Nhân Gian Này Không Thiếu Dị Kinh – Bên Cầu Ô Thước

0 Comments

Cộc cộc… cộc…

Tiếng xe song mã đều đều. Chứ đường xốc quá khiến tôi không sao thấy yên. Bụng lại cồn cào lên. Hai hôm rồi đi đường không ăn nổi khiến bụng đau thắt, còn gặp cái xe song mã rung lắc như vậy nên cứ bị buồn nôn suốt.

Mẹ của tôi ở bên cạnh khí sắc còn tệ hơn. Thế mà mẹ vẫn kêu hối mã phu đánh xe cho nhanh lên.

A… Xe xốc qua 1 cái khiến cả xe chênh lên rồi tôi nghe tiếng trịch rầm 1 cái thấy cả thân với đồ trong xe bị bậc lên. Ui cha… Mẹ tôi nhào ra mà nôn. Tôi cũng xém nôn. Xe dừng lại rồi. Còn có tiếng ngựa hí bên ngoài. Tôi đỡ mẹ ra ngoài.

Thấy Vũ ca ghìm cương lại xuống ngựa rồi hỏi mã phu: “Có sao không? Có bị hỏng xe?”

“Không biết nữa. Chắc là bánh xe bị kẹt.”

Cả 2 vội đi coi cái xe. Tôi vội đỡ mẹ xuống xe. Mẹ vừa hít khí trời lành lạnh thì vật ra mà nôn. Tôi vuốt lưng mẹ cho đỡ. Thấy Vũ ca và mã phu tìm 1 cái cây để chặn ở hòn đá rồi nâng bánh xe lên. Bánh xe sụt vào 1 cái hố đầy nước bùn trên mặt đường. Có vẻ hố không sâu. Nhưng đi đường thì bánh xe thế nào cũng sụt vài lần xuống mấy cái hố như thế. Miễn sao không bị hỏng hóc bánh xe thì còn đi được. Tôi vội lấy 3 cái tay nải với cái hộp đồ trong xe cho nhẹ bớt. Nghe tiếng Vũ ca đó cười sang sảng nói:

“Chà… xem ra tiểu thư không phải ngốc lắm. Cũng thông minh đó.”

Làm tôi ngượng đến đỏ mặt. Tôi.. rất ít ra khỏi nhà. Hầu như chỉ ở trong khuê phòng học thêu thùa với đánh đàn. Rất ít gặp mấy nam tử. Vị Vũ ca này là sư huynh của em trai tôi. Nó cũng giống như tôi với mẫu thân, sinh ra cơ thể yếu nhược lắm bệnh. Cậu tôi bảo cho nó đi tập võ để cơ thể khỏe lên và nhất là không bị hai người anh cùng cha khác mẹ của chúng tôi ức hiếp. Nó đi tập võ quả nhiên cơ thể khá lên. Có điều bị nói ra nói vào là văn không lo, học hành không tốt, chỉ biết võ thì sau này không có tương lai gì. Thời bây giờ thái bình thịnh thế, trong triều ‘trọng văn khinh võ’. Nên hễ cứ là nam tử thì đi đọc sách để đi ứng thí. Lần này là nó nhờ Vũ ca hộ tống 2 mẹ con tôi sang đây. Cũng là lần đầu tôi đi xa như vậy. Tuy nói là cũng trong huyện chứ đi đường xa lại qua đêm nên không có người thân tín đi cùng thì không được đâu.

Tôi thấy Vũ ca dòm tôi vẻ trêu chọc rồi giơ tay đưa cho tôi bình nước nói: “Xe đi được rồi. Có điều phu nhân có vẻ cần nghỉ ngơi. Tiểu thư lấy nước cho phu nhân uống. À… Ô mai với mứt gừng của tiểu thư đưa tôi dùng thiệt hiệu quả. Chắc mẹ con tiểu thư dùng hết rồi, tôi thì còn đây. Tiểu thư lấy cho phu nhân ngậm.”

Tôi mừng quá… Lúc trước khi lên đường tôi chuẩn bị rất nhiều mấy thứ để ngậm, chứ đã dùng hết. Có gừng ngậm thì đỡ bị mệt. Có đưa cho Vũ ca với mã phu này 1 ít, may mà còn. Mã phu dòm cười nói: “Trời trời, coi kìa… Ta hỏi thì Cậu bảo hết rồi chứ. Thì ra là cậu còn dấu ha.À, ra là không nỡ dùng. Có phải là…”

Không biết sao tôi trong lòng nhốn nháo. Vũ ca đang nhìn tôi cười thì không cười nữa dòm sang hướng khác rồi để vội mấy thứ đó trên cạnh xe ngựa xong túm cổ mã phu nói: “Bác đừng nói bậy, ảnh hưởng nhân duyên tương lai của tiểu thư. Ai chả biết làn này là tiểu thư với phu nhân đi tìm cầu Ô Thước để cùng ý trung nhân là Nguyễn công tử đó đạt thành nhân duyên như Ngưu Lang Chức NỮ. Người ta là trời sinh 1 đôi. Nguyễn công tử sắp lên kinh ứng thí, là 1 trong mấy vị sĩ tử học giỏi nhất huyện, Thi Hương lần này thế nào cũng có tên trên bảng vàng, thành Hương cống rồi sau này thi Hội rồi thi Đình. Làm quan to trong triều. Cháu có giỏi lắm cũng chỉ ra giữ thành hay biên ải thôi. Sao mà xứng với tiểu thư phú thương chứ. Bác đừng nói bừa mắc công người ta còn khinh cháu hơn.”

Ơ… Tôi thấy mình mới đáng bị khinh thì có. Chứ Vũ ca rất đứng đắng. Thằng Nghiêu em tôi bảo Vũ ca tốt lắm, lại giỏi võ, tại thời này không trọng võ sư chứ sinh đúng thời thì Vũ ca thành tướng quân lập công báo quốc rồi. Tôi lại chăm sóc mẹ. Trong lòng tôi rầu rĩ lắm. Mẹ tôi chợt nắm chặt tay tôi nói: “Có nghĩ cũng đừng. Khó khăn lắm con mới lọt vào mắt xanh của Nguyễn công tử. Người ta có vẻ thích con, cái này là phước đó, nữ nhân cả huyện mơ còn không được. Nên con phải giữ chặt nhân duyên này. Giữ chặt Nguyễn công tử.”

