Cô Gái Trong Tranh
Nội dung: Một anh họa sĩ mới vào nghề làm việc ở 1 xưởng vẽ. Trong 1 lần tình cờ tìm thấy 1 bức tranh thiếu nữ. Những đồng nghiệp của anh hoảng sợ bảo đó là 1 bức tranh ma. Cô gái trong tranh mỗi ngày sẽ từ từ quay mặt lại.
—-00—
Tôi mang những thanh gỗ mới vô xưởng vẽ. Phải cẩn thận kẻo bị hư như lần trước. Mấy thanh gỗ này dùng để làm những tấm khung canvas để vẽ. Trong xưởng chỗ này rất bừa bộn. Chú Tuấn cũng không để ý còn chất thêm đồ vào. Tôi mang vô để ở dưới đất. Nhìn những tấm vải canvas bị dơ mà rầu rĩ. Chưa kịp gì thì tiếng anh Nghĩa kêu.
“Nè. Mang điện thoại kêu kìa. Sao ông Tuấn giờ còn chưa vô? Bực mình quá. Sẵn gọi ổng giùm 1 tiếng.”
Anh ta đang hì hục vẽ tranh chứ rất cẩu thả. Mấy cây cọ còn không thèm rửa qua, thậm chí lau qua, để đó mà quẹt màu mới vô rồi dậm đại lên mặt tranh. Cái bức tranh cỡ lớn không để cố định kỹ nên cứ bậc qua lại.
Có 3 người thợ làm việc trong xưởng vẽ. Họ là thợ vẽ thôi. Hiện đang có 1 đơn hàng từ Singapore chứ chỉ là vẽ nhái, in phun lên mấy tấm tranh rồi thợ vẽ cứ thế dậm thêm màu vô. Xưởng vẽ tôi đang làm việc này là xưởng vẽ kiểu sản xuất hàng loạt mấy bức tranh ‘hàng chợ’ để bán rộng rãi cho khách treo cho vui mắt. Có 1 số đơn hàng là sao chép các bức tranh nổi tiếng. Tôi vừa nghe điện thoại vừa dòm 4 bức tranh sao chép. Chùm tranh thiếu nữ gợi cảm, ăn mặc lõa lồ. Áo yếm mằm ngủ với ôm bình nước khoe ngực trần… Là 1 phòng tranh ở quận 1 hẳn hoi đặt. Chắc mẫn là để trưng bày rồi bán cho du khách nước ngoài, hay nhà của mấy ông đại gia. Du khách chủ yếu muốn mua mấy bức tranh về Việt Nam, rồi cái này thì có khác gì làm họ hiểu sai. Tôi thấy buồn trong lòng, chứ là thị hiếu. Họa sĩ mới ra trường như tôi tìm được việc là may lắm, kén chọn gì. Ra trường về quê ở Cần Thơ, cũng may là tìm được việc ngay. Còn may mắn là làm được công việc đúng chuyên ngành. Coi như là may lắm rồi.
Tôi sắp xếp xong mấy việc vặt trong xưởng thì tới giờ ăn trưa. Thợ trong xưởng đi ăn hết nên tôi mới có thể ngồi xuống vẽ mấy bức tranh sao chép mình được giao. Phải vẽ đến 8 bức cùng 1 lúc. Mới vô làm được 2 tuần. Nghe anh Nghĩa bảo sau này còn gánh nhiều hơn ấy, do anh ấy sắp nghỉ rồi để phụ vợ buôn bán. Anh ấy bảo dù có cấm đầu vẽ từ sáng đến tối cũng không đủ tiền để nuôi gia đình. Vừa vào nghề mà nghe nhiều chuyện nên tôi thấy chán chườn. Nhất là nhìn mặt bằng chung những bức tranh này. Tôi xem sao chép tranh là 1 cơ hội học tập chứ còn tùy loại tranh nữa kìa. Thấy buồn là thị hiểu của người mua bây giờ lại đi theo ba cái bức tranh nhục dục với mấy bức tranh sao chép mấy bức danh họa nổi tiếng ai cũng biết chứ không có gì mới mẻ. Nhất là nghệ thuật hiện nay… họa sĩ nào cũng chạy theo loại tranh bán được nhiều tiền hay sao?
Đầu óc tôi mien man suy nghĩ cho đến khi gần hết 1 ngày làm việc cũng không biết. Gần tối thì chủ xưởng tranh là chú Tuấn mới vào. Vừa vào là hối. Còn lại chê bai tôi.
“Chú mày vẽ chậm quá. Nhanh đi. Cũng biết chú mày vô đây làm thử chứ thế này bác không dám mướn chú. Ở trường thì chú mày tà tà 2 tuần hay 1 tháng 1 bức chứ ra ngoài làm việc thì phải nhanh cho bác.”- Ông ấy chống nạnh vỗ mạnh vô lưng tôi và nói.
Thiệt như đẩy xe bò. Lưng tôi phải nói là đau buốt. Hai bờ vai mỏi phải biết. Nhưng vừa nghe cái từ ‘không dám mướn’ là tôi sợ đến rụng rời. Anh Nghĩa cười nói: “Thì thằng em này mới ra trường. Anh thư thả, đừng dọa thằng nhỏ.”
Tôi vội nói: “Dạ… dạ phải đó. Tại cháu… cháu muốn bức tranh ‘Nụ Hôn’ của Gustav Klimt này phải thiệt xuất sắc và giống cái thần của tác phẩm. Sơn dầu nên lâu khô lắm, phải có thời gian cho màu bên dưới khô cháu mới tô lớp kế tiếp lên. Nên…”
Tôi giật mình lúc đang mô tả. Cả 2 tằn hắn mấy cái. Chú Tuấn còn chả thèm dòm mà tay vun vẩy điếu thuốc nhăn mày, nhăn mặt nói: “Đúng là mấy đứa nghệ sĩ lập dị quá. Cái bức Khờ Lim gì đó lắm người thiệt, dòm dễ lắm mà. Chú mày cứ chậm chậm màu vô. Quẹt đại màu vàng là xong. Đã kêu cậu đổi từ sơn dầu sang màu Acrylic để vẽ cho màu khô nhanh mà. Hai loại cũng giống y sì nhau, màu acrylic còn rẻ hơn. Khách đâu có yêu cầu mà màu sơn dầu, thì lấy acrylic cũng được. Có gì đâu mà lâu lắc. Thôi… không cần biết, chú mày vẽ không kịp hạn thì chết với bác. Thứ Hai này chú vẽ xong kịp cho bác. Ở lại cũng được hay mang về nhà vẽ cũng được. Vẽ xong nhé.”
