Ngôi Nhà Ồn Ào
—-
Chuyện xưa như trái đất. Bắt đầu bằng 1 vụ cãi nhau với gia đình rồi phải cuốn gói dọn đi.
Gia đình? Còn tùy định nghĩa. Ở Việt Nam thì con lớn rồi còn ở chung với bố mẹ. Chứ thòi này đến tuổi trưởng thành mà còn ở chung thì ai cũng coi nhau như gánh nặng.
Đó là hoàn cảnh của tôi. Bố mẹ thì bênh anh cả và bà chị dâu của tôi. Hay đứa em gái và chồng của nó. Thì theo cái quan niệm của ổng bả thì con trưởng với con dâu cả là trụ cột phụ trách chăm sóc ổng bả về sau này. Còn chẳng gì bằng con gái, con gái mới có hiếu, thương bố mẹ mới tỉ mỉ từng chút một. Còn tôi là người thừa đã lâu. Không chỉ lạnh nhạt mà còn bênh 2 người kia hơn. Nhất là khi tôi mang cái danh ăn bám ở nhờ không giúp gì được cho gia đình bố mẹ hay anh chị em. Tôi từng đi làm công nhân nhưng mới đi làm được 2 năm thì bị tai nạn lao động. Giờ tay phải không hoạt động được bình thường. Giờ làm nghề chạy xe ôm để tạm sống qua ngày. Tạm nuôi nổi bản thân chứ không có tiền báo hiếu xây nhà hay phụng dưỡng ông bà già hay giúp đỡ anh chị em rồi. Mới 25 tuổi nên tôi cũng không bi quan cho lắm.
Có điều trong nhà hay ồn ào, cãi vã nặng nhẹ nhau, cái đó mới khó sống. Bắt đầu là mấy chuyện lục đục nhỏ. Chị dâu bảo đi đón thằng cháu trai học tiểu học, tôi đi đón nó trễ 1 chút do kẹt xe, về chị ta làm dữ bảo tôi làm nó khóc. Thấy chuyện không có gì nhưng chị ấy cố ý. Còn cậu em rể quý này thì là thợ cắt tóc. Là thợ trong tiệm danh tiếng nào ấy ở mặt đường. Mới cưới hỏi xong đã tới bàn với nhà vợ góp vốn mở tiệm cắt tóc. Cả nhà tôi nghe cũng ham, anh cả nói theo là theo. Anh cả với chị dâu muốn làm ăn lâu rồi muốn mở hàng quán trong nhà, mà tôi hay cản. Căn nhà đã nhỏ rồi mở hàng quán rất mệt, đừng nghĩ là dễ, tôi biết nhiều tiệm cả nhà phải thức khuya dậy sớm. Nhưng mở tiệm cắt tóc thì được. Nhà tôi tuy trong hẻm chứ ngay ngoài đầu hẻm luôn. Có điều vợ chồng cô em bảo dọn tới đây ở để tiết kiệm tiền chờ đủ vốn mở tiệm trả lại căn nhà cho thuê. Nhà tôi chỉ có 3 phòng. Vợ chồng anh cả 1 phòng. Bố mẹ 1 phòng. Hai cậu quý tử của anh cả 1 phòng. Tôi thì ngủ ngoài phòng khách. Nhưng giờ vợ chồng em gái về, bố mẹ nhườn hẳn phòng cho cả 2, tối thì bố mẹ thả tấm nệm ra ngủ ngoài phòng khách. Còn tôi thì vô bếp mà ngủ. Nhà diện tích nhỏ, không gian sinh hoạt không có. Thêm 2 vợ chồng em gái dọn tới tức là có thêm đồ. Đồ đạc giờ để ngổn ngan. Hôm kia tôi về thấy họ quăng bỏ đồ đạc của tôi mà không them nói 1 câu. Có 1 cái nhà tắm với 1 cái toilet. Lúc nào dùng cũng có người cả. Lúc tôi đi toilet người này người kia đập cửa. Có tối tôi dậy mắt nhắm mắt mở đi toilet do buồn ngủ quá nên quên khóa cửa. Thằng út con anh cả mở cửa vô nó hét tướng lên trượt té. Cả nhà làm dữ lắm. Buổi sáng thì còn chật hơn. Chị dâu tôi nhận giữ mấy đứa con nít trong xóm. Bố tôi tai hơi điếc ngồi trên tầng 2 coi tivi mở tivi rất lớn. Trưa thì 2 đứa cháu về chúng mà dắt bạn về 1 cái là ồn ào nhảy qua nhảy lại chơi đánh kiếm hay bắn game. Muốn có không gian yên tĩnh cũng không được. Bởi vậy nên họ mới muốn đuổi tôi đi. Buổi sáng tôi ngoài chạy xe ôm thì tha thẫn ngoài quán cà phê cho hết ngày hết giờ. Về thì cả nhà ăn cơm không chờ tôi. Họ lâu nay vẫn thế. Chị dâu mà tới lượt nấu cơm thì chẳng giờ chừa cho tôi được chén cơm. Mẹ tôi thì có chừa cơm, chứ càng lúc càng gay gắt, để đúng đồ ăn thừa lại. Tôi về ăn cơm thấy đúng miếng thịt kho cắn dở chắc của bố tôi, răng ông yếu không ăn được đồ cứng nữa. Có hôm rất tệ, ăn trúng cá kho ươn từ tuần trước, tại trộn cả vào tô cơm với vỏ tôm đầu tôm, tôi chẳng biết, về đói vội ăn. Tôi chẳng biết là ai trong nhà chơi khâm tôi nữa. Lúc đó giận quá vô phòng khách lúc cả nhà đang coi tivi tôi la lớn 1 trận rồi dập cửa. Họ thì cãi qua cãi lại người này bảo người kia tìm cách đuổi quách tôi đi cho rồi. Nói qua nói lại 1 tuần. Chị dâu đòi dẫn 2 đứa nhỏ về nhà mẹ là anh tôi xuống nước. Rồi mẹ tôi dẫn mấy bà tới tâm sự khóc lóc kể lể. Bọn họ tụm lại nhiều chuyện nói xấu tôi bảo tôi ăn bám. Không muốn nghe vậy chút nào.
Rồi đến 1 ông bác tới. Ông này khuyên tôi là dọn ra ngoài cho rồi, gia đình còn buôn bán làm ăn. Còn cho tôi địa chỉ 1 căn nhà cho thuê rất tốt, rất yên tĩnh. Đến hôm qua cãi 1 trận rất lớn tôi bỏ nhà ra đi. Chẳng biết đi đâu nên tôi tính tới căn nhà cho thuê đó xem sao. Chắc tệ cũng không đến nổi như ở nhà. Tôi quay lại nhìn căn nhà của mình lần cuối. Chà.. sao tự dưng trong đầu nghĩ đây là lần cuối nhìn thấy nhà mình chứ? Lạ quá. Tôi tính sẽ quay về lúc mọi chuyện ổn định.
—–
Đi bằng xe bus. Ông bác đó tận tình hướng dẫn lắm, còn ghi tờ giấy chỉ đường. Nhìn tờ giấy chi chít chữ tôi thấy linh cảm không hay ập tới. Nhà cho thuê kiểu gì đây? Không có ghi địa chỉ, chỉ ghi đi xe bus số nào, rồi chuyến nào. Đến tận 4 chuyến xe bus. Mấy ông bà già thì vậy đó, chẳng biết địa chỉ nhà, toàn nhớ là ở đâu đó hay mô tả chỉ quẹo trái hay phải thôi chứ họ có khi còn chẳng biết tên đường. Tôi làm xe ôm hay gặp mấy trương hợp đó. Tôi định đi thử cho biết địa chỉ coi có ổn không rồi nếu nược thì về nhà lấy xe, lấy đồ sang.
Mấy chuyến đầu thì vắng chứ đến 2 chuyến cuối thì xe đông nghẹt hành khách. Chắc giờ tan tầm. Nhưng xe thả hành khách xuống các trạm. Lâu rồi không đi xe bus, thấy coi dòm hành khách cũng có cái thú. Người này người kia, sinh viên hay người đi làm. Mấy ông bà già rất đông. Tôi vội nhườn cho 1 cụ bà tay xách nách mang.
Bà mỉn cười cám ơn rối rít nói: “Đii chợ về còn lo cơm nước cho con cháu, con trai và con dâu đều đi làm. Mình tôi quán xuyến việc nhà. Đứa cháu gái cũng là tôi chăm nó từ ẵm ngửa đến lớn. Giờ xinh đáo để. Hôm nào đi chợ nó cũng vòi trước là mua quà vặt cho nó. Con trai tôi 1 tay tôi lo ăn từ hồi còn nhỏ, nên nó quen rồi, không ăn đồ ăn bên ngoài nổi. Vợ nó có nấu nó cũng chê lên chê xuống. Đi làm về vội vã thì sao mà chăm cho mân cơm tươm tất được. Tụi nó làm văn phòng còn mang theo cơm trưa nữa kìa. Không ai lo sao mà được. Nên dù cực sao tôi cũng phải lo cơm nước cho con cháu chứ.”
Có ông bác ngồi cạnh thì than bảo: “Đii xe bus để khám bệnh, già lắm bệnh, đi mãi, ngày nào cũng đi bác sĩ, hay Đông y, cậu chẳng biết đâu, xe bus giờ đông vậy đó. Coi kìa, có cô gái mặc sang trọng còn đi.”
Tôi liếc qua thấy cô gái ngồi cuối xe, trông rất đẹp sạch sẽ ăn vận sang trọng, túi xách dây chuyền vàng đeo đỏ tay. Nhưng mặt buồn rười rượi. Thấy tài xế nạt nộ 1 cụ già định lên xe còn quát nói: “Hết Chỗ Rồi.” Cụ già xin dữ lắm nói cần ra bến xe chứ trễ chuyến thì mệt. Thấy thế tôi bèn chen ra nhườn chỗ. Dù sao cũng không gấp. Đợi chuyến sau cũng được. Cụ già cám ơn rối rít. Tôi dòm lại mấy người trẻ tuổi thấy bực vì không ai chịu giúp, có nhiều đứa còn chẳng nhườn chỗ cho các cô bác. Còn làm như không thấy người ta. Tôi xuống xe rồi mà cụ ở trên xe còn cúi đầu liên tục cám ơn.
Tôi xuống trạm dừng ở ngoại thành. Thấy đường cao tốc, đường lộ rồi đất trống. Có mấy cái nhà chòi với 1 số chỗ bày tượng thạch cao với khu để vật liệu xây dựng. Trên đường thi thoảng có xe đi ngang qua chứ trong mấy bãi đất kiểu này chẳng thấy ai. Tôi thở dài nghĩ đáng ra phải biết chứ, giờ trong thành phố mà muốn thuê nhà thì phải làm công sở hay lương cao mới thuê nổi. Tầm tôi thì họ giới thiệu cũng là ra ngoại ô mà ở thôi. Hy vọng không phải là mấy căn nhà chòi bằng máng tôn vậy.
Nóng quá nên tôi tạt vào chỗ có bóng râm. Giờ là hơn 5 giờ chiều rồi. Xe trên đường đông lại nhiều xe tải. Đành tạt vào chỗ có bóng râm cho an toàn. Một chiếc xe bus đang đi tới. Chết tiệt… xe bus chạy ngang qua rồi chẳng dừng lại. Lúc tôi định chạy ra thì xe vù qua. Khốn… thằng lái xe tải chẳng nhìn đường sao? Xém nữa đụng trúng tôi rồi. Chờ thêm 1 tiếng thì có xe dừng mà chẳng phải số 45 tôi cần đi. Tôi lưỡng lự rồi không lên.
Chờ mãi… Ngủ quên luôn. Chập chờn thấy có đợt khách tới đợi xe bus rồi họ lên xe. Thoáng thấy chẳng phải xe số 45 mà số 87 nên tôi ngủ tiếp. Sao mà gió thổi lạnh tôi mới tỉnh hẳn. Hết cả hồn vì trời tối hẳn rồi. Lúc đó sợ muốn chết tôi lao ra đường chờ xe luôn chứ ở chỗ đồng trống thế này cả tối thì chết. Chẳng biết mấy giờ rồi luôn. Tôi nghe tiếng còi xenhư điên quay lại thấy nguyên cái xe tải sà tới tự lúc nào. Tôi chạy ngay qua đường. Vả mồ hôi. Cái xe tải băng ngang qua xém tông vô tôi rồi. Hãi hùng thật. Xe chạy gì nhanh quá, bộ không thấy tôi ở ngay giữa đường sao trời. Đúng là đường ngoại ô tài xế lái bất cẩn với lái nhanh quá, hay ngủ quên cứ phóng chẳng để ý trên đường có gì.
Tôi thầm than trong lòng, kiểu này không hụt chuyến xe thì… Thôi chết, lỡ cái chuyến lúc 5 giờ đó là chuyến cuối thì sao, tuyến ra ngoại ô kiểu này thì 1 ngày chắc chỉ có 2 chuyến là cùng. Sợ quá chừng. Tôi định ở giữa đường đón xe. Vẫy tay mà chẳng xe nào dừng, nhiều xe hú kèn như điên chứ toàn xém tông tôi chứ không dừng là không dừng. Vừa quắt cái xe mô tô dừng lại phía kia đường chưa gì nghe hét ầm rồ xe đi. Vụ gì vậy chứ? Hình như là 1 thanh niên dừng xe bên cột điện bên kia đường rồi tự dưng hét lên rồi rồ xe đi. Tôi dòm rướn qua bên kia đường thấy có thùng rác có cái bảng dán giấy gì đó. A.. có chiếc xe thùng chỡ toàn đá sỏi dài chạy ồn ào qua đường. Còn rơi sói với đá xuống đường. Chạy xe ở xa lộ chẳng an toàn gì.
A… giật mình.. Lúc xe chạy qua tôi hết hồn thấy bên kia đường, ở sau cái cột đèn có 1 phụ nữ mặc đồ đỏ. Hết hồn mà… Cô ta tóc dài cái váy dài đỏ tay lửng. Ra là cô ta đứng sau cái cột đèn. Thôi… hiểu cả rồi. Dạng mấy cô gái ăn sương này tôi còn lạ gì, lái xe ôm họ hay đón xe lắm. Chắc anh chàng lúc nãy chạy ngang qua thấy lạ ghé lại hỏi han rồi cô ta vồ lấy khách, cậu chàng biết là gặp trúng gái ăn sương bèn chạy bén. Đám gái ăn sương giờ khắp nơi, trong công viên, tối tối trên đường, hay chẳng cần đợi tối, ở ngõ hẻm hay ở ngay dưới chân cầu thang của mấy nhà chung cư. Hay dưới gầm cầu, ở gần đường ray xe lửa, hay bến xe, trên mấy nẻo đường rất đông. Hay ăn mặc bắt mắt, rồi đứng chờ khách, hay nhiều cô gái còn giở mấy trò như khóc lóc kể lể hay lẽo đẽo theo khách 1 đoạn rồi chèo kéo.
Thấy cô gái bên đường đứng nguyên 1 lúc rồi cô ta đi qua lại như 1 con ma nơ canh ấy. Thân hình cao lêu ngêu lê đôi giầy cao gót đi lệch xệch, đầu hơi cúi lưng hơi gù xuống, cái váy đỏ nhìn kỹ dơ bẩn với rách hẳn 1 bên vai. Tôi thở dài thôi. Đúng là cuộc đời mà. Nhưng giờ thân tôi còn lo chưa xong hơi đâu mà thương cảm người khác. Chết cha… Cô ta run giật rồi ngó qua đây. Tôi thầm chửi trong lòng. Hừm… cô ta bắt đầu di chuyển qua đây rồi kìa. Không phải chứ? Dòm tôi giống có tiền lắm sao?
Cô ta chẳng dừng lại mà đi tới sang bên này đường. Hừm.. còn lúc lắc cái đầu miệng nở nụ cười kìa. Thứ son đỏ rẻ tiền nhìn kinh tởm thật. Sang được nửa đường rồi. Tôi giật lùi lại đó. Trông xa còn trông giống người, chứ tới gần càng thấy ớn. Dạng gái đứng đường có rất nhiều loại. Dạng gái đứng đường ở gần mấy chỗ hoang vắng với đường rày xe lửa là trông gớm nhất. La gái xấu gái già mới dạt ra đó. Có lần còn thấy cả 1 bà cũng già lắm rồi, mà còn ở dưới gầm cầu mà vẫy khách. Còn kéo được nhiều ông say rượu xuống dưới đó nữa. Tôi chạy xe ngang qua thấy hoài. Có ông đạp xích lô trên cầu cứ đi qua là cười ha hả.
Chết… cô ta chẳng chịu dừng lại… Một chiếc xe du lịch chạy ngang qua mặt tôi. Thoáng làm tôi không thấy… Hử? Cô ta đâu mất rồi? Tôi dòm quanh trên đường. Chẳng thấy cô gái đó đâu. Mới nãy cô ta đứng giữa đường rồi cái xe chạy qua giữa chúng tôi là chẳng thấy cô ta. Mất tăm hơi ấy. A.. có 1 cái xe bus chạy tới. Ánh sáng đèn dọi vào mắt tôi. Tôi thấy cái số xe… Hay quá… Đúng là xe số 45 rồi. Sao mà may mắn thế này. Giờ này còn có xe. Tôi định bắt đại chuyến xe nào đó. Rồi tới khu phố nào cũng được tá túc 1 đêm ở trọ 1 buổi miễn sao không phải ở đồng trống thế này. Không gặp bọn gái đứng đường thì cũng mấy tên cô hồn cát đản. Buổi tối bọn chúng rất đông, hay trấn lột với chặn đánh người khác. Nhiều lần tôi đi buổi tối bị chúng rượt chạy. Cứ qua địa bàn của chúng là chúng rượt theo. Hay mấy thằng xin ăn, chúng rất dữ còn ác ôn lắm. Có hôm thấy 1 cặp tình nhân đi coi phim. Mấy tên ăn xin ngồi trước cửa rạp chiếu phim, cặp đó lờ chúng đi lo tình tứ. Có thằng chạy theo chờ họ lên xe, cô ta ngồi sau anh chàng rồ máy rồi hắn giật tóc cô gái khiến cô ta té ngửa ra sau. Bị mang đi cấp cứu luôn mà. Cậu bạn trai khóc kêu tên người yêu quá chừng.
Tôi lên xe liền chẳng suy nghĩ. Thấy nhẹ lòng quá. Xe bus có 6 người ở trên xe. Chà… lại cái ông bác tài gắt gỏng hồi chiều, chưa gì đã cho xe chạy. Thế là cái xe này đi 1 vòng rồi trở lại sao? Chuyến xe tối nên vắng hơn hẳn. may mà còn chuyến này đó. Tôi lần mò giữa các hàng ghế rồi tìm chỗ trống yên tĩnh mà ngồi. Thấy 1 tên nghiện hút mặt xanh xao còn run lập cập 1 tay ôm ngực 1 tay gãi vô mặt. Mặt hắn đầy vết trầy, ghẻ lở không. Tôi vội né đi tuốt về sau xe. Hử? Thoáng qua cửa kính thấy dưới đường chỗ tôi vừa lên xe là cái con nhỏ áo đỏ gái đứng đường đó. Khỉ gió… ra là ả đứng sau lưng tôi nãy giờ sao? Kiểu này là ả lẻn ra sau để giật đồ. May mà tôi lên xe kịp đó. Ổn định chỗ ngồi.
Do mệt với mong mau tới nên cái anh ở ghế trên cố tình chạy xuống ngồi gần bắt chuyện tôi chỉ ậm ừ trả lời qua loa. Anh chàng này mới bỏ việc giờ đi làm lại từ đầu sao? Còn đi từ tỉnh lên thành phố rồi trở về tỉnh. Anh ta nói: “Không đâu bằng nhà mình đâu cậu gì đó à. Hồi trước tớ toàn ôm mộng lên thành phố lập nghiệp. Lên được rồi đã sao, không nhà không cửa sống lang thang vất vưởng cố bám trụ ở thành phố. Ở tạm bợ trong xí nghiệp. Dọn qua dọn lại cũng mấy chỗ lụp xụp. Ở cùng người khác thì ồn ào lôi thôi lắm. Lắm lúc phải ngủ bờ ngủ bụi ăn đồ ăn thừa ở tiệm ăn ấy. Tới mấy chỗ họ bố thí từ thiện thì hãi hùng vì đông người không nhà không cửa tới tranh ăn giật uống. Giờ tớ về hẳn quê.”
Mấy chuyện vậy tôi nghe với thấy nhiều rồi. Lúc trước tôi nghĩ mình còn có gia đình nhà cửa. Nhưng giờ.. thành như 1 kẻ không nhà lang thang rồi.
——
Có kiểu nhà như thế này sao trời? Nhà xây kiểu này mới bá đạo làm sao? Không phải do tôi đi 1 vòng thì cũng chẳng làm sao biết sau dãy hàng rào bằng mái tôn nhôm này là ngôi nhà kỳ quái này. Chung quanh cũng có lác đác nhà cửa. Với đối diện còn có 1 cái kho chứa hàng gì đó. Còn nhìn ra phía đằng sau xa xa là khu thị tứ, giáp lưng của 1 khu chung cư. Có điều cây cỏ um tùm. Còn có 1 cái mương chia cắt. Một dọc hàng rào bằng tôn nhôm xiêu vẹo. Chẳng biết lối vào chính ở đâu. Xe bus dừng ở cái cột điện trên đường xa lộ. Tôi xuống rồi đi bộ theo tờ giấy chỉ đường. Đi chừng 20 phút thì thấy hàng rào bằng tôn này. Còn chẳng thấy nhà cửa gì. Nghĩ mình đi lộn rồi. Tôi thấy có 1 khúc hàng rào để hỏng 2 tấm tôn có khe hở… Lại nghe có tiếng gì xào xạt như ai đang đi. Tôi len vô coi thì thấy cũng cây cỏ rậm rạp um tùm. Thấy có bóng người trời tối nhưng có ánh lửa của thuốc lá. Biét là có người đứng đây hút thuốc nên tôi đi tới hỏi. Do nghe có tiếng như tiếng tivi. Tôi nghĩ là có nhà dân ở đây. Nhưng người đó hút xong dập thuốc lá rồi. Không thấy đâu nữa. Trời tối quá. Tối như hũ nút vậy. Tôi lần mò đi trong bãi đất. Có ánh đèn rồi. Tôi nhìn ra là căn nhà.
Tôi thấy giữa khu đất rào hàng rào tôn này là 1 căn nhà. Quái gở vậy đó. Cái chính là căn nhà này. Có phần nhà đút nhưng có phần là tường gạch bao quanh. Mái tôn. Như 1 căn nhà với cái phần tường gạch để chăn nuôi ấy. Nhưng bít bùng quá. Căn nhà đút thì nhỏ xíu, tường vôi xanh, nhà nhỏ như kiểu nhà tình thương, rồi như ai xây thêm cái phần tường gạch đất nung trên chỉ che mái tôn với có nhiều tấm bạt phủ lên. Còn cái nhà đút tường vôi xanh này thì có cửa sổ nhưng thấy khóa chặt. Còn có ai đó đóng ván gỗ bên ngoài cửa sổ. Cửa kính thì vỡ. Cửa chính thì khóa im ỉm. Cái choáng là Cái bảng viết bằng tay dán bên ngay cái cửa là ‘Ngôi Nhà Thanh Bình’. Ồ, đúng cái biển nhà trong tờ giấy dẫn đường. Vậy ra đây là căn nhà cho thuê đó rồi. Tôi thở dài ngao ngán. Đúng là không phải 1 cái chòi nhưng là kiểu nhà.. Dòm cái phần tường xây thêm chẳng khác gì chuồng heo hay trại gà nuôi tại gia này. Tôi thầm than thân trách phận rồi gõ cửa.
—-
Thiệt không ngờ đó. Tôi cứ nghĩ là căn nhà cho thuê này tệ hại lắm. Ai ngờ vừa rộng rãi vừa thoáng mát. Mở cửa là 1 bà chị khá đẹp, tóc uốn duyên dán, trang điểm mặc hẳn 1 bộ sườn xám. Đứng đúng chuẩn của tiếp viên nhà hàng hay khách sạn. Trong nhà là nhiều vật dụng khang trang. Có tủ có bàn có tivi tủ lạnh. Còn có cây cảnh với bộ sofa sơn mài. Sàn lát gạch men mới. Tôi mải lo ngắm nghía không gian khan trang thoáng đãng. Mùi thơm của thức ăn xộc vào mũi tôi. Tôi nghe tiếng chén đũa với tiếng cụng ly. Chưa hết ngạc nhiên. Về các đồ đạc và không khí ở đây thiệt giống như khiến người ta muốn ở đó.
Theo chân chị ta đi vào 1 phòng. Là phòng ăn. Thấy có hơn 10 người đang ngồi ăn. Chị ta nói 1 cách máy móc: “Cứ tự nhiên, đang giờ ăn.”
Tôi chẳng hiểu gì cả.. Chị ta mở cửa rồi đi ra phòng ngoài. Nơi đây là nơi nào mới được? Ồ, có nam có nữ người già với trẻ em. Họ vừa ăn vừa coi tivi. Tôi đi vào ai cũng quay lại dòm. Đa phần chẳng mảy may bận tâm gì. Nhưng có vẻ có người không thích. Ông bác đó ra vẻ không ưa rồi bỏ đũa đi. Chẳng biết chuyện gì. Nhưng có 2 thanh niên đánh bài rồi chạy tới kéo tôi vô hội. Họ chưa gì nhào tới hỏi tôi. Rồi lúc tôi để ý thì có bát cơm đầy đồ ăn trước mặt mình rồi. Còn để sẵn 2 cây đũa. Đồ ăn thì phong phú thịnh soạn. Có hẳn 1 con gà luộc. Chả dồi, trứng luộc, canh nướp với nấm rơm. Tôm kho, gỏi ngó sen, dưa cải, cà pháo, thịt heo quay. Rau cải xào chay, với đậu phụ trắng. Xôi nếp với muối mè, xôi gấc đỏ âu. Cháo trắng. Cả dĩa trái cây tráng miện. Bộ hôm nay có tiệc tùng gì hay sao?
Ông bác bên cạnh tôi cười nói: “Ở đây ngày nào cũng ăn vậy hết.”
Ông bác này lớn tuổi rồi nhưng… nhìn kỳ quá. Một cô gái rất xinh nhưng ngồi cạnh chăm cho 1 ông bác già ăn thì… À, họ có phải thân mật quá không. Ông bác này mặc đồ như kiểu dân giàu xổi ấy, cái áo như phim nhà Thanh mấy ông vua màu vàng khè, vòng vàng với cái mũ thêm cái đôi giầy Adidas đỏ. Ông ta thì thản nhiên để cô gái ngồi vắt vẻo lên đùi. Không thấy kỳ kỳ sao trời? Ông ta quay qua dòm tôi còn đưa cho tôi xấp tiền đô nói cho đó, nhiều quá xài không hết. Hả? Trời…
Anh chàng ngồi cạnh tôi cười toáng lên nói: “Người nhà mày không đưa tiền cho mày xài sao?”
Tôi ú ớ nhíu mày chẳng hiểu. Cả đám có vẻ hơi ngạc nhiên rồi bọn họ xì xào gì ấy. Tôi vội tự giới thiệu rồi hỏi là ở đây thuê nhà thế nào, ai làm chủ. Có tiếng con nít khóc. “Mẹ… con muốn về nhà với mẹ. Bố mẹ ơi… Cho con về nhà đi.”
Giật cả mình. Tiếng khóc của con bé đó thảm thiết quá. Còn kèm tiếng đập tường. Ngay bên tường bên phòng bên cạnh ấy. Giống như bị nhốt.
Bà bác vội xới cơm nói: “Con bé Lan ấy. Lại nữa. Tội thiệt, nhỏ vậy đã xa bố mẹ.”
“Bác mặc nó. Từ từ nó quen thôi. Cứ chiều nó dỗ nó thì nó lại làm dữ. Bố mẹ gì… bọn họ tống nó tới đây ở mà.”-Một cô gái ngồi quay lưng nói.
Cô gái ngồi cạnh cái máy may nói. Tiếng máy may lạch cạch, tiếng kim lạch cạch liên tục. Tiếng con bé lại rộ lên. Thấy họ vẫn sinh hoạt bình thường, nói cười. Có lẽ là quen rồi. Vậy là sao đây ta? Còn vụ tiền nhà. Với phòng. Tôi hỏi vội cái cậu tên KHoa ngồi cạnh. Cậu ta tập trung ăn uống bảo: “Thì tự chú tìm phòng, thích phòng nào thì ở phòng ấy.”
Tôi đói nên ăn vội chén cơm. Giờ là giờ ăn với coi tivi nên ai cũng lo ăn. Ăn xong rồi hỏi họ kỹ xem sao. Tôi gấp ngay đùi gà ăn… Hử? Không có mùi vị gì cho lắm. Cả món tôm kho cũng nhạt. Còn nguội lạnh sao đó. Nhưng ăn được thì cũng có mùi. Đồ ăn sao sao đó. Mùi thơm ngon chứ vị… Hay tại tôi mệt mỏi rồi do ăn đồ xa lạ nên thế. Khẩu vị không quen. Nhiều nhà nấu đồ ăn không đúng khẩu vị. Trái cây thì chua. Còn gạo thì cứng sượng. Trứng kho bỏ vào miệng cứ như rã ra. Thịt heo quay thì không có vị gì, chỉ toàn mùi mỡ heo ngậy. Phần da như cao su vậy? Tôi thấy có lẽ mình đi cả ngày không ngon miệng, với ăn chỗ lạ, chứ đồ ăn thịnh soạn hiếm khi được ăn vậy mà lại chê thì quá rồi. Không lẽ về nah2 ăn cơm thừa canh cạn sao. Giờ có bữa ăn này là sướng rồi. Nhưng nhà này đậm chất người Hoa ghê. Thấy bình hoa rồi có tấm màn vải phủ lên cái bàn để mâm quả cũng có chữ Hoa. Có điều tôi chẳng biết mấy chữ đó nghĩa là gì.
Giật mình. Tôi mới tới cái gì cũng thấy nhanh vội. Tự dưng có người vỗ vai.
“Này, cậu ăn nhanh rồi mau về phòng. Trước 12 giờ tối phải về phòng đó. Không được đi ra.”-Cậu Khoa nói.
Hả. Tôi ngẫn ngơ. 12 giờ? Không phải đã trễ thế chứ. Nói xong cậu ta đi. Hử… Ông bác rồi bà bác tự dưng bỏ đũa rồi đi. Họ đi vội về phòng. Cái gì thế? Cứ như đang sinh hoạt họ thả hết mọi thứ rồi đứng lên đi. Còn đồ ăn? Ai dọn chứ? Mà giờ là mấy giờ rồi? Nhìn mãi chẳng thấy có cái đồng hồ nào. Tôi nghe tiếng công tắc tắc đèn ở ngoài, phòng khách tối om. Tôi vội đi vô phòng trong. Họ nói về phòng? Hử… Đi vô là khu hàng lang. Đúng là nhà kiểu người Hoa. Hành lang chật ních. Các cánh cửa phòng san sát. Trong hành lang này thì cũ kỹ hơn. Đèn đóm leo lét. Bóng đèn tròn dây tóc trên trần. Mùi nhang muỗi nồng nạt đến chảy cả nước mắt. Ánh đèn vàng lang tỏa chứ bóng đổ tối sáng nhìn kỳ dị quá. Phòng nào chứ? Nói thích phòng nào thì ở à? Thế là sao? Tôi áp tai vào những căn phòng. Nghe tiếng cười tiếng radio.. hay tiếng sang sảng của mấy ông bà nói chuyện.
Tôi thử gõ cửa 1 phòng. Không có tiếng ai mà mở cửa thử thì thấy khóa. Vậy là có người. Căn kế thì nghe tiếng nước tắm. Căn kế thì tiếng cãi nhau, có vẻ là người này đang cãi với ai trên điện thoại. Còn căn kế thì tiếng kẽo kẹt như đưa nôi. Kỳ dị quá… Ở đây đông người thế sao? Cứ như dãy hành lang này vô tận vậy. Đi đâu cũng thấy cửa phòng lớp lớp san sát nhau. Cả hành lang ồn ào tiếng họ vọng ra.
Tôi gõ cửa 1 phòng thì nghe tiêng 1 cô gái: “Cút Đi.”
Tôi vội xin lỗi rồi sang căn bên. Căn nhà mở sẵn. Tôi mở vào phòng. Chà… đơn sơ quá. Có 1 cái ghế gỗ. 1 cái tủ… một cái giường, 1 cái bàn. Tôi vội vào… Mở công tắt đèn. Á… á… tôi hét lên vì thấy có 1 người áo đen ngồi quay lưng ở giường. Tôi vội chạy ra còn xin lỗi.
Khỉ thật… hết hồn… ở căn phòng này có người rồi. Cũng may là nam, cứ là phụ nữ thì hiểu lầm chết.
Ơ.. cái hành lang thấy hình ảnh lắc lư. Có nhiều bóng đen kỳ quá. Tôi tính đi lại xem thì dòm lên đầu. Ra là cái đèn trên trần lắc lư. Tôi dòm nó như thôi mien… Thấy ánh sáng bóng đổ trong hành lang cũng lắc lư theo. Tiếng con bé khóc to hơn. Kêu bố mẹ. Tôi gõ cửa phòng đó nói: “Đừng khóc nữa em ơi.”
Tiếng con bé la hét thất thanh. Chà… tôi làm con bé sợ rồi. Ồn ào quá. Tôi đi vào sâu trong hành lang tìm căn phòng nghỉ qua đêm nay cái đã rồi mai hẳn tính.
—–
Tôi bậc dậy. Ráng mở mắt. Thấy 1 bên đầu rất nặng. A.. nhứt đầu chóng mặt quá. Khỉ thật. Tôi quăng chăn mền lao vội xuống giường. Mấy giờ rồi đây? Ngủ gì ngủ dữ quá. Ngủ như chết luôn đó. Quên là cần dậy sớm lo đủ thứ việc. Tối qua vô căn phòng đơn này rồi do mệt tôi trèo lên giường ngủ 1 giấc ngon lành. Thường chỗ lạ tôi đâu quen, thế mà do lạnh nên cuộn chăn ngủ miết. ứng dậy thì tôi thấy đỡ hơn. Thấy mọi việc rõ ràng. Hình như đã ngủ lâu lắm rồi.
Tôi vội ra ngoài. Hành lang tối với ngọn đèn. Rồi xộc vào mũi tôi là mùi thức ăn ngào ngạt. Tôi vội chạy ra ngoài. Thấy nhiều người cũng ra khỏi phòng. Tôi chào với vội hỏi họ. Họ đều vội đi ăn cơm hết. Bà bác hôm qua đi ra cầm sẵn cái mâm có đầy cơm thịt vịt quay với cả tô phở nóng cười nói: “Tới giờ ăn cơm tối rồi.”
—-
Thì ra đầu giờ cơm tối là thế này sao? Thảo nào ai cũng đi vội đi vàng. Là giành ghế ngồi ăn. Phòng thì đầy chứ ghế ngồi ăn thì chỉ có 14 cái thôi. Nhưng đồ ăn ê hề như hôm qua mà. Chà… xem chừng trong căn nhà cho thuê này có hơn 15 người ấy. Thế là ông hôm qua đã nhườn chỗ cho tôi chứ không phải có ý gì. Nhưng đang ăn mà có người tới cần chỗ phải nhườn thì đúng là hơi bực mình thật. Có hai thằng con trai còn giành nhau đồ ăn nữa. Chúng chơi trốn dưới gầm bàn rồi giành đồ ăn. Cái cô gaái đẹp mặc sườn xám ngồi ngoài phòng khách kiểu tiếp tân đó thì chẳng vô đây. Tôi lớ ngớ ra bắt chuyện hỏi chủ là ai rồi thuê nhà ra sao mà cô ta không them trả lời. Cứ ngồi dòm ra cửa cười. Chẳng biết có phải chảnh hay tôi có làm gì không vừa ý người đẹp kiểu cách này không.
Có 1 thằng khá thân thiện tên Thanh. Nó hay chỉ ra ngoài bảo xe hơi ông bà già nó cho, rồi phòng nó là nhiều đồ sang chảnh nhất, tivi tủ lạnh dàn máy cái gì cũng có. Nghe khoe khoang mà tôi muốn bịt tai luôn. Tiếng hắn vừa cười vừa nói. Nhưng cách hắn nói kỳ quá. Hắn cứ áp sát vào tai tôi rồi nói không ngừng. Tai bên kia thì nghe 2 người kia cãi nhau. Dân chơi cờ bạc rồi đánh nhau hoài đó. Tối qua cũng nghe 2 tay này cãi nhau. Nhưng chưa bằng 2 vợ chồng làm ăn thất bại kia cãi gắt còn chửi bới om sòm nói tại ông, hay tại bà. Tiếng họ vọng cả ra ngoài này.
Rồi có tên coi bóng đá cá độ mà chửi “Ngu… tao cá mày thắng mày lại thua… chấp thêm 2 quả… làm ăn kiểu gì…”
Tôi nghe tiếng những người trong ngôi nhà này cứ rộ lên hết. Tôi thấy khó chịu quá. Tính nói rồi mà bà bác giơ tay lên miệng ra hiệu cho tôi là đừng nói. Thấy bà bác này như cốchịu đựng đó. Không lẽ mấy người còn trong phòng cũng là không muốn ra ngoài sao? Nơi này rất lạ. Như kiểu quán trọ. Hay như kiểu nhà mà họ xây cho công nhân. Bắt nhiều người ở cùng 1 khu. Nơi này nhỏ hơn nên ồn ào quá.
Ôi trời… Cũng tối khuya rồi. Thế là lại đành ngủ lại đây 1 đêm nữa. Cái tiếng rè rè của máy lạnh khó chịu quá. Trời bên ngoài hè nên họ mở máy lạnh hết công suất hay sao ấy? Tiếng rè rè khó chịu âm vang khắp nhà. Còn 1 tiếng như tiếng máy giặt. Chắc phải có máy giặt ở đâu đó. Từng này người thì đúng là lúc nào cũng giặt đồ luôn phiên nên tiếng máy giặt nghe nhồi nhồi liên tục.
Đồ ăn hôm nay vẫn như thế. Cũng do tôi lạt miệng nên ăn gì cũng thấy ngán. Hèn gì có nhiều người ngồi húp cháo không. Nhìn món cháo có vẻ ngon có khói bốc lên nóng hổi. Tôi muốn thử ăn cháo vì thấy ai cũng húp ngon lành. Chưa gì bị 1 bàn tay giật mất cả tô cháo. Dĩ nhiên cả đám cãi nhau giành giật tô cháo đó. Đầu giờ ăn thiệt là loạn. Cuối giờ ăn thì đỡ hơn. Nhiều người vội về phòng. Tôi đoán cũng tầm 12 giờ rồi. Thế là lại ngủ muộn. Ráng nhanh về phòng ngủ sớm để mai dậy sớm nữa chứ. Mà ồn ào quá mạng. Tường ở đây mỏng lắm. Tiếng hắt hơi tiếng ngáy tiếng rên, cả tiếng thở nghe rõ rang. Đi ngang qua căn phòng còn nghe tiếng đục tường rồi tiếng cãi của 2 vợ chồng trẻ, nào nợ nần lãi mẹ đẻ lãi con, nào người này bảo người kia chết đi. Chắc là trốn nợ tới đây rồi.
Có cô gái bó gối ngồi ở trên hành lang khóc huh u nói: “Không phải con muốn dụ dỗ anh ấy. Con không biết anh ta có vợ… Bố mẹ tha thứ cho con… Cho con về nhà đi.”
Tôi thở dài chạnh lòng. Xem ra ở đây ai cũng có hoàn cảnh. Có nhà mà không về được. Bà bác mang cơm tới để trước mặt cô gái nói: “Thì bởi thế đó cậu. Nhưng chúng ta còn may mắn hơn lắm kẻ lang thang ngoài kia. Mà dặn cậu trước nha. Thi thoảng có mấy kẻ lang thang tới gõ cửa xin vào ở. Cậu tuyệt đối đừng có mở cửa hay nói chuyện với họ. Bọn ở ngoài vào thì phá hoại với giành hết đồ ăn đó. Đồ ăn sắp hết rồi. Ông Hai coi sóc chỗ này dạo này ốm liệt giường, con ổng là đứa keo kiệt ăn bớt ăn xén đồ ăn đưa tới.”
Chắc là người nấu cơm ở đây. Thấy bác này thân thiện nên tôi hỏi dò. Nghe loáng thoáng là biết đây vốn là căn nhà tình thương xây cho 1 hộ nghèo. Cũng mấy chục năm trước rồi. Rồi bán lại sang tay sao mà cho ông Thầy Hai này, để lúc về già thì tới đây ở. Rồi ổng mở thành nhà trọ cho thuê lấy tiền thêm. Dạo này ai cũng chê cơm nước hay sao ấy. Chắc đổi thằng con nấu ăn nên đa phần mấy món toàn nhạt nhẽo. Có ông bác lưng còm đi ngang nói: “Được vậy là phước rồi. Bọn lang thang bên ngoài cầu mà không có miếng ăn hay giành giật miếng ăn từng chút. Đồ cũ thì vậy thôi.”
Bang.. bang.. bang…
Tiếng gì như tiếng đập cửa. Rồi có tiếng phụ nữ với tiếng con nít khóc.
“Làm ơn cho mẹ con tôi vào ở. Đói quá… lạnh quá. Làm ơn cho xin chút đồ ăn.”-Giọng 1 thiếu phụ thống thiết.
Ai cũng lắc đầu hết. Ra là mấy người xin ăn. Nguyên cả bàn cơm đầy đồ ăn vậy mà, dù hơi dở chứ đâu ai ăn hết nổi. Tiếng đập cửa bang bang liên tục. Tiếng con nít khóc oa oa… văng vẳng khắp khu nhà. Sao tiếng phụ nữ đó và đứa bé lớn đến thế được. Nghe cứ như tiếng pháo nổ ngay bên tai. Họ chỉ bịt tai rồi lặng lẳng về phòng ngủ. Chà.. người lớn thì nhịn được chứ đứa con nít đang khóc đó…
Cái bác hay đèo theo cô gái nũng nịu đi theo đi ngang qua nói: “Bởi mới thấy chúng ta sung sướng lắm. Tôi thì có vợ lo tất. Con cái lớn rồi. Cô ta sớm có thằng khác. Còn sang Mỹ định cư. Thấy có lỗi nên đô la, xe nhà, hay mấy con ghệ cứ đưa tới cho tôi. Tôi có hoài ấy. Bữa nào lại đổi con khác cho tôi.”
Trời… Đúng là xã hội giờ mà. Bác này thế là tự do tới đây bao gái sao? Cô gái đó nghe thế không bực mà vẫn cái mặt cười cợt. À.. vẫn chưa thấy nửa mặt bên kia của cô ta… Do mặt của cô ta dính cáigì đen đen còn kéo sang bên mặt kia nên tôi thấy lạ định ngó sang. Giật cả mình… Có ai đẩy 1 cái xe mô tô trên hành lang còn rồ máy. Chiếc xe vừa mới vừa cũ. Một bên nó bị móp. Xe Attila mà… Của cái anh cậu ấm hay khoe của. Chỉ bị móp thôi mà. Tôi hỏi xin. Anh ta cho ngay còn bảo sắp tới ngày rồi thế nào bố mẹ cũng sắm thêm đồ, đang mang đồ cũ đi cho, tính rồ máy để đuổi 2 mẹ con đó đi. Mừng quá đi mất.
Cũng hết tiếng đập cửa rồi. A… bất chợt tiếng bang bang vang to lần này không phải ở cửa chính mà là cửa sổ. Tôi quay qua lại không biết cửa sổ ở đâu nữa. Phòng nào cũng bít bùng. Cái người mặc đồ đen đứng ở cuối hành lang dòm tôi. Hơi hãi nhưng tôi tính tới xin lỗi đã làm phiền anh ta tối qua. Anh ta mặc đồ đen từ đầu đến chân đầu tóc thì trọc nhẽm như không có tóc. Nhìn xa cũng thấy rõ nhưng ở cuối hành lang tối quá nên không thấy rõ mặt mày chỉ thấy là 1 bóng đen. Chưa đi tới gần thì anh ta đi vào phòng rồi. Đi ngang qua 1 căn phòng nghe tiếng như cái ghế bị ngã. Tôi vội gõ cửa xem ông bạn Khoa đó có sao không. Vì dù sao cũng thân. Không nghe tiếng trả lời. Bên cạnh phòng là phòng của cô gái may đồ nghe tiếng máy may rõ to. Giờ thêm tiếng cãi vả của phòng đối diện rồi tiếng 2 mẹ con đập cửa. Cô gái ngồi trên hành lang ôm tay hét thật to. Rồi cô ta đứng lên chạy về hướng tôi tay giơ ra bóp cổ tôi: “Tại chúng mày.. Tại đàn ông chúng mày hết.”
Tôi cố chống cự.. mặt cô ta ghì sát mặt tôi… Đôi mắt cô ta thũng sâu cái miệng đầy rang ỏm chỏm… Tôi cố đẩy cô ta ra rồi đóng cửa phòng. Khiếp thật… cái cô gái này chắc bị sốc rồi thần kinh không bình thường.
Tay tôi còn 1 mảng tóc với mảng da mặt của cô ta. Tôi hét lên không thành tiếng vội chà tay vào tấm khăn trải bàn. Thở hỗn hển… Cái quỷ quái gì vậy chứ? Rồi tiếng la hét to hơn.
Xong tôi nghe tiếng mưa lụp bụp. Rồi cả căn nhà như run chuyển. Chết.. bộ là bão lớn sao? Tiếng mái tôn đập vào nhao. Nhiều người trong nhà la hét dữ tợn. Họ khóc kêu bố gọi mẹ.. hay xin về nhà… Hay cãi nhau đổ lỗi cho nhau. Tôi trùm mền rang ngủ cho qua giấc. Để sáng mai rồi tính. Trời sáng rồi tôi sẽ… tính.. Ưm.. cơn buồn ngủ kỳ lạ… Cứ như muốn nhắm mắt ngủ luôn vậy đó. Ồn vậy mà, còn bao việc kỳ lạ xảy ra trong nhà này. Công tác điện mở hay tắt. Đèn trong phòng… Rồi tôi chưa tắm rửa gì mà, không nhớ là có mang theo quần áo thay không. Không nhớ là mình có vào toilet hay rửa mặt đánh rang gì chưa nữa. Từ khi tới đây thì cơn buồn ngủ ập tới kỳ dị. Còn ngủ thì… Tôi mắt tự động nhắm lại nghe bên tai tiếng khóc nỉ non, tiếng gõ cửa… rồi tiếng chân.. tiếng kéo lê… tiếng đàn ông đàn bà tiếng trẻ con. Tiếng mưa rồi tiếng ầm ầm… Mưa lớn kinh khủng. Kỳ lạ là có tiếng cào vào tường tiếng gõ cửa la hét tán loạn. Gì vậy chứ? Sao giờ họ lại đi gõ cửa của tôi. Tôi chịu không sao mở mắt được. Để mai rồi tính vậy.
—-
“Ông… ông… hay mình đi về nhà đi ông. Cháu.. cháu sợ quá.”
“Cái thằng này, đi viếng thăm bà của mày mà mày sợ cái gì. Bà của mày hồi còn sống thương con cháu phải biết. Tính tình hiền lành nhân đức. Nếu chẳng phải cái nghĩa địa thành phố bắt giải tỏa. Phải đào mồ rồi hỏa táng… Tao.. tao cũng không nỡ đâu… nhưng để ở nhà thì bố mẹ mày cản. Mẹ mày đạo công giáo, thành ra cấm với ghét mấy cái cúng kiến này. Mà tao cũng biết là để ở nhà thì con cháu chẳng đứa nào cúng kiến gì, ghẻ lạnh, thấy đám con cháu bất hiếu không thấp được nén nhang, bả sẽ buồn lắm. Thấp nhang quan trọng lắm, là dâng lòng thành tới người đã khuất hy vọng họ an nghỉ với mau đầu thai siêu thoát cực lạc. Không nhận được nhan khói là như thiếu cơm ăn hay không ai đoái hoài linh hồn thành cô hồn dã quỷ ma đói lang thang khổ sở lắm. Rồi họ bảo để ở nơi thanh vắng thờ cúng như miếu sẽ khiến linh hồn hưởng thụ cuộc sống ở suối vàng. Như ở dương gian ở nhà cao cửa rộng, ăn uống dư thừa, người hầu kẻ hạ, nhà lầu xe hơi, đồ hiệu, nữ trang, tiền vàng không kể ấy. Bà mày cực nhọc cần kiệm lúc còn sống, tao muốn bả hưởng thụ cuộc sống giàu sang dư dả lúc về cõi âm. Lại có ông bạn quen có khu đất có cái miếu này, ổng nói thấy cũng có lý.”
“Nhưng mà… cháu… cháu không đi đâu. Ghê quá ông ơi, cây cối um tùm. Đồng không nhà trống hết mà. Lần đầu tới đây cháu mới có 8 tuổi, lúc đó cháu nhớ thấy có nhiều bóng người lắm.”
“Ôi, mày sợ cái gì. Đồng trống gì, nhà của ông Hai giữ miếu ở ngay bên ngoài. Ma quỷ gì? làm chuyện thất đức mới sợ ma. Mấy tháng trước tao còn tới thăm, thấy ông từ tuần nào cũng cúng kiến dọn dẹp chu đáo lắm. Mày sắp đi du học trời Tây rồi, đi mất mấy năm, tao mới dắt mày tới thăm bà mày. Để bà dặn dò…”
“Á.. không đi.. Có ma.”
“Chạy cái gì.. coi chừng té giờ. Ma cái gì mà ma. Sắp tới rồi.. Ủa? Trời đất ơi. Cái quái gì thế.. Cái miếu này…”
“Trời… trời.. ông coi, hình như mà mưa lớn rồi dột, sập cả phần nhà để tro cốt rồi.”
“Hả? A… bà.. Sao lại vậy? Mau qua kêu ông từ giữ miếu.”
“Mùi rác rến hôi thối quá. Eo ôi, đồ ăn thối này, trái cây rồi bánh bao đầy cả kiến dán dòi… Mấy cái đồ vàng mã không phải đốt sao ông, sao con hầu vàng mã này không đốt mà để gớm ghiếc hư nát vậy nè.”
“Ây dà, mày còn lo nghịch rác rến làm gì. Dẫn ông mày qua bên nhà ông từ coi. Phải kêu người dựng lại cái miếu chớ.”
“Cái gì vậy ông?”
“Đồ vàng mã chứ gì. Tivi tủ lạnh, nhà lầu xe hơi, cả mấy thứ như túi xách, vòng vàng, nữ trang, tiền vàng, điện thoại laptop, iphone… Hàng thủ công cả đó. Coi vậy chứ cũng mắc lắm. Lắm nhà chẳng mua nổi cho người chết đâu. Nhưng mà đốt xuống người chết nhận để xài ở dưới âm phủ. Còn cái đó là hình nhân giấy làm công phu lắm đó. Thấy không, có bộ đồ có tóc giả. Để làm người hầu kẻ hạ người đã khuất. Nhiều nhà giàu mua cả triệu bạc tiền vàng mã cho người đã khuất ấy.”
“Nhìn ghê ghê thì đúng hơn. Sao cứ phải đốt hoài vậy ông? Làm thế là bà hưởng được hả?”
“Tao đâu biết. Cái lệ thế rồi. Thôi, mau đi hỏi ông Hai đầu đuôi rồi còn bảo tu sửa nữa.
—–
Tôi và mấy người trong nhà đứng chết lặng dòm theo. Cậu Thanh ôm đầu la hét dữ lắm. Còn bà bác hiền lành thì mỉn cười vẫy tay theo 2 ông chúa đó. Tôi đưa tay mình lên dòm lại… Thấy nó nhám đen lúc này lúc khác. Tôi nhớ bị tai nạn rồi nằm bệnh viện 1 thời gian thôi, sau về nhà rồi lại trở vô bệnh viện. Bác sĩ bảo gì đó… Họ để tôi nằm lại lâu quá, nên tôi bảo muốn về nhà chứ chẳng muốn nằm viện rồi ngủ trong đó đâu, ngủ rồi thức dậy là đi lang thang cùng mấy bệnh nhân không ngủ đó hoài, họ hay rủ tôi đi cùng lắm. Gia đình tôi thương tình đưa tôi về nhà rồi tôi ở đó… Rồi giờ dọn tới đây thôi. Cùng mấy người này. Tôi thấy họ dòm theo người sống, lớp thì kêu gào lớp thì cứ dòm theo hay cố chạy theo. Như con bé cứ chạy theo khóc xin đưa nó về nhà. Cô gái may đồ thì ra là ở đây lâu nhất. Cô ta mặc đồ bà ba, còn mặt là 1 cái hốc như bị lõm vào… Có lẽ ra nắng nên tôi dòm thấy rõ hơn…
Giờ chúng tôi đứng hay ngồi tạm ở đâu đó chờ sữa chữa. Cặp vợ chồng cái cỗ gẫy bắt đầu cãi nhau lại rồi. Cô gái đó vừa khóc vừa cào vào tường mắt cô ta lồi ra từ từ. Cậu Khoa dòm thấy bóng mấy người sống đi xe ngang qua hư xe đứng lại giữa đường thì cười 1 nụ cười quỷ dị rồi cậu ta vẫy tay họ. Chung quanh nhiều kẻ qua người lại lắm. Chúng sà tới vì mùi cơm mùi đồ ăn. Tôi ngồi thoáng run sợ nghĩ tối nay sẽ ra sao? Họ thì có vẻ quen rồi… Có lẽ… tôi cũng sẽ quen ở lại đây. Nhưng chắc là nơi này không thanh bình rồi.
Thẻ:Kinh dị, Ma Quỷ, Tales From The Frighten Nights, Truyện Ngắn