“Nhưng mà mẹ ơi, con không thích Nguyễn công tử đó. Với lại nghe Bạch Ngọc và Lệ Thanh nói chẳng qua hắn nhìn vào gia sản nhà mình, nhà mình là thương buôn có gia tài. Cha lại thích kết giao quyền thế, mong có con rể thành quan nên ông ấy đã nói sẽ hết lòng giúp cho con rể đạt thành. Nên người ta mới để ý đến con. Nhân duyên như vậy… thiệt là tốt hay sao hả mẹ? Con sợ… sợ như tích phò mã Trần Thế Mỹ khi công danh đạt thành thì muốn giết vợ là Tần Hương Liên để cưới công chúa. Rồi hắn nhiều cô nương bên cạnh, sẽ tam thê tứ thiếp. Trong nhà chúng ta là cảnh đó, nhị nương, tam nương rồi thêm 4 người thiếp của cha. Anh chị em không giống anh chị em. Nếu đến chừng gả cho hắn con….”- Tôi chợt khóc nói.

Mẹ tôi đẩy tay tôi 1 cái nói: “Mấy nữ nhân khác vì ganh tị con nên mới nói thế. Con còn lo… Bởi vậy mẹ mới tính cho con khỏi lâm vào cảnh như mẹ hay sau này chồng con thành danh phụ con. Chúng ta đi tìm Cầu Ô Thước, là duyên trời định, 1 cặp như chim liền cánh, như loài uyên ương sóng vai cả đời chung thủy với nhau. Hay dù có đi xa bị chia cắt cũng tìm về nhau. Ngày lễ Thất Tịch nào mà người ta không đồn ầm cả lên. Lần này tìm Cầu Ô Thước rồi nam 1 bên, nữ 1 bên. Ây chà… còn sợ sau này Nguyễn công tử thay lòng đổi dạ hay quên con được sao? Ta vì quá hiền mới để cha con rơi vào tay của mấy người đàn bà đó. Thôi, mau đi cho nhanh.”

Tôi thở dài buồn bã. Gió thổi xào xạc. Vũ ca ngồi ở tảng đá còn đang giúp mã phu bóp rượu thuốc cười sảng khoái lắm nói: “Rượu thuốc này tốt lắm đó. Cho bác. Cháu còn 1 chai. Tập võ thì không thể thiếu món này. Cháu biết mà, đánh xe còn cực hơn cỡi ngựa, phải dùng sức ghìm cương với điều khiển cái xe còn phải đánh ngựa.”

Tôi dìu mẹ tôi đi vào xe. Tôi nhìn bóng của Vũ ca đang quay lại nhìn mình rồi anh ta đứng lên phủi đồ thẳng rồi lên ngựa. Mẹ tôi kéo tôi vào xe ngựa  nói: “Con chẳng qua còn trẻ, thiếu nữ mới lớn ít ra khỏi nhà. Thấy nam tử như thằng Vũ thì xao động. Rồi con chẳng qua lo chuyện Nguyễn công tử thay lòng đổi dạ rồi phụ bạc con thôi. Cứ giải được khuất mắt thì tự nhiên con thấy bằng lòng, rồi cũng sẽ bỏ xuống mấy suy nghĩ dại khờ này. Nghe mẹ nói đi. Thằng Vũ là cô nhi, đọc sách không nhiều, chỉ biết võ, thì sau này không có tương lai đâu, theo nó rất cực khổ. Con của mẹ thân thể yếu ớt, mẹ chính là không muốn con chịu khổ. Kiếm được tấm chồng đọc sách nhiều rồi làm quan, làm quan theo đạo làm quan, trong gia môn dù có tệ cũng không đến nổi bạc đãi hay xử tệ với con đâu. Rồi tìm cây cầu Ô Thước để hắn toàn tâm toàn ý yêu con, son sắt với con. Lúc đó con còn suy nghĩ gì nữa.”

Tôi ngồi vén rèm nhìn ra bên ngoài. Có lẽ mẹ nói đúng. Tôi quá lo nên… mới nghĩ ngợi mông lung. Thấy mẹ thở dài rồi vì xe ngựa xốc mà lại mệt mỏi. Tôi xoa lưng mẹ. Tôi không muốn mẹ chịu khổ hay lo phiền về mình. Ai cũng bảo là cha mẹ lo cho con nên già đi. Tôi 1 năm nữa là đến tuổi cưới gả rồi. Làm mẹ phải lo phiền. Hay cả cha tôi nữa. Ông ấy thiệt ra không tệ đâu. Còn rất mừng vì sắp được rể quý, nói mãi về việc đó. Tôi cũng không muốn làm ông ấy thất vọng. Làm con thì cha mẹ đặt đâu phải ngồi đó. Giờ ý cha mẹ đã chọn Nguyễn công tử thì tôi sao dám làm trái ý họ. Vậy là bất hiếu lắm. Nếu họ có con rể làm quan thì được vinh hiển, lại còn có thể báo hiếu cho họ.

—-

Tôi nghe tiếng gió lạo xạo ở ngoài. Tôi vén màn ra trông. Vũ ca cưỡi ngựa đi bên nói: “Tiểu thư nóng lòng vậy sao? Đừng lo, sắp có thể thành đôi cùng Nguyễn công tử rồi. Sắp tới rồi đó. Trấn Ô Thước ngay đây thôi.”

Tôi giật thót lún tún nói: “À.. không… không phải ta… ta..”

Vũ ca cười trêu tôi nói: “Làm gì quýnh quáng vậy. Tiểu thư khỏi cần mắc cỡ mà. Lần trước cũng là ta hộ tống các tiểu thư lên miếu Nguyệt Lão chứ ai? Tiểu thư đó, sốt cao rồi mà còn ráng leo lên núi để hỏi quẻ xâm nhân duyên. Đừng lo quá. Ta.. ý ta là nam tử như ta còn cảm động chứ nói chi là Nguyễn công tử. Nguyễn công tử biết tiểu thư làm nhiều việc vì hắn thì sẽ yêu mến quý trọng tiểu thư thôi.”

Hả? Tôi… Chỉ vì tôi muốn hỏi rõ… với lần đó có thể đi cùng Vũ ca 1 đoạn thôi nên… Mới bạo như thế… đi lên miếu nguyệt lão ở ngoại thành. Tuy chỉ ở ngoại thành chứ phải trèo lên núi. Lần này thì sang hẳn cái trấn Ô Thước này. Tôi nhướn lên nhìn Vũ ca cỡi ngựa. Anh ta cười trêu xong thì hơi gượng rồi lại tránh ánh mắt của tôi. Tôi có dám nhìn thẳng đâu mà. Anh ta cũng không nhìn thẳng tôi. Rồi nói: “À, tới rồi kìa. Là Trấn Ô Thước nổi danh đó.”

Mẹ tôi vội mở màn cửa ra. Ơ… Tôi nhìn ra ngoài phía Vũ ca chỉ mà chẳng thấy gì. Cây cối rậm rạp. Đường thì sình lầy. Quanh đây nhìn âm u quá. Còn có tiếng quạ kêu.

Quạ quạ…

Phạch… phạch…

Lại nữa rồi. Tiếng quạ kêu rất nhiều, đến nổi đinh tai nhứt óc luôn. Cả tiếng chúng đập cánh cũng rất to nữa. Còn có mùi ẩm ướt với mùi gì ngòn ngọt nhưng rất khó ngửi nữa. Thấy dáng vẻ Vũ ca cứ dòm dáo dác ngần ngừ.

“Này… có phải là đi lộn chỗ rồi không? Trấn Ô Thước là danh lam thắng cảnh trong lời đồn mà. Ta thấy nhìn như chốn bỏ hoang.”- Mẹ tôi nói.

Vũ ca xuống ngựa rồi tới trước 1 tảng đá xong lấy tay phủi cây lá khô trên đó ra. Thấy lộ ra chữ ‘Trấn Ô Thước’. Anh ta nói: “Đến đúng nơi rồi mà bá mẫu. Đây đúng là trấn Ô Thước. Quái lạ… Nửa năm trước bắt đầu có mấy hộ thôn dân tìm tới định cư. Chính con còn hộ tống 1 hộ tới đây sinh sống. Thiết nghĩ hiện giờ họ phải sinh cơ lập nghiệp ổn thỏa rồi chứ? Sao lại…”

Tôi với mẹ nhìn nhau chẳng hiểu căn nguyên là sao. Mã phu nói: “Thì vẫn là trấn Ô Thước đó thôi. Phu nhân và tiểu thư muốn tìm cầu Ô Thước giống trong tích cổ với truyền kỳ mà. Thì như có nhiều miếu, dù ở chốn hoang vắng hay bỏ hoang chứ linh thì người ta vẫn tìm tới bái thần. Đến được trấn là được rồi, rồi đi vào tìm cái cầu. Xong rồi chờ 1 hôm là Nguyễn công tử ‘tình cờ đi qua’ để lên kinh ứng thí. Xong cả 2 người lại ‘tình cờ’ gặp ở bên cầu rồi hẹn ước hẹn gặp lại nhau rồi tính chuyện tram năm. Chà… vậy là vừa vẵn chứ.”

Mẹ tôi cười vừa ý gật gù nói: “Ừ… Ta đã gửi thư hẹn Nguyễn công tử sẵn ở cây cầu Ô Thước này rồi. Để cho nữ nhi ta gặp mặt rồi tiễn chân công tử ấy. Ta cũng do nghe như vậy. Nghe nói còn linh thiêng hơn miếu Nguyệt Lão nữa. Giờ lắm người tới miếu xin duyên hay nhờ se duyên. Dù có duyên chứ chưa chắc đã được bên nhau. Ngưu Lang Chức Nữ… dù bị chia cắt hay bị ngăn trở chứ vẫn là 1 đôi. Rất tốt. Tốt…”

Tôi len lne 1nhìn Vũ ca. Hình như huynh ấy cũng vừa nhìn tôi đó nhưng vội quay đi. Mẹ kéo tay tôi đi vào trấn. A.. mẹ… Mẹ tôi nói: “Còn phải sửa soạn để gặp Nguyễn công tử nữa. Nhớ lời mẹ dặn. Gặp thì phải tỏ ra quyến luyến. Bảo với công tử là con rất lo lắng cho công tử, mới chạy ra đây đưa tiễn. Tặng khăn thuê với bùa bình an cho công tử ấy. Rồi phải làm sao cho công tử đó hứa với con là sẽ về để thú con làm vợ. Rồi cả 2 thề… như Ngưu Lang Chức Nữ bên cầu Ô Thước, con sẽ chờ công tử ở đây rồi công tử về gặp con cho đúng lời thề.”

Tim tôi chợt thắt lại. Luồng hàn khí thổi cùng tiếng quạ kêu. Sao lời của mẹ khiến tôi thấy càng lúc càng bất an. Trong lệ hội Thất Tịch hàng năm đúng là nghe nhiều người kể ở đây rất linh thiêng. Từng có nhiều cặp nam nữ thành đôi. Có chuyện 1 cặp yêu nhau mà bị cha mẹ ngăn trở, cái ra đây hẹn ước. Bên cầu gặp nhau. Rồi chỉ vậy thôi mà được ở bên nhau không ai chia cắt nổi. Rồi có 1 chuyện là Thị Hồng, cỡ 10 năm trước thôi, cô này là tiểu thư tri huyện chứ nổi danh xấu xí không ai them lấy, cái nghĩ ra 1 cách là hẹn coi mắt ban đêm ngay trên cầu trong lễ Thất Tịch… Cứ chong đèn rồi đi. Vị đó là công tử Sách, cũng là bậc có học trong huyện. Ai cũng cười bảo không thành đâu, chỉ chuốc nhục. Ai ngờ thành… Tri huyện năm đó còn cho cả 2 miếng đất làm của hồi môn. Giờ chắc cả 2 sống hạnh phúc rồi.

Nhưng thị trấn này trong chuyện thì phải nên thơ với thơ mộng lắm. Phong cảnh non xanh nước biếc. Có mấy người chèo thuyền, rồi cánh sĩ tử ghé qua để tham quan, đề thơ hay vẽ tranh. Thiệt khác xa với sự tưởng tượng của tôi. Nhìn giống bãi tha ma còn hoang vắng quá. Tôi nhìn lên cành cây thấy lũ quạ rỉa thịt 1 thứ gì đầy máu.

Á… Tôi giật bắn mình bậc lùi lại. Vũ ca lập tức kéo tôi ra sau rồi vung kiếm lên cành cây. Cành cây bị Vũ ca chém rồi rơi xuống. Á… Tôi nhắm tịt mắt lại. Nghe tiếng bịch rồi tiếng lũ quạ đập cánh. Tôi la hét không ngừng. Tiếng cười của Vũ ca. Ủa? Tôi he hé mắt. Vũ ca thu kiếm lại còn lấy cành cây khều nói: “Chỉ là xác 1 con chim khách bị lũ quạ mổ thôi. Nhìn thoáng qua tưởng cái gì… Ta cũng giật mình. Làm tiểu thư sợ rồi.”

Tôi không dám nhìn xác con chim dưới đất. Là điềm dữ. Chim khách chết, khách đến sẽ chết. Tôi nói muốn về thì mẹ gạt phăng đi. Chúng tôi đi vào trong trấn. Đường đi bằng phẳng hơn chứ nhìn tiêu điều hết. Mấy thửa ruộng quanh trấn chỉ còn là các bãi đất ngập nước. Lại thấy trên mặt ruộng có cá chết bị quạ mổ thịt ăn. Mấy căn nhà chòi bên ngoài trấn đổ nát. Cả cả cổng trấn cũng không ai tu sửa. Quạ khắp nơi. Nên dù còn sáng Vũ ca đốt 2 cây đuốc lên rồi đưa cho Mã phu 1 cây đuốc để đuổi lũ quạ. Mã phu với Vũ ca nói chuyện nói thật lạ. Mã phu nói: “Mấy năm trước dân tới đây định cư trong huyện rất đông. Chung quanh thành đầu có trấn có làng. Quan xuống thị sát nữa mà. Lão cũng như cậu, có ghé qua vài chập. Lúc đó ai cũng muốn vô trấn ở, lão có 9 đứa con nên tìm chỗ sắp xếp cho chúng. Nhớ nhà với ruộng đất ở đây phát mãi rất cao, thuế đất với thuế ruộng cao đâu có thua gì ở trấn Nam Hưng. Đều có người mua. Đất này thuộc quan điền mà triều đình ban cho nhà quan. Vậy là không phải như đất thường. Tới cũng là hộ khá giả. Rồi sau hẵn không nghe tin gì ở đây. Giờ sao lại thành nơi bỏ hoang rồi. Quạ ngập trời. Nhìn quỷ dị quá.”

“Miễn sao cây cầu Ô Thước còn là được rồi. Thì trấn Ô Thước. Nhiều quạ là hiển nhiên. Thiệt đúng tích. Hẳn đây là nơi mà các thần thương cho chuyện tình của Ngưu Lang Chức Nữ nên kêu quạ tới rồi hằng năm tới Thất Tịch thì quạ bắt cầu. Con đừng nhát sợ như vậy.”- Mẹ tôi cười nói.

“Không phải đâu mẹ à. Con thấy nơi này làm sao đó. Với lại tích gì. Do họ đồn đãi thôi. Ô là Quạ, Thước là chim Khách mà. Trấn này nghe nói lúc trước lập trấn là bãi đất hoang, chẳng qua có nhiều Quạ quá chừng, họ đuổi mãi không đi nên kêu rất nhiều người dân đến để phụ giúp việc khai khẩn đất hoang thành đất lành. Nên vị quan đó thấy cảnh dân tới khai hoang rồi những người tới giúp giống cảnh chim Khách bay tới, ứng câu Đất Lành Chim Đậu nên mới đặt tên là Ô Thước. Ý là chim Khách đuổi Quạ đi. Đâu có liên quan gì tới tích Ngưu Lang Chức Nữ, cầu Ô Thước là ở sông Ngân… Ui..”- Tôi nói.

Mẹ nhéo tôi 1 cái rồi tức giận đi nhanh vào trấn. Vũ ca cười quá chừng nói: “Chà, đúng là tiểu thư có học có khác. Tuy ở trong nhà mà biết nhiều như vậy. Ừm… Nhiều cái ta còn chưa biết đó.”

Tôi thấy ngại nên chạy vội đi. Để Vũ ca chê cười rồi. Vũ ca đi theo còn la cẩn thận. A… tôi chững lại khi thấy cảnh trong trấn. Ừ thì… Nhìn không đến nổi. Nhà gạch với các căn nhà đều vững chãi. Nhiều căn rất lớn rất bề thế còn để các bức hoành phi. Vũ ca gọi to mấy tiếng hỏi xem có ai trong trấn không.

“Chúng tôi là khách quá bộ qua. Cho hỏi có ai ở đây không?”- Vũ ca nói to.

Rần… bụp.

A… có người. Có 1 bà núp sau bờ tường rồi bả vội chạy đi khi Vũ ca dòm tới. Trông có vẻ là 1 đại nương lớn tuổi. Đang trông cháu thì phải. Sau lưng bà có 1 đứa con nít. Nó thì núp sau mép tường thò đầu ra chỉ lộ ra nửa mặt trên, chứ không chạy theo như bà nó. Mắt nó đen láy còn từ từ nghiên đầu qua trái rồi qua phải nhìn tôi. Phù… vậy là có người. Tôi men theo bờ tường cười nói: “Chào cô bé… Cho chị hỏi 1 chút…”

Quạ quạ.. Phập… pHạch..

A… có mấy con quạ chợt bay vụt lên. Tôi không để ý đi lại gần chúng, chúng sau 1 bờ tường thấp. Vì bất ngờ nên tôi hoảng lên che mắt. Chúng bay đi rồi. Ở đây khắp nơi đều có quạ hay sao ấy. Có chug tôi tới rồi Vũ ca đuổi chúng thì chúng bay lên rồi đậu trên mái nhà kia thôi. Trời… Chúng… đậu quá chừng ở trên cao còn như nhìn xuống đây hết. Mắt chúng đen ngòm và thi thoảng kêu quạ quạ. Tôi thấy rợn cả người, nhìn vòng quanh các nóc nhà, đâu cũng là quạ. Cứ như chúng bao vây chung quanh chúng tôi vậy. Nhiều con nghiên đầu nhìn tôi.

Tôi giật mình dòm lại chỗ cô bé kia. Hả? Không thấy cô bé đó đâu nữa. Tôi đi qua ngó phía bên kia tường. Đâu mất rồi. Tứ phía đều không thấy bóng cô bé. Tôi mới rời mắt 1 khắc thôi mà. Chạy nhanh thế sao? Đâu thể nào. Đường rộng khắp mà. À, hay là cô bé chạy vào căn nhà nào đó. Ể.. Tôi chợt thấy bóng 1 đứa bé lớn hơn đang úp mặt phía sau thân cây đa. Nó quay lưng về hướng tôi. Nó ở trần truồng. Con nít nhà nông hay chạy tắm mưa, tắm sông hay chúng chơi nghịch, nhiều nhà sợ bẩn quần áo nên thường không cho chúng mặc gì. Đứa bé này da đen ngỏm như dính bùn đất. Tôi không nhìn rõ nữa do nó ở xa quá còn khuất sau thân cây đa. À, là như úp mặt chơi Năm Mười. Tụi nhỏ đang chơi trốn tìm sao? Bình thường tụi con nít chơi năm mười trông vui lắm. Chẳng hiểu sao ở đây thấy quỷ dị thế nào đó. Tôi chợt thấy rợn rợn nên không dám đi lại gần cây đa đó. Quạ ở đó rất nhiều. Cây đa nhiều tán chứ lá thưa. Còn các cành cây với các búi rễ thì chằn chịt. Còn quạ thì đậu khắp cây. Nhìn kỹ thì thấy toàn là quạ. Chúng đậu từ tầng cây đến rễ cây. Đậu rợp cả cái cây. Sao lại nhiều quạ như thế? Tôi giật lùi vì thấy có mấy con quạ đang mổ vào 1 chiếc giầy cũ nát dưới gốc đa. Là 1 chiếc giầy của nam thôi, kiểu giầy ống cao để đi đường. Bình thường thì thấy không có gì chứ sao ở đây… Có lẽ lũ quạ cắp chiếc giầy này ở đâu đó rồi mổ thôi… Nhưng… Có nên lại gần xem không?

Tôi nghe mẹ kêu nên chạy trở về. Thì ra họ vào 1 quán trà ngồi. Quán trà giữa đường nhưng rộng rãi thoáng mát, có vách nứa rồi mấy cái rổ để bánh gói lá, bàn ghế bằng tre nứa. Có mấy xâu bánh ít với ớt khô tỏi khô treo lủng lẳng trên quầy. Trong quầy còn có bánh chưng với mấy vò rượu. Bàn nào cũng có ấm trà với mấy cái chén uống trà. Nhìn rất tươm tất, gọn gàng. Ở đây không giống có chuyện gì xảy ra. Mã phu đang tìm khắp nơi còn gọi suốt mà không thấy chủ quán đâu. Vũ ca vừa mới trở lại thôi còn nói: “Không thấy ai. Đuổi theo 1 lúc không thấy bóng của lão bà đó. Tôi sẵn đi 1 vòng quan sát. Thiệt lạ. Toàn là quạ lại vắng bóng người. Không chừng có ôn dịch. Tôi thấy nên trở ra.”

Hả? Ôn dịch. Mẹ tôi tái mặt chứ ngẫm nghĩ rồi nói: “Cậu chẳng qua đoán bừa thôi. Ta thấy có người tức là không sao. Có lẽ là người trong trấn đi khai hoang. Mấy cái làng mỗi khi đi khai hoang đều chẳng đi hết hay sao? Cậu đuổi theo lão bà như vậy, còn đi dòm ngó. Ai mà dám ra. Ta thấy cứ nghỉ lại ở đây. Mã phu bảo có mấy gian phòng. Họ có để bảng giá ở trọ. Vậy rất tốt. Hẳn nhóm người của Nguyễn công tử lên kinh đi qua đây cũng nghĩ ở quán trọ này. Con mau đi chuẩn bị.”

Trời… Mẹ còn nói cứng. Mẹ cứ nói cười suốt về chuyện với Nguyễn công tử, còn lấy trong cái hộp ra vòng mã não đeo cho tôi. Hình như cố ý cho Vũ ca nghe với thấy. Anh ấy cũng không nói gì cả. Mẹ tôi hối ra coi cây cầu. A, phải rồi.

“Đúng rồi. Mau đi coi. Nghe nói bắt qua con kênh. Ở đâu vậy?”- Tôi vội hỏi Vũ ca.

Vũ ca nói dẫn tôi đi coi. Tôi mừng rỡ vô cùng. “Mẹ đi đường vất vả rồi. Hay là ngồi nghỉ mệt. Con đi ra coi cây cầu Ô Thước. Đi 1 chút thôi.” – Tôi lấy áo khoát cho mẹ rồi rót nước cho mẹ uống xong nói.

Mẹ đúng là đã mệt lắm rồi, cả người bần thần, còn ngáp lên ngáp xuống do 2 hôm đi xe ngựa vất vả ăn ngủ không ngon nên giờ xuống xe thì muốn nghỉ ngơi liền. Mẹ chậm rãi gật đầu. Hay quá rồi, có thể đi cùng Vũ ca. Rồi có thể trò chuyện.

Cả 2 đi với nhau. Vũ ca nói mấy câu bang quơ như: “Ở đây lạ quá…” “Rất nhiều quạ.” “Không biết có chuyện gì xảy ra?” “Thật ra nơi này có lịch sử phức tạp lắm. Chẳng qua nơi này đất đai phì nhiêu, địa thế thuận lợi, với cảnh đẹp nên mới có nhiều chuyện thêu dệt. Chứ nơi này có nhiều chuyện dữ xảy ra, mới từng bị bỏ hoang như vậy.”

“Ta chỉ nghe nói về truyền thuyết lịch sử nơi này. Vốn là 1 chuyện đẹp. Cũng kiểu của Ngưu Lang Chức NỮ. Nơi đây là đất quan điền, triều đình ban cho công hầu. Là nơi vua Lê Thái Tổ ban cho Trước phục hầu Trịnh Khắc Phục, vốn là khai quốc công thần. Hầu gia còn có thân thích với vua Lê Thái Tổ. Sau này vua Thái Tông còn gả công chúa An Nam cho con trai hầu gia là đô úy Trịnh Bá Nhai. Rồi hầu gia đem mấy quan điền này cho cả 2. Sỡ dĩ truyền tụng về cầu Ô Thước cũng do chuyện của phò mã và công chúa. Là xứng đôi trai tài gái sắc. Rồi cả 2 có đất chăm lo phát triển. Nghe nói phò mã hay đưa công chúa đi thuyền ngắm cảnh với đi dạo đi qua cầu. Hương thân phụ lão thấy rồi khen ngợi mới truyền ra là vợ chồng son sắt.”- Tôi nói.

“Có điều kết quả thì là thảm kịch. Vua Thái Tông đột ngột qua đời ở Lệ Chi Viên. Lúc đó triều đình rối loạn. Mới đưa vua Nhân Tông lên, còn thái hậu Nguyễn Thị Anh thì buông rèm nhiếp chính. Bà ta lúc mới đầu tỏ ra hiền lành, thông tuệ. Các quan trong triều thấy cảnh vua hãy còn nhỏ, bà ta lại không tham không siểng nịnh, vua Chiêm Thành cướp ngôi mà lên còn sai sứ giả triều cống, bà ta không nhận. Khiến các quan tưởng bà ta hiền dịu lại hiểu biết. Nên mới hết lòng giúp sức, chứ không phò tá hoàng tử khách lên. Ai ngờ sau khi bà ta thau tóm quyền hành, rồi có bè phái vững vàng thì lật mặt còn ghép đại 1 tội cho công thần, cả hoàng thân quốc thích còn bị diệt trừ. Hầu gia với phò mã còn bị bà ta sai người giết chết hết. Dù An Nam công chúa với mấy vị quan khác có cầu xin cũng vậy. Bà ta còn lấy lại hết tước phong và đất đai của họ. Tức là nơi này. Lúc đó nơi này đã có trấn có cầu, nhưng gặp phải chuyện dữ, coi như bị sung công hết vì là đất của tội thần. Rất nhiều người chống đối, bị xem là loạn thần tặc tử rồi bị giết luôn. Nơi này bỏ hoang 1 thời gian cũng vì thế.”- Vũ ca chỉ xuống đất nói.

Hả? Tôi nghe mà thản thốt. Không ngờ có nhiều chuyện xảy ra như vậy. Hèn gì khắp vùng danh thám mà nhìn nơi này thê lương như vậy. Cả bên bờ kênh xanh ngắt cũng trông thật thảm. Chỉ có tiếng quạ kêu. Bên bờ bên kia cũng vậy, dù các ngôi nhà có đình có lầu để ngắm cảnh trông vào thấy sâu hun hút. Có 1 con đò neo ở đây. Tôi thấy ngay phía trước là cây cầu Ô Thước rồi. Nhưng sương sớm còn hắt ở khắp nơi. Mùi nước với hơi sương ở gần kênh thật dày.

“Nhưng sau đó vua Lê Nhân Tông nắm lại triều chính, còn minh oan rồi xá miễn tội, sau ban lại quan điền cho con cháu của Trịnh hầu mà. Tôi nghe nói nơi này được ban lại cho họ. Rồi người dân bắt đầu tới lại.”- Tôi nói.

“Ừ, anh cũng chỉ biết như thế. Nhớ hộ tống mấy hộ tới đây. Nhưng nơi này xảy ra nhiều chuyện, sợ không còn là đất lành. E là… À… kia rồi nhỉ. Là câu cầu đó tiểu thư. Tiểu thư chắc nóng lòng muốn gặp Nguyễn công tử quá rồi. Đợi công tử đó đến thì cả 2 có thể gặp nhau rồi đính ước.”- Vũ ca chỉ cho tôi cây cầu rồi lại buông lời trêu ghẹo.

Tôi cúi mặt nói: “Nguyễn công tử sẽ không tới đâu.”

Vũ ca hết cười hoang mang nói: “Sao lại không tới? Không phải… Mẹ của tiểu thư nói chắc chắn là… không phải… cả 2 gửi thư tín.. rồi hẹn nhau ở trên cầu sao?”

Tôi lún tún quay đi nói: “Em… em vì sợ mẹ ước định chung thân nên… Sợ phải hẹn ước với người em không yêu cho nên… nói dối. Chỉ nói sai ngày. Nói sai 1 tuần cho mẹ nghe. Chứ đoàn người của Nguyễn công tử đã khởi hành đi trước 1 tuần rồi, chứ không phải 2 ngày sau mới đi tới đây. Trong thư mẹ chỉ để hẹn công tử lúc vừa tới trấn là tới gặp ở bên cầu Ô Thước chứ không ghi ngày. Nên… nên… em… Nguyễn công tử sẽ không thể nào xuất hiện đâu, anh ta đi qua cả tuần rồi. Nên… à… Vũ ca… em làm vậy là vì… muốn có thể cùng người mình thích…”

Trái tim tôi đập loạn nhịp. Không dám nhìn thẳng. Không biết nói như vậy Vũ ca có hiểu tâm ý của tôi không nữa. Tôi nghe tiếng Vũ ca thở dài. Hả? Sao lại thế. Tôi len lén nhìn Vũ ca. Vũ ca vẫn nhìn thẳng về phía trước rồi thở dài nét mặt buồn bã nói: “Tiểu thư đoán sai rồi. Nguyễn công tử… vẫn đợi tiểu thư ở đây kìa. Còn đợi ngay trên cầu. Xem ra anh ta thiệt sự yêu mến tiểu thư mới bỏ công mà chờ. Nguyễn công tử là người đọc sách thánh hiền, sau này thi cử đỗ đạc sẽ làm quan lớn, vinh hoa phú quý. Tiểu thư gả cho Nguyễn công tử thì sau này thành phu nhân nhà quan không cần lo lắng gì, sống trong phú quý, còn được người ta kính nể. Nguyễn công tử đã yêu mến tiểu thư như vậy thì… sẽ đối tốt với em… Em.. đừng phụ lòng công tử.”

Hả? Tôi ngỡ ngàn nhìn lên cây cầu. Qua màn sương thấy 1 thân hình đứng ở đó. Ơ… Tuy ở xa không nhìn rõ nhưng thấy người đó mặc áo gấm, tay áo dài giống dáng dấp của 1 sĩ tử. Tôi kinh ngạc thì Vũ ca quay đi mất rồi.

“Vũ ca.. Anh..”- Tôi quay đầu định chạy theo thì Vũ ca hất tay tôi mạnh rồi bỏ đi rất nhanh.

Vũ ca đi khuất rồi. Tôi nhìn lên cây cầu. Không lẽ… thật sự phải chấp nhận nhân duyên với Nguyễn công tử sao? Làm vậy.. cha mẹ sẽ rất vui vẻ, hài lòng. Cha luôn mong có hiền tế làm quan. Chân tôi cứ di chuyển tới chỗ cây cầu. Như 1 con rối. Là chuyện ai cũng mong mỏi mà. Chân tôi bước mà trong lòng tôi nặng trịch. Khiến bước đi rất nặng. Tiếng quạ kêu không ngớt. Ờ… từng có việc hỷ thì chim hỷ tước kêu. Đám quạ này.. bộ có linh tính hay sao mà kêu lên rất mừng rỡ. Nhiều con còn bay sà xuống đậu rồi kêu vang quạ quạ. Nguyên đàn quạ bay tới thêm. Hèn gì mới có truyền kỳ cầu Ô Thước. Ra là gần cầu có nhiều quạ bay rồi chúng đậu chung quanh. Tiếng chúng kêu như reo mừng vậy. Thấy trong lòng sợ hãi. Hay là do tôi sợ đính ước với Nguyễn công tử nên cảm thấy sợ lên cây cầu của mấy con quạ này thôi. Tôi chần chừ nhìn quanh, hy vọng Vũ ca nghĩ lại. Nếu anh ấy nói 1 lời thì tôi sẽ… nghĩ cách từ chối Nguyễn công tử. Lại thấy bóng của mấy đứa con nít nữa. A.. giật mình. Lần này thấy cả một người già núp sau bờ tường. Còn 1 đứa con nít núp sau những cái chum vại ở bên bờ kênh, chỗ người ta giặt giũ. Không… nhìn kỹ lại thấy nó ngồi hẳn trong cái chum, chỉ ló cái đầu ra. Con nít nhiều khi nghịch phá chui chỗ này chỗ kia không lạ chứ… Sao ở đây lại lạ như thế.. Tôi rùn mình.

Nhưng nhìn ở bên kia bờ kênh thấy có 1 trang viện, cửa sổ mở ra thấy có 2 người đang ngồi. Có 1 vị cô nương tóc dài ngồi chải tóc. Chà… vậy là có người. Nhưng cô nương nhà ai thay y phục với chải tóc lại không đóng cửa sổ chứ? Hay là trong trấn vắng vẻ nên họ nghĩ không có ai nhìn. Rồi ở bên kia bờ kênh có 1 cái thuyền neo ở đó, thuyền phu đội nón lá ngồi ngủ. Tôi thấy yên tâm hơn vì có người chung quanh.

Dù đi chậm thế nào thì cũng tới dưới chân cầu rồi. Tôi nãy giờ không dám nhìn lên. Nhưng tới trước cầu rồi. Thấy phía dưới cầu có 1 chiếc hài nổi trên dòng kênh. Còn khá mới. Là loại hài nam cho sĩ tử. Tôi nghĩ nhiều quá chăng. Qua sông hay qua cầu rất dễ rơi hài. Cây cầu đá vững chắc lại có điêu khắc. Tuy rêu phong chứ cổ kính. Mặt sàn cầu thì hơi gồ ghề. Tôi do dự không biết có nên bước lên không. Hay là tìm cớ trì hoãn với Nguyễn công tử rồi… từ từ nói rõ. Không được. Làm vậy không đúng. Hay là… À, tạm thời chưa nên ước hẹn. Hay là…

Tôi đứng chôn chân suy nghĩ. Tôi len lén nhìn lên. Nguyễn công tử đứng giữa cây cầu nhưng không quay mặt về hướng này mà ở hướng kia.

“Nguyễn công tử…”- Tôi kêu lên thử xem.

Vẫn không quay lại. Hay là anh ta giận tôi tới trễ. Cũng là lỗi của tôi. Phải lên xin lỗi trước rồi có gì nói sau. Tôi khẽ dòm lên. Thấy tà áo gấm dài thụm xuống trên đất. Kỳ lạ… sao trông anh ta lùn hơn bình thường nữa. Hay là tại góc nhìn của tôi. Không đúng, nhìn từ dưới chân cầu lên thì trông thân người phải cao hơn mới đúng. Sao lại trông lùn hơn được? Mà thấy anh ta đứng tự hẳn vào thành cầu, thân mình vẹo qua 1 bên. Cả cơn gió thổi qua cũng khiến thân mình anh ta ngã nghiên 1 chập. Sao trông kỳ dị quá. Gấu áo dính đầy bùn đen. Tuy đi đường tới đây quần áo ai cũng bẩn chứ các sĩ tử chú trọng ăn vận lắm, nhất là Nguyễn công tử này.

Tôi đi lên 1 bước để coi dòm thế nào. Tôi ghé mắt ngó qua để nhìn kỹ. Mấy con quạ lại reo lên. Tôi thấy con quạ đầu gần mình rướn mỏ mà réo vang quạ quạ. Tiếng chúng như cộng hưởng đinh tai nhứt óc. Tôi lấy 2 tay ôm tai mà âm thanh văng vẳng trong màn nhĩ. Nhất là cái mùi ngòn ngọt khó chịu này. Ở đây mùi ngọt ngọt đó tràn đầy cứ xộc vào mũi. Tôi lấy tay áo che mũi lại. Chân tôi đạp trúng cái gì rất nhớp còn dính dính. Tôi giở 1 chân lên. Trời… Dưới sàn cầu mấy cái bệch bệch mà tôi tưởng là bùn khô thì ra còn ẩm ướt. Giở chân lên thấy đôi hài của tôi dính đầy thứ gì như nhựa cây hay mạch nha vào đó. Những chất keo chảy ra kỳ dị đặc quyến. Hèn gì nhiều người rơi hài. Tôi vén váy khó nhọc bước thêm 1 bước nữa. Hay là…

“Nguyễn công tử.. Ta không lên đây được. Hài ta bị dính chặt rồi. Hẹn nơi khác vậy. Chúng ta ở quán trà gần cổng trấn.” – Tôi giơ tay gọi to.

Tôi quay lưng cố bước xuống. Viện cớ vậy chắc ổn.

Kịch… bịch…

Ơ… sau lưng có tiếng động. Vừa mới quay lưng thôi mà. Hẳn là Nguyễn công tử đi tới hướng của tôi rồi. Tôi ngần ngừ… Hay là nói ra đại luôn đi.

Bịch… bịch..

Tiếng càng lúc càng gần. Tôi không dám quay lại. Nhìn thẳng rất khó mở lời.

“Công tử… Chuyện đính ước chung thân của chúng ta… Ta thấy hay là… chưa nên… Ý ta là.. ta thật ra.. có người khác trong lòng rồi.”- Tôi lún tún nói.

Kịch.. kịch.. bịch…

Ơ… cái tiếng này… nghe không giống tiếng chân. Giống tiếng.. bóng lăn thì đúng hơn. Tôi quay lại nhìn. Tôi chưa quay lại hết thì thấy thứ gì lăn tới. Đó là 1 cái đầu người thối rữa. Tôi hét lên rồi té. Hài tôi dính nhớp như keo nên.

“Không… Á.. Cứu…”- Tôi hét la tán loạn chứ tiếng phát ra rất nhỏ.

Tiếng quạ kêu to át hết. Tôi thấy đầu óc xoay mòng mòng. A… Á… Có cái gì đang bò tới. Cái thân áo gấm trên cầu rớt bịt xuống đất. Sau nó là 1 thứ núp rình sẵn nãy giờ như những thứ núp rình suốt từ lúc chúng tôi đặt chân vào trấn. Giờ tôi thấy rõ chúng không phải trẻ con hay người già gì. Là những con quạ. Chúng có cái thân người nhưng cái mặt của quạ nhưng không có lông gì. Cái mặt nhăn nhẵn như con gà ác trong nồi tiềm. Chi chúng dài ngoằn chứ không phải như chi của người, giống những cái cánh chưa thành hình, chỉ có xương và lớp da nhăn nhúm. Đứa ở cây cầu đang bò lệch xệch tới.

Tôi nhắm mắt hét lên nữa. Khủng khiếp quá. Có tiếng hét của nam tử. Là Vũ ca. Tôi nhìn về hướng tiếng hét. Thấy Vũ ca đang chạy lại còn đẩy 1 cái xe rơm đang bốc cháy. Tôi dùng hết sức mà bò về hướng Vũ ca. Á.. nó lao lại rồi ập vào thân tôi kéo tóc tôi. Đau quá. Không… Á.. nó sắp mổ rồi. Tôi thấy cái mỏ nhọn của nó kê vào gáy tôi. Nếu bị mổ 1 cái là sẽ.. ư… như Nguyễn công tử… đứt đầu. Tôi lấy tay mình chặn. Tôi với tay loạn xạ để giữ cái mỏ của nó. Đau quá… Thấy mép tay mình bậc máu. Nhưng cái mỏ cứ…

Phập…

Tôi tưởng mình chết rồi chứ nghe 1 tiếng phập. Tôi thấy đầu nó bị ghiêm 1 thanh kiếm vào. Là Vũ ca… Anh ta phóng kiếm tới kịp. Chúng… còn tới nữa. Tôi thấy kẻ thuyền phu kia… rồi bà lão với 2 đứa sau cửa sổ. Vũ ca chạy tới kíp rồi nắm tôi kéo tôi lên. Hu hu… Tôi bám vào anh ta. Anh ta đẩy cái xe rơm đang chạy vô mấy thứ đang chạy tới réo lên đó. Chúng phát ra mùi ngòn ngọt. Giờ tôi mới biết đó là mùi của lũ chim quạ. Mùi lông hôi hám của chúng. Anh ta nhổ thanh kiếm ra rồi dắt tôi bỏ chạy. Chân tôi đauu chứ cố chạy theo. May quá… Vũ ca tới kịp để cứu tôi… Còn mẹ..

Vũ ca vừa chạy vừa đuổi lũ quạ đó. Anh ta dùng mồi lửa đốt hẳn 1 cái nhà tranh. Còn đập bể chum đựng dầu. Chúng tôi hối hả chạy qua đó. Á… tôi thấy cảnh tượng thảm thiết. Mã phu… ông ấy… nằm ngửa trên 1 cành cây. Mắt mở trợn. Đang bị quạ rỉa. Cái thân trẻ con ở cây đa giờ nó trèo lên trên rồi đang rỉa ông ấy cùng đám quạ con. Cái cây đa đó. Vũ ca ôm mắt tôi lại bảo: “Đừng nhìn. Không sao.. Phu nhân không sao cả… Phu nhân ở ngoài xe ngựa.”

Hu hu… Vũ ca chém cái bà lão sau hẻm đó. Nó hét lên 1 tiếng đinh tai nhứt óc. Quán trà lúc nãy cháy rực rồi. Vũ ca nắm tay tôi chạy qua đám cháy. Có 1 thứ trong đó đang la hét vì bốc lửa. Nó hét rống lên kinh khủng. Có.. có 1 con nữa.. Nó hình thù kỳ dị. Vũ ca đẩy tôi ra rồi lao tới chém nó 1 cú. Nó muốn mổ anh ta. Anh ta cầm cái chảo như cái khiên mà đỡ sẵn. Nó ăn nguyên cú chém. Anh ta tấn nó 1 cú vào đám lửa rồi nắm tay tôi chạy.

Tôi chạy ra ngoài thì thấy mẹ ngồi ở xe ngựa. Đầu tóc mẹ lả tả còn cười cười ngây ngô mặt đầy máu. Tôi ôm chầm lấy mẹ. Vũ ca cầm tay tôi xé tấm áo băng vội lại rồi đẩy lưng tôi bảo: “Lên xe ngựa ngay. Anh đánh ngựa. Mau chạy thôi.”

Tôi vừa khóc vừa gật. Còn nhiều quạ quá. Chúng còn bay theo kêu tán loạn. Tôi sợ hãi nhắm chặt mắt bịt tai lại. Xe chạy rất xốc, mẹ ói cả ra chứ chúng tôi không dám dừng lại. Cho tới khi chạy xa không thấy quạ nữa, thấy ở phía đó có đám khói.

—-

Sau khi chạy về thì Vũ ca đi báo quan. Họ cử nha sai tới coi. Thì ra cả trấn đó đúng là bị ôn dịch. Thường mấy chuyện dịch mà nhỏ này quan huyện ngại nói ra lắm. Huyện có dịch thì ảnh hưởng rất lớn đến thương nghiệp, dân tình sợ hãi, nhà buôn không tới buôn. Các chuyến hàng chuyên chở rồi buôn bán thế là bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chỉ là dịch xảy ra ở trấn, nên quan huyện cho lệnh phong tỏa ở đó không lan truyền ra ngoài. Cũng tầm 3 tháng trước rồi. Những ai đi ngang qua đó hay không biết mà ghé lại dừng chân thì như Nguyễn công tử vậy. Có vẻ như bọn quỷ quạ đó dùng thân người chết thức ăn thừa hay ăn chưa hết của chúng để giăng bẫy. Vũ ca nói có nhiều người thợ săn bẫy thú hay đi câu cá cũng bằng cách đó. Chúng còn đặt bẫy ở khắp nơi, trên đường, trên cầu. Tôi nghĩ hẵn chúng có trí tuệ cao mới biết mà sắp đặt ở trên cầu. Hay có lẽ có nhiều người trúng cái bẫy hẹn ở bên cầu rồi. Giờ lan ra ngoài thì là do trấn có dịch, cả trấn chết hết, nên có ma quỷ tới nhiễu loạn. Nha sai tới chỉ thấy nhiều xác chết. Còn có mấy thứ cháy thành than không ra hình thù. Có mấy đạo sĩ với nhà sư tới làm phép hay siêu độ.

Nhà tôi cũng cho mời đạo sĩ tới. Có 1 đạo sĩ nói có là oán linh truyền kiếp, trấn đó vốn thành đất vong ma quỷ dữ rồi, từ thời trước thái hậu cho giết nhiều người, nhất là đàn ông, nghe nói xử trảm nhưng niệm tình để lại gia quyến, người già trẻ con, hẳn là họ đã nguyền rủa. Đạo trưởng sợ đắc tội triều đình nên không dám nói ra. Quan huyện dĩ nhiên càng không dám thưa trình, còn ra lệnh cấm dân trong huyện bàn tán linh tinh.

Nên trấn Ô Thước với cầu Ô Thước ở huyện tuyệt đối không ai nhắc tới, cũng không ai dám ghé tới. Mấy năm sau là cỏ cây mọc hết đường đi. Giờ nhìn như đất hoang không tên. Có lẽ chúng lại tới làm tổ ở đó chờ người bất hạnh đi qua. Tôi cũng không biết nữa, nghe nói khắp nơi đều có mấy chuyện người đi đường bị lạc rồi gặp quỷ đó thôi.

Tôi thì thành hôn với Vũ ca. Mẹ tôi sau lần đó thần trí ngây dại. Âu cũng do nhiều chuyện khủng khiếp ở đó. Tôi lấy lý do tay mình bị sẹo to, giờ khó mà đánh đàn với thêu thùe gì khó mà có ai thú. Đúng là không có công tử nào chịu cưới. Năm sau thì tôi bái đường thành thân với Vũ ca. Cha thì rất mừng vì có người chịu thú tôi là may rồi, hiền tế mà chịu thú cô nương bị sẹo thì là người tốt. Sau đó tôi sống hạnh phúc, không lo nghĩ gì ngoại trừ việc chăm sóc chồng con với nhà cửa. Làm phụ nữ thì ai mà chẳng vất vả nhọc lòng vì gia đình chứ, ai cũng vất vả thôi đâu phải lấy chồng giàu sang làm quan thì không lo không nghĩ với hưởng thụ không. Làm quan mới không tốt. Mấy năm sau thay triều hoán vị, hoàng đế lên ngôi rồi mà còn bị ám sát, huynh đệ tương tàn tranh ngai báu. Bè phái của các quan dưới triều của hoàng đế tự nhiên bị triều sau triệt hạ. Tiền bạc, nhà cửa, đất đai, đến vợ con của họ đều bị sung công. Kỳ thật mới là bất hạnh.

Thẻ:, , , ,

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *