Nhân Gian Này Không Thiếu Dị Kinh – Quỷ Ăn Xác

0 Comments

“Có tin ta đánh chết tụi bây không?”

Ui cha… cái lưng của tôi. Tôi vác cái cây lên không nổi nếu không đập cho bọn thanh niên trẻ khỏe trong thôn đó rồi. Ui cha… Chúng lại vác quan tài tới quăng đó rồi chạy mất.

“Đứng lại đó.”

Có 1 thằng còn tốt lắm đứng lại bỏ giỏ đồ cúng gồng lên cho khí thế chứ chân run rồi nói lấp: “Bác.. bác sẵn ở đây rồi thì làm phúc đức cho người ta mới chết. Để ở đây vài hôm rồi bác làm sao thì làm. Siêu độ xong tìm cách nào đó… Tiêu hủy xác…”

“Tao đánh chết tụi mày. Tụi mày sức dài vai rộng thì đem chôn đi. Chỗ của tao là Thái miếu. Tụi mày mất dạy cũng vừa thôi. Thái miếu đó. Có thấy tấm bia không. Là Thái Miếu là mồ chôn của hoàng đế…”- Tôi chỉ tấm bia sờ sờ đó.

“Hứ… của hôn quân đó mà. Không bị triều trước đập nát là may rồi. Thôi thì hôn quân chết là đáng tác hại nhiều quá, giờ chết coi như giúp dân chúng chút đi mà bác. Với lại nghe nói bác.. bác là hoạn quan theo mấy đời để canh lăng mộ này… Trong làng đều cảm thương cho bác. Chút đồ biếu bác… Bác coi như tích phúc cho kiếp sau. Ai cũng có kiếp sau thôi mà.”- Thằng đó cầm đồ cúng tôi còn thấp sẵn 2 cây nhan nói.

Tôi cầm cây với đá chọi nói: “Thằng chết bầm nhà mày. Tao là hậu duệ của hoạn quan thôi chứ có phải đâu. Tao vợ con đàng hoàng mà. Chỉ là bả chết sớm với con tao nó bỏ xứ đi. Mà dám cũng tại bọn dân làng chúng mày hại. Vợ tao nghe đàm tiếu chắc xấu hổ mà vong sớm. Còn con tao chắc bỏ xứ đi quá.”

“Chuyện qua rồi mà bác. Bác cố gắng sống canh mộ vậy. Chỉ có chỗ này linh thiêng thôi. Coi kìa… Nhìn đâu cũng hoang phế. Có giếng, có tượng Phật, tượng thần, tượng đất nung, hay hình nộm người hầu.. vậy là được rồi. Chứ giờ oán khí đầy đất trời đó. Sợ người chết thành vong làm hại làng xóm. Khổ lắm bác ơi.”- Thằng đó than thở nghe thành cái điệp khúc.

Tôi có phải thầy chùa đâu chứ. Nhưng chẳng lẽ dạo này trong thành nhiều điều kỳ quái thế đến chết chẳng ai dám động thổ chôn sao ta? Xác mang đến đây tới tấp. Tôi cũng chẳng biết sao luôn. Còn kêu ‘tiêu hủy’. Không lẽ kêu tôi ăn xác chết. Tôi đành để xác trong lăng rồi thôi. Lắm người quá nghèo chẳng có quan tài nữa. Bỏ xác vô lu hay có được tấm chiếu quấn xác là may rồi. Hôm trước còn có người bỏ xác người chết trôi trước cửa nhà tôi đó. Có quá đáng không? Nhưng mà… Tôi có cầm cây vô xóm để làm cho ra lẽ mà chẳng nhà nào nhận. Hôm trước trời mưa trời mưa rất lớn… Không thấy có dấu chân nào ngoài 1 dấu chân đi tới chỗ xác chết. Tức là… trông như xác chết tự đi tới? Tôi cũng sợ lắm vậy. Sợ đâu thua gì mấy thằng bỏ chạy kia chứ. Cò điều tôi già rồi, đi khỏi đây rồi còn biết đi đâu. Ở đây còn có lộc ăn. Tôi sống nhờ hương hỏa như mấy ông từ giữ miếu.

Lâu rồi có ai tới viếng Thái miếu này đâu. Chỉ nhờ ở đây có tượng rồi có bia. Lai rai cũng có bà con tới đây cầu may lạy Phật, hay cầu ông bà dâng cúng. Tôi mới có tiền. Giờ nạn đói rồi sưu thuế, lắm người chết đói hay bệnh chết. Ở đây vậy là giàu sang rồi. Mấy thằng trẻ trẻ trong thôn coi vậy còn sai biểu được. Âu cũng là nơi thờ phượng chung nên có gì sai chúng lợp dùm lại mái ngói hay sửa lại cái chòi. Mấy nhà phú hộ trong vùng tháng 7 cũng tới đưa đồ cúng công đức. Nói chung sống được.

—-

Người chết lần này là 1 ông già. Hình như hay thấy ông lão này. Là bác Tài đây mà. Đâu nhà cũng có hơn 10 người, tam đại đồng đường. Là 1 trong mấy hộ đông con trong thôn. Nhớ ông Tài này hiền lành, chịu khó. Già rồi sức yếu chứ vẫn cố mà nung gạch. Hay bị con dâu la lắm thì phải. Nhưng già rồi, con cháu đầy đàng, chắc cũng yên lòng nhắm mắt.

Tôi mở chiếu ra thấy mặt ổng thanh thản. Vậy thì tụi trong thôn bỏ xác ở đây làm gì. Ổng có con cháu mà, bộ không tìm được chỗ đất để chôn sao? Nhớ thằng con của ổng cũng đâu có tới nổi. Con dâu thì kiểu chua ngoa chứ cũng tốt mà đâu phải phường thất đức ác độc. Lần lợp lại ngói, cổ còn mang ngói mới nung tới. Chỗ của tôi chủ yếu là xác chết không có người thân hay mấy trường hợp ‘đặc biệt’. Chết oan hay chết thảm.

Ủa…

Nhưng lúc tôi giở tấm chiếu lên thêm… Thì trông thấy 1 cảnh tượng khủng khiếp. 

Á… Tôi hét lên té nhào ra sau. Cái quái gì vậy chứ? Tôi vội cầm ngọn đèn lại soi cho kỹ. Lúc nãy… Tôi hé tấm chiếu lên. Cảnhtượng khủng khiếp quá. Trời ơi… Từ phần cổ trở xuống của bác Tài… Không có da thịt… Hay như chỉ còn thịt bám vào mảnh xương. Cứ như bị lóc da. A.. Tay tôi run đến nổi làm rơi cái đèn. Tôi vội dập lửa từ ngọn đèn. Tôi hé tấm chiếu ra thêm. Khốn thật… cả phần tay cũng thế. Tôi ráng lấy hết can đảm mở hết tâm chiếu ra.

Á..

Tôi không kềm nổi tiếng hét. Tôi vội đắp tấm chiếu lại. Ghê quá… Toàn thân chỉ còn xương và thịt. nhất là phần bụng… nội tạng đâu mất hết. Chỉ còn phần xương vương máu thịt đỏ lòm. Chỉ còn xương sườn với xương cột sống. Như… như ‘bị ăn’.. Không.. như bị rỉa thịt.

Tôi từng thấy nhiều xác chết khủng khiếp. Như chết trôi, chết cháy, bị rơi xuống vực, hay đang phân hủy. Chứ chưa từng thấy qua cái xác nào kỳ dị thế này. Thếnày là tại vì sao chứ?

Lạo xạo… lạo xạo…

Hả? Hình như… bên ngoài có tiếng gì đó. Còn đang tiến lại gần đây.

Tôi toan bỏ chạy. Kiểu này là quỷ rồi. Miệng tôi năm mô khấn vái đủ thứ. Mấy trường hợp này phải khấn vái cho vong linh yên nghỉ đừng quấy phá. Tôi vái đủ 4 phương 8 hướng rồi thấy yên tâm phần nào. T

Tôi cầm đèn đi về chòi. Có gì để mai tính. Tôi đi ra ngoài. Đi ngang qua bụi chuối. Tôi lại nghe tiếng lạo xạo sau lưng… Tôi còn nghe tiếng khóc.

Á…

Quay lại thấy 5 gương mặt từ bụi chuối ló ra. Tôi hét la không ngừng.

