Ngủ Đêm Trong Phòng Bệnh
Câu chuyện mà tôi sắp kể sau đây do mẹ tôi khi ngủ trong phòng bệnh của ông tôi nghe 1 người bệnh nặng cương quyết đòi xuất viện kể. Bệnh viện mà. Rất nhiều chuyện để kể. Bản thân mẹ tôi cũng không biết có thiệt hay không, hay là do bị người ta trêu chọc. Không biết nữa. Mẹ tôi cứ hồ nghi và nghĩ về câu chuyện đó mãi. Khi bác sĩ bảo hết cứu được thì mẹ tôi bàn với cả nhà đưa ông về nhà. Vì thế là tốt nhất mà. Chết ở bệnh viện thật không tốt chút nào. Một nơi xa lạ lại nhiều cái chết.
—-
Tôi nấu xong nồi canh khoai tây cà rốt liền bỏ vào máy xay sinh tố rồi bấm nút. Chờ cho mọi thứ nhừ rồi thì đổ ra cà mên. Nhìn thứ súp trong cà mên mà tôi xót xa cả ruột gan. Bố tôi bệnh đã 1 thời gian rồi. Là bệnh ung thư đại tràng. Giờ ông cụ không thể ăn gì được ngoại trừ mấy thứ súp xay lỏng ra thế này. Ăn uống rất khó khăn. Người cụ giờ chỉ còn da bọc xương.
Chị chồng tôi mở cửa vào nói: “Cô Út tối nay vào ngủ trong phòng bệnh với bố nhé. Chị cũng muốn lắm mà con cái với phải lo bán tạp hóa. Chứ chị cũng lo lắm. Mới kêu cô Út từ quê lên. Ráng chịu khó nha cô. Chứ mình chị thôi. Tuần nào anh chị cũng vô lo lắng cho bố. Tiền bác sĩ, viện phí, thuốc men nào giờ toàn anh chị lo. Phải mà bố uống thuốc Bắc cái khỏi được thì mừng. Giờ phải vô nằm viện. Thiệt là mắc công. Nói thiệt, cũng mệt mỏi quá rồi.”
Tôi vội vâng dạ để chị ấy khỏi kêu ca, mắc công bố biết lại buồn. Tôi đành nói mấy câu mát bụng để chị ấy đỡ ca thán. “Dạ, em biết là nhà anh chị phụng dưỡng bố vất vả. Có gì em sẽ lên thay anh chị chăm sóc bố mà. Anh chị cứ giao cho em. Tối nay em vào trong ngủ để săn sóc bố. Em là con gái mà, phải giúp anh chị.”
Chị ấy có vẻ vừa ý gật đầu nói: “Ừm. Cô Út chịu khó vậy đi. Ban đầu anh chị cứ tưởng để bố vô bệnh viện có y tá bác sĩ túc trực chăm sóc thì không phải lo. Mà thấy không ổn cô ơi. Trong đó đông bệnh nhân. Y tá thì ít, họ lại nhiều việc. Không có thời gian chăm lo bệnh nhân, ăn ngủ mặc kệ ấy. Anh Hai cô có mướn người chăm sóc mà cũng vậy thôi cô à. Thế mà tốn 1 ngày cả mấy trăm ngàn.”
Tôi nghe mà xót xa. Có đến thăm bố. Bố cứ dấu cứ nói không sao. Mà đến hôm qua bố mở miệng bảo là cho bố về nhà để chết cho rồi chứ không muốn ở lại bệnh viện. Bố tôi vốn chịu đựng mà thốt lên lời như vậy là biết sao rồi. Không phải anh chị Hai nhờ thì tôi cũng tự lên để chăm sóc bố thôi.
Tôi mượn của chị Hai 2 cái mền rồi 1 cái gối nhỏ để mang theo. Còn phải lấy thêm cái quạt giấy. Trong phòng bệnh hầm và nóng lắm. Thế mà tối lạnh hay sao đó, nên bố kêu tôi mang mền thiệt dày vào. Hay cơ thể bố suy nhược nên thấy lạnh. Chị Hai cầm 1 bịt mãng cầu giơ đưa cho tôi:
“Biết là bố không ăn được. Nhưng mà em mang cho bố mấp mấp để cho đỡ. Chứ bố bảo thèm mãng cầu. Chị có xây sinh tố trái cây mà bố bảo không muốn uống.”
Tôi vội lấy nói: “Cám ơn chị. Em quên mất. Để em vô phòng bệnh rồi dầm ra cho bố ăn.”
Lúc tôi sắp đi thì chị Hai gọi tôi lại. Chị ấy bộ dạng lúng túng như khó nói. Nấn ná 1 lúc mới bảo tôi: “Cô Út à. Nói thiệt… Chị ngại lắm. Chị nghe bác sĩ bảo bệnh bố không chữa được, cũng chẳng khỏe được. Họ bảo đưa bố về. Bệnh viện giờ vậy đó. Người bệnh nặng là họ bảo mang về nhà. Mà… em biết đấy. nhà chị có 3 đứa con. Thằng Út mới có 2 tuổi. Chị chăm chúng chả nổi. Để bố về thì… Với lại bố mất ở nhà thì.. Xui lắm. Chị còn buôn bán. Tầng trên có người thuê ở, họ sợ nhà có người chết lắm. Lương anh hai của cô Út chẳng nuôi nổi 3 cái miệng há mồn. Tụi nhỏ đi học tốn kém lắm. Anh ba của cô đi xuất khẩu lao động có gửi tiền về cũng bảo để bố ở bệnh viện cho họ chăm sóc thuốc thang đầy đú. Tiền chú ấy gửi cũng chả đủ, anh chị phải phụ thêm nhiều lắm. Thôi thì… chị rang để bố ở bệnh viện. Rồi… Thì cô biết đấy. Bố mất ở bệnh viện luôn thì… Chứ đừng về nhà nữa cô ạ. Nhiều việc phiền lắm.”
Chị ấy nói quanh co 1 hồi. Tôi thấy buồn lắm. Tôi vừa đi vừa nghĩ là không biết có nên đón bố về ở với vợ chồng tôi không hay cứ để bố ở bệnh viện. Dù gì còn có truyền nước biển với thuốc thang của bác sĩ. Dưới Long An thì không có điều kiện y tế không như ở thành phố. Mà chứ về nhà thì sợ bố không qua khỏi. Người quen của tôi cũng trường hợp như vậy. Ở bệnh viện ít nhất còn duy trì được, chứ về nhà thì 2 hôm sau là cụ qua đời. Nghĩ vậy nên tôi vội thu xếp để vào bệnh viện. Ráng ở lại bệnh viện rồi chăm sóc bố. Được ngày nào hay ngày nấy. Chứ tôi không muốn mất bố đâu. Mẹ đã mất sớm lúc tôi mới 2 tuổi. Tôi như chỉ có mình bố tôi thôi. Mấy anh trong nhà cũng bảo bố thương tôi nhất vì tôi không có mẹ chăm sóc. Tôi gạt nước mắt rồi vào bệnh viện. Cũng phải tỏ ra vui vẻ chứ để bố lo.
—–
Tôi vào phòng bệnh thì thấy ngạc nhiên lắm. Có 2 bệnh nhân đang thu xếp mọi thứ để dọn ra khỏi phòng bệnh. Giờ 8 cái giường bệnh trong phòng chỉ còn lại 3 giường có bệnh nhân. Ba chiếc giường kê làm 2 dãy, do không đủ giường nên giữa lối đi còn kê thêm 2 giường. Các phòng trong bệnh viện đều đông bệnh nhân lắm. Lần nào tôi vô cũng thấy cảnh tượng bệnh nhân và người vô thăm, đồ đạc các thứ đầy ngập các phòng bệnh. Hồi nãy đi vào qua 1 loạt các phòng bệnh thấy chật chội đông đúc, nhiều phòng kê thêm giường, họ còn để các giường bệnh ngoài hành lang.
Sao phòng này lại vắng bệnh nhân thế? Tôi nhòm qua lại để tìm cái bác gái vui tính mà mọi lần hay chuyện trò cùng tôi và bố lúc vào thăm mà không thấy.
Tôi đi ngang qua 1 giường bệnh thấy 2 cô cậu đỡ 1 cô nói: “Từ từ không gấp. Mình chuyển qua bệnh viện 115, tuy xa nhà nhưng đỡ hơn.”
“Ờ ờ. Chuyển lẹ cho chị nhờ. Chị đã nói rồi mà cô chú không nghe. Có thiệt đó…”- Chị bệnh nhân mặt xanh tái nói.
“Em tin rồi. Sợ quá chị ơi. Mình đi lẹ đi. Chồng còn bảo không gấp. Sợ chết được. Người bệnh phòng này chuyển đi hết rồi.”- Cô gái nói.
Thì ra là họ chuyển đi bệnh viện khác. Một bác cỡ 50 đi ra rồi đi vô còn cầm rất nhiều đồ cá nhân vừa thấy cô y tá thì nói: “Phòng nào cũng được mà cô. Cho tôi chuyển qua đó. Nằm ngoài hành lang cũng được.”
Cô y tá bộ dạng hách dịch nói: “Cứ nói hoài nói mãi. Muốn lẹ thì chuyển đi bệnh viện khác như mấy người kia. Không thì chịu khó. Đừng có hối, bọn tôi nhiều việc lắm.”
Bác đó còn chạy theo cô y tá để đòi gặp bác sĩ xin chuyển đi. Họ sao vậy nhỉ? Tôi vội vào với bố. Tôi thấy bố nằm ngủ trong giường hơ thở nặng nhọc khò khè. Tôi sắp xếp đồ đạc lên bàn. Rồi ngồi quạt cho bố. Giường kế bên lại phủ màn. Tưởng họ không có màn chứ. Anh tôi có yêu cầu mà y tá phớt lờ. Bố tôi có tật là phải yên tĩnh mới ngủ được. Mới nhập viện bố bảo trong phòng bệnh đông làm ồn, lúc nào cũng người này người khác dòm khiến bố không ngủ được. Tôi thấy có bóng người sau tấm màn. Thấy 1 cô bé nằm ở giường kế bên, có mẹ chăm sóc.
Chị ấy vẻ mặt buồn bã cứ thở dài, chị ấy cũng dòm qua dòm lại. Cô bé nằm ngủ li bì còn trở mình qua lại. Chị ấy nhìn qua tôi thì cười chào hỏi. Tôi cũng vội chào lại. Chị ấy có vẻ lúng túng hỏi tôi nhiều thứ lắm là lấy nước ở đâu, căn tin có đồ ăn không. Còn xin tôi nước uống. Chị ấy tên Châu, do con gái mới lần đầu nhập viện mà phải mổ nên chị ấy lo lắng đến tím tái ruột gan. Tôi vội khuyên chị ấy.
“Cháu nhà chị mới mổ ruột thừa tối qua. Làm chị hết cả hồn. Tự dưng nó la đau bụng. Rồi chở vô bệnh viện là bác sĩ kêu mổ ngay. Chồng chị đi công tác rồi có mình chị. Sáng nay mổ xong họ đưa nó vào phòng này. Đầu óc chị giờ còn đâu đâu. Cũng may con bé không sao? Nghe bác sĩ nói không sao mà chị lo quá chừng.”- Chị Châu khổ sở cầm chai nước suối uống nói.
“Thế… thế chị chưa ăn uống gì sao? Đã qua giờ trưa rồi. Hay là em trông chừng bé cho chị.”- Tôi nói.
Chị ấy nghe mà mừng rỡ nói: “Cám ơn em nhiều quá. Chị giờ mới thấy đói mà không dám rời khỏi, sợ bé nó tỉnh, không có ai canh con bé. Lỡ bác sĩ tới cũng không có ai nghe bác sĩ dặn thuốc gì hay tình trạng bé nó sao. Chị hỏi y tá mà toàn bị mấy cổ quát. Tính nhờ ai đó trong phòng coi nó đỡ mà sao bệnh nhân chuyện phòng bệnh khác hết. Chả biết chuyện gì.”-
Chị Châu nói xong thì đứng lên còn ôm đầu xoa trán quẹt nước mắt sống rồi đi vội nói: “Chị đi ra căn tin cái về liền.”
Tôi gật đầu vui vẻ với chị ấy. Chị ấy có vẻ xuống sức vì chuyện cấp cứu quá. Hình như bố tôi xoay qua rồi mở mắt rên rĩ. Tôi vội kêu bố. Bố mở mắt dom tôi rồi run run ngồi dậy. Tôi vội đỡ bố dậy rồi đổ súp ra khỏi cà mên. Người bố run run không vững. Làn da mỏng tanh đến át cả vào xương.
“Ủa? Con… sao lại lên đây lại rồi? Bố có sao đâu mà. Đã bảo là đừng có lên vất vả. Tao nằm bệnh viện được mà. Ra căn tin hay ra đường thì xôi chè gì cả có.”
Tôi biết bố nói vậy thôi chứ bố không ăn được chút nào, cũng không có sức mà ra ngoài nổi. Thấy hai hộp sữa và cái cà mên mở ra đồ tung tóe dưới đất. Xem ra bố cố lấy ăn rồi làm đổ. Tôi cúi xuống dọn dẹp thấy bột sữa dây cả vào dưới gầm giường. Cái lon sữa còn lăn ở dưới. Chắc nó bị lăn xuống nên bột đầy ra đó. Tôi tính chỉnh lại cái giường cho phần đầu cao lên cho bố ngồi lên để ăn mà mãi không được. Có lẽ tại tôi sức yếu quá. Mấy thanh sắt kêu cọt kẹt. Tôi cố đẩy cỡ nào cũng thế. Tiếng cả cái giường kêu cọt kẹt liên hồi còn run lên. Tôi vội đút cho bố mấy muỗng. Bố húp sạch cả muỗng. Mừng quá. Bố ăn được rồi. Tôi mừng rỡ nói: “Bố ăn từ từ. Còn nhiều lắm. Có phần cháo trứng ngon lắm bố ơi. Tối con hâm cho bố.”
Bố nhìn tôi nói: “Thế… thế con tính ở tới tối à? Đã nói bố ổn. Mau đi về đi. Để đồ ăn lại được.”
Sao bố cứ như muốn đuổi tôi về sớm. Tôi cười múc thêm 1 chén cho bố nói: “Con chả việc gì làm. Lên thăm bố mà bố đuổi con về là sao? Lâu rồi bố con mình cũng chả gặp nhau. Thì mình ngồi nói chuyện. Con đọc báo với truyện tiểu thuyết cho bố.”
Bố tôi ăn mà ho khát tay nói: “Để hôm khác. Chứ ở bệnh viện thì… Cực lắm. Con về đi. Bố có bệnh mới nằm đây. Ai lại ở bệnh viện. Ở đây chán chết.”
Tôi chỉ ra cười nói: “Người ở lại qua đêm nhiều lắm mà bố. Có cái chị thăm cô bé ở giường bên cạnh. Con với chị mới nói chuyện.”
Bố dòm qua nói: “Con bé này mới nhập viện à? Ừm… thế à… Chắc qua 3 ngỳ thì… không sao đâu nhỉ. Chắc cũng ổn.”
Bố lầm bầm gì đó tôi nghe không rõ cho lắm. Tôi vừa đổ nước trong ấm ra. Chà.. sữa Ensure đổ hết rồi. Chắc phải mua hộp khác mới pha sữa cho bố uống được. Sữa này tốt lắm, anh Ba tôi dặn nhất định phải mua cho bố uống. Người già bệnh tật uống sữa này mà có chất dinh dưỡng. Gọi cho anh chị thì sợ phiền, mắc công chị Hai lại cằn nhằn. Có hộp sữa thì tôi xách xe đi mua cũng được. Cái chị đó đã trở về còn chào bố tôi nữa. Cố bé vừa tỉnh đã khóc to. Chị Châu dỗ cô bé nín. Cô bé khóc nói: “Con thấy ma mẹ ơi. Lúc con nằm ngủ nghe tiếng xe đẩy con đi rồi con mở mắt ra thấy tối ôm. Con ma… mấy con ma cúi đầu xuống dòm con. Con sợ quá.”
Chị Châu xoa trán cô bé nói: “Mơ thôi con à. Con bị thuốc mê nên mơ đó. Con mẹ bị mổ ruột thừa thôi. Nhưng qua rồi. Con khỏe mạnh rồi đó. Chịu đau chút đi con.”
Cô bé còn khóc to hơn. Chị Châu hứa là đi về lấy búp bê với đồ chơi cô bé thích vào. Thấy cái bác lúc nãy đòi chuyển phòng dường như được chuyển đi rồi, còn vô thu xếp đồ đạc. Bác dòm chúng tôi với nói với bố: “Anh cũng chuyển phòng đi chứ. Cũng may là tối có thể để thêm giường bên ngoài. Giờ tôi ra đó.”
Bố vội cắt lời bác nói: “Ế.. chuyện không đâu thôi mà anh.”
Bác dòm cô bé với chị Châu cười nói: “Y tá bảo tạm để cháu nó ở đâu. Chứ sẽ chuyển sang phòng khác ở khoa nhi.”
Chị Châu gật nói: “Dạ, mấy y tá cũng bảo cháu vậy đó bác. Mà sao phòng này trống thế bác? Cháu đi ra căn tin thấy đông bệnh nhân lắm. Phòng bệnh nào cũng chật. Có phòng này là vắng.”
Chị ấy nhắc làm tôi nhớ cái điều mình thấy lạ lúc vô đây. Bác ấy ngồi xuống nói: “Ủa? Bộ 2 chị em không biết à? Sao anh không kể cho con bé này?”
“Tôi vội hỏi bác: “Có chuyện gì không ạ?”
Bác ấy bị y tá quắt tay hối đi. Bác ấy lẹ làng đứng dậy xách đồ nói: “Em đi đây anh. Anh kể cho cả 2 nghe.”
Bác ấy vội chạy ra ngoài. Bố mặt mày chả muốn nói: “Không có gì đâu. Tại mấy người tin dị đoan quá. Chả là 2 hôm trước, có 1 số bệnh nhân cấp cứu vô đây. Lúc đó trời cũng cỡ 5 giờ. Họ ban đầu bị chóng mặt khó chịu thôi. Có 1 ca ngộ độc thực phẩm. Mấy người nặng thì các bác sĩ lo cấp cứu trước. Để 4 người trong phòng do họ chỉ có chút triệu chứng. Bố cũng nói chuyện với họ vài câu. Họ trông ung dung lắm, còn nghe tới bố bị ung thư thì nói bố chẳng sống được boa lâu rồi, họ lần này qua cái nạn đúng là may mắn. Sao mà tự dưng cái anh đó nôn tháo liên tục. Bác sĩ y tá chạy tới, còn súc ruột ngay tại chỗ. Thấy họ… đau đớn lắm. Rồi.. cả 4 đều tử vong… ở đây… Nên đâm ra bệnh nhân trong phòng sợ… Dị đoan thôi con à.”
Chị Châu nghe phát hoảng la lên: “Ở đây… Ngay phòng này có người chết.”
Bố khoát tay nói: “Bệnh viện mà cô. Chả có chuyện gì đâu. Mấy người đó sợ xui. Chứ có gì đâu. Tự dưng chuyển đi hết.”
Chị Châu ngồi xuống thở phào nói: “Bác nói cũng phải.”
Tôi cho bố ăn xong rồi lật đật đi mua sữa. Đã 4 giờ trưa rồi. Bố bậc cái đèn đọc sách vừa lấy báo đọc vừa phẩy tay mấy cái nói: “Con đi luôn đi. Về nhà, chứ đừng ở lại bệnh viện chi. Mẹ con cô Châu này chút cũng chuyển đi phòng khác. Bố nói phải nghe lời. Nếu không bố giận đó.”
Tôi định bụng sẽ trở lại liền nhưng đi ra ngoài mua hộp sữa khó hơn tôi nghĩ. Ghé 2 cửa hiệu mà cửa hàng thì không có bán, cửa hàng thì vừa hết. Tôi chạy xe dọc trên đường để tìm mua sữa. Rồi gặp ngay giờ cao điểm kẹt xe mãi. Còn phải đi qua quận khác mới mua được 2 hộp sữa. Tôi tất tả chạy xe về bệnh viện. Đường tối xe đông, tôi lại không rành đường nên đi lạc 1 phen. Đói lả cả người mới nhớ mình chưa ăn gì từ sáng tới giờ. Tôi vội mua 1 ổ bánh mì mà ăn. Lúc về tới bệnh viện thì đến 9 giờ rồi.
Tôi mang xe vào mà sợ người ta không cho vô. Cái bảng để giờ thăm bệnh chỉ đến 8:30. Thấy có nhiều y tá lấy xe đi ra nên tôi vội lái xe vô cùng 1 y tá để giữ xe. Chắt chú giữ xe tưởng tôi là y tá nên không hỏi gì. Tôi để xe rồi chạy vô phòng bệnh. Lại sợ y tá la nên tôi rón rén đi vào. Thấy phòng bệnh tối om. Nhiều khu họ đã tắt đèn. Lác đác cũng có người ngủ lại qua đêm. Buổi tối không như buổi sáng nên tôi đi lạc. Hình như khu này là khu nội soi. Các cánh cửa đóng im ỉm. Không biết rẽ lối nào. Nhớ lần thứ 2 vô thăm bố thì anh tôi dẫn tôi đi vô chỗ này rồi đi qua hướng phải hay trái đây? Không nhớ nữa. Đường ở đây vòng vòng nên chắc có thể vòng lại. Tôi ghé mắt vào 1 lối bên tay phải thì thấy có 1 dãy phòng. Có vẻ là phòng bệnh đó, vì nghe nhiều tiếng thở. Chắc là đi vô hướng phòng bệnh này thì có thể sang dãy phòng bệnh của bố.
Tôi bước vào đó thì thấy lạnh quá. Sao tự dưng lạnh thế này? Nhưng tôi cứ đi vô trong. Để gặp ai thì hỏi đường vậy chứ biết làm sao. Tôi nghe nhiều tiếng thở trong các phòng bệnh đóng kín. Có thật là phòng bệnh không? Nghe cứ như các tiếng tở áp sát ngay cửa vậy. Hay là họ dùng các ống thở nên nghe tiếng thở rõ như thế?
Cạch cạch…
Hình như ở trước mặt có ai đó. Ánh sáng yếu quá. Mắt tôi lại nhìn xa không rõ. Tiếng phát ra như có ai đó đẩy gì trên hành lang. Vậy thì chắc có lẽ là y tá đẩy bệnh nhân ngồi xe lăn rồi. Tôi vội chạy tới để hỏi. Nhưng… hình như là không phải. Tiếng di chuyển nặng nề. Trông như y tá đang đẩy 1 cái giường bệnh nên khó nhọc đẩy trên hành lang. Tôi tới gần rồi mà không sao nhìn rõ người đó. Tôi vừađi tới vừa dụi mắt. Chắc lo do cả ngày mình chạy qua lại với ăn uống thất thường nên mắt hoa đi nhìn không rõ.
Tôi vịn tay vào tường vừa lần mò đi vừa dụi mắt. Lạnh quá… Tay tôi chạm vào bức tường. Nóng quá. Còn nóng hơn nồi nước sôi nữa. Nhưng sao tay tôi không thấy rát chỉ thấy nóng. Cái hơi nóng lạ thường như truyền qua tôi. Tôi rụt tay lại. Mở mắt ra thấy trước mặt là cửa phòng bệnh. Có gương mặt 1 người đứng ở cửa kính mờ dòm vào tôi.
Tôi xém hét lên. May mà trấn tĩnh tôi vội dịch hẳn ra. Hình như là bệnh nhân trong phòng bệnh dòm ra. Cái mặt người bám ở đó không rõ ràng thấy mắt người đó mở và dòm theo tôi. Tôi vội cuốn cuồn chạy.
Đùng đùng… Rầm…
“Nóng quá.. Nóng quá. Phỏng chết mất. nóng quá. Đau quá. Cho tao ra. Y tá…”
Người đó đập rầm vào cửa còn la hét làm tôi hoảng hồn bỏ chạy. Tiếng cửa chat chúa còn mạnh hơn. Có nhiều bệnh nhân bị đau nên hay la hét. Cái này tôi từng nghe qua lúc vô bệnh viện nên… Nhưng người đó. Tiếngrên từ căn phòng khác phát ra. Ở ngay bức tường. Chắc sau bức tường là phòng bệnh. Nghe tiếng rất nhiều người rên la đau đớn sau bức tường. Tôi chạy vội đi lên. Y tá đẩy cái giường lúc nãy đi xa rồi. Để kêu cô ấy xem. Nhiều bệnh nhân kêu than quá. Cái mùi khó chịu xông thẳng vào mũi tôi. Bệnh viện có mùi nồng nặc của thuốc. Nhưng ở đây giống mùi của thuốc trụ sinh và những loại thuốc khử trùng trộn với nhau. Hồi nãy sao không ngửi thấy chứ?
Tôi chạy tới vẫn thấy không rõ ràng. Cái bóng áo trắng hình như nằm hẳn lên cái giường mà đẩy đi. Sao dòm lạ vậy/ Hay là do mắt dòm trong tối quá lâu nên sinh ra mấy ảo giác. Tôi đi lại gần người y tá đó lúc nào không biết. Đúng là 1 cái giường. Cái giường kêu cọt kẹt dữ dằn. Tiếng phát ra giống sắt rỉ thì đúng hơn.
Tôi vừa bước tới thì muốn trượt tới trước. Trên sàn có cái gì như máu? Tôi dòm lên thấy chảy ra từ giường. Còn có 1 cái thanh y tá đó cầm lê theo. Chị y tá này làm vỡ túi truyền máu rồi. Nhìn kỹ thì bệch máu lê lết trên hành lang.
Tỏng… tỏng.
Máu chảy nhiễu xuống càng lúc càng nhiều. Tôi gọi: “Chị y tá ơi. Chị…”
Chị ta hình như không nghe, vẫn khom lưng đẩy chiếc giường đi. Tôi bước lại gần nói: “Cho em hỏi…”
Tôi giật thót nhìn lại. Mọi thứ trong bóng đêm dần định hình lại. Đó là 1 thân người nằm sấp nửa người trên 1 cái giường bê bếch máu. Nó ngốc đầu lên dòm tôi, tay của nó giương ra cái miệng phát ra âm thanh khó khăn:
“Đau quá… Chết trên giường bệnh đau quá. Đau đớn quá. Chết đau quá.”
“Á… Á”- Tôi hét lên thật to.
Tôi ngã bậc ra nhắm mắt lại. Có tiếng chân chạy tới. Tôi càng cố hét. Có ánh đèn chiếu vào mặt tôi cùng tiếng 2 người la lên. Tôi mở mắt ra thấy là 2 y tá. Họ lôi tôi đứng dậy. Tôi bám chặt tay họ. Ánh điện sáng cả hành lang… Tôi không thấy gì nữa cả.
“Nè… Chị kia, chị là ai? Làm gì mà chạy vào khu này la hét om sòm.”- Một cô y tá đứng tuổi dữ dằn chống nạnh la tôi.
Tôi sững sờ dòm quanh thấy hành lang không có gì cả, sàn nhà sạch trơn không hề có vết máu gì, các căn phòng đóng kính khép chặt. Có 1 điều dưỡng nam đi tới mở cửa rồi đẩy xe lấy dụng cụ y tế ra. Hả? Cánh cửa đó… không phải phòng bệnh nhân à? Ai hồi nãy… Còn cái gì trên hành lang. Chị y tá la tôi 1 tiếng kêu cô y tá kia chạy ra kêu bảo vệ vô. Tôi mới hoàn hồn. Tôi lấp bấp nói: “Dạ… em.. em ngủ lại qua đêm ở phòng bệnh của bố mà đi lạc… Nên…”
Chị ta la tôi dữ lắm. Cô y tá trẻ hơn lý nhí nói: “Thôi mà chị Huệ. Chị này đi lạc thôi. Ở khu nào em chỉ đường cho chị.”
Chị y tá lườm tôi nói: “Vậy đi lẹ đi. Khu nào.”
Tôi vội nói ra khu. Cả 2 dòm nhau. Chị y tá trẻ nói: “À… rẽ phải. rồi ra khỏi khu này. Cô ra hẳn bãi đổ xe đi qua bên kia mới tới.”
Tôi lật đật vâng dạ rồi vội đi. Chân còn đơ nên tôi cố mà lê. Tôi nghe cô y tá trẻ có vẻ hốt hoảng nói khẽ: “Chị ơi… Có phải cái khu có phòng bệnh có ma không chị?”
Hử? Do thấy lạ nên tôi cố nghe họ nói gì. Chị y tá nói: “Ma gì đâu mà ma. Đám bệnh nhân phiền quá viện cớ đòi đổi phòng bệnh ấy mà. Bệnh viện thì đâu cũng có người chết. Sáng có 2 ca tử vong đó thôi. Thích chuyển thì chuyển đi, ra nằm hành lang. Chuyển đi thì có người chuyển vô liền ấy, lắm phòng bệnh chật, bệnh nhân than nóng than ồn quá chừng kìa. Y tá trưởng bảo giăng màn lên để khỏi nhiễu sự, 1 người bảo mơ thấy ma hét ầm lên thì cả đám bị tâm lý bảo có ma đó thôi. Chẳng qua họ nằm đó thấy mấy người bệnh tử vong nên ám ảnh, thấy mấy cái giường đó thì bảo thấy ma. Chứ có gì đâu.”