Tôi nghe mà thối cả ruột gan. Giờ mới biết bác chủ xưởng chẳng hiểu gì về nghệ thuật. Ông ấy lại nghe điện thoại của chủ phòng tranh. Làm tôi không kịp phân trần. Nhà tôi chật lắm. Ba mẹ rồi còn có gia đình anh Hai với ở cùng. Tôi ở ngủ ở ngoài vườn đó chứ. Nhà lại có 2 đứa cháu, ngồi vẽ không yên được. Anh Nghĩa cười nhạt nói: “Mày coi đó. Còn dám chê anh. Coi lại tốc độ làm việc của mày. Đây là xưởng vẽ chứ chẳng phải phòng tranh riêng của chú mày. Khi nào có phòng tranh riêng thì hẳn nói. Còn giờ thì cố mà làm. Sinh viên nghệ thuật mới ra trường thất nghiệp nhiều lắm, có đầy ấy. Còn không cứ thuê thợ vẽ, lắm thợ vẽ từ nhiều trung tâm dạy nghề. Ở đây chẳng cần chất lượng, như Thắng với cậu Hưng đó, cũng là thợ vẽ thôi.”
Lần này tôi thiệt sợ mất công ăn việc làm. Phải nửa năm mới xin được việc. Nhiều đứa bạn tôi chưa có việc làm. Tay tôi bắt đầu run rồi. Tính xin bác Tuấn thì bác ấy mới nghe điện thoại xong đi vào phán 1 câu.
“Vẽ gấp cho tôi mấy bức tranh thiếu nữ. Loại tranh cô gái ấy. Phòng tranh của bà Mai hết loại tranh cô gái rồi. Kệ… bức nào cũng được, miễn tranh thiếu nữ là bả lấy. Lấy mấy bức cậu đang vẽ cũng được. Chép thêm ra. Tuần sau tôi đem giao.”- Chú Tuấn bảo.
Anh Nghĩa quắt chú Tuấn nói: “Bác làm khó em quá. Em sắp nghĩ rồi còn gì mà vắt kiệt em. Em bảo vẽ xong đợt này thôi. Em làm thêm cho bác 1 tháng rồi. Cứ kỳ kèo kéo dài như Ngàn Lẻ Một Đêm sao? Hay bác giao cho Thắng.”
Chú Tuấn nhăn mặt nói: “Nó với Hưng lo 2 đơn hàng Singapore. Cậu này… lo giúp tôi nhé. Dù sao cậu cũng ở lại. Thì vẽ thêm vài bức tranh thiếu nữ đi. Cứ vậy đi.”
Ông ấy quát tay rồi bỏ đi. Tôi hốt hoảng vội kêu lên: “Cháu sợ vẽ không kịp.”
Ông ấy quay lại nói: “Hả? Thế tôi thuê thợ vẽ khác. Mướn cậu làm gì mà cậu bảo không kịp. Hay muốn tăng lương?”
Tôi hoảng quá vội nhận vẽ. Ông ấy đi mất rồi tôi mới thở phào nhẹ nhõm. Chứ đầu óc lung tung. Chắc ở lại đây quá. Anh Nghĩa thở dài nói: “Cậu dốt quá. Nhận làm gì. Đòi tăng lương trước. Ổng còn trả cậu lương thử việc. Sẵn xin chính thức rồi ăn hoa hồng mới nhận chứ.”
Nghe thế chứ tôi chẳng dám mở lời. Anh Nghĩa thu dọn nói: “Từ từ học khôn ra đi.”
Nghĩ đến mớ tranh mà đầu óc tôi lẫn lộn. Không biết làm sao vẽ hết. Anh Nghĩa cười nhạt nói: “Tranh thiếu gì trường phái. Dễ ẹc ấy mà. Cậu tìm đại vài bức tranh thiếu nữ dễ vẽ rồi sao chép là xong. Chứ chọn mấy cái tranh như Mona Lisa hay Tháng Sáu Cháy Bỏng làm gì. Tìm mấy cái như cái loạt tranh quẹt màu ấy. Cho anh 1 tuần anh vẽ cả 10 bức nhanh gọn.”
Anh Nghĩa lôi trong đống tranh ở gác ra cho tôi xem. Giờ mới thấy trong đám canvas lộn xộn là nhiều bức tranh cũ hay bẩn kinh. Anh ấy cười nói: “Hồi dịch có mấy đơn hàng nước ngoài mà không gửi đi được vì kẹt nên bỏ xó rồi để trong này bẩn với rách nát. Lấy ra ví dụ cho cậu. Hay cậu lôi ba cái tranh nát này ra ‘tu bổ’ lại rồi đem giao. Lần trước lúc ‘ngập đầu’ anh cũng thế.”
Trong lòng tôi thấy trống rỗng. Nhưng thấy cứu cánh trước mắt thì đành chấp nhận thôi. Công việc mà. Tôi nhìn đống tranh trên gác cùng đống canvas chất chồng mấy cái xô, mấy cái giá vẽ hỏng. Tôi vội hỏi: “Mấy cái này sao lộn xộn thế?”
“Thì nào giờ vẫn thế. Nhân công làm biếng đem đổ hay lau dọn, cọ rửa thì quăng hết lên trên. Lúc anh mới vô làm 2 năm trước thì đã thấy vậy rồi. Xưởng này lâu rồi nên lắm đồ đạc. Đơn hàng ngập đầu nên ai mà có thời gian dọn dẹp. Thôi. Anh về đây. Ráng vẽ nha chú em.”- Anh Nghĩa mang đồ đạc rồi về.
Tôi rầu quá nên cố mà vùi đầu vào bức vẽ. Tay mỏi nhừ rồi. Tôi không dám dừng lại để uống nước nữa. Kiểu này tối nay phải ở lại làm rồi. Thấy 2 thợ vẽ khác xì xầm còn cười tôi. Anh Thắng dắt xa ra cười nói: “Cậu em làm gì như học sinh bị thầy dí bài thế? Thư thả đi.”
Chị Châu làm kế toán hầm hầm đi tới. Chị này thì rất dữ. Chị này rất hay quát do làm lâu năm nhất trong xưởng, lại tính hay nịnh chủ. Nghe nói hồi trước có nhiều thợ vẽ bị chị ấy la mà nghĩ việc. Có 3 cô họa sĩ cũng dân mới ra trường như tôi, tới làm mà bị chị ấy đì cho đến nổi chạy mất. Cái này tôi nghe anh Hưng kể thôi. Nên lâu nay không dám đụng chạm chị ấy. Chị ấy còn sai biểu tôi rất nhiều việc. Cũng may chị ấy ghét mấy cái mùi sơn vẽ nên ít ra đây.
Chị ấy nói bằng giọng dọa dẫm tôi: “Ôi, cái cậu Thắng này. Anh Tuấn la là đúng. Chú mày liệu hồn mà vẽ cho xong. Tranh các cậu mang bán được thì xưởng mới có tiền trả cho các cậu. Tôi mà là chủ là đặt ra chế độ trừ lương cho mấy thợ vẽ trong xưởng. Giao trễ là mất uy tín với lại là tôi với anh Tuấn phải đứng ra xin lỗi khách. Giao trễ nhiều lần thì ai còn đặt tranh nữa. Phải hiểu cho chúng tôi chứ.”
Chị ấy coi bộ còn nặng nhẹ nên tôi đành xin lỗi cho rồi. Anh Hưng lắc đầu thở dài rồi cũng đi về chứ không dám nói giúp tôi. Tôi thấy buồn muốn khóc. Vừa ấm vừa ức. Đành để nghẹn hết vô trong mà ngồi xuống vẽ. Chị ta thấy cả 2 bỏ về thì như vội vàng đi về chứ không đứng tra tấn tôi nữa. Anh Hưng kêu tôi về. Chị Châu cầm chùm chìa khóa nói: “Ôi. Sao cậu còn ngồi đó. Về lẹ lên tôi còn khóa cửa.”
Tôi lật đật nói: “Dạ… Nhà em không có chỗ vẽ đâu ạ. Mà bác Tuấn bảo em ở lại vẽ cũng được. Em phải vẽ cho gấp.”
Cả 2 như rùn mình cùng 1 lúc. Thái độ chị Châu có vẻ sợ nói: “Ờ… vậy đi. Anh Tuấn bảo sao thì làm vậy. Thế… thế tôi về trước đây. Cậu ngồi đây thì khóa cửa. Thế có người ở xưởng cnah rồi. Về trước đây.”
Anh Hưng có vẻ bất bình nói: “Sao bắt con người ta ở lại qua đêm? Lương bổng thế nào.”
Tôi chẳng biết sao mà trả lời. Anh Hưng nói: “Hay cậu về đi. Chứ ở lại đây cả tối đó. Ý chị Châu chẳng giao chìa khóa cho cậu đâu, cậu phải chờ tới sáng. Chứ không thể về. Ở đây có…”
Tôi chẳng biết anh ấy nói về cái gì chứ anh ấy dòm khắp nơi. Tôi bèn hỏi: “Có gì hả anh?”
Anh ấy nuốt nước bọt nói khẽ: “Hình như có gì đó lạ đó cậu à. Tôi… tôi nhớ lúc mới vô làm có nghe qua rồi. Chị Châu dữ vậy mà cứ 6 giờ là bả lót tót về. Hồi trước tôi với 1 người nữa là chú Đơn cũng kẹt đơn hàng nên ở lại. Chứ… chứ đang vẽ thì nghe có tiếng động lạ. Tiếng kéo đồ đạc, tiếng chân bịch bịch. Cái khung tranh to nên tôi không thể dòm cứ nghĩ là chú ấy đi qua lại. Sau nghe tiếng chân lạ lắm, cứ đi qua rồi đi lại. Sợ quá tôi hét lên thiệt to rồi chạy ra ngoài 1 mạch. Chú Đơn chạy theo. Sau đó thì không dám ở lại buổi tối nữa.”
Tôi dòm kỹ mặt anh Hưng. Thấy anh ấy nghiêmt úc lắm. Tôi nhìn quanh đâu thấy có gì lạ. Trong xưởng này có vụ ma mới bắt nạt ma cũ. Cũng hay dọa dẫm người ta.
“Bộ ở đây có người chết sao anh? Hay là cái chú đó dọa anh thôi. Tiếng động thôi. Đâu chắc là ma. Nhà em hồi xưa cũng lắm tiếng động. Hồi nhỏ em sợ lắm, nghe anh em nhát nữa. Chứ hóa ra là cái nhà phía sau là lò bánh mì nên lục đục suốt. Khu này nhiều xưởng mà anh.”- Tôi hỏi.
“Cái đó… anh không chắc. Chứ nghĩ là ma đó chú ạ. Chú Đơn sau đó nghỉ vì bị đau lưng kinh niên. Không tin thì hỏi thằng Thắng. Nó biết nhiều chuyện lắm. Làm lâu hơn anh mà. Nhưng không còn cách nào khác thì thôi. Chắc ma cũng chỉ gây tiếng động dọa người thôi. Anh về đây.”- Anh Hưng vỗ vai tôi rồi ra về.
Tôi nhắn tin cho mẹ là ở lại qua đêm rồi rướn người rồi ngồi xuống vẽ tranh. Phải tập trung sao chép cái bức nhan đề ‘Thần Vệ Nữ Xứ Việt’ theo phong cách Hàn Quốc này khiến tôi ngượng đỏ mặt. Không biết họa sĩ nào mà… xuyên tạt như thế. Mặt cô này với ba cái khuyên, và cái môi dày cui là phong cách Hàn Quốc, còn cái tư thế lõa lồ tắm thác cao nguyên thiệt không sao mà ưa thích được. Đành nhắm mắt mà vẽ thôi. Tôi tự nhủ thế.
Vẽ thêm 2 tiếng nữa là tôi rã rời. Không ăn cơm với ngồi cả ngày là vậy. Nhìn đồng hồ thấy hơn 8 giờ rồi. Không dám dừng tay. Đống cọ bẩn tôi lau kỹ rồi nhún vào chậu xăng. Trong xưởng này dùng cách cũ là xài xăng thiệt để vệ sinh cọ cho tiết kiệm và nhanh. Mùi xăng xộc lên làm tôi choáng.
Xạt… Xạt…
Nghe như có tiếng vật gì rớt. Tôi quay lại thì thấy 1 cuộn giấy rơi tá lả xuống. Tôi vội tới dựng lên.
Cạch.
Lại nghe tiếng vật gì rơi ở phía sau. Quay lại thấy 1 bức tranh ngã nằm xuống. Tôi dựng bức tranh lại.
“Chà… may mà không sao? Tranh này khô rồi.”- Tôi xem kỹ nói.
Đồ đạc trong xưởng kê lung tung nên như thế gió thổi vô thì… Tôi nghĩ là có gió thổi như buổi sáng chứ thấy chị Châu đóng hết cửa sổ rồi cửa lớn xong mới về. Trong xưởng giờ bít bùng nên ngột ngạt chứ không có gió.
Sao… thấy hơi rờn rợn. Lỡ giống chuyện anh Hưng kể. Anh này nghiêm túc lắm, không phải đùa hay nhát tôi đâu. Nhưng sợ thì cũng phải làm thôi. Như làm y tá cũng phải trực bệnh viện hay nhà xác vậy. Tôi cố tập trung 1 lúc nữa thì thấy đuối. Hai vai đau nhứt rần rần. Mắt cứ muốn híp lại. Tay tôi đau đến nhấc lên không nổi. Chân thì tê đến nổi mất cảm giác luôn. Không ổn rồi. Ngồi bó gối 1 chỗ khiến cả người mỏi mệt quá.