—-

“Mấy đứa này. Thiệt tình. Làm ông sợ hết cả hồn.”- Tôi dẫn tụi nhỏ vô chòi.

Đứa lớn cũng 15 rồi. Thằng Hai, con Ba, thằng Tư con Năm, thằng Sáu gì đó. Nhà nào chẳng vậy. Hai đứa bé gái khóc quá chừng. Thằng Hai lớn nhất buồn rầu nói:

“Ông ơi. Ông con chết thảm quá. Tụi con chẳng hiểu cơ sự chi. Cha mẹ còn không cho chôn ở đất trong thôn.”

“Tao thấy ông chúng bây chết lạ lắm. Tụi bây kể rõ mọi sự cho ông. Có phải bị trúng tà hay trong thôn có chuyện chi kỳ quái không?”- Tôi lấy mấy trái mận cho tụi nhỏ ăn.

Chúng kể chuyện từ lúc ông chúng mất. Thì ra ông Tài đi xa 1 tuần rồi về bị nhiễm phong hàn. Hình như ổng còn té ngã lúc đi đường hay sao đó. Rồi nằm liệt giường 5 hôm. Xong qua đời. Lúc mất cũng bình thường lắm. Con cháu quay quần xung quanh. Xong ổng lìa đời. Người trong nhà làm theo lệ. Để xác trong căn chòi liệm ở trong thôn để bà con tới viếng. Con trai ổng, bố của mấy đứa này để xác cho bên mấy chú với mấy cô của chúng tới rồi mới chôn. Nhưng có chuyện khủng khiếp xảy ra. Mới chết được 1 ngày, lúc có cô Năm của chúng tới viếng. Lúc mở chiếu ra thì ai cũng khiếp đảm do phần bụng của ông tài bị thủng. Cái chòi đó để ở khu đất trống gần bìa rừng. Hay để xác chết chờ chôn. Ngay nghĩa địa trong làng. Thì có trường hợp bị thú rừng ăn. Nhưng đồ đạc trong chòi tươm tất. Có khóa mà. Đây thấy bị xê dịch gì. Thấy cũng giống bị chuột ăn nên họ vẫn để nguyên. Nhưng đến trưa nhà ông Danh đến viếng. Mở chiếu ra ai cũng khiếp sợ. Vết thủng bụng giờ lan ra. Nguyên phần bụng bị ăn đến xương còn lan đến lòng ngực. Họ hun khói để bắt chuột. Cũng tóm vài con chuột. Hôm sau thì… Là nguyên phần ngực bụng gì cũng rã. Thịt như tơi nhừ ra. Từng mảng da bị mất hết. Họ sợ quá bền kêu tụi trai tráng mang tới đây. Nhà ông Tài còn bị trong thôn coi là bị dính tà gì không ai dám gần. Người nhà cũng không dám đi đâu. Trưởng thôn còn bảo dám ông Tài đi xa 1 chuyến bị nhiễm bệnh gì rồi. Còn sợ lây ra trong thôn. Chắc mang tới đây để trừ tà rồi hỏa tang.

“Thế ông tụi bây đi đâu, tụi bây biết không?”- Tôi hỏi tụi nhỏ.

“Con cũng không biết nữa ông ơi. Nghe có 1 ông bạn của ông tới rủ. Ông bảo đi thăm người quen. Ông biết mà. Bà con cô bác trong vùng, rồi ở các thôn làng bên. Người ta đi thăm nom nhau. Đi vài ba hôm, không lạ. Bố con chẳng hỏi làm gì. Để hỏi con Ba xem. Mày ở nhà có biết chuyện chi?”- Thằng Hai hỏi.

“Ông kêu em đi bắt nước pha trà. Em đi không biết. Nghe đâu là ông kia rủ ông đi làm gì đó. Tưởng như mấy người hay tới rủ bố với anh đi đào giếng hay phát rẫy.”- Con Ba nói.

Thấy 2 đứa nhỏ đang chơi. Còn lấy mấy cái tượng đất chơi với chúng thích cái hình nhân bằng tre lắm. Trong Thái miếu để đầy mấy thứ này. Mấy cái hư cũ tôi mang ra ngoài này. Thằng Hai la hai đứa nhỏ đó.

“Tụi mày sao phá đồ của ông.”- Nó nói rồi giật lại cái hình nộm.

“Búp bê của em mà… Trả cho em.”- Con Năm khóc nói.

“Mẹ may cho mày cả đống búp bê vải rồi. Mày còn đòi gì. Mấy cái này bằng giấy, vừa rách vừa dơ mà.”- Con Ba la em.

“Búp bê của ông hơn cơ. Còn chớp mắt với cười kìa. Nói muốn làm bạn với Năm đó.”- Con Năm chạy lấy cái tượng gỗ chơi tiếp.

Nghe mà sợ sợ. Đúng tụi con nít hay kéo tới phá với nghịch chơi. Có hôm hết cả hồn, thấy chúng lấy cái hình nộm trong miếu ra chơi trốn tìm. Để người nộm làm ma. Thấy để cái hình nộm ở bụi chuối rồi chúng chạy cười ha ha. Tôi ra la chúng còn bảo rủ con tôi chơi cùng. Sợ vậy đó. Tụi nhỏ nhất là tầm 4 đến 8 tuổi chưa có hiểu biết, không biết chỗ tôi là miếu gì, hay kéo tới chơi lắm. Mấy cái hình nộm hay tượng đất này bị hư mục do lâu này. Tôi tiếc nên không quăng. Hồi trước có mấy phú hộ tới hỏa táng xác của bà hai, bà tư, bà sáu gì đó cũng có mang 1 hai hình nộm tới cho người đã khuất.

Ủa? Lúc nãy có 5 đứa lận mà? Tôi dòm quanh chẳng thấy đứa kia đâu. Chúng hỏi nhau về việc ông Tài đi đâu.

“Con biết đó ông. Ông bạn cũ đó quen 50 năm trước với ông. Lúc ổng với ông làm thợ gạch, xây hoàng lăng. Ổng rủ ông đi đập gạch. Đập gạch cái có ngân lượng liền. Nhiều người đi lắm.”- Con Năm nói.

Trời. Thế là đi trộm mộ rồi. Không phải chuyện đùa. Tôi vội nói: “Sao ông tụi bây cả gna vậy? Là hoàng lăng mà.”

“Thì đâu có gì đâu ông. Chắc như chỗ miếu của ông thôi. Tụi con chạy chơi bắt ma hoài. Ông còn cho mận mà.”- Thằng Tư nói.

Tôi nghe mà tay run rẩy nói: “Tụi bây không biết gì rồi. Nhiều loại lăng tẩm. Có lăng chứ không có miếu đâu. Cái Thái miếu này là khác. Mỗi loại lăng đều có trấn yểm, xây miếu cũng là 1 loại trấn yểm. Nhiều thời khác nhau, thì khác nhau. Hay tùy hoàng đế với người xây lăng nữa. Tao nghe nói có nhiều hoàng lăng họ bắt cả tì nữ trong cung vào mà chôn sống. Lắm ông vua mê tín hay tin mấy thuật sĩ còn bắt phải có nhiều cái kỳ dị trong lăng. Sau này đạo Phật với đạo giáo du nhập vô, các vua chúa mới bãi bỏ cái lệ đó.”

“Nhưng mà nghe nói mới đây thôi mà ông. Chắc còn ít tuổi đời hơn thái miếu của ông.”- Thằng hai nói.

Tôi vuốt râu ngẫm lại không biết là lăng vua nào. 50 năm trước thì vua Lý còn khỏe chán mà, còn đi chinh chiến. Còn trước đó là thời vua Lê. Qua lâu rồi còn lăng tẩm gì. Có cũng như Thái miếu của tôi thôi. Nghe tụi nhỏ bảo ông nói phải trèo đèo lội suối, vô động. Chà… cũng có  xây lăng miếu trong động. Tôi hỏi thêm thì nghe cũng ra ông chúng đi hướng nào. Chứ vùng đó sao có lăng gì nhỉ? Tận Quảng Uyên. Hay không phải lăng vua mà lăng của bà phi nào hay của thái tử. Cũng có lý, lắm thái tử được sắc phong là được xây lăng rồi. Nhiều thái tử được phong vị ngắn ngủi rồi qua đời. Hay mấy bà hậu phi được xây lăng ở quê quán mình sinh ra. Trước đây bố tôi chính là phải đi mang quan tài của hoàng thất về quê an tang. Nghe thì oai chứ khiếp lắm mà. Như cực hình vậy. Nghe ổng bảo có 1 đoàn hộ tống quan tài về quê. Là vương gia làm phản. Vua Lý Thái Tông nghe nói nghĩ tình thủ túc nên không chém, vẫn cho họ giữ tước vương hầu. Chứ cũng là tội thần, sau này chết đem về quê mẹ an tang. Nghe nói đoàn hộ tống quan tài của Đông Chinh vương, một đi không trở lại. Đủ thứ tin đồn. Nào bị cướp, hay bọn họ thành thi quỷ hết.