“Không phải đâu. Em nghe mấy bệnh nhân kể rõ ràng. Có người nằm mơ nghe tiếng kêu rên ‘sao tôi lại chết?’, ‘trả mạng cho tao’… có phải là do… do hôm đó bác sĩ chuẩn đoán sai không cấp cứu họ nên họ mới chết. Chứ chữa kịp thì… nên họ… chắc là oán hận lắm thành oan hồn rồi.”- Cô y tá trẻ sợ hãi nói.
Chị y tá lấy cái cuốn sổ gõ lên đầu cô y tá la nói: “Nhảm nhí. Hôm đó có mình bác sĩ lo cấp cứu ca nặng. Thấy qua họ không sao thiệt mà. Ai mà ngờ… Họ thì… Ai cũng làm vậy thôi chứ đâu có phải do chuẩn đoán sai. Mà cô cũng nói nằm mơ thôi. Với ca cái chuyện gì mà tự dưng thấy lạnh gáy, hay đồ đạc bị đổ. Vậy mà cũng nói là ma. Nếu nói vậy trong này còn nhiều ma hơn.”
Tôi kinh sợ. Bọn họ nói ‘ma’ à? Không lẽ đang nói về phòng bệnh của bố. Cô y tá trẻ sợ hãi nói: “Đây… đây hả chị?”
“Xế. Đúng là y tá mới nhác gan quá. Hồi trước tôi mới vô đây làm nghe mấy y tá kháo nhau là khu này hồi xưa là khu cho bệnh nhân nặng, mấy ca phỏng, rồi tạt axit. Họ la lối suốt ngày. Có lần có vụ cháy lớn. nhiều người phỏng còn nhảy xuống lầu để thoát khỏi lửa cháy đó. Vừa phỏng vừa bị chấn thương, chở vô đây rồi chết trong đau đớn. Nên hay nghe kêu la. Nhưng tôi có thấy gì đâu. Đúng là có lắm y tá nhát cáy.”- Chị y tá nói.
Cô y tá xém khóc còn chạy nhanh qua chỗ tôi ra khỏi đó nói: “Tại chị gan quá đó. Em… em đi đây.”
Tôi cũng vội lê bước ra khỏi đó. Ra chỗ có nhiều người ngủ qua đêm tôi mới thấy đỡ sợ hơn 1 chút. Nhưng trong lòng tôi hoang mang quá, phòng bệnh của bố không chừng… như cô đó nói… có ma thiệt. Nên làm sao giờ? Giờ tối thế này cũng không thể xin chuyển phòng cho bố. Mà… hồi nãy chị y tá bảo là nằm mơ thấy ma hay bị lạnh gáy thôi.
Tôi chạy vội về căn phòng bệnh đó. Đèn đóm tắt hết cả. Trong phòng tỏa ra ánh sáng của cái đèn đọc sách của bố. Tôi thấy các màn đều giăng kín. Và có bóng người hắt lên tắm màn. Có cái bóng đang nằm vừa trở mình. Chà… xem ra bác sĩ và y tá chuyển các bệnh nhân khác vô rồi. Các giường đều có người nằm cả. Tôi vội đi khẽ vào phòng. Đã gần tới 11 giờ rồi nên hẳn là bệnh nhân nào cũng ngủ. Hình như cô bé và chị Châu còn ở trong phòng chứ chưa chuyển đi. Thấy bóng người ngồi trong rèm gục đầu.
Tôi đi sâu vào trong phòng qua 2 dãy giường thì thấy lạnh. Sao ở trong phòng lại lạnh hơn ngoài sân được nhỉ? Phải nói là lạnh đến tím tái tay chân.
Vù…
Một luồn gió thổi qua sau lưng tôi. Tôi quay phắt lại thấy 1 cái bóng bước vô trong màn, tấm màn bị gió thổi đong đưa. Có gió à? Tôi nghĩ thật hồ đồ, chắc là có bệnh nhân mang quạt vào rồi mở. Tôi bắt đầu nghe chung quanh có tiếng thở rất nhẹ. Xem ra cũng có người còn thức. Vậy thì yên tâm rồi.
Tôi vén màn dòm vô trong giường bố. Thấy bố nằm xiêu vẹo 1 bên, cánh tay còn để lên trên, bàn tay rũ xuống, nghiên hẳn sang 1 bên như xém té xuống giường. Tôi vội tới giữ bố lại. Cái mền và 1 cái gối của bố rớt hẳn sang phía bên kia giường. Tôi lấy trong giỏ xách cái mềm dày và cái gối khác kê lên rồi đắp cho bố, đễ người bố đúng tư thế lại. Lạnh quá. Đúng là phải đắp mền dày mới chịu nổi. Bô sao có vẻ khó chịu vật vã quá. Cũng tại tôi đi mua có hộp sữa mà lâu lắc, không chừng bố ăn xong thấy đau bụng khó chịu dữ dội. Tôi xoa trán bố. Trán bố vả mồ hôi, toàn thân thi thoảng run lên. Mắt bố vẫn nhắm chứ miệng mớ kêu rên ra những tiếng đau đớn rõ ràng. Tôi sợ quá cố xoa ngực cho bố. Bố ho sặc 1 cái rồi thở lại.
Phù… làm tôi lo quá chừng. Tôi tự nhủ là không được, đêm nay phải rang thức coi bố. Hàng xóm của tôi kể vô thăm bệnh rồi tự dưng tình trạng bác nhà chuyển biến, họ kêu bác sĩ vô mà không kịp, may ngồi xoa ngực với bấm huyệt cho cụ.
Đắp mền cho bố xong thì tôi ngồi xuống cái ghế xếp. Chợt tôi chạm vào thứ gì đó. Tôi giật bắn nhìn lại thì thấy chỉ là 1 cái tô. Còn rất nhiều cháo đổ trên ghế với dây xuống sàn. Cháo nhiễu sang bên giường bên kia. Tôi tìm cuộn giấy để lau mà không thấy. Kiểu này là bố lại với lấy thức ăn rồi làm đỗ như số sữa bột kia. Tôi dòm qua dòm lại rang tìm cuộn giấy vệ sinh để lau. Thấy 1 đoạn giấy ở dưới mền. Tôi kéo đoạn giấy ra rồi lau đỡ cái đã. Một lát rồi lấy cuộn giấy. Nhưng… bố làm gì mà phần cháo nhiễu ra hành lang với qua giường bệnh đối diện thế?
Tôi lau cháo trên ghế trước rồi để cái tô lên bàn. Thấy chỉ còn 1 phần của trái mãng cầu. Nhưng giống như là bị ai bóp nát rồi cắn ăn thì phải. Bố tôi… ăn rất từ tốn mà. Dù có đói hay thèm lắm cũng không ăn kiểu nhem nhuốc thế này. Tôi cúi xuống lau từ từ. Tôi nhìn qua bên giường bệnh đối diện.
Qua tấm màn thấy có người đang đứng, lưng tựa vào màn nên tấm màn phình ra. Nhưng… tôi cúi xuống lau dòm không thấy cái chân nào cả. Tôi giật mình ngã ra sau.
Cọt kẹt…
Cọt kẹt…
Tiếng giường kêu cọt kẹt. Hình như làm bố thức rồi. Tôi vịn cái ghế đứng dậy. Thấy bố vẫn nằm tư thế lúc nãy ngủ. Bố vừa di chuyển sao? Tôi thấy lạnh nên xoa hai bên bả vai. Thấy bóng chị Châu ngồi ở sau tấm màn. Muốn kêu chị ấy dậy quá mà không dám. Có lẽ chị ấy ngủ rồi. Tôi nhìn qua tấm màn bên giường đối diện mà sợ hãi. Hay là… họ để cái gì đó chứ không phải người đứng đó đâu. Hy vọng là thế.
Tôi kéo 1 đoạn giấy để lau tiếp.
Kịch…
Hình như tcuộn giấy rơi xuống rồi. Tôi lần mò trong đống mền gối để lấy cuộn giấy. Sẵn nhặt hết lên mới được. Tôi ôm tấm mền rồi với tay kéo tấm mền ra. Nhưng bị kẹt rồi không kéo ra được.
Kẹt…
Chết… hình như cái ghế chị Châu kê ngồi đè lên tấm mền. Tôi đành với tay tìm cuộn giấy và cái gối bị rớt. Tôi vươn tay hết cỡ vô trong kẹt giường. bả vai tôi chợt dội lên cơn đau rát. Bị chuột rút rồi nhưng rang chút xíu thôi, với được cái gối rồi.
Cọt kẹt…
Bố lại trở mình nữa thì phải. Lần này cái giường run lên bần bật. Tôi nắm chân giường làm thế để vươn tay thấy cái giường run lên rất mạnh.
Cạch cạch cạch…
Ơ… Lon sữa dưới gầm giường lăn ra. Hồi chiều có thấy…
Cạch cạch…
Lon sữa cứ tiếp tục lăn qua lại rồi tự dưng nó lăn hẳn về góc bên kia của phòng. Tôi chết lặng. Không phải tự nhiên mà cái lon sữa lăn ra chứ… Hình như.. mấy chị y tá có nói là ‘đồ vật bị đổ’. Mà.. từ đầu sao đồ đạc trong chỗ bố bị đỗ vương vãi khắp chứ? Bố tôi vốn sạch sẽ ngăn nấp lắm mà. Vậy là do ma sao?
Lòng tôi đang nôn nao thì tay tôi với trúng cái gì đó. Tôi nghe tiếng cái ghế ở bên kia di chuyển, tiếng kẹt não nề rồi cái bóng đang ngồi trên đó nhỏm dậy. Phù… là chị Châu thức dậy rồi. May quá, có chị ấy thì đỡ sợ hơn.
“Em xin lỗi chị. Em lấy đồ chút.”- Tôi vội nói.
Tôi thấy bóng chị ấy chúi hẳn xuống. Hình như chị ấy đang giúp tôi. Tôi tính gọi mà không thấy chị ấy nói tiếng nào. Hay là chị ấy sợ làm cô bé thức nên không nói gì. Tôi còn chạm trúng bàn tay của chị ấy. Tôi giật mình vì nó hơi lạnh chứ bàn tay kéo tấm mền ra. Tôi vội kéo tấm mền cùng cái gối lên. Lấy ra được rồi. Nhưng cuộn giấy thì lăn hẳn sang giường của cô bé rồi. Chắc không sao. Đừng làm phiền cô bé ngủ thì hơn. Có chị Châu dậy thì mừng rồi, ít nhất có người ngay bên cạnh. Tôi lí nhí nói thiệt nhỏ: “Cám ơn chị. Em không làm phiền nữa.”
Cái bóng của chị ấy nhỏm dậy rồi lắc qua lại. Chắc là ngồi lâu nên chị ấy mỏi lưng mới làm thế đễ dãn gân cốt. Tôi vội thu dọn trong im lặng. Ma thì ma chứ chắc không sao. Trong phòng nhiều người vậy. Thấy cái bóg chị Châu làm tôi thêm yên tâm.
Tôi ngồi ngã người trên ghế rồi thiếp đi. Không ngờ chìm vào giấc ngủ sâu lúc nào không biết.
“Đau quá… Đau quá… RUột gan như có lửa vậy. Cứu với…”
“Ọe… ọe… Sao nôn hết rồi mà không hết đau. Nôn ra ruột rồi mà.”
“Cứu… Tôi muốn về nhà. Đau quá… Đau đớn quá. Ai đó cứu giùm tôi.”
Tôi nghe bên tai nhiều tiếng la hét. Rồi cả người tôi như vừa nóng vừa lạnh. Cổ như bị ai đó sờ vào rồi cào vào tay tôi. Như những con mèo giận dữ và cào đại vào bất cứ thứ gì ở gần nó. Tôi giật mình mở mắt ra.