Hay là đi qua lại. Tôi đứng dậy rồi xoay hai tay cũng chẳng thấy khá hơn. Chợt nhớ ra là phải tìm tranh thiếu nữ để sao chép hay tu sửa lại rồi giao. Tôi ngần ngại dòm về cái góc chất đủ thứ cái đó. Có hẳn 1 cái gác lửng. Anh Nghĩa cũng leo lên vớ đại tranh rồi đem xuống.
Tôi chậm rãi thử leo lên. Cái cầu thang bằng gỗ tạm bợ trong lỏng lẻo quá. Tôi vịn vào nghe nhiều tiếng kẽo kẹt vang lên.
Kẹt Kẹt… Ken kẹt…
Như cả cái gác phát ra âm thanh kẽo kẹt vậy. Tôi nhìn lên mấy khe hở thấy có bóng chập chờn. Cái gì vậy nhỉ? Chỗ này như là kho nên ông chủ để cái loại bóng đèn tròn cũ kỹ. Hình như đèn đang đung đưa nên bóng đổ kỳ quái cứ như có ai đi qua lại trên ấy. Nhìn kỹ bên trên cao có 2 ô cửa sổ. Hẳn là gió cũng lùa vào.
Kẹt kẹt.
Tiếng kẹt kẹt còn vang lên. Tôi nhìn vào chỗ mình vịn. Tôi đâu có nhúc nhít gì. Âm thanh kèn kẹt còn đó. Tôi thử bước 1 chân lên. Tiếng kẽo kẹt vang lớn hơn. Chắc ổn. Thấy khá vững. Anh Nghĩa leo lên rất dễ dàng mà. Tôi leo lên vài bậc thang nữa. Giờ với tay cũng tới. Tôi vươn tay với lên. Thấy tay chạm vào sàn của gác xếp.
Chạm trúng cái gì như chổi thì phải…. Tôi rướn người lên lần mò. Tay tôi lại chạm vào cái gì như 1 tấm vải. Hình như có gì đó dưới tấm vải. Chợt chạm thấy thứ gì rất nhớt. Tôi rụt tay lại thấy là màu vẽ thôi. Làm giật mình. Mấy ngón tay tôi dính đầy màu vẽ. Như màu trắng và màu da người. Chắc ai mang sơn màu lên đó để rồi nhiễu khắp nơi sao? Nhìn kỹ lại thì mấy bậc thang dây màu rất nhiều. Màu khô, màu mới lẫn lộn. Tôi lại giơ tay lên lầm mò. Anh Nghĩa chộp ngay lấy bức tranh xuống mà. Thế mà không thấy. Tôi bước lên 1 bậc nữa. Tầm tay tôi với được 1 đoạn dài hơn. Mà… cái tấm vải hồi nãy đâu rồi. Tôi chạm trúng cái gì như 1 thanh gỗ ướt sơn. Hình như… giống 1 cái chân người. Tôi hoảng hồn nên trợt chân té xuống.
Ui… May mà tay tôi chụp cái lan can lại kịp nên chỉ trượt xuống 3 bậc thang. Chứ vài bức tranh ở trên đổ xuống. Còn mấy thứ như cọ vẽ rơi ập xuống đầu tôi. Tôi cầm 1 cây cọ vẽ lên. Ôi trời. Đúng là thần hồn nát thần tính. Hồi nãy đụng trúng mấy cây cọ vẽ dính sơn thôi mà. Chạm vào cũng giống mấy ngón chân lắm. Chứ làm gì trên đó có người đứng chứ. Tôi bình tĩnh lại thấy nãy giờ toàn mình dọa mình thôi. Ma quỷ gì được. Tôi mạnh dạng leo hẳn lên gác. Thấy ngoài đồ đạc ra thì chẳng có gì. Nhưng tranh nhiều thiệt. Đập vào mắt tôi là 5 chồng tranh xếp lớp. Còn có nhiều bức tranh rách nát, thêm mấy bức tranh dựng đại vào nhau. Có vẻ được đóng gói lại rồi mà bao nylon và giấy gói bị xé tung lòi ra mấy bức tranh. Có 3 bức tranh thiếu nữ trong bọc mà tan nát ra. Mắt của mấy bức tranh phần màu bị lem nhem hết, ai không cẩn thận đổ sơn vào. Có bức thê thảm bị rách tứ tung trên phần mặt. Nhìn kỹ ba cái lằn rách như móng tay ấy nhỉ. Sao dòm như ai rạch mặt mấy bức tranh. Tôi chồm tới thấy có 1 số tranh vẽ phong cảnh. Mấy bức này chỉ bụi thôi chứ còn ổn. Không được rồi. Phải tìm tranh vẽ thiếu nữ. Thấy có 1 bức tranh vẽ bé gái tóc bím còn nguyên. Bức tĩnh vật cũng thế. Thấy lạ quá. Sao mấy bức tranh vẽ thiếu nữ thì bị hỏng nhỉ? Tôi thấy 1 xấp tranh gần chỗ cầu thang. À… là chỗ để tranh anh Nghĩa với lấy cho tôi. Chỗ này sáng do gần đèn. Thấy 2 bức tranh thiếu nữ đội mũ và 3 cô gái ballerina còn nguyên. Nhưng bức thứ 3 tranh thiếu nữ 1 phần bên ngoài thì ổn chứ phần trong tối thì lại bị rách và lem luốt. Làm tôi còn hết hồn. Nhìn ghê quá. Như mắt chảy ra vậy. Chắc 2 bức này dùng được. Cũng nhiều tranh quá, nên có thể có tranh thiếu nữ mà tôi lấy dùng được chứ.
Kẽo kẹt… Kẽo kẹt.
Tiếng kẽo kẹt càng lúc càng nhiều dù tôi dừng lại rồi. Không thấy cái gác này run gì nên tôi tiếp tục tìm. Tôi kéo hết mấy bức tranh ra. Lại thấy 1 bức tranh thiếu nữ bị rách mặt. Bức vẽ phụ nữ đang khóc trừu tượng của Picasso thì không sao. Nhưng chắc không dùng được. Bác Tuấn bảo phải là tranh thiếu nữ. Nhưng bức của Picasso cơ mà, tôi nghĩ nên mang xuống để cho ông chủ coi. Tạm mang mấy bức này xuống cái đã.
Tôi mang mấy bức vừa đi xống thì nghe tiếng gì như tiếng ngã.
Bịch bịch.. Bịch. Thịch.
Tôi nhướn đầu lên thấy vài bức tranh vừa bị ngã xuống. Không lẽ hồi nãy lục tìm tôi không cẩn thận để mấy bức đó chông chênh sao? Thấy 1 xấp tranh ngã xuống. Có 1 bức còn ngã ra. Tôi vội đi lên lại. Có 1 cái lon sữa bò lăn lại chỗ tôi. Tôi dựng nó lên thì nghe tiếng Bịch trước mặt. Tôi ngước lên thấy là 1 cô gái đang đứng. Không phải… Một bức tranh ngã xuống để lộ ra bức tranh phía sau nó.
Ơ… Nhưng trước mắt tôi là 1 cô gái mặc áo dài trắng đang đứng quay lưng lại phía tôi. Tôi vội chồm tới xem cho kỹ bức tranh. Cảnh trong tranh thơ mộng quá. Thiệt như 1 luồng gió vậy. Cô gái với thân hình mảnh khảnh, cái lưng thẳng tắp. Tà áo dài trắng thướt tha, mái tóc đen dài rũ xuống. Cả người như hòa vào cảnh nền. Cảnh nền nhàn nhạt không rõ chứ như là trời và biển. Nhìn thật đặc biệt. Phải rồi. làm tôi liên tưởng tới bức tranh Thiếu Nữ Bên Hoa Huệ. Cũng phong cách này. Thiệt thanh lệ, hài hòa. Hư hư thực thực. Tôi mừng rỡ vội chạm vào bức tranh. Chợt thấy như có làn giò thổi qua. Nghe tiếng vi vu bên tai. Lớp màu sơn như mới vậy. Còn ngọn gió trong tranh như lây động cảnh trong đó. Tôi dụi mắt mấy lần để nhìn. Chắc tại tôi có nhiều cảm xúc về nghệ thuật thôi nên cảm giác trong tranh có chuyển động. Chứ là 1 bức tranh mà.
Tôi vội mang bức tranh xuống để nghiên cứu. Thiệt như tìm được báu vật vậy. Như bức tranh này đúng những gì tôi nghĩ vậy. Chẳng những là phong cách nghệ thuật đậm nét dân tộc mà còn tôn lên cái đẹp của phụ nữ trong tranh. Tôi chợt nghĩ tiếc là hiện giờ ít tranh như vậy quá. Còn phải đem bán. Chi bằng chép tranh ra. Bức trnah ‘Thiếu Nữ Bên Hoa Huệ’ bản gốc lưu lạc không biết ở đâu. Các phiên bản trưng bày hiện giờ đều là tranh sao chép. Chứ là kiệt tác nghệ thuật còn gợi cảm hứng cho nhiều tranh sau này. Bức này cũng đúng chủ đề mà chú Tuấn cần.
Thế là tôi cầm cọ phát thảo ngay bức tranh không suy nghĩ. Phát thảo và tô nền xong thì thấy đến hơn 5 giờ sáng rồi. Mắt tôi càng lúc càng trĩu lại. Vai nặng như có ai đè hẳn lên. Tiếng gió thổi qua lại. Thêm tiếng chân đi. Chứ tôi ngủ gục lúc nào không biết. Có mấy lần lơ mơ mở mắt ra thấy cô gái trong tranh đi qua đi lại trong xưởng.
—-
Anh Nghĩa gọi tôi mấy tiếng nữa. Tôi dậy rồi mà bần thần nên cứ ngồi vẽ chẳng nói gì. Đầu óc còn chao đảo. Anh Hưng mua cho tôi ổ bánh mì để đó. Tôi nghĩ mình nhịn cả tối thì đói chứ cắn có 2 miếng thì tôi lại tiếp tục vẽ. Anh Hưng bắt tay vào việc chứ dòm tôi lo lắng.
Anh Nghĩa vừa vẽ vừa dòm tôi nói: “Chú mày sao thế? Mắt thâm quần cả. Ai ngờ chú mày ở lại cả tối để vẽ. Bọn anh nói vậy thôi chứ không ác tới mức thế bắt chú mày làm không ngủ nghỉ gì. Để hôm nay cả bọn cùng nói cho lão Tuấn. Làm vậy bóc lột sức lao động quá. Hay là về nghỉ đi. Để anh nói lão cho.”
Tôi giật mình vì nghe anh ấy bảo về. Tôi chấm cọ cười nói: “Không cần đâu anh. Hồi trước ở trường, có 1 lần có bác họa sĩ vẽ phim hoạt hình thời kỳ trước tới thỉnh giảng. Bảo xưa không có công nghệ như giờ, lại chỉ có mấy họa sĩ, họ vẽ suốt từ sáng tới tối đó ạ. Hồi còn đi học, bị dí bài vở, mà em còn thích vẽ nên buổi khuya trốn bố mẹ lén tập vẽ đó ạ.”
Anh Nghĩa thở dài nói: “Ra chú mày có tình yêu hội họa thiệt. Anh thua chú mày luôn. Biết đâu sau này thành công đó. Mà… bức nào thế kia?”
“Thì trnah thiếu nữ.”- Tôi nói.
Anh ấy dòm qua loa nói ờ ờ rồi tập trung vào việc của mình. Anh Thắng vô trễ bị chị Châu la. Anh ấy nói: “Thì vô muộn chút, em về muộn cũng thế. Tuần trước em về muộn mà em có tính toán lương công gì đâu.”
Anh Hưng quắt Thắng nói: “Hôm nay anh em mình rang xong việc để giúp cho cậu kia. Chứ hôm qua cậu bé ở lại cả tối đó.”
Thắng trố mắt lên nói: “Gì chứ? Có ma mà. Ở đây có ma. Hồi trước nghe tiếng kêu nữa đó. Rồi tranh… Cái bức tranh đó… ”
Chị Châu chống nạnh nói: “Chuyện lâu lắc rồi. hết rồi còn gì. Ở lại cả đêm mà có gì đâu thì là hết ma rồi. Từ nay chị bảo là ở lại tăng ca đàng hoàng. Đừng viện cớ mới 4 giờ đã chạy về.”
Thắng tái cả mặt nói: “Cậu có thấy gì không?”
Tôi cười nói: “Em có thấy gì đâu. Còn tìm được 1 bức tranh đẹp.”
Cả 2 ngớ ra rồi lại thì họ hét lên khiến tôi đổ hẳn lọ dầu. Họ hét lên khiếp đảm> Chị Châu té hẳn ra hét rồi bỏ chạy. Anh Nghĩa giữ chị ấy lại. Thắng trợn mắt chỉ vào bức tranh còn hét lên. Anh Hưng quát nói: “Làm cái gì mà hét như điên vậy?”
“Tranh này. Là cái bức tranh đó. Không thể nào. Anh Trung bảo đốt rồi mà.”- Thắng kêu lớn lên.
Anh ta còn luống cuống như muốn bỏ về. Họ kéo ra nói chuyện ồn ào. Tôi dòm lại bức tranh thấy chẳng có gì. Chị Châu còn la hét không dám bước vào xưởng nữa. Anh Nghĩa tái mặt chạy vô lôi tôi ra ngoài.
“Thiệt đó. Đó là tranh ma đó. Thật mà. Hồi đó em mới vô làm. Lúc đó xưởng đông lắm. Chủ cũ là ông bà Lâm. Ông Lâm đi ra Bắc mua về 1 bức tranh còn cười bảo là hàng hiếm bảo đảm có giá. Nghe bà chủ hay ghé qua bảo là tranh của họa sĩ đã chết thì có giá hơn, của hời rồi. Nghe bả còn chết giễu người mẫu trong tranh. Họa sĩ này có 1 cô người mẫu yêu thích, như nàng thơ vậy. Cũng khá nổi tiếng. Vẽ hẳn 1 loạt tranh thiếu nữ cho cô ấy. Chứ cô ta bị tai nạn rồi mặt biến dạng. Rồi giết họa sĩ, xong tự tử chết.”- Chị Châu run rẩy kể lại.
Tôi nghe tai này qua tai kia thôi vì buồn ngủ. Tôi nói: “Chuyện có thiệt không chị? Thì bức tranh nào chẳng có 1 câu chuyện. Người mẫu với họa sĩ mất thôi mà, còn lại là tin đồn. Như cái bức tranh ‘Cậu Bé Khóc’ bị đồn là bị nguyền rủa, nào tự dưng ai sở hữu cũng bị chết cháy. Chứ đâu có phải, chỉ vài trường hợp không may hỏa hoạn rồi đồn ra là do bức tranh.”
Chị Châu càng lúc càng sợ nói: “Không phải đâu. Bức tranh này lạ lắm. Bà chủ bảo là tranh quý vì… là bức tranh cuối cùng của họa sĩ vẽ cô gái đó. Mà… mà nghe đâu là họ không biết nó từ đâu ra luôn. Người nhà ông họa sĩ bảo là không biết bức tranh này có từ lúc nào, không nhớ ông ấy có vẻ bức này không. Người nhà chỉ nói thấy ông ấy vẽ 1 bức phong cảnh biển thôi, chứ không phải bức vẽ người. Dám… dám là… ‘nó’ đi vô bức tranh đó. Quỷ đó.”
Chà. Đúng là chỉ vậy thôi mà đồn đãi. Như trong xưởng vẽ này thì tranh ảnh lộn xộn. Mấy người chung quanh cũng đâu có biết hết. Một họa sĩ thì 1 lần vẽ nhiều bức tranh. Người qua kẻ lại cũng không để ý hết được.
“Có phải chỉ là tin đồn. Chứ ma quỷ thì… có gì đâu. Cậu còn trẻ với là thanh niên trai tráng mà đi tin chuyện tranh ma như chị Châu sao?”- Anh Nghĩa cười nói.
Anh Thắng lắc đầu quầy quậy, khủng hoảng dòm vào trong nói: “Không… Không. Em chứng kiến tận mắt. Bức tranh đó là bức cô gái quay lưng lại chứ… chứ… mỗi ngày… mỗi ngày lại thấy cô ta từ từ quay mặt lại nhìn đó. Thiệt… lúc đó em mới vô. Anh Trung kêu em đi dọn dẹp chỗ cái gác. Em lên dọn rồi mang xuống mấy bức còn mới, trong đó có bức này. Treo ở đó rồi… thiệt… mỗi ngày thấy cô ta quay mặt lại. ”
Anh Hưng với Nghĩa hét tướng lên. Tôi giật mình vì nghe chuyện đó. Quay mặt lại sao?
“Nè.. Anh chị làm gì ở ngoài này? Sao không vô làm việc.”- Tiếng bác Tuấn la.
Bác Tuấn vô la chúng tôi. Nghe chuyện thì ông ấy càng giận hơn la chúng tôi 1 trận. Chị Châu sợ đến xin nghỉ việc ngày hôm đó. Anh Nghĩa thì nửa tin nửa ngờ chứ vẫn đi làm việc lại. Bác Tuấn dòm tranh thì nói: “Tạm được. Cứ để ở đây. Cậu cứ sao chép tiếp cho tôi. Thế ra là bức của họa sĩ có tiếng ở ngoài Bắc. Còn là tranh gốc thì đáng tiền lắm. Mai phải hỏi chị Châu coi họa sĩ nào. Rồi đem ra phòng tranh để bán là thế nào cũng có khách mua giá cao.”
Bác Tuấn nói vậy nên không ai dám nói gì. Tôi thấy yên tâm mà vẽ tiếp. Đến trưa thì họ kêu tôi đi ăn trưa cùng chứ tôi không thấy đói. Tôi nhờ họ mua thứ gì về thôi. Thắng thì kiếm cớ để về sớm. Anh ấy sợ bức tranh này thấy rõ.
Mới đó mà tới giờ về. Tôi thiệt luyến tiếc bức tranh giang dở nên tính là ở lại đây qua đêm. Anh Nghĩa khuyên tôi nên về nghỉ.
“Không sao đâu các anh. Khó lắm em mới tìm được bức tranh mình muốn vẽ. Sao chép tranh là cách học tập mà.”- Tôi cười nói.
Cả nhóm khuyen thế nào cũng thế nên họ đi về. Vẽ 1 lúc chứ mắt tôi lại híp lại. Lưng nặng trình trịch. Cả vai tôi bị ghì xuống. Lại nghe mấy tiếng động xung quanh. Không biết là mơ hay tỉnh chứ lúc dòm quanh thấy có bóng người đi. Dòm lại bức tranh tôi lại thấy có gì khác lúc đầu thấy nó. Tóc cô gái trong tranh hình như dạt sang 1 bên. Giờ thấy rõ tai trái của cô ấy.
Bộp.
Hình như lưng tôi. Có ai vỗ vào. Tôi ngước cổ dòm thì thấy 1 cô gái với mái tóc dài phủ xuống mặt tôi. Mặt cô ta như 1 cái hố đen không có gì ngoài màu đen.
“A…”
Tôi kêu lên 1 tiếng rồi giật mình tỉnh giấc. Sáng rồi. Anh Thắng với Anh Hưng dòm tôi vẻ kỳ lạ. Anh Thắng nói: “Anh thấy chưa. Bức tranh này chuyển động. Sao đốt rồi mà nó vẫn còn.”
“Anh… cũng không chắc. Hôm qua anh không dòm kỹ. Hay cậu ám ảnh rồi. Cứ bảo tranh ma rồi chú Đơn đem đốt. Cậu có thấy chú ấy đốt không?”- Anh Nghĩa nói.
Thắng lún tún nói: “Thì lúc đó em sợ quá nghỉ ở nhà có dám đi làm đâu. Sợ bị ma ám. Cái hôm đó chú Đơn gọi điện thoại vui vẻ bảo đem đốt rồi. Thế là em đi vô làm.”
“Thế biết số của ông Đơn thì gọi đi. Hỏi xem thế nào?”- Anh Hưng nói.
Thắng lắc đầu nói: “Sau đó 1 tuần chú Đơn bị tai biến ở nhà nên qua đời. Em đi làm bình thường, nghĩ là chú đốt tranh rồi chứ.”
“Chắc là không rồi. Dám ông bà chủ lúc đó không cho đốt. Nghe nói giá cao mà. Ông Tuấn còn kêu cô Mai xuống xem để thẩm định.”- Anh Nghĩa nói.
Cả nhóm bàn qua lại chứ cũng phải tiếp tục công việc. Tôi tính ở lại 1 buổi nữa mà bố mẹ tôi tới.
“Con làm bố mẹ lo quá. Cứ nhắn tin bảo không về. Bố mẹ gọi tới tấp thì không chịu bắt máy.”- Mẹ tôi chưa gì khóc lóc nói.
“Giận dỗi gì bố mẹ hay sao mà. Hôm qua anh con gọi lúc khuya thì con bắt máy chứ chẳng chịu trả lời gì. Làm cả nhà lo. Thôi… đi về. Có gì từ từ nói.”- Bố tôi vịn tay tôi về.
“Dạ. Con ở xưởng vẽ mà. Bận lắm nên… Hôm nay con ngủ lại.”- Tôi vội nói.
Bố mẹ tôi ngạc nhiên. Bố tôi nói: “Cái thằng này. Lại mê vẽ quá. Mày mê quá, lén lút vẽ tranh cả tối, còn dối bố đi học thêm để đi học vẽ, nên tao mới đồng ý cho theo đuổi nghề họa sĩ. Chứ đâm ra là vô nghề rồi lại mê thêm à. Không được. Mê đến bỏ ăn bỏ uống, chẳng tắm rửa gì. Nhìn như mấy thằng ăn xin.”
Mẹ tôi thì cười nói: “Ra là mê vẽ thôi. Mê gì mê ít thôi con. Về tắm rửa thay đồ chứ đâu thể không ăn uống mà vẽ. Sợ con ngã bệnh rồi chẳng vẽ được. Nhanh lên.”
Thế là đành theo bố mẹ về. Bố mẹ nhắc mới nhớ là mấy ngày không tắm rửa. Về nhà tôi ăn liền 5 bát cơm. Thiệt là ngon miệng. Vừa thấy bàn cơm là tôi ăn không ngớt. Mới thấy đói lả ra đó. Tắm xong thì cả người tỉnh lại chứ vừa nằm lên giường là tôi ngủ mất.
Ngủ đến tận trưa hôm sau làm tôi giật mình tỉnh lại mới nhớ ra là tới xưởng tranh. Không ngờ ngủ nhiều như thế. Nhà xa nên tới đó là chiều rồi. Thế mà thấy cửa khóa. Tôi gọi cửa không thấy ai. Dòm đồng hồ thấy có 4 giờ mà đóng cửa. Tôi nghĩ chắc là mọi người về sớm. Chứ là cửa khóa từ bên trong. Chị Châu hẳn còn nghỉ. Ai ở trong thế chứ? Gõ cửa mãi không có ai ra. Chắc ai ở lại nhưng không để ý có người gõ cửa. Hình như anh Thắng lúc làm việc hay đeo tai nghe nghe nhạc lắm. Chắc anh ấy không nghe rồi. Tôi gõ cửa 1 chập nữa mà không ai ra nên đành đi về. Vậy là mất hẳn 1 ngày làm việc.
Tôi về nhà lại ngủ vùi. Ngủ đến trưa hôm sau mới dậy. Vội vàng chạy tới xưởng. Thấy người tươi tỉnh hẳn. Thần trí cũng tỉnh táo hơn. Tôi tới xưởng thì thấy có 1 cái xe ôtô lạ. Cửa không khóa. Tôi đi vào bên trong thì không thấy tối om. Lạ thế. Có xe lạ thì chắc có khách hay người tới lấy tranh mà. Sao trong này không bậc đèn. Tôi bậc đèn lên thì thấy công tắc chính không mở được. Còn dính 1 đống sơn màu vào tay tôi. Tôi mở vội cái đèn ở bàn vẽ thì mở được. Trước mặt tôi là màu sơn dính đầy trên bàn. Bức tranh in phun trên tấm bạt bị rách và mắt của bức tranh thiếu nữ đó dây màu vào. Sao kỳ thế? Bộ ai vô đây phá hoại xưởng hay sao? Sơn dính dưới giầy tôi. Thấy có dấu chân người. Đi chân không à? Tôi mở đèn ở cái bàn vẽ đối diện. Cọ vẽ lăn lốc khắp nơi.
Cạch… Có 1 cái lon đựng cọ lăn lại chân tôi. Hình như.. có cái gì đang di chuyển trog bóng tối.
Cạch… bộp bộp.
Nghe tiếng chân. Tiếng này nghe quen lắm. Mấy hôm trước có nghe nhưng giờ nghe nó nhanh hơn và nặng hơn. Tôi giật mình nhớ tới bức tranh. Tôi quay cái đèn bàn vào góc tôi hay ngồi. Tôi giật mình vì mấy bức tranh người gần góc đó đều bị rách. Màu tạt vào mặt khiến biến dạng. Mấy bức tranh còn ướt thì chảy hết ra. Ai mà tạt xăng vào còn dùng móng cào lớp sơn. Mặt tất cả tranh như biến dạng hết, chảy ra, rớt ra từng mảng. Còn bức tranh đó.
Tôi quay lại nhìn thì thấy mặt… mặt bức tranh. Đúng.. đúng là cô gái đang quay lại. Đầu cô ta quay hẳn về phía sau. Thấy 1 bên má rất rõ. Tôi loạng choạng thụt lùi lại. Tranh… tranh ma. Sóng lưng tôi thấy có 1 luồn hơi lạnh táp vào. Tôi mở điện thoại lên để gọi cho ông chủa gấp.
Reng…
Ơ… Tôi nghe tiếng điện thoại phát ra ở quanh đây. Tôi mở đèn pin trên điện thoại lên lần theo tiếng chuông.
Reng…
Ở góc đó thì phải. Tôi đi tới rồi soi đèn. Tôi thấy ông ấy đang ngồi làm gì đó.
“Chú… Chú đang làm gì thế?”
Ông ánh dùng cái bay để rạch cái gì đó, còn dùng cái dao rọc giấy mà cắt. Hả? Tôi soi đèn vào để nhìn rõ thì hoảng hốt. Một phụ nữ ngồi đó chứ không phải là bức tranh. Ông ấy dùng dao trét màu vào và dùng dao để rạch mặt bà ấy ra.
“Á… Á”- Tôi hét lên bỏ chạy.
Chân tôi đạp trúng mấy bức tranh. Còn làm đổ 1 thùng sơn màu. Tôi vùng bỏ chạy. Lớp sơn cứ như bám vào tôi. Thấy có 1 thứ như cánh tay bằng sơn từ từ ngoi lên.
Tôi hoảng hốt bỏ chạy ra khỏi xưởng.
—-
Hôm sau là chúng tôi tìm cách đốt bỏ bức tranh. Chúng tôi mang bức tranh ra sau xưởng rồi tưới xăng lên đốt. Thấy lửa nuốt chửng bức tranh làm bọn tôi nhẹ lòng. Cảnh sát chỉ nói là ông chủ có bệnh tâm thần, rồi cùng đối tác cãi nhau dữ dội sau đó thì… Chứ tôi biết là không phải. Anh Nghĩa thì chưa tin lắm.
“Dám chú mày lúc đó hãi quá rồi đâm ra tưởng tượng lung tung.”- Anh Nghĩa nói.
“Ôi. Anh đừng bày đặt nữa. Không có gì mà anh tự dưng buổi sáng vô cái bỏ về. Lúc đó bọn anh vô ngồi 1 cái thấy bức tranh đó nó quay mặt là sợ khiếp. Thế là cả đám vội cuống cuồng chạy về. Có gọi cho ông chủ. Ổng tức tối lắm. Nên chắc ổng tới rồi… Thôi qua rồi. Nghe nói giao lại xưởng cho cô con gái với bà vợ. Chắc cũng như trước thôi.”- Anh Hưng nói.
“Em… em sợ lắm. Chắc xin nghỉ quá. Lần trước cũng đốt rồi chứ… chứ nó vẫn xuất hiện nữa.”- Anh Thắng nói rồi cuốn quýt thu dọn đồ đi tuốt.
Chúng tôi có khuyên mà ảnh ấy nhất quyết nghỉ.
“Tội chú em quá. Mới vô làm đã gặp chuyện. Cứ mang đồ vẽ về đi. Dù sao cũng không giao hàng giao hiếc gì. Còn mấy bức dở dang thì cầm về vẽ tiếp rồi mang ra tiệm bán. Anh cũng biết 1 chỗ trong chợ bán tranh. Cũng được lắm đó. Đỡ được tiền sống qua ngày chờ công việc mới.”- Anh Hưng nói.
Tôi thở dài chờ cho chủ mới tới chứ biết làm sao. Tôi thu dọn mấy bức đang vẽ dở như anh ấy nói. Chắc xưởng tạm đóng 1 thời gian rồi chờ chủ mới tiếp quản xong mở lại. Lúc đó thì vẽ tiếp thôi. Nhưng trong thời gian đó thì vẽ ở nhà. Em trai tôi tới giúp tôi dọn đồ rồi mang về nhà.
Tôi về thì ngủ 1 giấc rồi tối dậy. Thấy em tôi giúp tôi mang tranh ra rồi. Nó còn hý hoáy suýt xoa làm ra vẻ nhà nghệ thuật coi tranh nói: “Tranh này tranh khỏa thân này. Bố mẹ ơi, coi anh vẽ tranh khỏa thân này.”
Tôi chọi đồ nó thì nó cười hì hì. Sẵn dạy nó 1 bài học. “Thì phụ nữ là đề tài cơ bản và phổ biến trong tranh mà. Thị hiếu giờ vậy nên đành theo. Chứ có nhiều bức có giá trị. Như mày học tiết hội họa trong trường chắc nghe thầy cô nói về bức Thiếu Nữ Bên Hoa Huệ đúng không. Là bức tranh thiếu nữ của Việt Nam. Tao đang vẽ 1 bức theo phong cách đó. Tiếc là chưa hoàn thành. Mới có nền và phát thảo.”
Thằng em tôi trố mắt kéo 1 bức tranh ra nói: “Bức này hả anh? Sao anh nói chưa hoàn thành. Em thấy vẽ xong rồi mà.”
Hả? Tôi kinh ngạc. Nó quay bức tranh nó đang cầm lại. Tôi kinh hãi nhìn bức tranh đó. Đó… đó là bức sao chép của tôi. Chứ… chứ cái cô gái trong tranh hiện rõ ràng. Cô ta đứng đó mặt quay lại như nhìn tôi. Cầm cô ta lộ rõ. Mặt nghiên 1 phần. Tôi hét lên vội dập bức tranh xuống đất.
Chết thật. Nó… đừng nói là nó di chuyển sang bức tranh của tôi. Hơi thở tôi dồn dập. Phải… phải đốt bức tranh này mới được. Tôi chạy đi tìm chất đốt.
“Mẹ.. nhà mình có dầu hỏa không? Củi hay gì cũng được.”-Tôi hỏi mẹ.
“Hình như bên nhà cô Tư có nhiều củi lắm.”- Mẹ tôi cười nói.
Tôi vội chạy sang nhà hàng xóm. Đầu óc tôi choáng váng lên. Hình như Thắng bảo cái ông chú đốt tranh sau đó chết vì đột quỵ. Ông ấy… chết ở nhà. Chứ đừng nói là… đừng nói ông ta mang bức tranh sao chép về nhà… nó theo vô trong tranh đó rồi… Mồ hôi tôi rịn ra hết. Tôi chạy ngược về nhà. Nhà tôi không có ánh đèn. Tôi như điên dại chạy vào nhà. Tôi nhào tới chọp bức tranh từ đằng sau rồi dùng dao rạch. Khỉ thật, nhanh lên…
Cạch… Bịch.
Ơ… Tôi nghe tiếng chân. Tôi quay lại. Thấy bức tranh ở ngay trên tường. Đừng nói em hay mẹ tôi treo nó lên. Trong bức tranh nó quay mặt hẳn về phía tôi rồi. Đó là gương mặt khủng khiếp nhất tôi từng thấy. Nó như giết chết hết ý thức của tôi. Tôi gào thét lên thì tay mình dính máu bê bết. Nó còn từ từ bước ra. Nó đi tới chỗ tôi rồi gỡ mái tóc ra. Mặt nó dí sát vào mặt tôi. Tôicố vào và đâm vào mặt nó.
Sau đó tôi cũng không nhớ chuyện gì nữa. Đầu óc tôi như lộn xộn hết lên. Mọi thứ rối tung. Thấy mình thi thoảng cười khóc kể lại chuyện cho người khác nghe. Chắc những gã tâm thần có biểu hiện như thế. Còn bức tranh thì… nó vẫn còn đó. Giờ chắc nó đang ở đâu đó. Trong 1 xưởng vẽ, hay 1 phòng tranh nào đó.
Thẻ:Kinh dị, Ma Quỷ, Tâm Lý, Truyện Ngắn