Thấy tụi nhỏ tội nghiệp. Cho chúng đứng viếng ông chúng thấp vài nén nhan trước miếu, rồi đi về do trời cũng tối rồi.

“Thôi, tụi con đứng viếng ông. Thắp nhan đốt vài cái giấy tiền vàng bạc cho ông. Xong rồi về.”

Chúng dạ thưa. Chà… không thấy đứa kia đâu. Haytôi mắt mũi kèm nhèm, nhìn 4 ra 5. Cái thằng nhỏ nhất.. Hình như đâu có thằng Sáu. Tôi cũng sợ chẳng dám vào trong miếu nữa. Nhưng cũng phải làm việc cho đúng bổn phận. Sẵn chúng đứng viếng đông tôi đi vô dán mấy lá bùa với tắt mấy ngọn nến cho đỡ hao.

Tôi mang đèn vô. Trời ơi… Lúc nãy sợ quá làm rớt tấm chiếu. Tôi vừa nhắm mắt vừa kéo chiếu lên đắp cho xác. Rồi nhanh tay dán 1 lá bùa lên trán cái xác. Phủ chiếu rồi tôi dán thêm mấy lá bùa lên trên chiếu. Phù… vậy là đã xong. Mai tôi sẽ hỏa táng cái xác gấp. Ở đây là vậy. Thường họ mang xác tới tôi cũng để ở trong này 1 vài ngày cho hương hồn họ yên tĩnh với nhận chút hương hỏa với dòm mặt Thần Phật 1 chút cho được an ủi. Rồi đem hỏa táng. Phần xương còn sót lại thì để vào trong lọ để trong nhà gạch đằng sau. Xong lập cho họ bài vị.

Tôi dòm qua cửa thấy tụi nhỏ vẫn đứng thấp nhang. Nên tôi lên chỗ bàn thờ thổi tắt ngọn đèn. Thấy nhiều bài vị bị gió thổi ngã nãy giờ. Cả mấy hình nộm cũng bị ngã xuống. nãy bị dọa nên tôi vội chạy ra ngoài, cửa sổ với cửa ngoài chẳng đóng, gió lùa vô nên bị ngã hết. Tôi lật đật dựng lại. Tạm thôi. Để đây mai mốt rồi dọn dẹp lại. Hy vọng không có chuyện gì xảy ra nữa.

Quên nữa. Tôi nhớ nghe bố kể lắm phần mộ của tội thần, mấy vương gia làm phản đó, bị trấn ểm rất khủng khiếp. Nhớ thời trước là loạn tam vương. Thái Tổ Hoàng đế băng hà, chưa tế táng xong, thì các hoàng thân đã dấy binh tranh ngôi thái tử. Thái tử lúc đó hoàng đế đã phong rồi, thế mà họ vẫn làm càng vì tham quyền hành. Tuy được vua lên ngôi tha còn nghĩ tình là thân huynh dệ chứ vẫn là loạn thần tặc tử. Từng dấy binh làm loạn bất trung bất hiếu. Tuy chỉ là cuộc nội loạn chứ cũng gây nên chết chóc, nhiều người chết. Nghe nói nhiều đạo binh còn cướp bóc. Vẫn là có tội với dân với nước. Nhớ năm đó các hoàng thân với các quan đã thề: ‘Làm con phải hiếu, làm tôi phải trung, ai bất hiếu bất trung, xin quỷ thần làm tội.’