May quá… là giấc mơ thôi. Tóc tôi và trán nhễ nhại mồ hôi. Tôi thở gấp mấy cái. Chị Châu còn đi qua lại sau bức màn. Chắc là mới ngủ là gặp ác mộng. Tôi lau trán bằng cái mền luôn. Thấy cả tắm mền cũng ướt mồ hôi.
Cọt kẹt… Cọt kẹt…
Tôi nghe tiếng giường sắt kêu cọt kẹt khắp nơi. Bộ các bệnh nhân thức dậy hết rồi sao? Chợt có 1 mùi xộc vào mũi tôi. Không thể nào chứ? Là cái mùi như trong cái khu trị phỏng cũ đó. Cái mùi thuốc quện với mùi gì đó vừa tanh rồi cùng thuốc tẩy trùng.
CỌT KẸT..
Cái giường bố trước mặt tôi chợt run lắc lên. Tôi nhỏm dậy ngay. Khắp nơi tiếng giường cọt kẹt và tiếng thở mạnh lên. Ánh sáng của cái đèn đọc sách chớp tắt. Tôi phát hoảng mở cái điện thoại lên cho sáng. Nhìn cái đồng hồ trong điện thoại thì là 2:30 sáng rồi. Tôi… vậy là ngủ rất lâu. Giờ này… hình như là giờ ma quỷ. Tôi hoảng cả lên kêu: “Chị ơi…”
Phải kêu chị Châu mới được. Có chuyện rồi. Kêu hết mấy bệnh nhân khác dậy. Có vẻ… đám ma xuất hiện rồi.
Tôi đi vài bước kêu to thêm: “Chị ơi. Có chuyện rồi… Có ma.”
Tôi khẽ kéo tấm màn giường bên ra. Thấy thân mình đang đứng ngay trước mặt tôi đang quay lưng lại. Rồi nó quay ngược cái đầu lại dòm tôi.
Tôi hét lên bậc ra té vào giường bố. Tôi nhìn qua thấy bố mở trợn mắt miệng phát ra mấy tiếng như kêu cứu, cánh tay bố cong lên run giật như cố kêu lên. Tôi thấy rõ 1 thứ đang trườn lên bám vào chân bố trong mền nãy giờ. Là 2 bàn tay rồi nó trườn lên bám vào cổ bố. Nó kêu lên mấy tiếng khô ran: “Sao mày không chết? Sao tao còn trẻ mà chết trước mày hả, ông già? Vô lý.”
Tôi hét lên rồi kéo thứ đó ra khỏi bố. Tôi cứ hét lên: “Đi đi…”
Tay tôi chạm vào 1 thứ không phải da mà như vũng nhớt. Cái người đang ngồi trên mình bố tôi cứ không ngừng nôn ra những bãi nhớt và sặc sụa kêu đau. Hắn cứ cào vào mình bố. Tôi vừa la vừa kéo hắn ra khỏi người bố. Tôi trượt tay mấy lần như cố nắm vào hắn. Bố càng lúc càng rên thật to. Tôi nhào tới đẩy hắn ta ra khỏi bố. Hắn ta nắm cổ tôi rồi hét vào mặt tôi. Tôi thấy bủn rũn tay chân rồi mất ý thức lúc nào không biết.
—-
Đến khi y tá và 2 người bệnh khác kêu tôi dậy tôi mới tỉnh. Họ bảo tôi bị ngất trong phòng bệnh. Bố tối đó tình trạng chuyển biến xấu. Nhưng may là ông qua khỏi. Tôi cứ vừa khóc vừa kêu bố. Bố tôi qua khỏi chứ ngẫn ngơ, sức khỏe càng lúc càng kém. Thì ra tối đó chị Châu và con gái đã sang phòng khác. Không có ai ở trong phòng bệnh đó ngoại trừ bố con tôi cả. Bố tôi thì chắc nghĩ tôi không trở lại, với lại bố muốn chết sớm nên cứ nằm đó. Nhìn cặp mắt đau buồn của ông với những giọt nước mắt là tôi biết.
Tôi nhất quyết đón bố về chứ không để bố ở bệnh viện nữa. Tôi xin chồng tôi đón bố về Long An. Anh ta dĩ nhiên tức giận còn hay la bố. Tôi đưa bố ra ngoài 1 nhà ở trọ. Anh chị tôi đều bảo sao mà phải khổ thế. Chứ tôi cương quyết không để bố trong bệnh viện. Tôi có kể mà họ cũng không tin.
Bố sau đó cũng qua đời, nhưng ít nhất là ông thanh thản, ra đi bình yên. Tôi nghĩ có lẽ là mấy cái oan hồn đó không cam tâm nên tìm người thế mạng. Cũng không phải ai cũng thấy như chúng tôi. Vợ chồng tôi sau đó cũng hòa giải. Tôi cố giải thích với anh ấy 1 cách thành thật. Chồng tôi nghe chuyện thì kêu tôi đi khám tổng quát. Anh ấy đúng, tôi cũng bị ung thư. Chắc cũng không cứu được và gần chết. Hẳn là họ muốn bắt những người sắp chết. Hay là những người sắp chết mới nhìn thấy họ.
Tôi cũng không ở lại bệnh viện nên thu xếp ra về. Dù bệnh tật thế nào thì ở cạnh người thân của mình hay người mình yêu quý với chết ở nhà vẫn hơn chứ. Sẽ thanh thản không phải vật vờ đêm này qua đêm khác ở trong bệnh viện rồi kêu than khóc lóc rên xiết mãi.
Tôi xếp đồ vào túi rồi chào chị cùng bác mới nhập viện xong ra về. Do thấy tình cảnh họ giống tôi và bố lúc đó nên tôi mới kể. Chị ấy nghe rồi mắt có thoáng do dự. Bác trai thì la nói: “Chuyện tào lao.”
Tôi biết mà. Chị ấy sẽ đưa bác về nhà chăm sóc.
Truyện nghe ghê rợn thật, nhưng có lẽ đó là chuyện thật vì mình cũng đã có nghe nhiều người thăm nuôi kể chuyện của những bệnh viện lúc đêm về, nên mình tin là thật..