Nhân Gian Này Không Thiếu Dị Kinh – Quỷ Núi Bắt Con Nít
Tôi đi qua lũy tre làng. Bên cạnh bờ ruộng đã thấy nhiều đứa con nít trong làng vừa chăn trâu vừa điệu nhau bắt cào cào châu chấu chơi. Tôi vui vẻ nhìn bọn chúng. Không chừng thằng Bình với con Thảo đang chơi cùng đám trẻ con này. Tôi vẫy thử chúng rồi bắt tay kêu: “Thảo… Bình… Chú ba về làng nè… Chú Ba về rồi đây…”
Tôi bước xuống ruộng coi. Không có chúng trong đám trẻ con này. Nếu không bảo đảm cả 2 đứa reo lên rồi chạy ào tới đón tôi đó. Vậy chắc chúng ở nhà. Tôi đi trở lại con đường làng. Kéo cái tai nải với cái bọc đựng quà cho tụi nhỏ. Sáng thế này mà không cho 2 đứa ra ngoài, hẳn là bà ta lại bắt chúng đi làm việc nặng nhọc rồi. Có lần tôi về thấy bà ta bắt 2 đứa đi đập đá đó. Ở vùng núi Bắc Sơn này thì người ta hay khai thác đá vôi lắm. Nhưng con nít mà có bao nhiêu sức đâu. Với lại không phải không có việc để làm. Mấy đứa trẻ nhà nghèo thì đi chăn vịt thuê, hay chăn trâu thêu. Mà anh cả đâu phải không có gì. Anh cả mất chứ có để lại mảnh vườn với 1 thửa ruộng. Đâu phải là không có của hay nghèo đói đâu mà bà ta ngược đãi 2 đứa nhỏ như thế. Đúng là không gì ác bằng mẹ kế mà. Bà Sang, vợ sau của anh tôi, mẹ kế của 2 đứa cháu tôi, bà ta ác lắm. Tôi là cái gai trong mắt bà ta. Bà ta sợ tôi dành đất dành nhà, nên cứ thấy bóng tôi thì bả đong đỏng lên. Bả cũng chẳng chịu để tôi nuôi dưỡng 2 đứa nhỏ, nếu tôi nuôi chúng thì cần quái gì bà ta nữa. Triều đình có luật định là cha chết con hưởng. Thòi này làm gì có vụ vợ hay con gái được hưởng của cải. Nhiều nhà quan, gia chủ chết 1 cái là mấy bà vợ bé bị con trưởng đuổi hết đi. Nhà không có con mà gia chủ chết thì để lại cho em trai gia chủ hay cháu trai gia chủ thôi chứ chẳng có lệ để cho vợ đâu. Thằng Bình là con trai, thì của cải để cho nó. Còn mấy bà vợ sau, mẹ kế kiểu như bà ta thì cuốn gói là vừa. Có kiện lên quan thì cũng thế. Bà ta hẳn biết nên càng chua ngoa độc ác hơn. Giữ rịt 2 đứa trẻ. Bà ta còn lôi kéo xóm giềng bảo tôi không ra gì cả, dân tứ xứ con buôn. Bả còn bảo để của cải rơi vào tay tôi thì vài hôm là tôi đem bán hết, bả giữ của cho 2 đứa nhỏ, rồi lo dựng vợ gả chồng cho chúng sau này. Bả bảo tôi không lo được, quanh năm đi theo thương đoàn gì đó mất tích, rồi chết dọc đường chưa biết chừng, không lo được cho 2 đứa nhỏ thì đừng có xía vô.
Tôi tức lắm nhưng đành nhịn. Không phải muốn nói chứ bà ta nói cũng có lý. Tôi theo thương đoàn mỗi lần đi buôn là cả mấy tháng trời. Tôi không có vốn liếng gì, tự xoay sở. Đi theo thương đoàn rồi từ từ tích góp của cải. Lấy công khổ làm vốn. Nói thiệt chỉ mới đi có 1 năm thôi. Chỉ ở mức 2 bàn tay trắng. Buôn mấy thứ nho nhỏ từ đồ thủ công đến son phấn cho phụ nữ. Chưa có vốn nhiều nên không buôn được hàng gì đắc giá hay vài xe hàng. Tôi như thằng bán dạo nay đây mai đó thôi. Chẳng nói được cái bà này. Cũng chưa lo cho 2 đứa cháu nữa. Đúng là đi đường dài nhiều cái khó, đau bệnh, hay gặp cướp. Sợ mất mạng bất chợt. Cũng không thể dẫn chúng đi lang bạt khắp nơi. Mà giờ đâu có thân thuộc gì để lo cho chúng. Lúc đó 2 đứa nhỏ còn thảm hơn. Để cả 2 tạm ở với bà ta vậy mà đỡ lo hơn. Thằng Bình sắp lớn rồi. Dạo trước nó vỗ ngực bảo: “Chú đừng lo. Bà ta mà dám làm quá là con kêu cả làng ra mà xử bả. Bả dám ăn hiếp tụi con thì con đánh bả chứ sao? Tội không nghe lời gia chủ. Con là con trai cả là đích tôn chứ bộ. Bả vừa không phải mẹ ruột vừa hạch sách thì ai mà dung thứ. Không tam tòng tứ đức, không chăm lo cho tụi con. Cho bả bị cả làng cạo đầu bôi vôi luôn.”
Thằng Bình quyết đoán lắm, chừng 2 năm nữa là nó trị được con mụ đó thôi. Nên tôi đỡ lo cho 2 đứa chúng. Chỉ e là bà ta bắt nạt hay bắt chúng đi làm việc nặng quá sức. Bà ta không những ác mà còn rất tham lam. Dạo trước bả nghe được tôi đi buôn có tiền nên giả lả rồi đổi thái độ ngay. Nào ‘chú ghé chơi sao không báo sớm’… ‘chú cứ ở lại rồi để chị tính tiền cơm với chú’… ‘sắp giỗ anh chú rồi, chú lo phần mâm cỗ giúp’… ‘nhà hết than rồi, chú sẵn về thì mua thiệt nhiều rồi mang cất, chứ không tôi cũng bảo thằng Bình đi mua’….
Giọng giả tạo chứ toàn mùi trụt lợi hám của. Bác Hai vừa mất bả kéo qua đòi chia gia tài. Do bác Hai có hứa cho hàng cháu trai 1 chút. Bả kéo qua nhà người ta còn lấy cả mấy cái thúng với lu luôn. Bên bác Hai tức lắm rồi đoạn tuyệt quan hệ với nhà tôi từ dạo đó. Mấy lần tôi có dịp về làng có tới nhà hỏi thăm, hay nhân dịp chúc Tết, thế mà con trai lớn của bác cả không ưa gì bên nhà tôi nên toàn kêu thằng con đuổi tôi đi. Cũng chẳng biết làm sao.
Tôi thở dài nghĩ lần này về cũng vậy. Nhưng mà không sao. Lần này về có chuyện quan trọng mà. Tôi tìm được 1 thầy đồ trên trấn. Có 1 cái lớp trong sân vườn nhà thầy. Thấy học trò đông lắm, còn đông đứa không có tiền đứng ngoài học trộm lắm. Thế mà thầy hiền không đuổi đi. Thầy đồ này tính tình giản dị không làm cao, cả con nít nhà nông ông cũng dạy chữ. Tôi tới xin rồi đóng 5 quan tiền là đủ cho thằng Bình học 1 năm rồi. Không gì bằng học chữ mà. Biết đâu sau này nó hay chữ rồi đỗ đạc làm quan. Lúc đó cả họ vinh hiển. Tôi tính lâu rồi mà chưa tìm được thầy chịu dạy chữ cho thằng Bình. Giờ tìm được thầy rồi thì phải cho nó đi học chữ ngay. Còn việc đi từ làng lên trấn mỗi bữa thì không có gì đáng ngại. Một ngày lắm xe thồ từ làng lên trấn. Có mấy người làng lên trấn để mang đồ bày hàng bán trong chợ. Chở thêm thằng Bình lên rồi chiều họ dọn hàng thì chở nó về thôi. Tôi sẽ để ít tiền phí cho họ. Vậy là ổn thõa.
Trong lòng tôi suy tính cho thằng Bình đi học lại thêm thấy vui nên đi 1 lèo tới thẳng nhà của anh cả luôn rồi. Quên không chào hỏi chòm xóm gì hết. Thấy nhiều người trong nhà nhìn thấy tôi rồi có vẻ gì bất ngờ thì phải. Có mấy ông già cao tuổi trong làng hay ngồi ở góc đa uống chè. Thấy tôi thì họ vội đi mất dù đang cười nói vui vẻ. Cái bà Hường còn núp ở bên hè nhìn tôi xong, khi tôi nhìn bà ta thì bả hớt hải bỏ chạy còn la lớn: “Chết rồi Sang ơi. Hắn ta về rồi.”
Cái gì vậy chứ? Tôi thấy linh cảm không lành. Tôi vội chạy qua mấy ụ rơm với chuồng vịt để đi hẳn vô nhà. Tiếng vịt kêu cạp cạp loạn xạ. Giờ gần ngay hiên nhà rồi tôi kêu to: “Bình, Thảo… chú về rồi đây. Bình Thảo…”
Chúng đâu rồi. Không nghe tiếng chúng. Tôi vội đẩy hẳn cửa vào. Thấy bà Sang đang quýnh quáng với cái bà Hường trong nhà. Khỉ thật… Mụ này giở trò gì rồi.
—-
“Cái gì? Chằn tin trên núi bắt 2 đứa nhỏ rồi?”- Tôi hét lên.
Bà Sang chống nạnh quát lại tôi nói: “Phải đó. Cả làng nói rồi mà chú chưa nghe thủng tai sao? Bộ điếc hả? Đã bảo chằn tinh bắt 2 đứa đó rồi.”
TÔi tức đến run người chỉ hẳn mặt bà ta nói: “Chị nói láo. Chằn tinh nào chứ? Hai đứa cháu của tôi đâu rồi. Có tin tôi chém chị thành ba khúc không?”
Bà ta lại cái bài hét rú lên trốn sau đám thanh niên còn la to nói: “Bớ làng nước ơi. Cái thứ hung đồ đòi giết chị dâu của hắn kìa.”
Thằng Sửu lớn con ra xô tôi té. Thằng quỷ này… từ nhỏ đã bắt nạt tôi rồi. Có điều hắn ỷ sức trâu cày chứ ra chợ bán là lỗ to. Không làm ăn được gì, còn tập cái thói rượu chè cờ bạc. Lâu nay ganh ghét tôi nên hở ra là… Chưa gì hắn rủa tôi xối xả cái việc đánh chị dâu. Mấy cái bà hùa theo dữ quá. Cũng cái bà Hường với cô Lụa…
“Thế đấy. Mới về đã đòi đánh người. Chú có biết phải trái không? Còn làm vỡ ấm chén rồi quăng vào người tôi.”- Bà Hường rú lên nói.
“Sao mày dám đánh mẹ tao?”- Thằng Sửu chụp lấy cổ áo tôi hét.
Không được. Không nên đôi co với chúng. Hai đứa cháu.. Phải tìm chúng. Có mấy người bị tôi nhìn tới chột dạ lảng đi. Tôi vội chụp Đoan lại. Cô ấy hết hồn rồi ẵm đứa con với dắt 2 đứa vội đi. Tôi kéo cổ lại nói: “Hai đứa cháu của anh đâu rồi Đoan? Em nói coi…”
Chồng cô ấy là thằng Tồn đẩy tôi ra rồi la nói: “Mày dám đụng vợ tao. Còn mày.. mau dẫn con đi về cho tao. Còn đứng ở đó làm gì…”
Tôi chạy tới bà mợ nói: “Mợ… hai đứa cháu đâu rồi?”
Bà mợ bực bội nói: “Không biết. Bị chằn tinh bắt rồi. Mi không nghe rõ sao? Chằn tinh trong núi, hay bắt người lắm. Nhiều gà vịt bị mất trộm. Rồi làng trên xóm dưới thi thoảng con nít bị bắt đi mà. Mi… muốn thì tự đi tìm đi. Mệt thiệt.”
“Bà… Các người nói chuyện vô lý. Anh Phú… hai đứa đó là cháu, có họ hàng với anh mà.”
“Hừm… Ừm.. Vậy tao là trưởng tử của cả họ. Bố tao chết, bố mày chết thì tao là lớn nhất họ. Tao phân xử cho. Mày đánh chị dâu vô cớ là sai. Hai đứa đó.. bị chằn tinh bắt rồi. Liên quan gì đến ai.”- Phú con bác cả thản nhiên nói.
“Đúng đó..”
“Đấy. Thấy chưa.”
Nhiều tiếng phụ họa vang lên trong làng. Tôii bị cả đám xô xuống hẳn vờ ruộng. Người tôi đầy bùn sình chứ tôi vội lao chạy đi. Khỉ thật… ‘Bị chằn tinh bắt’ là cái ý đó.. Là mẹ ta đem bán 2 đứa nhỏ cho đám buôn người rồi. Thi thoảng 1 số nhà quá nghèo lại đông con nên bán bớt con. Hay mấy kỳ có nạn đói với thiên tai thì trong làng cũng thi hành chuyện ‘giảm miệng ăn’. Tôi lao lên bờ ruộng tông hẳn vào đám thanh niên đấm hẳn vào mặt thằng Sửu rồi nắm cổ thằng Phú hét to nói: “Hai đứa cháu của tao đâu? Bọn mày… bán chúng rồi phải không? Tao liều mạng với bọn mày.”
Hắn ú ớ sợ hãi nói: “Đâu.. đâu biết. bà… Hỏi cô Sang kìa.”
Tôi nắm tóc mụ Sang định bỏ chạy rồi đập hẳn mặt bà ta xuống đất. Bà ta la lớn. Nhưng chưa kịp gì thì mấy tên đó chạy tới còn cầm cuốc xẻng đập vào người tôi. Tôi có chộp lại 1 cái cuốc muốn đập tới. Thấy sau ót đau điếng. Bị đánh ở phía sau. Tôi quay lại thấy thằng Tồn đang cầm đánh lén tôi. Tôi nghe tiếng ngựa hí to rồi tiếng chó sủa. Xong có người cỡi ngựa tới rồi phóng xuống hét.
Tôi nghe tiếng thì biết là anh Nhật. Anh Nhật là hộ vệ của thương đoàn. Lần trước được anh ta cứu mạng. Nên tôi mời anh ấy về nhà uống rượu. Anh ta rút hẳn kiếm ra rồi chặt 1 phát xuống hàng rào tre. Rồi chém lên làm đứt đôi cây cuốc của thằng Sửu đang thộn mặt cầm chuẩn bị bổ tới phía tôi. Nó hét lên rồi té ra. Năm sáu tên đó không dám xông vào còn sợ hãi lắm. Có ông Thái trưởng làng còn té quỳ bò ra lậy nói: “Xin quan t ha mạng.”
A.. chúng thấy bộ dáng của anh Nhật thì tưởng là quan. Anh Nhật đỡ tôi dạy nói: “Có việc gì?”
Tôi vùng tới bọn đó nắm cổ ông Thái hét nói: “Hai đứa cháu của tôi đâu? Có phải bị các người bán đi không?”
Ông ta lấp bấp chỉ kẻ này chỉ người kia. Thằng Điền chạy ra nói: “Bẩm quan minh xét. Thằng này nó bị điên, đánh người này người kia. Chứ trong làng chúng con hiền lành lắm. Hai đứa bé đó bị Chằn Tinh bắt đi rồi.”
Khốn kiếp. Tôi lao vào thằng đó. Thằng Điền cười xảo trá nói: “Quan coi đó.”
Anh Nhật nghe thì vội lên người còn kéo tôi lại nói: “Kệ bọn chúng đi. Chúng ta báo quan sau. Mau đi tìm 2 đứa cháu của anh. Bị bán đi thì càng lâu càng bị mang đi xa. Lúc đó khó tìm lắm. Nhanh lên… Trong vùng này chỉ có bọn của tên Dụng.”
Tôi cũng biết bọn đó. Giờ nhiều nhà đông con lại rất nghèo. Nên việc bán trẻ con là bình thường. Mấy tên như tên Dụng còn mang tiếng là làm phúc. Khốn kiếp. Phải mau tìm hai đứa nhỏ.
—–
Cả tháng trời trôi qua. Tôi đi khắp nơi để tìm hai đứa trẻ. Lúc đó Nhật dẫn tôi tới. Chỗ đó đầy con nít. Đứa nào cũng ốm yếu gầy còm, còn có đứa bị thương khắp người. Nhưng không có 2 đứa cháu của tôi. Bọn Dụng bảo không nhớ, hay quá đông chúng đâu biết ai là ai. Tôi cũng không thể làm dữ với chúng. Chúng cũng làm theo việc thường ngày thôi. Chứ cha mẹ hay người làng đem trẻ em tới thì chúng cân ký rồi trả tiền theo số cân với sức khỏe. Số cân lớn thì sức mạnh khỏe, ít đau bệnh, làm được nhiều việc hơn nên giá cao hơn mấy đứa ốm đói gày còm. Mấy đứa trẻ bị bán thì đa phần đứa nào chẳng kêu khóc đòi về nhà chứ. Cũng có đứa tự nguyện để bị bán đi để gia đình có tiền mà không phải chết đói. Chứ đa phần có đứa nào muốn bị bán đi đâu.
“Ôi. Cậu lo gì. Trời sinh voi sinh cỏ. Bọn tôi đâu phải bán con nít bất nhân vậy. Làm làm phúc. Nhớ đó. Làm phúc thôi. Chứ ở mấy cái làng nghèo đông con thì sao mà con nít sống nổi chứ. Ở đây có đứa nào có được mảnh khố đâu. Còn bị đày đọa. Đem chúng sang nơi khác, còn được cái ăn cái mặc. Làm người ở nhiều nhà chủ tốt lắm. Giờ lắm nhà theo đạo Phật, thích hành thiện tích đức. Rồi lắm đứa có cơ may, còn vô các làng nghề. Học được cái nghề, sau này khỏi lo nữa.”- Dụng cười nói.
Tôi đành đi tìm theo mấy hướng mà chúng bán con nít. Đa phần bị bán đi ở đợ. Vậy chỉ còn cách đi gõ cửa từng nhà thôi. Cả tháng tôi đúng là đi từng hộ phú thương mà hỏi thăm. Càng đi càng thấy tuyệt vọng. Dù tới gõ cửa cũng biết là không có mấy cơ may tìm được 2 đứa nhỏ. Nhiều người khuyên tôi bỏ cuộc cho rồi. Trời đất bao la, biết đi đâu mà tìm.
Nhưng càng nghĩ càng tức mà. Tôi thiệt không cam lòng. Hai đứa con của anh cả. Nếu là gia đình nghèo đông con hay cảnh giặt giã với mất mùa thiếu đói thì không nói gì. Đằng này… đang yên lành. Nhà cửa có ruộng có của cải cơ mà. Tôi tức lắm. Quyết phải tìm được 2 đứa nhỏ. Đến lúc tìm được chúng rồi thì có thể đi báo quan để bắt hết bọn người làng đó. Cái này rõ ràng là mẹ kế hãm hại con chồng, để chiếm đoạt tài sản mà. Rồi mấy kẻ thông đồng nữa. Quan phủ không làm ngơ đâu. Tôi quyết tâm phải trừng trị cái bọn này. Tôi xách tay nãi đi tiếp qua huyện Bình Gia xem sao. Bình Gia là huyện lớn nhiều trấn. Qua đó thử xem sao.
Tới bến tàu thì thấy có nhiều người buôn bán ở đó. Như 1 khu chợ nhỏ dọc bờ sông. Mấy người bán đòn gánh đi qua lại. Có 1 chỗ người ta mang con đem bán con còn mặc cả.
Tôi vội tới coi chứ thấy không có 2 đứa cháu của mình. Tôi cũng hỏi họ vài câu coi có từng thấy qua 2 đứa cháu của tôi không. Nhưng họ trả lời cũng như mấy nơi khác từng trả lời với tôi. Tôi thấy ánh mắt của tụi nó. Chúng kêu khóc cầu cứu. Tôi quay đi vì chua xót nghĩ 2 đứa cháu mình cũng như thế. Việc này đi nơi nào cũng thấy. Có điều nào giờ tôi không hề để tâm. Nhìn qua chỉ nghĩ ‘ờ, đáng thương thật’. Giờ tới cháu ruột của mình, máu mủ của mình bị đem bán. Tôi thật… không biết nên làm sao nữa. Tôi nhớ hồi con Thảo với thằng Bình được sinh ra, cha mẹ tôi vui lắm. Cháu trai cháu gái mà. Nhất là lúc thằng Bình được sinh ra. Anh tôi cười không ngớt. Bố mẹ vui lắm đến nổi bán luôn con lợn giống để mua mảnh ruộng để dành cho cháu nội sau này.
Thấy người ta bán mấy bầu rượu tôi liền mua 1 bầu mà uống. Hơi rượu cay làm mắt tôi cũng cay. Có mấy đứa nhỏ đi theo cha mẹ lên thuyền. Mấy đứa này quần áo sạch sẻ không phải lũ trẻ bị đem bán. Cha mẹ chúng còn mua mấy cây mạch nha cho chúng cầm theo ăn. Khốn thật. Thằng Bình với con Thảo đáng ra đâu đến nổi bị đem bán chứ. Đáng lẽ chúng được ăn ngon mặc đẹp, còn được học hành. Anh cả mất chỉ để lại 2 đứa nó. Tôi thân là chú của chúng mà không chăm lo để chúng bị đem bán. Thiệt không mặt mũi nào nhìn anh cả với cha mẹ nơi suối vàng. Có mấy đứa trẻ con được cha mẹ ẵm bồng đi qua. Có đứa bé gái chạy cùng em nó vỗ tay hát:
“Bố mẹ cho em cành hoa.”
“Thế hả? Hoa bao nhiêu tiền 1 nhánh.”
“Thế ông muốn mua cái nào? Lớn hay nhỏ.”
“Đổi lớn. Đổi nhỏ. Một đồng bạc.”
“Thêm nữa đi.”
“Bớt 1 chút.”
“Hoa đâu rồi?”
“Bị quỷ núi bắt rồi. Bị bà chằn ăn thịt.”
Tôi nghe chúng hát bài vè mà lạnh cả người. Có mấy đứa nhỏ bị rao bán chúng đứng dòm hai đứa con nít ăn mặc đẹp đó đi qua còn ca hát. Có thằng thân mình đen đúa, đầu tóc lởm chởm bộ dạng da bọc xương bị đem bán, nó trừng mắt về hướng 2 đứa bé đó. Mắt của nó như chỉ có tròng trắng đang lồng lộn lên, tơ máu đầy ở đó. Tôi vật vã lên tàu. Thấy đầu óc quay cuồng theo lời hát của nhóm trẻ. Thì ra cái bài vè này là do lũ trẻ thấy cha mẹ chúng đem bán anh chị em mình mà xướng lên hát lại. Tôi lo quá. Mấy cái lưu truyền ‘bị quỷ núi bắt’ với ‘bị chằn ăn thịt’ là biết kiếp bị bán đi thì như kiếp lưu lạc. Tôi vội hối thuyền phu đi. Đi xa 1 chút, mong tìm được 2 đứa trẻ.
—–
Gần 2 tháng rồi đi mãi. Cũng không có kết quả gì. Tôi phải trở về Bắc Sơn để đi hướng khác. Không chừng là bị bán xuống phía Nam, hay sang hướng Tây chỗ cái vùng Thái Nguyên đó. Là mấy huyện lỵ mới. Dân cư tới khai khẩn đất hoang. Với bên Thái Nguyên có nhiều khu mỏ lớn. Cần rất nhiều nhân công. Rất nhiều nô dịch bị bán sang đó. Tôi lúc đầu không nghĩ là họ bán mấy đứa nhỏ sang đó. Chứ vẫn có nhiều người mua người sang đó. Đành đi tới đó thử vậy. Chứ lên phương Bắc không thấy tông tích gì.
Tôi vừa về tới trấn tính thuê 1 con ngựa rồi đi qua Thái Nguyên. Nghe tiếng kêu í ới của thằng Vàng. Thằng này là 1 thằng lưu manh lất phất ở trong chợ. Bọn thiếu niên như chúng không nhà cửa, ở trong chợ để có ai sai gì thì làm. Hay học mấy trò trộm vặt mà sống. Tôi đi buôn nên nhiều lần thuê chúng. Thằng Vàng này bám dính tôi luôn, cứ gọi tôi ‘ông chủ’. Xem ra nó nghĩ nó là người làm công cho tôi luôn rồi. Chắc tại chỉ có tôi là thuê đám như nó làm công.
Nó chạy tới la hét mừng rỡ nhào vào tôi nói: “Trời ơi. Ông chủ… Thiệt là ông chủ rồi. Tưởng ông chết rồi chứ.”
Thằng quỷ. Thằng em kết nghĩa của nó chạy tới còn khóc quá nói: “Ông chủ ơi… Trời.. Nhận không ra luôn. Không phải anh Vàng bảo là ông chủ thì con tưởng thằng tướng cướp nào chứ. Nhìn ông chủ hốc hác tiều tụy người không ra người, ma không ra ma.”
Chúng ôm tôi khóc như trù ẻo vậy. Hai đứa này không có tôi, thì không biết có nên hồn không. Dám mấy tháng này chúng bị đói.
“Tụi mày dạo này sao rồi? Tao đi 1 chuyến nữa lên Thái Nguyên. Khi nào tìm được 2 đứa cháu của tao rồi tính.”-Tôi nói.
Thằng Vàng kéo tôi vô 1 quán ăn nói: “Ông chủ vô đây nghỉ chút đi. Con đã nói ông chủ rồi, trời đất bao la, tìm hoài tìm không ra đâu. Còn đi tìm nữa làm gì. Mấy tháng rồi. Hồi nhỏ con còn thảm hơn, mất hết người nhà trong đại dịch. Tụi này cũng vậy. Tha phương cầu thực. Rồi cũng sống được thôi mà. Người ta bảo cái gì đó… À, ‘có duyên ắt gặp lại mà’. Sau này có khi vô tình gặp 2 đứa cháu của ông chủ.”
Thằng em nó là thằng Báu nhanh nhẹn gọi 1 bàn thức ăn cho tôi. Nói thiệt, đi mấy tháng mệt mỏi, gặp bọn thằng Vàng rồi nghe mấy câu như vậy lại thấy an lòng hơn. Ít nhất có thể cho tôi hy vọng là 2 đứa cháu tôi lưu lại rồi cũng như tụi thiếu niên này. Cũng sống được. Còn sống thì còn có thể gặp lại mà.
Thằng Báu bưng rau muống luộc với dĩa tiết canh nó lấy đại trên mân của tiểu nhị bưng tới trước nói: “Ông chủ ăn cho lại sức đi. Bọn người làng ông chủ thiệt ác lắm. Bọn con đi nghe ngóng tin tức dùm ông chủ ấy. Để coi chúng bán 2 đứa nhỏ đó đi đâu.”
Tôi vừa uống chén trà thì bị sặc vội chộp cổ nó nói: “Sao mày không nói sớm? Thế nào rồi. Có nghe được tin tức gì.”
Thằng Vàng đập bàn nói: “Chúng con nghe qua thì thiệt nóng máu mà. Mấy hôm sau khi ông chủ đi khỏi đó. Ở trấn có hội, đám dân làng kéo lên trấn trẩy hội. Có mấy thằng tới quán nhậu say. Chúng chuyện trò. Thằng Quý lúc đó đang ở đây nghe biết chuyện gì vội chạy kêu bọn con tới. Thiệt tức quá mà. Để con kể ông chủ nghe. Là vậy nè… Ê, mày ra diễn lại với tao cho ông chủ hiểu rõ tình hình.”
Hai đứa nó diễn tuồng trong chợ quen rồi. Hồi nhỏ đi xin ăn, thằng bị đánh, thằng la làng ăn vạ. Chúng ngồi lấy cái bát làm ly uống rượu còn cạn chung nói:
“Hừm.. Cái thằng quỷ đó… Tại tao hơi mệt thôi, chứ nếu không đánh cho nó tàn phế rồi. Mà thì ra nó quen quan binh, sợ báo quan thì chết.”
“Ôi, mày không thấy quan đó bảo thế là coi như hiểu rồi. ‘Phép vua thua lệ làng mà’. Giờ đâu chẳng làm thế. Sợ gì chứ? Mày bảo sợ… chẳng phải mày cũng có phần xúi cả làng làm theo sao. Thằng Phú thì không nói gì. Nó đang nhắm vào gia sản của nhà bên đó. Mụ Sang thì dù sao là đàn bà, lại phận vợ sau. Làm gì có phần hưởng tài sản chứ. Nó nhâm nhe lâu rồi, lấy hết tài sản bên đó. Nó còn xúi tao sẵn tay đánh chết thằng em họ đó luôn. Vậy nó mới lấy được của cải nhà chú nó.”- Thằng Vàng giả giọng thằng Sửu nói.
Tôi ngồi chết trân. Cái gì vậy chứ? Thì ra… thằng Phú hắn..
Thằng Báu giả điệu bộ của thằng Tồn nói: “Tao sợ gì đâu. Tại con vợ tao còn vương vấn. Ai chẳng biết hồi trước con Đoan tính theo thằng ấy. Nhờ mẹ tao qua nhà đó suốt tỉ tê là ‘lái buôn thì đi biệt tăm, sợ chết dọc đường rồi’. Rồi bên nhà tao đưa sính lễ đúng lúc nhà nó đang túng quẫn, bố nó ham tiền, nên mới gả cho tao. Tao thì bị cả làng lời ra tiếng vào. Lắm bà bảo sớm muộn Đoan nó cũng chạy theo tình cũ. Làm tao như bị cấm sừng rồi. Phải cho thằng gian phu đó biết tay. Còn dám tới dụ dỗ vợ tao không?”
Không lẽ chỉ mấy lý do nhảm nhí đó mà bọn chúng nhẫn tâm thế sao? Không thể nào.. Cả làng mà. Còn mấy người khác nữa. Tôi đứng bậc dậy loạng choạng nói: “Không thể nào. Bọn họ có thù với tôi thì cứ nhắm vào tôi chứ? Sao lại bán 2 đứa bé? Chúng có tội tình gì?”
Thằng Vàng đỡ tôi ngồi nói: “Ừm thì.. Cái đó tụi con có nghe chúng nói. Có phải hồi xưa bố của ông chủ từng bán con lợn giống để mua đất vì thằng cháu ra đời không?
“Hả? Ừ thì. Đúng.. Nhưng có liên quan gì? Chuyện lâu rồi mà. Thì bán lợn giống để mua đất cho cháu đích tôn.”- Tôi ngỡ ngàn.
Thằng Báu cầm tô thịt heo nói: “Là loại lợn này nè ông chủ. Dạo này càng lúc càng có tiếng rồi. Giờ chợ nào cũng bán. Còn nữa. Có khu chợ Táp Ná họ bán loại lợn này không. Ngày ngày đều có người tới mua. Giờ cả thương buôn tỉnh khác cũng tìm tới để mua lợn này. Đám đi buôn bán hay qua lại chợ Táp Ná để mua lợn nên gọi là lợn Táp Ná luôn. Chứ thì ra con lợn giống là của nhà ông chủ đó nha. Nghe nói lúc trước chỉ có vài ba con lợn giống thôi.”
Tôi nghe mà hồ đồ nói: “Ta… ta nhớ hồi trước.. Hình như bố ta có lên rừng làm rẫy, dựng nhà cho mấy người dân bảng, rồi có mấy người dân tộc trả công bằng con lợn đó. Ta nhớ nó cũng nhỏ thôi. Lông đen như lợn rừng. Con lợn đó ăn khỏe lắm. Nên bố ta tính bán cho rồi, nuôi hao thức ăn. Sẵn có người bên phía Bắc xuống hỏi mua. Thì liền bán cho họ để có tiền mua đất.”
“Đấy. Ông chủ chưa rõ rồi. Thì ra cái giống lợn đó ăn khỏe chứ chúng ít bệnh lắm. Hầu như chưa bao giờ bệnh luôn. Mấy giống lợn khác bệnh hoài rồi chết nhiều. Ba cái giống lợn ỉ hay lợn mường, lợn lai toàn bệnh. Nhất là mấy mùa đổi gió hay điều kiện chuồng trại kém đi là chúng bị bệnh liền. Ảnh hưởng chất lượng thịt. Chỉ có cái giống lợn Táp Ná là khỏe mạnh, tuy ăn nhiều chứ đâu có bệnh gì. Thịt lại ngon. Thành đặc sản rồi.”-Thằng Báu ăn 1 miếng thịt mỡ nói.
“Nhưng mà có liên can gì?”- Tôi còn chưa hiểu.
“Là thế này. Bọn người làng ông chủ vì thế đâm ra thù hai đứa nhỏ cháu ông chủ với nhà ông chủ ấy. Mấy cái lão già cứ ngồi là chửi ‘ngu.. ngu’. Lắm làng ăn nên làm ra nhờ giống lợn ấy. Giờ kiếm con lợn giống về nuôi khó lắm. Bao nhiêu lợn giống thương buôn các tỉnh đều mua hết. Nâng giá lên cao. Nhiều cái bản làng vùng núi còn thành giàu có, thành nơi buôn bán lớn luôn. Bọn làng ông chủ đâm ra tiếc hận. Mấy mụ hay mấy cô cứ ong ỏng bảo ‘Ôi. Giá mà hồi đó giữ con lợn giống đó thì cả làng ta ai cũng giàu có rồi.’ Còn lão trưởng làng thì bảo ‘có cản mà không nghe’. Rồi cái bọn họ vậy đó.. Dạo này bọn họ chắc thấy nhiều làng phất lên nhờ loại lợn Táp Ná đó nên phẫn hận đâm ra thù hận 2 đứa cháu với bên nhà ông chủ lắm. Hẳn là cái mụ kia bày ra, rồi gặp mấy kẻ thù oán này, chúng hùa theo rồi…”- Thằng Vàng giải thích cho tôi.
Tôi ngồi phịch xuống. Thân thể nặng trịch. Tôi lấy tay bóp vầng trán và thái dương đang căng tức của mình. Giờ thì hiểu cả rồi. Thằng Vàng chưa kịp rót rượu cho tôi thì tôi giật cả bầu rượu của nó đang cầm mà uống cạn. Nó lại giật bầu rượu lại nói: “Ông chủ đừng vậy mà… Uống vài chung cho đỡ buồn thôi. Chứ đừng quá chén. Chắc cả mấy tháng trời này ông chủ toàn uống rượu không chứ gì? Thôi mà ông chủ. Con nói rồi. Trông tụi con này. Sống nhăn mạnh khỏe, sức trâu. Con nít bị bán đi nhiều đứa cũng..”
Tôi ôm vầng trán nặng trịch mắt thấy cay xè nói: “Ừm.. thì nhiều đứa sống tốt. Chứ Nhiều đứa bị thành nô dịch cả đời. Cái tờ giấy nợ rồi kiếp làm nô, đâu phải giỡn chơi mà thoát được. Mấy đứa nhỏ vì quá khổ nên bị bán đi rồi được ăn được mặc thì là việc tốt, chứ còn tự dưng con cái nhà có của cải có tương lai mà bị đem bán. Thử hỏi có phải bất nhân phi lý không. Chỉ vì ba cái lý lẽ cùn đó. Lũ khốn nạn. Cả làng đó, nếu muốn thì đã nên mua lại con lợn giống đó rồi. Ta nhớ hồi trước có ai thèm để ý. Còn mấy cái lão thời đó nữa. Ta nhớ lúc đó chúng hay kéo qua nhà thấy con lợn đó cái bảo bố ta làm thịt để nhậu, tại nó như con lợn rừng. Giờ chúng lại…”
Hai đứa đó ngồi không nói gì cả. Tôi nghe tiếng chặc lưỡi với tiếng gì như tiếng nghiến răng phía sau lưng. Thì ra là 1 ông lão lưng gù maặc quần áo dày nhiều lớp, bên cạnh còn có 1 cây gậy để chống. Còn đội cái mũ có mạng che mặt. Nói chung trùm kím hết cả người. Chắc là người có tướng mạo cổ quái, còn không hẳn là bị nạn hay thương tật gì rồi nên ra đường mới che kín mặt. Ở quanh vùng này nhiều khu mỏ. Thiệt ra việc khai thác rất nguy hiểm, lắm nhân công bị thương tật. Nhiều người bị liệt đến nổi đi xin ăn. Người trong vùng thấy quen rồi nên không xua đuổi gì.
Tôi cứ nốc rượu tiếp. Hai thằng đó nói to nói nhỏ: “Giờ tính sao đây?”
“Để tao. Ừm… ông chủ ngồi đây ăn uống cái đã cho no bụng. Mày về dọn dẹp giường chiếu hẳn hoi, kêu bé Quýt nó nấu nước, rồi chuẩn bị đồ sạch, cho ông chủ về tắm rồi nghỉ ngơi. À.. kêu mấy đứa khác tới luôn. Tao đi tìm anh Nhật với ông chủ Từ tới khuyên ông chủ.”
Nói rồi 2 đứa chạy vội vàng đi. Tôi uống hết bầu rượu rồi. Tay tôi siết chặt bầu rượu. Rồi đập mạnh xuống bàn. Cơn tức giận dâng trào. Tôi đứng dậy tự nhủ: ‘Phải khiến chúng trả giá mới được.’
Cơn chóng mặt ấp tới. Hơi rượu rồi do hơi thở gấp của tôi khiến ngực tôi như bốc hỏa. Tôi buồn nôn mà không nôn được. Có tiếng đằng sau lưng tôi nói: “Cậu muốn chúng trả giá à? Được thôi. Ta giúp cậu toại nguyện.”
Hả? Tôi quay lại. Đối diện với ông lão lưng gù trùm kín toàn thân đó. Ông ta tỏa ra 1 cái mùi gì rất lạ. Nó tựa như mùi thân cây gỗ trong trừng vậy. Như loại gỗ trầm. Còn có mùi như rong rêu ẩm ướt. Tiếng nói của ông này rất lạ. Nó giống tiếng vọng thì đúng hơn. Nhưng không phải tiếng vọng âm vang. Giống tiếng mà bạn cầm 1 cái ống tre rồi nói vào đó. Khiến âm thanh nghe vang nghe đục. Cứ vọng vào tai tôi kiểu vừa đủ nghe. Rồi nó vọng vòng vòng xung quanh mặt tôi và sau lưng. Còn có tiếng xương rắc rắc từ ông ta. Thêm tiếng thở khàn ‘khặc khặc’.
Tôi cố định thần lại… Lấy tay bưng đầu. Không… có lẽ do tôi say rượu nên tai bị ù rồi choáng nên không tập trung được mới nghĩ ra nhiều cái lạ. Ông già này… À, có lẽ là… Người qua đường rồi nghe chuyện thấy bất bình thôi. Tôi thấy cái bàn của ông ta trống không không có thức ăn gì. Cả trà cũng không có. Tiểu nhị đi qua lại chứ không thèm chăm trà cho ông này. Thiệt lạ. Nhiều người qua đường ngồi nghỉ rồi xin bát nước uống, tiểu thị liền rót cho mà. Không lẽ quán muốn đuổi ông này đi do ông ấy hay lui tới xin cơm sao?
Tôi thấy cả bàn đồ ăn. Nhất là mấy món thịt lơn. Mình lại không còn tâm trí mà ăn nên lấy dĩa gan lợn xào với bát trà để qua bàn đó nói: “Mời ông.”
Ông ta vội cầm lấy gật gù nói: “Tốt… Đúng ý ta. Thế thì ta cho cậu thành toàn. Cậu nghĩ lại kỹ đi. Cậu muốn bọn đó trả giá hay muốn cứ để vậy?”
Tôi đâọ bàn nói: “Dĩ nhiên muốn bọn khốn đó phải trả giá rồi. Để vậy là chúng sống nhởn nhơ, phè phỡn. Bọn ác tâm hại người. Vô lý.. Tôi sao để chúng sống vui vẻ được.”
Ông lão gật gù đến nổi cả người run lên gập xuống trông rất kỳ quái. Ông già này trông thật kỳ lạ. Tôi nhìn kỹ ông lão này. Giật cả mình. Thoáng nhìn qua cái mạng che mặt thấy 1 hàm răng. Ông ta cười lộ ra hàm răng đen thui và đầy máu, còn đang nhai nhai thứ gì đó. Cứ nhai liên tục. Tôi ngồi bậc hẳn ra do cái ghế không có lưng tựa nên bấc tôi bậc ngã xuống đất. Tay tôi sượt qua làm đổ cái lọ để đũa trên bàn. Đũa rớt cả xuống đất. Tiểu nhị chạy tới đỡ tôi ngồi dậy còn nhìn tôi vẻ lo lắng nói: “Khách quan không sao chứ? Để mang cho khách quan bát canh gừng giải rượu.”
Mắt tôi còn quan sát ông lão đó. Tôi xoa thái dương. Khỉ thật. Đúng là say đâm ra lú lẫn. Thì là mấy người có thói quen nhai trầu. Răng đen rồi trầu đỏ thôi. Mấy người lớn tuổi nhai trầu suốt ngày. Nhưng… hàm răng đó… không phải… Trông nó lởm chởm, răng sắt nhọn. Khóe miệng rất dài cahỵ dọc lên mang tai… Hai bên mép xương hàm gồ ghề lên. Như răng thú vậy.
Tiểu nhị đỡ tôi còn nhìn tôi chầm chầm nói: “Khách quan say quá rồi. Để tôi lấy bát canh giá đỗ.”
“Hả… Hừm..”- Thì chắc tôi say quá thôi. Tiểu nhị dòm qua bàn kia rồi đỡ tôi ngồi lại. Thấy cậu ta đâu có biểu hiện gì sợ hãi lúc nhìn ông lão ngay trước mặt cậu ta. Nên hẳn là do tôi say nên nhìn gà hóa cuốc.
Tiểu nhị còn cúi xuống nhặt đũa. Tôi vội cúi xuống nhặt phụ. Thấy có khách tới quán. “Chú để tôi. Là lỗi của tôi. Cứ đi làm việc đi.”
“Ừm.. vậy nhờ khách quan nhặt giúp. Bếp có canh với nước gừng thì tôi mang liều cho khách quan.”- Tiểu nhị hối hả để lọ đũa lên rồi đi dẫn khách vô bàn.
Tôi ngồi xuống nhặt đũa lên. Đa phần đũa rớt dưới bàn của tôi thôi. Thật là… Vì là quán trong chợ nên lộn xộn quá. Ở dưới đất nhiều rác rến. Nhiều người ăn rồi nhả xương ở dưới. Chó mèo còn chạy qua lại gậm xương. Đũa rớt dưới hẳn là dơ rồi. Tôi nhặt tiếp mấy chiếc đũa lên. Còn mấy chiếc rơi sang bàn bên cạnh. Tôi chồm sang đó để lượm. Có thứ gì như con rắn vừa vụt qua. Hay là chuột… Nó đâu? Mới thấy dưới bàn. Tôi quay người qua thì thấy không có gì. Khoan đã… Ông lão ngồi trên bàn này đi rồi à? Sao không thấy chân? Trong lòng tôi dâng lên cảm giác bất an lo sợ. Tôi từ từ nhướn lên bàn thử nhìn.
Không thấy… Chỉ thấy… Thấy cái dĩa gan xào toàn chừa lại hành lá với hẹ, rớt hẳn ra ngoài mặt bàn. Phải thở ra luôn đó. Thì ra là ăn xong rồi đi mất rồi. Thiệt tình. Làm hết cả hồn. Tôi lượm nốt chỗ đũa còn lại.
Cạp… cạp… Cạp…
Tiếng gì vậy? Tiếng con chó gặm xương à? Nghe to quá. Còn sau lưng tôi nữa. Đó là chỗ bàn của tôi ngồi mà?
Cạp… Khặc… khặc.
Nghe như tiếng cười. Tiếng gì thế chứ? Ở rất cao. Tôi quay lưng lại. Thấy 1 tấm lưng gù ngay trước mặt. Tôi giật thót đến độ lưng ngã đập vào cạnh bàn. Toàn thân tôi như bị 1 cơn ớn lạnh bất chợt ập tới. Trong tiếng xô bồ ở ngoài chợ… thì tiếng nhai, gậm và tiếng thở, tiếng cười nghe rõ ràng. Sau tấm lưng gù là ông lão kì dị. Ông ta… Ngồi sang bàn tôi tự lúc nào chứ. Tấm lưng gù cùng cái bướu… Ơ.. có phải tôi nhìn lầm không? Cái bướu trên lưng ông ta như chuyển động. Nó lắc lư rồi co rúm lại sau đó giãn ra. Nó… như 1 sinh vật sống bám trên lưng ông ta vậy chứ không phải cái bướu. Trông như nó đang nhút nhích. Nhìn như nó đang thở… còn đang cố phình to ra. Cái tiếng ‘Khặc khặc’… tôi nge được nãy giờ là tiếng từ nó phát ra. Không thể nào. Cái gì thế này? Trông như ông ta đang ăn thôi.
“Ông… này ông… Ông là ai vậy? Chuyện lúc nãy…”- Tôi lấy lại bình tĩnh nghiên người qua để quan sát ông già kỳ lạ này.
Tiếng nhai chậm lại. Nhưng tiếng ông già nghe lanh lảng còn như ở ngay bên tai tôi. “Ta sẽ giúp cậu đạt thành ước nguyện.”
Hả? Tôi sững người ra. Tiếng vọng của câu nói đó còn âm ỉ trong tai tôi. Trông ông lão này cũng giống thần tiên lắm. Thần tiên trong mấy chuyện dân gian hay hóa thân thành ăn mày rồi thử lòng người. Nhưng hình thù ông ta… Chà.. không nên nghĩ thế. Lắm chuyện dân gian là thần tiên cố tình hóa thành hình dạng xấu xí quái gở để thử lòng mà. Tôi còn nghe nói có nhiều người tu đạo rồi đắc đạo thành tiên, thấu hiểu huyền cơ với có khả năng thông thiên, đi khắp nơi để giúp đỡ người dân. Nghe ở huyện bên có 1 vị như thế còn giúp dân cày trừng trị địa chủ tham lam. Hay thần tiên còn ra giúp đỡ 1 anh chàng làm công bị bá hộ lừa, làm công khó nhọc cho hắn mà hắn thất hứa không gả con gái cho. Vị thần tiên gọi là Bụt đó giúp anh ta trừng trị tên đó. Nghe nói thần tiên hay mang hình hài 1 ông già.
Trong lòng tôi dâng lên cảm giác hồ hởi. Nếu ông lão này là thần tiên thì tốt quá. Tôi nói nhanh: “Thưa ông. Vậy xin ông giúp con trừng trị mấy kẻ đó. Chúng là những kẻ xấu xa, cần phải bị trừng trị.”
Tôi không quên làm theo mấy chuyện tích đó. Chấp tay khấu đầu vái. Nghe tiếng mấy người khách trong quán kêu lên: “Trời… coi kìa. Tên đó bị gì vậy?”, “Say quá đó mà. Thiệt tình.” “Ha ha, anh uống nhiều cũng say rồi lú lẩn như hắn.”
Hử? Bộ bọn họ không biết là bụt sao? Hẳn là người phàm không nhìn ra, thấy tôi khấu đầu trước ông già thì cười nhạo. Tôi cũng thấy hơi ngại nên nhỏm lên. Ơ. Không thấy ông già đó đâu nữa. Trời… Đúng là bụt thiệt rồi. Tôi đứng bậc dậy tìm. Nhìn khắp cả quán không thấy bóng ông đâu. Mới nãy thôi mà. Thiệt đúng như chuyện tích. Tôi ngó dáo dác mãi vẫn tìm không thấy ông lão. Nhìn lại thì thấy bàn đồ ăn tang hoang. Phải nói là lộn xộn hết cả lên. Dĩa nào cũng bị bới lên. Đồ ăn rớt khắp bàn. Hình như là ông ấy ăn hết thịt rồi, chừa lại toàn rau cải. Cả bánh bao ông ta cũng chỉ bẻ ra rồi ăn nhân thịt. Dịa tiết canh sạch sẽ. Dĩa dồi cũng sạch trơn. Thiệt là… Tôi thấy tiểu nhị bưng canh tới mà cậu ta cứ đứng còn dòm tôi sợ hãi vô cùng. Chắc là cậu này chứng kiến mọi chuyện rồi. Thế là yên tâm. Có thần tiên này giúp. Nhưng cũng không yên tâm được. Phải về làng làm cho ra lẽ. Tôi vội xách tai nãi đi.
—–
Thật tình. Không ngờ đi về làng mà lại bị lạc trong núi. Cũng tại tôi lâu rồi không về làng. Mà dạo hay về làng thì toàn đi bằng xe ngựa hay ngồi trên xe thồ mà về. Hồi còn là thiếu niên thì chạy đi qua lại từ làng tới trấn hoài. Đi bộ thì độ nửa ngày tới. Thật ra rất gần. Có điều họ làm đường phải chọn chỗ bằng phẳng cho xe ngựa xe bò qua lại, rồi mới làm đường vòng vo. Có đường tắt. Cứ leo lên núi 1 đoạn rồi đi đường rừng, lội qua chỗ suối, thì rút ngắn thời gian. Tôi do nghĩ mình quen thuộc nên đi đường tắt. Ai ngờ cảnh vật đổi khác. Nghĩ đi nghĩ lại cũng mười mấy năm không đi đường này. Rừng núi thì chỉ vài năm là đổi khác. Đi ngang cái chỗ đất rẫy hoang phế nữa. Người dân tộc du canh du cư, làm rẫy rồi 1 thời gian bỏ đi. Chỗ này đất chết, không cây cỏ gì mọc… đất toàn bùn không. Rồi hình thành 1 cái như đầm lầy. Còn cái cầu hồi trước bắt qua chỗ suối cạn này thì gẫy đổ cả rồi. Hồi trước có bản ở đây chứ giơ họ đi nơi khác thì không có ai sửa cầu, với chẳng cần cầu làm gì.
Thế là tôi phải mò mẫm đi đường khác. Mà đi vô rừng thì bị lạc. Trời tối dần. Vừa nghe tiếng sói tru thì tôi vội tìm chỗ nào đó mà trú đỡ. Cũng may tìm được 1 hang núi. Bị rễ cây và dây leo che phủ chứ tôi biết cái hang này từ hồi nhỏ. Cái hang này ở ngay triền đồi dốc. Mấy cây cổ thụ phía trên mọc rồi rễ đâm xuống đây. Thêm đám dây leo và các bụi cây um tùm mọc khắp nên khó thấy lắm. Tôi vào trong hang rồi ngồi 1 góc. Tối quá không thấy gì. Lại không mang theo mồi lửa. Cũng may có tai nãi với 2 bộ đồ trong này. Tôi khoát hết quần áo lên mình. Bắt đầu nghe tiếng cóc nhái khắp nơi. Gần bờ suối nên toàn tiếng cóc nhái không. Cơn buồn ngủ ập tới.
Tôi ngủ rất sâu. Không biết gì cả. Thấy toàn thân hơi đau âm ĩ. Nhất là phần cổ và lưng. Chắc là tựa vào vách đá trong hang nên bị đau. Nhưng tôi chẳng mở nổi mắt để điều chỉnh tư thế. Bên tai tôi nghe tiếng con nít kêu khóc. Mơ thật lạ. Dạo này toàn đi tìm 2 đứa cháu rồi thấy mấy cảnh con nít khóc la kêu cha mẹ nên đâm ra ám ảnh. Tôi bị ám ảnh bởi mấy hình ảnh đó 1 thời gian rồi. Uống rượu để đỡ suy nghĩ tới rồi ngủ thật say thôi. Tôi nghe tiếng thú tru tréo bên tai. Rồi tiếng thì thầm… tiếng cười. Nghe như tiếng của ông lão đó vậy. Trong cơn mơ tôi thấy đủ thứ, nghe đủ thứ.
—-
Không ngờ ngủ say hết 2 ngày 2 đêm đó. Tôi đi lại vô trấn. Tôi từng nghe nói nhiều người say ngủ đến 1 hay 2 ngày. Không ngờ đến lượt mình. Đúng là ma men báo hại mà. Tôi chẳng nhớ đường nên đành đi về trấn. Thấy trong trấn ai cũng dòm tôi, còn che mũi. Cũng biết bộ dạng của mình như ăn mày rồi. Lại thêm lội chỗ bùn lầy. Tôi đành về chỗ ở của mình trên trấn. Có 1 anh bạn thương buôn giàu có trong thương đoàn có nhiều chỗ để hàng lắm. Tôi có thuê 1 gian nhỏ để hàng và đồ đạc của mình. Đồ đạc chẳng có nhiều rồi để ở tạm trú luôn. Tôi về thì hối hả múc nước trong lu tắm rồi thay đồ. Cái vai còn đau. Tôi nhướn cổ qua nhìn thì thấy có vẻ bị mụt nhọt rồi nưng mủ. Chứ không đau gì. Không chừng là bị cành lá độc cứa trúng rồi làm độc rồi. Thôi kệ, tắm rửa sạch rồi tha chút rượu chắc mai khỏi thôi.
Tôi ra chợ lại định tìm tụi thằng Vàng. Tới quán cơm lần trước chưa gì nghe tiếng chúng rồi. Có vẻ chúng đang nói chuyện gì đó với tiểu nhị.
“Thiệt mà. Tôi lần đó hết cả hồn. Cái ông khách quan của 2 anh dẫn tới đó. Ngồi tự nói 1 mình, rồi làm mấy động tác kỳ quái. Còn nữa… ăn gì mà ăn dị quá. Thấy ông đó cứ ngồi dùng tay bốc mà ăn. Dĩa thức ăn nào cũng tan nát. Còn cái dĩa tiết canh. Ông ta dùng tay thọt vào rồi ngửa cổ bỏ từng mảng tiết vào miệng. Máu me đầy cả miệng trông khiếp lắm. Mắt ông ta mở trừng lúc tôi nhìn đó. Trừng mắt vậy nè.”
“Mày đừng nói bậy bạ. Ông chủ đang đau buồn uống rượu giải sầu thôi. Quan trọng là ông chủ của bọn tao có bảo lên Thái Nguyên khi nào về không?”
“Không có nghe thiệt mà.”
“Thiệt là… Cũng 2 hôm rồi. Không biết ông chủ chừng nào về nữa.”
Tiểu nhị này nói quá rồi. Chứ… Tôi tính đi vào thì nghe tiếng kêu khóc thảm thiết. Tôi quay lại nhìn. Là mấy kẻ trong làng mà. Có Đoan rồi chồng nó. Hừm… Là mấy kẻ đáng ghét này. Phải ra… Nhưng chúng đang la khóc thảm thiết. Dân trong trấn tụm lại rồi chỉ trỏ.
“Chuyện gì vậy trời?”
“Bà không biết sao? Đám người trong làng đó mất con ấy.”
“Mất con?”
“Ừm. Hôm qua bọn họ sang làng tôi tìm. Còn hỏi tôi đi bắt cá ở suối có thấy mấy đứa con nít chơi đâu không. Nghe đâu là lũ con nít trong làng tự dưng biến mất. Cả mấy đứa chăn trâu với chăn vịt. Tự dưng trưa thấy bầy vịt đi loạn. Không thấy 2 đứa chăn vịt đâu. Rồi họ ra đồng thì thấy con trâu chứ thằng bé và lũ trẻ hay chạy chơi cùng biến mất cả. Tối đó cả làng đi tìm. Làng tôi thấy tội quá nên giúp họ đốt đuốc tìm trong rừng.”
“Ôi, thiệt sao trời. Tới 14 đứa con nít mất tích lận à?”
“Ừm. Cả đứa 1 tuổi hay có 1 đứa mới mấy tháng còn nằm trong nhà. Không biết đâu mất.”
“Sao có việc lạ đời thế được?”
“Tội quá đi.”
Tôi thấy cô Kiên vợ của Phú vật vã. Miệng cô ta vừa khóc vừa gào bổ vào khắp nơi. Đầu tóc tả tươi, cô ta gào khóc thật to: “Con ơi. Con đâu rồi. Con của tôi đâu rồi? Hai đứa con tôi đâu rồi.”
Cô ta chạy tới chỗ có 1 đứa con nít đang đứng rồi lao tới kêu con. Mẹ nó đẩy cô ta ra sợ hãi dẫn con vào nhà. Cô ta lao tới cửa nhà đó đập. Trong nhà có tiếng la: “Đuổi con mụ điên đó đi.”
Đoan với bà Linh thất thuể khắp nơi cứ hỏi người qua đường: “Có ai thấy con của tôi không?”
Họ cứ lập đi lập lại câu đó. Bà Linh chỉ có 1 đứa con nên cưng chiều lắm. Vợ chồng hiếm muộn già mới có nụn con. Con bà ta lớn rồi mà… Năm nay cũng 13 tuổi. Đâu phải con nít nhỏ. Ông chồng bà ta thì chạy tới chứ nắm tóc bà ta mà đánh vào mặt hét nói: “Có đứa con mà không biết giữ. Tại mày cả. Con tao đâu? Hả? Mày nói đi. Mau nói đi. Con tao đâu?”
Ông ta còn lấy đòn gánh mà đánh liên tục vào bà ta. Bà ta cứ khóc tì tì ngã vật xuống. Có cô Sáu cứ cười rồi khóc tóc cô ta ngã bạc hết nửa đầu, tóc tai rối loạn trán đầy máu, còn tiếp tục đập đầu xuống đất lạy hết người này đến người kia nói: “Xin ông bà giúp tôi tìm cháu. Lạy ông lạy bà.”
Tôi thấy trưởng làng. Ông ta chạy tới nói: “Mọi người xin giúp đỡ cho làng chúng tôi. Mau báo quan đi. Có ai thấy tụi nhỏ không? Trời ơi là trời. Chúng đi đâu được chứ. Tụi mày chạy ra hết trấn coi. Hỏi mấy phu xe xem.”
Người tụ lại rất đông còn chỉ trỏ bàn tán. Đám đàn ông có vẻ còn tỉnh táo. Bọn chúng chạy nào đi hỏi mấy người quen trong trấn. Tiếng bàn tán càng lúc càng lớn.
“Báo quan kìa.. Quan có tìm giúp không?”
“Chắc là không đâu. Có thì cũng chỉ ra lệnh kêu dân trong huyện tìm giúp. Chứ đâu làm gì khác được. Quan huyện thì toàn lo mấy việc từ triều đình đưa lệnh xuống. Giờ huyện đang phát triển với mấy vụ trưng thu cây giống, vật nuôi, rồi chuẩn bị cống phẩm. Mấy việc triều đình đã lệnh xuống rồi mà làm sai hay chậm trễ 1 chút là mất chức.”
“Sao họ không tìm chỗ khác? Ồn ào quá. Không cho người ta buôn bán gì.”
Tên Sửu nghe thế nóng giận lao vào còn nắm cổ người vừa nói hét: “Tụi mày nói cái gì. Tụi mày có lương tâm không. Tao đánh…”
Hắn đấm ông đó 1 cái té nhào vào sạp hàng đồ sành sứ. Ông đó hét lên. Cái bà bán hàng cũng la làng vì sập cả hàng. Hắn bị cả đám đánh lại không thương tiếc. Nào ông bán hàng với con của ông bị hắn đánh. Tôi thấy hắn bị đánh liên tục. Nghe tiếng xương của hắn bị đánh gẫy. Hắn hét lên 1 tiếng dự tợn. Người làng không dám can. Họ còn lo tìm con cái nữa. Mấy bà mấy cô chỉ biết kêu khóc rồi chạy lao vào người này người kia xin tìm giúp. Không ai giúp cả chỉ đứng xem. Hay đuổi họ đi. Đoan thấy anh Nhật đứng cùng bọn thằng Vàng. Cô ta như bắt được vàng lao tới gào khóc van lạy nói: “Xin quan giúp con tìm mấy đứa con. Xin quan… Lũ trẻ trong làng con biến mất cả rồi. Chúng đâu rồi…”
Hết cô ta rồi mấy người làng nhào tới trong bấn loạn lạy anh ta. Nhiều bà nhiều cô cười còn đập đầu xin. Đám đàn ông cũng chạy tới.
Anh Nhật ngạc nhiên nhìn 1 lúc rồi nói: “Chắc bị quỷ núi bắt. Hay chằn tinh bắt rồi đúng không.”
Bọn họ đang lạy thì ngước lên. Hay đang cười đang xin thì im bặt. Tất cả mặt của bọn họ cứng đờ lại. Ông trưởng làng đang đứng thì lão đão té nhào xuống. Cả mấy tên đàn ông cũng không đứng vững nữa. Mắt chúng mở to, toàn thân run bần bậc. Đoan ngồi bệch xuống đất. Mặt cô ta như xác chết không còn 1 phần huyết sắc nào rồi cô ta tự cào vào mặt. Bắt đầu có người gào khóc thật to rồi bỏ chạy. Cả mấy tên đàn ông cũng ngồi khóc. Chúng như điên dại cả rồi. Bọn họ chạy tới chỗ bán buôn trẻ con. Tôi nghe tiếng xô xác với tiếng la lối ở chỗ đó. Chân tôi không nhút nhít nổi nữa. Người tôi bần thần. Tôi nghĩ những việc này là mơ chăng. Tiếng ồn ào trong chợ rồi cứ xoay vòng vòng. Tất cả chuyện này là sao? Khi mà cố nghĩ thì đầu óc tôi lại xoay vòng.
‘Trừng phạt’… là đây sao? Tôi thấy từng gương mặt của bọn họ. Lúc trước bọn họ trông hả hê với điềm nhiên thì giờ… trông khủng khiếp quá. Có lão trong làng cứ gào khóc suốt. Vừa đi vừa gào mà nước mắt chảy ròng ròng không ngớt rồi ngã vật xuống đất chết. Có mấy người không biết gì sợ hãi bàn tán xôn xao.
“Hả? Có quỷ núi kìa.”
“Thiệt không vậy?”
“Cứ còn sao nữa. Khi không con nít trong làng biến mất. Không phải quỷ núi bắt thì là gì. Trên núi thì có quỷ núi thôi. Còn chằn tinh thì rất thích ăn thịt con nít. Hồi còn nhỏ bà tôi kể vậy. Đứa nào hư thì bị đem cho chằn tinh ăn thịt.”
“Hay do bọn họ đắc tội thần núi thần rừng. Ở trên Cao Bằng có nhóm người Tày do đắc tội thần rừng mà bị trừng phạt.”
“Giữ kỹ lũ trẻ trong nhà đi. Nhỡ có việc gì thì chết. Dám bọn họ đắc tội thần rừng rồi có quỷ núi xuất hiện rồi cũng nên. Tôi thì nghe bố kể. Có cái làng chài kia do đắc tội thần biển mà bị sóng đánh chết hết kìa còn liên lụy làng khác. Bọn họ đi chài lưới bắt được 1 con cá lạ rất đẹp. Hẳn là sủng vật của thần biển. Đáng lẽ phải thả về biển. Thế mà đem giết thịt ăn. Nên thần phẩn nộ sai binh tôm tướng cá làm sóng dữ đánh ập vào bờ.”
“Thì đó. Chắc bọn họ đã làm gì rồi. Nhìn bọn họ có vẻ…”
Những người làng đang phát điên nhìn hết về hướng đó khiến mấy người trong trấn đang bàn tán sợ quá bỏ đi hết. Bà Hường đó phát điên lên nhìn trực về chỗ bà Sang. Không thế tôi không để ý bà Sang đó. Bà Sang đang đi dò hỏi trong trấn tìm giúp lũ trẻ sẵn coi mấy cái vòng mã não luôn. Bà ta quen thói không phải việc mình nên ti toe với cô bán vòng là: “Ôi, con nít chẳng biết đâu thôi cô à.”
Tôi nghe tiếng bọn họ cùng hét lên rồi bọn họ bổ tới mà tóm lấy bà Sang. Bà ta sửng sốt rồi bị nắm tóc. Bà ta bị lôi đi. Tôi thấy họ bức tóc rồi như lôi bà ta đủ hướng. Mấy tên đàn ông cầm đá cầm dao mà đập mà bổ vào bà ta. Bà ta lao ra gào thét kêu cứu. Thấy đầu bà ta bị đánh vỡ trán. Bọn họ người thì cào người thì đâm. Tôi nghe những tiếng bụp bụp thật mạnh. Bà ta ngã vật xuống rồi bị đám người đang điên lên đánh mạnh. Tôi chẳng biết họ đánh tới chừng nào. Chừng 1 lúc thì không nghe tiếng bà ta la hét nữa. Những người trong trấn khiếp sợ và bỏ chạy hết. Bọn họ lại vật vờ bỏ đi. Có nhiều người không còn sức lực thì ngồi lại. Bọn họ tiếp tục cào cáu vào cái xác đó. Xác bà ta y phục rách tả tơi. Mắt bị đánh dập còn 1 lỗ hõm. Cả người toàn vết chém. Cổ xém bị cắt lìa. Bụng bị thủng. Máu me be bét. Tôi thấy không còn cái chết nào thảm như vậy.
Tôi cũng không biết là sao mình có thể nhìn hết cảnh tượng này mà không suy nghĩ được gì. Tôi lão đảo đi. Không… không… Khủng khiếp quá. Trừng phạt vậy là… khủng khiếp quá. Thần tiên đó… sao lại… Tôi chạy lảo đão tới bờ tưởng. Tôi cố hớp lấy không khí. Đau ngực quá. Tôi ngồi gục xuống ôm mặt. Vậy là… thần tiên trừng phạt sao? Ông lão đó.. bắt hết lũ trẻ rồi. Mũi và mắt tôi cay xè. Tôi dùng tay quẹt lên mặt. Thấy mình nãy giờ chảy nước mắt. Tôi tựa bờ tường mà đứng lên/ Không… phải nói lại với ông bụt đó. Vậy là quá tàn nhẫn. Con nít thì… tội tình gì chứ. Phải tìm ông ta, tìm lũ trẻ mới được. Trong quán… Không thấy. Thần núi sao? Chắc là trong núi. Tôi loạng choạng chạy vào núi. Hy vọng tìm được bọn trẻ. Phải rồi.. Tìm được ông lão rồi tìm bọn trẻ. Tìm trẻ con…
—-
“Nè… mấy đứa mau về nhà. Trời sắp tối rồi.”
“Cho anh em tụi con đi phụ cậu Ba dọn sách vở đi mà.”
“Sách vở của cậu ba tụi con có học trò dọn rồi. Hai đứa muốn đọc sách chứ gì? Chờ lớn rồi cậu Ba sẽ dạy chữ cho mà. Mau về nhà ngay. Nhiều chuyện quá. Vùng này có quỷ núi bắt con nít đó.”
“Sợ quá mẹ ơi. Bố nói có quỷ núi thật đó. Bắt nhiều đứa trẻ trong làng. Mới đây có 1 gia đình đi lên rừng phát rẫy. Có cậu đã 12 tuổi đi cùng thế cũng bị bắt đó.”
“Thì bởi vậy cả 2 phải ngoan. Nhanh lên. Theo mẹ về nhà ngay. Còn phải nấu cơm cho bố mẹ nuôi nữa. Hai đứa phải đấm bóp cho ông bà. Ông bà rất tốt đó.”
“Dạ biết. Ông bà cứu giúp mẹ với cậu Ba lúc bị đem bán. Rồi ông còn dạy chữ cho cậu. Mẹ thì lấy bố là con của ông bà mà ha.”
“Tại cậu của con hồi nhỏ ngỗ nghịch quá thôi. Ông bảo không dạy chữ không được mà. Cậu của các con hồi nhỏ hơi hỗn hào phách lối. Còn đòi đánh mẹ kế. Cơm dọn thì đổ hết. Nhiều cái lắm… mới bị ghét ấy.”
“Mà quỷ núi là sao vậy mẹ?”
“Ai mà biết. Chắc trông đáng sợ lắm. Giờ vùng nào cũng có. Có lẽ quỷ núi đi khắp nơi tìm bắt trẻ con chăng?”
“Hu hu…”
“Rồi… đừng khóc. Mẹ thương.”
—-
Tôi cứ đi tìm ông lão đó và lũ trẻ suốt. Lưng dạo này bị sung to. Nhưng không còn cảm giác gì nữa. Tôi thi thoảng đi tới các làng và các trấn. Hôm nay lại thấy bóng 1 phụ nữ dắt 2 đứa bé đi. Không được. Không thể để bà ta dắt 2 đứa bé đi. Thấy xa quá không biết có phải 2 đứa cháu hay trong đám trẻ bị bắt đi không. Chà.. cũng lâu rồi, nên tôi cũng quên hình dáng chúng. Nhưng không sao… dẫn chúng đi luôn. Mà… tại sao tôi phải tìm bọn trẻ nhỉ? Đã có chuyện gì xảy ra à? Quên mất rồi. Chắc phải tới đó…
Tôi tới 1 trấn khá sầm uất. Tôi ngồi ở 1 quán bên đường hy vọng nghe được gì đó. Có 1 thanh niên cùng vài thiếu niên đi vào. Người thanh niên có hình dáng quen thuộc lắm. Cậu ta ngồi ngay sau lưng tôi. Lưng tôi như dán vào lưng cậu ta vậy. Rồi tôi nghe được 1 câu chuyện… Phải rồi… là như thế. Nhớ rồi. Chắc chuyện của tôi cũng giống vậy.
Lũ đó.. không thể tha thứ được.
Thẻ:Cổ Đại, Kinh dị, Ma Quỷ, Strange Tales, Truyện Ngắn