Không lẽ…

Tôi tới gần cái xác. Giở 1 bên chiếu ra lộ phần tay rồi soi đèn vô. Như bị ăn bởi thứ gì rất nhỏ. Bị rỉa thịt. Chà… có 1 số truyền kỳ về cách xử phạt của 1 số vị quan trong triều. Bắt được kẻ mưu phản hay phản loạn thì họ làm sao. Những kẻ phản trọng tội như mưu phản, hành thích, đều bị hành hình dã man chứ không phải chỉ có chém đầu. Bị xử ‘lăng trì’. Hay đem thân xác cho thú xé xác. Hay dù đã chết xác cũng bị… Không lẽ… năm đó loạn ba vương, tuy hoàng đế tha mạng chứ có nhiều người bất bình rồi.. lúc mấy vương gia đó chết đi đã bị.. trấn ểm gì lúc mai táng chăng? Đoàn hộ tống quan tài Đông Chinh Vương 1 đi không trở lại kìa. Còn các vị vương gia khác thì sao? Mộ phần… Không lẽ… Vua tha mạng nên họ không làm gì được. Chứ mấy kẻ này chết rồi thì… Cũng từng nghe có chuyện trả thù trên thân xác hay di hài kẻ chết. Như thù ai không làm gì được kẻ đó thì đi đào mộ tổ tông của kẻ đó lên. Còn 1 số kẻ trọng tội, đã bị xử chém còn không cho thân nhân nhận xác an táng, mà mang đầu với mình đi 2 chỗ khác nhau. Đầu thì bị thị chúng, còn mình thì quăng ở bãi tha ma. Lẽ nào…

Giật mình. Mây đen che ánh trăng nên tự dưng tối hẳn đi. Phù… Tôi thở phào vì dòm ra cửa thấy tụi nhỏ vẫn ở đó. Đám lửa trong chậu đốt giấy tiền vàng bạc cháy sắp tắt nhưng ánh lửa còn thấy rõ chúng còn ở ngoài cả bọn. Chắc chúng nghe mai là hỏa táng ông mình rồi, sau này khó có dịp bái tế nên quỳ lâu để an ủi ông. Có chúng ngoài đó thì đỡ lo. Thằng lớn cũng như thanh niên rồi. Cách có 15 bước chân thôi.

Ào… vù… vù…

A.. tự dưng 1 cơn gió thổi mạnh vô. Do để cửa mở nên gió ào vô. Bài vị rồi đồ đạc lại ngã đổ hết. Cả tấm chiếu cũng bị thổi bay sang 1 bên.

Á..

Tôi hét lên khiếp vía. Phù.. bình tĩnh nào. Gió thôi mà.

Cụp… cụp.. cụp. Roạt…

Ơ… Cái tiếng gì thế? Đâu như trong nhà gạch. Nhà gạch xây sát chỗ này chứ cửa ở hướng khác. Dù là ma hay quỷ gì thì cũng ở trong đó thôi. An tâm rồi. Chút nhờ thằng Hai đó cùng tôi chốt cửa nhà gạch lại.

Cụp…

À… có lẽ xin tới nhà chúng ngủ nhờ sẵn tiện việc hỏi thăm thêm thông tin. Có lẽ bố chúng biết gì đó. Ngủ ở nhà họ 1 đêm rồi sáng kêu bố chúng nó với tụi trai làng bỏ chút công sức tới phụ tôi.

Tính đi ra rồi mà thấy không phải. Ít nhất phải lấy chiếu phủ lên xác đã chứ. Tấm chiếu bay tạt vào góc chân bàn thờ. Thiệt tình.. Cái lư hương bị đổ lúc nào, giờ mới thấy. Mai phải quét… Ơ.

Lúc soi đèn đi qua tôi thấy lư hương bị đổ nên tro nhan trong đó đổ đầy ra đất. Nhưng… Có dấu chân… Ngoài dấu chân tôi còn có dấu chân nhỏ hơn. Tụi nhỏ… mấy đứa nhỏ đâu đã vô đây. Lúc nãy chúng ở ngoài bụi chuối thôi mà.

Ghê quá rồi. Có quỷ… Tôi vội kéo tấm chiếu rồi đi cho nhanh lẹ. Ơ… ở đây… cũng có dấu chân nhỏ nè. Ngay dưới đất. Ở chỗ này… như nó đi ra rồi đi vô đây. Nó… dấu chân ngay sau dấu chân của tôi. Tôi không thấy nó vì… nó theo… SAU LƯNG TÔI.

Tôi hét lên 1 tiếng rồi nháo nhào bỏ chạy.

Á…

Tôi không dám quay lại để dòm cái thứ đang lù lù sau lưng tôi. Tôi chạy gần ra cửa thấy tụi nhỏ vẫn đứng bên ngoài. Tôi mừng rỡ vì có người kêu cứu.

“Cứu ông…”

Ơ… Nãy giờ tôi hét… Cũng rất lâu rồi mà. Sao… sao đám trẻ chúng… Bất động. Ánh lửa nhập nhòe như cháy hết giấy tiền rồi. Còn tàn tro. Tôi không thấy rõ tụi nhỏ chứ thấy bóng của chúng vẫn đứng y nguyên đó. Ngoài đó giờ tối om rồi.

“Á”-

Tôi té sóng soài. Không rõ cái gì làm mình té nữa. Ngọn đèn văng hẳn ra ngoài. Tôi la hét không ngừng. Tôi ngồi ngửa dậy thụt lùi ra sau. Hu hu… Thấy rõ ‘nó’. Nó là đứa tôi tưởng là thằng Sáu. Nhưng giờ đứng sát gần tôi không thể không dòm ra mặt mũi nó được. Ưm… nó như… Mặt nó… Hai con mắt rất to còn đen đặc lồi ra. Mắt to như nằm ở trên trán. Phần mặt như bị hõm vô chính giữa. Miệng nó… đang há ra. Như 1 cái vòm tròn toét ra loe ra có nhiều răng như những cái gai. Như… như… con gián vậy.

Nó như… Trông như… Thân mình nó.. Như 1 cái hình nộm. Như 1 con gián được ghép vô 1 cái hình nộm cho có tay chân và giống hình người. Nó áp sát mặt tôi há mồn chuẩn bị ăn thịt. Tôi không còn sức lực. Hết sức để la hét chỉ lấp bấp được vài tiếng đứt quãng: “Đừng…” “Cứu”…

Nó há mồn ngay mặt tôi. Tôi tưởng số tôi đã rồi thì nghe rất nhiều tiếng nói tiếng khóc rất nhỏ.

“Đừng hại bố mà”… “Đừng hại ông mà”… “Xin tha cho bố’… “Làm ơn tha cho ông”… “Hu hu, bố”… “Đừng ăn thịt bố mà.” “Bố tốt lắm”

Ơ… Tiếng lụp cụp khắp nơi. Mấy cái hình nộm trong linh đường run len hay tự ngã. ‘Nó’ dừng lại rồi. Tôi ráng bò thụt lùi ra ngoài. Mau… mau chạy. Tôi bò ngửa thụt ra ngoài. Ơ… đầu tôi chạm phải cái gì đó ngay cửa. Tôi ngước dòm lên. Thấy là những đứa tôi tưởng là thằng hai, con ba… đó. Là mấy cái hình nhân tôi để trong nhà. Chúng ở đó. Còn đi lại cửa tự bao giờ. ‘Nó’ nhe hàm rít lên 1 tiếng dài. Mấy cái hình nộm cũng phát ra mấy tiếng đó.

“Đừng hại bố tôi.”… “Bố là người tốt mà.”…

Nó hết rít rồi. Tôi sợ quá vội chạy ra ngoài. Rồi chạy vô thôn.

—-

Chạy tới nhà của ông Tài. Tối đó ngủ lại. Tụi con nít bảo chúng theo lời tôi, thấp hương xong là về ngay. Con Năm còn hồn nhiên bảo đám con trong nhà tôi chạy ra đứng phụ giúp tôi an táng ông nó. Tôi sợ quá rồi. Cậu con trai biết khá nhiều chuyện. Còn bảo đúng là vị vương gia làm phản nào đó. Nói ông Tài đi làm liều, được chia vài quan tiền thôi. Tôi cũng chẳng rõ chi tiết mộ phần được để ở đâu. Hy vọng không có ai bén mảng tới đó kẻo dính phải trấn ểm.

Hôm sau thì kéo vài tên trai làng tới giúp. Xác ông tài giờ không còn chút da nào. Cả phần đầu phần mặt đều bị rỉa sạch. Chúng tôi vội hỏa táng.

Hai ba ngày sau thấy bình yên. Không có việc gì. Nên tôi trở lại Thái miếu như thường. Nghĩ đâu ‘nó’ cũng đi rồi. Chắc là hình nộm trấn yểm gì đó. Chắc có ông bà nào có thù với vương gia đó, hay ông quan nào sai thuật sĩ làm phép để trừng phạt vương gia kia. Chẳng rõ nữa. Tôi chỉ biết là phải tu sửa Thái miếu. Với đám hình nộm với tượng trong miếu thì tôi thương. Đứa nào bị hư bị rách tôi sửa liền.

À… quên. Tưởng ‘nó’ đi rồi. Chứ 1 tháng sau thì ‘nó’ trở lại. Lúc đó hù chết tôi mà. Vừa mở cửa Thái miếu thì hết cả hồn. Trong đám hình nộm có ‘nó’. Cũng cái mặt đó chứ thân thì lần này là 1 cái xác nam nào đó. Còn rịn máu ra ở phần đầu. Hai tay bị rỉa sạch. Chắc lúc kẻ này đau đớn vì đau đầu do đầu với não bị ăn dần, giơ tay bưng đầu là bị rỉa tay luôn. Bộ áo thì sạch sẽ, màu trắng, kiểu của mấy thiếu gia trên thành. Tôi hét mãi 1 lúc. May trời sáng nếu không tôi chết ngay tại chỗ rồi. Tôi cuống cuồng bỏ chạy thì nghe sau lưng có tiếng hi hi ha ha. Cả mấy đứa con gái. Cái trông lại. Thấy ‘nó’ đứng cạnh cái hình nộm nữ nhi. Trong đám hình nộm cứu tôi lúc đó ấy, cái con bé có má hồng. Như kiểu má phúng phính có 2 vòng tròn ấy.

Hôm sau tôi lấy hết can đảm lấp ló dòm vô vì mùi xác thối giờ nồng nạc rồi. Với lại nghe tiếng cười đùa của tụi nhỏ. Thấy ‘nó’ vẫn thế. Sợ quá rồi nhưng tôi hiểu ra. Bèn lên trấn mua 1 hình nộm nam đồng, nhờ người còn tỉa tót sao cho giống thiếu gia khôi ngô tuấn tú chút. Tôi mua đem về. Quả nhiên mà. Hôm sau thì cái hình nộm này thành cái mặt ‘nó’. Còn xác thiếu gia đó thì bị ăn sạch. Tôi thử dời hình nộm con bé má hồng ra chỗ khác là hôm sau ‘nó’ đứng theo con bé. Tôi thấy khó chịu lắm. Kiểu này là ‘ở rể’ rồi. Còn nhắm ngay con bé nhà tôi. Nhưng cũng xứng đôi vừa lứa, bên này Thái miếu thì bên kia cũng là lăng của loạn thần tặc tử. Chắc ‘nó’ biết không xứng nên tìm dáng vẻ khôi ngô cao ráo. Nhưng thấy con bé má hồng vui hơn. Nên thôi vậy. Thêm 1 hình nộm thôi mà. Còn phải nuôi con rể này nữa. Tôi cũng nhập bọn hay rên về tụi con rể trong trấn. Có kể chuyện mà mấy ổng bảo chuyện đùa còn đùa theo. Bảo có rể quý thế là ‘tiện’ cho việc của tôi. Có lẽ là vậy thật. Nhiều xác bị mấy bệnh ôn dịch, bệnh lao, hay bệnh hoa liễu. Tôi cũng sợ hãi. Với lại vài năm nữa tôi tuổi già cũng rệu rồi. Con trai không về thì đành nhờ ‘con rể’ thừa kế coi sóc Thái miếu vậy. Chắc ông pháp sư nào đó cũng sắp xếp việc cho nó như vậy. À… mà nom thì có vẻ nó có anh em nữa. Có ông đi xa về kể ở huyện khác cũng có chuyện dị như thế. Xác chết bị rỉa thịt. Miễn sao đừng tới huyện này là được. Tôi thổi tắt đèn rồi đóng cửa miếu lại.

Thẻ:, , , , ,

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *