Untold Urban Legends: Harran – Turkey

0 Comments

The Nameless Goddess

Trong thời kỳ cổ đại trước Công Nguyên, đã có lúc nền văn minh của Thổ Nhĩ Kỳ sánh ngang với các nền văn minh Ai Cập, La Mã và Babylon. Nền văn minh này ảnh hưởng tới các nước khác như vùng Mông Cổ và Syria. Do vị trí của nó nằm ở hai phần châu lục Á và Âu, cộng với việc thời cổ đại Thổ Nhĩ Kỳ là 1 cường quốc. Sau này thì chẳng qua nền văn minh của nó ít được nhắc tới và ít được sách vở ghi chép hoặc giả là không xuất hiện nhiều trong văn hóa đại chúng như các nền văn minh Hy Lạp, La Mã, hay Ai Cập… Đó cũng là vấn đề bức xúc và buồn bực của 1 học giả. Ông cảm thấy nền văn minh Thổ Nhĩ Kỳ này cũng giống bản thân mình, không được nổi danh trong giới học thuật. Ông là nhà nghiên cứu và giảng dạy ở 1 trường đại học, chứ nhìn cái lớp của ông xem, chỉ có khoảng 10 sinh viên đăng ký và chúng chẳng mấy khi vào lớp, và ngồi trong lớp với thái độ ngán ngẩm và ca thán là những lớp lịch sử các văn minh khác đã đầy chỗ nên chúng đành đăng ký lớp này, và cái nền văn minh Thổ Nhĩ Kỳ này không có gì thú vị, chúng muốn học và nghiên cứu các nền văn minh trong mấy bộ phim Xác Ướp Ai Cập hay Titans Hy Lạp cơ.

Ông thấy không hay chút nào, nhất là về việc cạnh tranh trong giới học thuật nữa. Giờ ngay cả trường đại học hay các cơ quan nghiên cứu cũng đề cao những vị giáo sư kia hơn. Họ thậm chí kiếm được nhiều tiền khi công bố các phát hiện hay các cổ vật. Còn chưa kể được cánh báo chí và truyền thông ưu ái hơn. Những cuốn sách của họ viết đều thành bestseller.

Thế là ông quyết định đi 1 chuyến để làm công tác nghiên cứu, khám phá. Lần này ông tập trung vào mảng thần thoại và truyền thuyết theo đúng thị hiếu. Ông cho rằng sở dĩ nền văn minh Thổ Nhĩ Kỳ không phổ biến trong văn hóa hiện tại là vì nó thiếu 1 bộ sách thần thoại có hệ thống như các nền văn minh khác. Ví dụ như nền văn hóa Hy Lạp, ai cũng đọc rành tên các thần trên đỉnh Olympus và chuyện đời tư của họ. Còn thần thoại Thổ Nhĩ Kỳ thì… chà… Ông thở dài vì theo thu thập thì hệ thống thần linh của Thổ Nhĩ Kỳ đông đảo chẳng kém nền văn minh nào, còn rất đa dạng và phong phú do đây là xứ đa dạng về văn hóa và du nhập nhiều nền văn hóa khác nhau mà, có điều chỉ có những cái tên thần và vài dòng mô tả, không có cốt truyện gì, cũng không biết họ trông ra sao, không có mô tả gì. Chứ họ có thần của bầu trời, thần nước, thần biển, thần sấm sét… Các nhà nghiên cứu trước ông đã lặn lội đi khắp nơi chứ không thu thập được gì. Ông ấp ủ là đi tìm hiểu sát sao, rồi công bố phát hiện dưới dạng 1 cuốn sách về thần thoại. Cái này sẽ là 1 sự chấn động giới học thuật. Nhiều sử gia cũng chỉ thành danh khi họ viết về các thần thoại đó thôi.

Đáng ra ông tới thị trấn Harran. Đó là 1 thị trấn cổ không bị ảnh hưởng bởi văn hóa Hy Lạp hay tín ngưỡng Hồi giáo hay văn hóa Tây phương như 1 số nơi khác của Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng không may là nơi đó gần biên giới với Syria. Tình hình diễn biến phức tạp. Người ta bảo nguy cơ phiến quân Syria xung đột biên giới là rất cao. Thậm chí họ còn cử quân đội và xe tang tới để chuẩn bị khi xung đột xảy ra. Những người lính cho di tản ở Harran và các vùng lân cận. Thế là ông phải di tản gấp. Họ được đưa lên các phương tiện di chuyển và các đoàn xe lái đi. Còn di tản đi khắp các hướng. Ông ngồi trên cái xe chật nít người chứ chẳng biết là xe đi đâu. Họ có dừng ở vài trạm nghỉ rồi các người lính trên đường ra hiệu và quát kêu các xe đi tiếp. Đến sáng hôm sau thì xe dừng lại ở 1 khu làng xa lạ. Nhưng các căn nhà được xây theo kiểu mới. Nhà gỗ hay các loại nhà gạch đá lẫn lộn và đa phần các căn nhà bị bỏ hoang. Ông biết đó là tình hình chung, do tình hình đô thị hóa và dân đi định cư về đô thị nên có hàng ngàn thị trấn ở Thổ Nhĩ Kỳ đang chết dần, chủ yếu chỉ là những người già hay những người về hưu ở đây.

Những người dân đã quen với việc di tản thì nhanh chóng tìm chổ ở tạm. Mấy người làng thì hiếu khách lắm, còn giúp đỡ những người tị nạn sắp xếp. Mấy bà thì còn mang đồ đạc chăn mền tới và mang các nồi súp nóng tới. Ông thấy mình lạc lõng ở đây, người tị nạn toàn là những gia đình, hay người quen biết nhau đã lâu. Ông nghĩ mình nên tìm 1 nơi ở 1 mình chứ không nên ở chung với mấy người khác, hay ở chung cùng gia đình người ta thì bất tiện lắm.

Ông hỏi ngay 1 bà bác vui tính đang múc súp cho mọi người là có căn nhà nào để ông ở 1 mình không, lúc đi ngang qua rặng núi ông thấy có nhiều căn nhà gỗ. Bà bác đó ngạc nhiên rồi cười to nói: “Ôi trời, ở vùng này ai lại ở 1 mình. Không sợ Adzis Khanym vào nhà sao?”

Nhiều người và mấy đứa trẻ cười chọc ông. Ông chộp ngay lấy, cái tên đó là tên của 1 vị thần Thổ Nhĩ Kỳ, tuy không nằm trong nhánh thần chính chứ là 1 trong những vị tiểu thần. Và đặc biệt không thể xác minh được, do lãnh thổ Thỗ Nhĩ Kỳ rộng và không biết từ vùng nào lưu truyền tới cái tên đó. Cái tên đó có nghĩa là ‘Nameless Lady’, tức là ‘Người Phụ Nữ Không Tên’. Khác với các vị thần khác,dù không có chuyện tích gì về họ chứ ít nhiều gì cũng có mô tả hay về sức mạnh và tính cách của họ, và 1 số chuyện lưu truyền là họ cai quản ở đâu và ví như thần bảo hộ săn bắn hay thần trừng phạt những kẻ làm ô nhiễm nguồn nước, hay thần hộ sinh. Còn Adzis Khanym là 1 cái tên kỳ lạ, chỉ biết thuộc hệ ác thần chứ không có gì khác cả. Và cái tên cũng kỳ quặc rồi, thần không tên… Ông mừng rỡ vì phát hiện này. Giới học thuật từng đặt ra nhiều câu hỏi quanh vị thần này, và đây là chuyện chưa từng có ai phát hiện ra, nếu ông tìm được truyền thuyết về thần này rồi có mô tả, nguồn gốc và vài cổ vật thì có thể đưa vào bảo tang hay công bố ra. Ông mừng là tìm ra nơi bắt nguồn của sự tích về thần anỳ.

Ông hỏi ngay các phụ nữ trong làng. Nhưng họ kháo nhau là không nên nói, kẻo khách lại tò mò và gặp họa như những lần trước. Có một ông già còn cảnh báo ông là Adzis Khanym còn tồn tại, bà ta đi trong bóng tối trong vùng, nếu gặp thì phải nhắm mắt không được nhìn và giả vờ ngủ. Ông giáo sư quyết định xúc tiến điều tra. Rất dễ dàng, ông dụ mấy đứa con nít trong làng, cho chúng thanh socola là chúng ngây thơ nói hết. Có đứa khá lớn bảo nghe ông bà bảo Adzis Khanym là 1 thần ngoại giáo từ 1 dân tộc khác di cư tới, người trong vùng sợ hãi đã bắt và giết những người này do họ thờ các vị thần khác và không thờ Allah, nghe bảo họ có các tập tục quái dị và biết đâu như những kẻ thờ quỷ và ác thần sẽ làm hại người, nhưng từ đó, 1 thứ kỳ dị như 1 phụ nữ cứ xuất hiện, chắc là hồn ma thành quỷ trả thù và trừng phạt thôi, cái này còn đáng sợ hơn thần thánh gì, mới đây thôi có 1 người đi xa và chạy về không kịp lúc trời tối đã biến mất. Rồi có 2 du khách tới và hiếu kỳ nên tối bỏ ra ngoài, rồi họ biến mất, ai cũng bảo do Adzis Khanym. Nhưng ai gặp Adzis Khanymđều biến mất cả, nên có tin đồn là bị bà ta kéo vào địa ngục.

