cấp. Có 1 thời gian bị bỏ hoang vì tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Họ cho sữa chữa, trùng tu lại chứ… Như giờ mọi thứ tróc ra hết. Tôi thấy hàng ghế dính đầy rong rêu. Khung thành lưới bị rách còn xiêu vẹo. Tiếng gió thôi thành tiếng u u.
Tôi quay ngược lại thấy những hàng ghế lại có người. Nhưng họ cứ ngồi gục đầu cũng như mấy cầu thủ trên sân. Tôi cố dụi mắt vì nghĩ mình không còn tỉnh táo nữa. Không lẽ mắt tôi cũng bị mây đen và bóng ma che mờ như lương tâm của tôi vậy. Hay là do tôi để lương tâm của mình bị bóng ma tham lam, ganh đua chi phối, rồi mây đen xâm chiếm nên giờ các bóng ma đến trước mắt tôi/
Tôi lão đảo đứng không vững nữa. Tiếng còi lại thổi lên. Lần này nó rít mạnh. Rít mạnh vào màng nhĩ của tôi/
Hoét… hoét hoét…
Cầu thủ sợ nhất là tiếng còi. Tiếng còi kết thúc. Tiếng còi thổi phạt thẻ đỏ… HOÉT HOÉT… Tôi ôm tai khụy xuống.
Hết rồi. Tôi đứng lên thì thấy mình đứng giữa khung thành từ lúc nào. Là… Tình huống lúc đó. Nhữg cầu thủ chạy tới. Bóng.. Nó lăn theo chân họ. Nó lăn và đang cười. Không… phải làm sao? Phải cản phá… Cản.. Tôi nghe tiếng thủ môn phía sau. Như tiếng của 1 cái xe. Tôi chạy qua thì không thấy bóng. Nó lăn về góc sân. Bên cạnh cái cờ vàng. Ra khỏi sân rồi. Tôi tính chạy theo thì thấy chân mình bị dính lại trên sân. Tôi nhìn xuống dưới thấy mình đang đạp lên cái áo của mình. Cái áo với số của mình. Họ đứng vây xung quanh tôi cả. Mặt họ rất tối. Mắt họ chỉ có những mảnh tối.
—–
A… Tôi giật mình bậc dậy. Anh Danh hết hồn nói: “Trời. Ra là cậu ngủ gục ở đây. May mà tôi chưa về đó. Cả đội lên xe về mất rồi. Tụi thằng Thành biểu tình đòi về nhà nghỉ để tắm rửa nghỉ ngơi nên huấn luyện viên cho xe đi trước. Còn bảo tôi ở lại tìm cậu. Sao vậy? Sao mặt khó coi vậy? Bộ bác trai có chuyện gì sao?”
Anh Danh đỡ tôi dậy hỏi han. Là.. là mơ sao? Lúc nãy là mơ. Tất cả là mơ sao? Anh Danh hỏi về bố. Tôi ôm trán nói: “À, không sao đâu. Bố tôi bình thường… tại…”
Anh Danh nhìn về góc thấy cái điện thoại bị bể của tôi thì vỗ vai nói: “Chuyện tiền bạc chứ gì? Đừng hỏi mượn tiền tùm lum nữa. Để tôi lo. Cậu là cầu thủ của CLB mà. Cầu thủ mà hỏi mượn tiền vậy không hay đâu. Đừng hiểu lầm… Do tôi nghĩ cầu thủ thì phải giữ hình ảnh thật tốt. Cầu thủ bóng đá là nghề đầy đan mê của những người theo đuổi ước mơ mà.”
Ơ… Tôi ngạc nhiên vô cùng. Danh anh ta… Anh ta vừa đi vừa nói: “Cậu đừng lo. Mọi chuyện sẽ ổn. Thua thì thắng lại thôi.”
Tôi cúi mặt lê bước đi nói: “Sao mà ổn chứ. Trận mở màn… CLB lại đang gặp khó khăn, Kiểu này thì… ai mà tài trợ nữa. Mấy người lần trước đã nói rồi còn gì.”
Danh cười nói: “Cậu nghĩ tôi là ai chứ? Đám đó không biết gì thôi. Toàn mấy người thích thể thao chứ không yêu thể thao, không hiểu cầu thủ bóng đá là thế nào. Họ thích ngồi xem để giải trí chứ không thật sự ‘xem’ bóng đá. Họ không hiểu chứ có nhiều người sẽ hiểu. Trận mở màn thì mở màn. Đội chúng ta đụng phải rất mạnh. Tuy là đội mới chứ là bên Cửa Lò của Nghệ An. Là đội hạt giống. Bên Sông Lam Nghệ An muốn tiếp tục mở rộng. Bên đội đó là mạnh giữ nhiều kỷ lục quốc gia. Cầu thủ nhiều còn cho đội khác mượn nữa mà. Bên đội Cửa Lò đó toàn tuyển thủ mạnh, họ còn đầu tư rất cao. Có 3 cầu thủ nước ngoài. Mà lần này tôi mời rất nhiều người tới coi. Toàn là người nước ngoài và người trong nghề. Họ mới đánh giá đúng. Họ khen CLB của chúng ta. Xém lật ngược tình thế. Phản công nhanh, nhất là không bị xuống sức. Bên kia bị xuống sức thấy rõ. Đã có 2 đơn vị chịu tài trợ rồi. Năm sau sẽ khác.”
Anh Danh cao hứng nói. Tôi sững lại. Anh ta đi như rất vui vẻ hớn hở. Tôi… Anh ta quay lại nói: “Ồ… à mà… Còn việc này nữa. Cậu nghĩ sao nếu ở lại đội? Tại tôi nghe bác đang bệnh nên không dám đề cập. Chứ.. tôi muốn mời cậu ở lại đội. Tôi có bàn với huấn luyện viên rồi, cần thêm người làm trợ lý huấn luyện. Việc nhiều mà không đủ người có kinh nghiệm. Cậu cái gì cũng vững vàng rồi, dư sức.”
Tôi bang hoàng đến lấp bấp nói: “Anh vừa.. nói gì? Không phải tôi sắp bị loại thải khỏi CLB sao? Lương thấp vậy. Thằng Thắng nói…”
Danh thở dài nói: “Lại thằng Thắng. Sao bọn tôi sa thải anh được? Anh có kinh nghiệm lại vững vàng. Còn là đàn anh khiến cả đám tin tưởng. Đội cũng nhờ anh mà dung hòa được. Bọn trong đội lắm tính cách với toàn mấy đứa chơi cá nhân thế mà đều mến anh, rồi ăn ý hơn. Cái này tôi với huấn luyện viên không làm được. Có sa thải thì… sa thải Thắng đó, thì lấy lý do ‘không đáp ứng đủ chuyên môn’. Chúng tôi thấy cậu ta không được. Tính cách rất tệ lại hiếu thắng. Cứ ra sân là bị mắc lỗi hay bị thổi phạt. Phối hợp tệ. Chỉ có 1 vài mặt và kỹ năng nổi trội chứ có nhiều thiếu sót và điểm yếu lắm. Còn đời tư với tính kỷ luật thì… chà… Tại đội chúng ta dễ chứ đội khác thì bị phạt nặng rồi. Mấy cầu thủ trong đội mà học theo thì chết, với mấy cầu thủ nghiêm túc thấy thì không ưa rồi đâm ra cũng có nói ra nói vào. Cứ tưởng 1 thời gian thì uốn nắn cậu ta được. Ai ngờ cậu ta rủ rê đám thằng Mỹ theo rồi không học hỏi được gì. Chúng ta là 1 tập thể mà. Đâu thể để 1 cá nhân ảnh hưởng. Dù cậu ta có tài thì không dùng được.”
Thì ra.. họ đánh giá như thế sao? Tôi… Vậy tôi… bán độ để làm gì? Tại sao tôi lại phá hỏng… Danh cười nói: “Chuyện của bác thì cậu đừng lo quá. Ông bố nào có con chơi bóng đá cũng vậy. Đừng nghĩ ông ấy thất vọng về mình mà đâm buồn phiền áp lực vậy.”
“Hả?”- Tôi kinh ngạc hỏi.
Danh khoanh tay thở dài nói: “Tôi biết đội đa phần ghét tôi. Hay nói ra vào. Thiệt ra hồi đó tôi từng theo đuổi giấc mơ làm cầu thủ. Đan mê mà. Nhưng mới tham gia bị chấn thương. Không thể chơi bóng đá được nữa. Tôi buồn chán lắm. Bố tôi thì biết nên gửi tôi ra nước ngoài xem có cơ may nào không. Chứ không vẫn là không. Nhưng ông động viên tôi đi học làm huấn luyện viên. Nhưng mà có mấy việc không làm nổi, tôi đã có kinh nghiệm sân cỏ gì lắm đâu. Thấy mình lở dở lắm. Sau mới biết ông ấy vận động rồi tìm người giúp thành lập đội bóng này. Nhà tuy giàu chứ không phải nói thành lập 1 đội bóng là làm được. Tôi nghĩ hẳn ông phải cố công rất nhiều rồi. Tôi thấy ông ấy mới vĩ đại. Bao lần tưởng ông ấy thất vọng về mình chứ thì ra là không. Lúc ông ấy mất còn bảo rất tự hào về tôi, vì tôi không từ bỏ ước mơ bóng đá, tiếp tục cố gắng còn quản lý đội bóng này qua nhiều sóng gió. Người ta coi thành tích thắng thua chứ trong nghề thì… chỉ cần được đá bóng là tuyệt vời rồi. Dù có giải nghệ hay ngồi ngoài sân thì lhi xem những gì mình có phần tạo ra trên sân cũng đủ thấy hãnh diện rồi. Bố tôi nói thế. Ông cũng yêu bóng đá lắm. Chắc bác trai cũng vậy phải không? Vậy thì chắc bác tự hào và hãnh diện về anh lắm thôi.”
Tôi bậc khóc rồi gục xuống. Tôi… tôi…
“Tôi.., anh… Chúng ta… đội bóng…”- Tôi vừa khóc vừa nói.
Tôi muốn tiếp tục. Tôi… Tôi đứng dậy dụi hết nước mắt. Ơ.. Khi tay tôi đang dụi vào mắt thì thấy cảnh phía trước mặt mình nhèo đi. Mắt cay quá. Như bỏng thì đúng hơn. Không phải Danh đứng trước mặt tôi. Là bóng của ai đó. Ơ… Tôi thụt lùi lại. Tiếng ồ ồ phát ra bên tai tôi: “Sao mày lại bán độ? Mày.. có xứng đáng là cầu thủ nữa không?”
Không… Nó cứ lập đi lập lại mãi. Tôi thụt lùi cho đến khi mất thăng bằng và té ngã. Thấy mình té hẳn xuống sân bóng. Ở đó lại là những cầu thủ đứng nhìn tôi như tượng. Cùng trái bóng lăn tới.
—–
Sau đó thì việc tôi bán độ bị phát hiện. Tôi giải nghệ cùng với cái chân bị tật sau tai nạn. Họ bảo tôi cứ thụt lùi rồi té xuống mấy hàng ghế. Anh Danh thì cố kéo tôi lại mà không kịp. Anh ta cũng không đến thăm tôi nữa sau việc bán độ. Chẳng ai đến thăm tôi cả. Tôi cũng không dám về nhà nữa mà đi lang thang. Tôi chỉ xin họ dấu bố việc tôi bán độ. Hai năm sau thì bố qua đời. Tôi về khóc trước mộ ông. Cũng không thể ở lâu vì không dám nhìn mặt ai. Bà con, họ hàng, thân thuộc, những người gửi gắm hy vọng vào mình. Còn tệ hơn là thất bại.
Đáng lẽ tôi đã có tương lai khác. Tiếp tục theo đuổi niềm đan mê bóng đá cho đến tận cùng, Còn trở thành người giúp thế hệ các cậu bé mê bóng đá theo đuổi nghề cầu thủ. Tiếp tục đến khi tiếng còi kết thúc. Nhưng tôi bị thẻ đỏ và ra sân với hình phạt nặng nhất. Giờ tôi đi lang thang quanh các sân bóng để nhắc nhở các cầu thủ. Nhưng họ không thấy tôi cũng như những bóng ma khác. Lâu lâu có người thấy. Chúng tôi sẽ tới để nhắc nhở.
Thẻ:Creepy Career, Kinh dị, Tâm Lý, Truyện Ngắn