Giáo sư nghĩ đây là 1 phát hiện chấn động, 1 vị thần có nguồn gốc từ sự độc ác và bài xít chủng tộc và tín ngưỡng khác trong thời cổ đại. Hẳn là vậy rồi, các vị thần cổ đại của Thỗ Nhĩ Kỳ luôn được xây dựng từ những vị tù trưởng các bộ tộc hay những người lãnh đạo trong vùng. Ông chưa hài lòng với phát hiện này, phải tìm hiểu thêm nhất là hình dáng và nét nổi bậc của vị thần này. Ông cho rằng cũng giống như vài cái lễ hội ở các nước, thi thoảng có người đóng giả các con ma, hay các vị thần để đi loanh quanh và để dân trong vùng giữ phép tắc và sống chuẩn mực, hay để nhắc nhở người dân phải hòa ái và yêu mến nhau. Ông nhìn quanh làng thấy có vài người gốc Á và 1 số người gốc Ả Rập hay cả người gốc Do Thái. Nên càng tin chắc là chẳng qua có ai đóng giả để hù dọa hay đó là truyền thống ở đây rồi. Còn mấy chuyện người mất tích thì do thêu dệt, du khách thì họ đi lúc nào đó thôi, còn người mất tích thì lắm người bỏ vợ bỏ chồng mà đi mất ấy.

Thế là tối đó ông lặng lẽ đi ra ngoài mà không cho ai biết. Cũng chẳng ai để ý tới ông nên dễ dàng lắm. Ông đi lên căn nhà gỗ riêng biệt, không có bất kỳ nhà nào ở xung quanh. Đó là 1 căn nhà thiếu tiện nghi. Ông hối hận vì tới đây. Không có điện nước gì. Khắp nơi bụi bậm và mạng nhện đầy. Nhưng tối rồi, đường lại toàn đá gồ ghề nên ông không thể tìm nơi khác đành ở đó. Ông đã tính nếu bắt gặp được người đóng giả Adzis Khanym thì sẽ quay 1 đoạn phim để làm tài liệu. Ông bố trí máy quay để quay đoạn mở đầu, ông ngồi và thuyết trình về nghiên cứu của mình trước. Chỉ quay thử, ông còn soạn lại bài giới thiệu và chủ đề. Ông không nghĩ là gặp được ngay nên ngủ gục lúc soạn bài nghiên cứu.

Ông tỉnh dậy vì nghe tiếng ngã đổ của cái giá để camera. Ông đã ngủ quên và vẫn để camera mở cùng cái đèn. Cái đèn rớt xuống đất và vỡ toang rồi. Ban đầu ông nghĩ là có chuột chứ ông cảm thấy có cái gì đó đã vào trong căn nhà này rồi. Ông xem xét cái đèn thấy đó là 1 cái đèn chắc chắn dù rơi xuống đất cũng không thể vỡ nát như thế. Nó như bị 1 cái gì bóp nát. Ông mở camera ra coi. Vừa xem vừa dùng đèn pin rọi khắp nhà. Ông thấy trong camera từ lúc ông vô nhà và chỉnh camera thì có 1 cái bóng ở ngoài cửa sổ nhìn vào, hẳn nó đã theo ông đi tới đây. Ông bớt sợ và nghĩ rằng đó là người đóng giả Adzis Khanym trong vùng. Ông vội soi đèn khắp nhà và nói ra thiện chí của mình hy vọng nghiên cứu. Nhưng ông tắt tiếng vì nghe những tiếng kỳ quái. Nó càng lúc càng lớn dần. Thứ mà ông nghĩ là cái bóng hắt càng lúc càng to lên do cái đèn yếu đi và ánh sáng mờ đi thì ra là nó. Rồi ông thấy đó như 1 cái gì đang phình ra và thở phì phò. Nó di chuyển khó nhọc. Nó như 1 cái bóng rồi thu những cái bóng khác vào để nở to ra, đó cũng là cách nó di chuyển. Giờ thì ông hiểu ra sao có lời đồn là phải giả vờ ngủ nếu gặp Adzis Khanym rồi, ngủ thì tắt đèn, không có nguồn sáng thì cái bóng không thể hắt ra được. Con quỷ này là 1 cái bóng theo người ta lúc về đêm và… nếu cứ mở đèn và để nó có thời gian nuốt những cái bóng khác và hắt tới gần mình. Ông hối hận vì phát hiện ra quá trễ. Nó không để cho ông có cơ hội nào để hét lên. Nó đổ ập lên người ông. Ông thấy mọi thứ xong quanh tối om. Ông cảm thấy có nhiều người khác đang đứng chung quanh ông. Ông không thể di chuyển cũng như họ vậy. Ông nghĩ sẽ cố nghĩ ra cách gì để thoát và lý giải cho tất cả chuyện này. Đó là ý nghĩ cuối cùng của ông cho tới khi tâm trí ông cũng rơi vào bóng đen.

Thẻ:, , , ,

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *