Her Story 7: Hà

0 Comments

Tiếng đồng hồ nặng nề vang lên. Những cái kim đồng hồ chuyển động phát ra âm thanh. Hôm nay có người lái xe tấp vào khu thương mại lúc khuya. Đi lộn chỗ thôi, do cả khu kia xảy ra sự cố điện. Khu đối diện có nhà hàng lớn, điện cúp thì những cái tủ lạnh với đồ trong đó tính sao. Là 2 thợ điện. Họ đi lộn chỗ đi 1 vòng mới biết lộn. Anh thợ điện trẻ tuổi còn dòm lên khung cửa sổ tầng trên sáng đèn 1 cách kỳ lạ. Họ đang tìm cái trụ điện và đi lộn tới chỗ này. Cánh cửa tầng dưới đóng chặt. Lúc họ nhận ra lộn nơi tính đi thì đèn ở trên lầu tự dưng bậc lên. Họ nghe người bên đầu dây bảo họ đi lộn nơi rồi, khu của anh ta đối diện, bên khu thương mại họ đi vào những cơ sở thương mại đã đóng cửa hết hay ngưng hoạt động. Nhưng họ biết là thông tin sai lệch rồi, ở trên còn 1 đài phát thanh đang hoạt động kia mà. Trong phòng cô phát thanh viên ngồi sẵn với 1 nụ cười. Đúng 12 giờ rồi nên cô bắt đầu.

“Xin chào các bạn, chúc các bạn 1 buổi tối tốt lành. Chương trình radio Her Story xin được phép bắt đầu. Cuộc sống đầy những mối lo toan và những bất cập, hay những vấn đề về tình bạn tình yêu hôn nhân gia đình công việc, phụ nữ là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất. Chúng ta sẽ lắng nghe câu chuyện của các bạn gái với những phiền muộn. Nhưng cánh chị em chúng ta đều cách nào đó mà vượt qua những trở ngại trong cuộc sống và đạt được điều mình muốn. Chúng ta đã có vị khách đầu tiên trên đường dây. Xin chào bạn. Bạn tên là gì? Hãy kể cho chúng tôi nghe về câu chuyện của bạn.”

—–

Tôi tên là Hà. Tôi nhớ năm đó mình 9 tuổi. Một ngày mẹ tôi khóc rất nhiều. Bố tôi dọn đi không nói 1 lời. Mình ông ấy dọn đi. Tôi đòi theo bố do tôi nhớ tôi thích bố hơn, mẹ tôi còn bắt tôi học, với làm việc nhà chứ bố đi làm về là có quà cho tôi hay dắt tôi đi ăn hủ tiếu bò viên. Lâu lâu ông ấy đem tôi đi chơi công viên, chứ mẹ tôi thì suốt ngày tiết kiệm. Ông ấy cũng chẳng dọn đi đâu xa, tới 1 ngôi nhà khác gần đó thôi. Nhà của cô Mỹ bán hủ tiếu. Ông ấy hay khen con của cô Mỹ giỏi, mới 8 tuổi đã phụ mẹ coi hàng. Tôi lúc đó tới tìm bố ngay. Thấy con cô Mỹ là Huệ ra mở cửa, nó mặc cái váy đầm mà tôi hay chỉ bố đòi mua ở ngay cái tiệm quần áo trước cổng trường. Lúc đó Huệ kêu to: “Bố, Hà tới tìm bố này.”

Lúc đó tôi xô Huệ ra chạy vào. Rồi tôi bị bố bảo: “Về nhà với mẹ ấy, tại mẹ con cả, bố chẳng có lỗi gì, bố không muốn sống cùng bà ấy nữa, bố giờ sống cùng cô Mỹ.”

Tôi vừa đi vừa vừa khóc hu hu. Cả xóm đều biết. Lúc đó bố mới chạy theo kéo tôi lại bảo tôi ngoan, đừng khóc, ông ấy hứa… ông ấy thương tôi nhất. Rồi hôm sau ông ấy mua 1 bộ đầm y chang bộ đầm của Huệ cho tôi. Mẹ tôi dùng kéo cắt nát ngó ngay không thương tiếc. Tôi lúc đó ghét mẹ lắm. Cho là lỗi của bà. Bố tôi thi thoảng đưa tôi đi chơi, còn đưa tôi tới nhà cô Mỹ nơi họ đang sống kêu tôi chơi cùng Huệ. Ông ngoại bà ngoại nổi giận kéo cả nhà tới trước cửa nhà họ mắng chửi. Bố tôi ra bênh vực cho cô Mỹ đó. Thấy cô ta khóc lóc vật vã lạy lục xin lỗi thì càng thương mẹ con cô ta hơn. Bố cũng kể đủ thứ “tội lỗi” của mẹ tôi. Rằng bà ấy ba phải, cả ngày chỉ biết nặng nhẹ, hay vì mẹ mà bố tôi phải bán nhà trước, rồi tại mẹ xích mích với bên bác mà bác từ mặt bố. Họ cãi nhau cả tuần. Rồi mọi việc cũng xong. Ly hôn. Mẹ con tôi thành bị chồng/ bố bỏ. Hàng xóm xì xầm bàn tán dữ lắm. Nhưng nhà cô Mỹ ở đó từ đời ông bà cha mẹ cô ta, nhà tôi chỉ mới dọn tới nửa năm nên họ vài tuần là theo lại phe bên ấy. Mẹ tôi bắt đầu đập phá đồ, chửi bới. Có lần có ông già bênh cô Mỹ, mẹ xô ông ta ra đường bị xe quẹt. Nên hàng xóm láng giềng ghét mẹ con tôi lắm. Thành ra mẹ con tôi mới phải là người sắp dọn đi. Chúng tôi dọn tới 1 khu cư xá lụp xụp cách đó cũng không xa. Bố tôi cũng mong làm tròn trách nhiệm với bổn phận nên cứ bên đó có sinh nhật hay đi chơi đều đưa tôi đi cùng. Ông còn lên án mẹ tôi không lo cho tôi đàng hoàng. Mẹ tôi bắt đầu chấp nhận sự thật. Rồi bà bắt đầu dạy dỗ rèn dũa tôi. Bà ấy muốn tôi cái gì cũng phải nhất để cho mẹ con Huệ phải bỉ mặt. Nhất là với Huệ, nó nhỏ hơn tôi 1 tuổi, chúng tôi học chung trường. Bà ấy muốn tôi phải là học sinh xuất sắc, phải toàn điểm 10. Để trường lớp ai cũng biết đi, để cô Mỹ bị xấu hổ thế nào. Bà ấy vay mượn tiền rồi đi may gia công, đi làm ở tiệm bánh, đi bán đồ ở chợ, đi làm người giúp việc nhà… Đủ nghề hết, cứ có việc trả lương cao hơn là bà ấy lại nhảy sang đó. Tôi thì chỉ có học với học. Hay lần nào tôi sắp được đón qua nhà cô Mỹ chơi dịp Tết là bà ấy mua cho tôi đồ mới, cắt bộ tóc mới cho tôi để tôi phải sao mà xinh đẹp hơn, khách khứa tới chúc Tết sẽ so bì hay chỉ trỏ. Bà ấy chỉ tôi phải tỏ ra ngoan ngoãn hay cười, lễ phép nhất, miễn sao qua mặt con Mỹ là được rồi, để bố tôi và người ngoài thấy bà ấy dạy con hơn cô Mỹ. Lúc đầu tôi nghĩ mình cứ thành học sinh giỏi là bố trở lại cho xem. Thấy bố còn thương tôi lắm. Bà ngoại tôi cũng hy vọng hay bảo: “Con Huệ đó dù sao cũng là con của người khác, chẳng mấy chốc bố con trở về thôi, ai mà đi nuôi con của người ta hoài”. Ấy thế mà cô Mỹ mang bầu. Nhà tôi không còn hy vọng gì. Bố tôi cũng không đón tôi sang chơi nữa vì sợ làm cô Mỹ mất vui ảnh hưởng em trai hay em gái của tôi. Có lần tôi thấy bố chạy xe ngang qua, tôi vội chạy theo khóc kêu bố. Tại đường đông xe ông ấy không nghe thấy hay ông ấy vờ không nghe thấy thì tôi không biết nữa. Họ sinh 1 bé gái. Tên Châu. Bố tôi coi nó như Châu báu thật. Tôi nhớ lúc đó đã lên cấp 2, thấy ông ấy suốt ngày đèo nó trước xe, nó cầm bong bóng, ông ấy cười dòm nó kêu nó hát là nó hát làm ông ấy vui hơn.

Lên cấp 2 tôi vẫn tiếp tục giữ vững thành tích. Từ cấp 1 mẹ đã đầu tư cho tôi nhiều cái lắm, tôi được đi học vẽ, với sinh hoạt ở nhà văn hóa thiếu nhi. Mẹ thuê xe ôm chở tôi đi. Rồi tới cấp 2 mẹ tôi mua cho tôi điện thoại di động. Đưa tôi đi duỗi tóc với hấp dầu. Nhìn tôi như 1 đứa nhà giàu, học giỏi. Tôi cũng cố tỏ ra như thế. Chứ mặc kệ căn nhà lụp xụp đó. Mẹ không thuê chỗ đó mà thuê 1 phòng sau nhà người ta. Chỉ có độc 1 phòng kê 1 cái giường, trong 1 góc là để bàn học của tôi, 1 cái tủ, còn 1 góc kia để đồ nhà bếp trong rổ rá, bên ngoài có cái sàn nước. Nhà vệ sinh và chỗ đứng tắm chung. Nhưng bên ngoài cứ có những thứ như tôi là sẽ nổi tiếng trong lớp thôi. Nhất là khi cái đám cùng sinh hoạt trong Nhà Văn Hóa Thiếu Nhi có vài đứa giờ làm ca sĩ hay đóng phim với vai trò diễn viên nhí. Không có ngày nào là không có 1 đám bạn học chung bu quanh tôi háo hức hỏi han là ‘Bảo Trang hồi nhỏ trông ra sao vậy, hồi đó hay xuất hiện trong băng ca nhạc thiếu nhi’… ‘ta hỏi gấp hơn chứ, Nhi Nhi được chọn đóng vai Hương lúc nhỏ trong Vầng Trăng Khuyết đó, dạo này sao rồi, ít thấy lên tivi hẳn’. Tôi hay cười nói chắc là bị bắt học… Hay tôi có thể trả lời mọi câu hỏi là cả bọn hô hoán lên. Thi thoảng tôi dòm thấy Huệ. Nhiều nhỏ xì xầm chỉ trỏ. Tôi thấy mình như cô bé Lọ Lem với 2 người chị ghẻ xấu xí độc ác vậy. Chỉ vài lần tôi nói ra tâm sự cho bạn với thầy cô thôi mà giờ cả trường đều biết. Tôi thấy từ lúc con Châu được sinh ra thì con Huệ lặng lẽ hẳn. Tôi thầm cười nhạt thôi.

Đến lớp 8 tôi xin vào Đội, rồi hay làm đội sao đỏ. Cứ đầu giờ vô lớp thì tôi đứng trước cổng trường. Lần nào cũng tóm được hết. Nếu có con Huệ đi trễ thì nó chết với tôi. Tôi sẽ dẫn đám đi trễ lần đó ra nhờ chị phụ trách đội lên lớp, đọc tên vào buổi chào cờ trước toàn trường. Hay giờ ra chơi tôi chỉ cần kêu mấy đứa trực sao đỏ chung bắt đứa nào là được thôi mà. Thiếu gì cái lỗi vi phạm kỷ luật như chạy nhanh, hay ra chơi không xuống sân, hay không bỏ áo vô quần, thắt khăn quàng đỏ sai cách. Tôi bảo đám bạn là nó nhai kẹo chewing rồi trét ra đất thì mấy dấu kẹo chewing gum trên sàn hành lang đều là do nó cả. Nó phải đi nạy từng cái ra. Thầy cô còn ra la nó. Huệ là đứa học sinh trung bình yếu, thuộc đám cá biệt, nên không ai ưa cả. Thầy chủ nhiệm thì cho là làm thành tích lớp đi xuống. Nên đâu có ai bảo vệ nó. Tôi biết bên nhà cô Mỹ, bà ta toàn lo buôn bán, lại có con Châu còn nhỏ, bố đi làm thì bà ta chỉ có cách kêu nó giữ em với làm việc nhà, phụ bán, cũng chẳng cho đi học thêm gì, nên làm gì có vụ nó học giỏi được. Thi cuối năm tới, tôi nghe đám học sinh cá biệt sợ nhất là vụ thi cuối năm, thi rớt là ở lại lớp. Nên chúng cùng nhau bày nhiều trò lắm. Nhất là có phao, đứa nào cũng mang phao. Tôi báo cáo với thầy. Xét lớp đột xuất trước giờ thi. Con ngu… Chưa gì khóc ầm lên xin lỗi. Tôi ngồi trong phòng thi nghe có lớp dưới học sinh dùng tài liệu là biết rồi. Cứ tưởng nó bị đuổi học luôn rồi, ai ngờ bố tôi đi xin giúp, nói là lần đầu, làm bản kiểm điểm không tái phạm nữa. Tôi ở trên lầu nhìn xuống thấy không thể nào chịu nổi mà.

Nhưng không sao, còn lần sau nữa… Tôi biết lớp nào cũng có quỹ, thủ quỷ là ai, mấy con bé lớp dưới hay chạy tới hỏi về mấy sao nhí, tôi hỏi dò 1 chút là biết hết. Giờ ra chơi tôi vô lớp nó bỏ ví của thủ quỹ vô túi của con Huệ. Rồi tôi ngồi chờ. Cuối buổi là nghe có lớp mất tiền, xét cặp sách, lòi ra cái ví. Rồi sao nữa nhỉ? À, có lần tôi tạt cả xô nước vào người nó rồi cả bọn cùng cười phá lên trong nhà vệ sinh. Nó đứng khóc nức nở. Tôi nắm tóc nó nói với tất cả: “Là con em ghẻ xấu xí, độc ác này… Gian lận, trộm cắp. Coi nè, cái gì đây? Bóp viết Hello Kitty này. Ăn cắp của ai vậy. Nè, các em đem ra ngoài hỏi xem là của ai bị trộm mất.”

Tôi lụt cặp nó mang bóp viết ra đổ hết viết xuống. Bọn kia thì xé sách vở. Có con rất dữ còn hùa theo: “Không học được thì nghỉ đi. Biến đi. Mày làm ảnh hưởng lớp. Điểm thi đua. Tao là lớp phó học tập. Lần nào thầy cũng kêu tao lên nói làm sao cho lớp học tốt. Phải hướng dẫn bài vở cho mày. Đồ học ngu.”

Tôi ngày nào cũng bày thêm trò. Giờ nhiều đứa tạt mực vào quần áo hay viết bậy lên bàn hay xé sách vở của nó lắm. Rồi đến đám nam sinh. Chẳng biết bọn nam sinh chơi ác vậy, lắm nam sinh cá biệt vậy mà. Chúng cũng rảnh đâu có làm gì, nên chờ tới lúc con Huệ bán hủ tiếu là ra nào ăn nào đập đồ, lấy tiền là có tiền tiêu xài rồi. Với lại nó nổi tiếng là mẹ nào con nấy dụ dỗ đàn ông mà. Tôi cứ ngồi cười thôi. Tiếp theo nó không đến trường mà trốn trong nhà càng làm mọi việc tệ hại hơn. Hiệu trưởng đòi đuổi học nó. Bố tôi cũng hết ý rồi, với lại con Châu con cưng của ông ấy sắp vào tiểu học, ông ta coi con Huệ là tấm gương xấu, rồi cũng trong khu vực thôi, thể nào cũng đồn đi đồn lại. Ông ấy lại tới nhờ tôi biết cách vô nhà văn hóa thiếu nhi không, cho con Châu đi sinh hoạt, hay nghe nói cô Minh dạy organ dạy giỏi lắm, giờ đông quá cổ không nhận học thêm nữa. Ôi… Tôi dĩ nhiên là con gái ngoan nhất của bố rồi. Tôi nhớ lúc con Huệ bị mẹ nó sai chạy việc về nhà thấy tôi ngồi ở đó mặt của nó trông buồn cười muốn chết. Tôi ở đó kể rõ cho bố là ở trường Huệ nó thế này này thế kia này, bạn bè ai cũng ghét, có lần nó hỗn với thầy chủ nhiệm lớp đó, thầy ấy chỉ răn dạy không được ăn cấp vặt với đổ thừa bạn thôi, bạn thũ quỹ đã khóc rất nhiều… Cô Mỹ xấu mặt thấy rõ. Mà nó có khóc la bảo do tôi thì cũng chẳng ai tin. Tôi bảo mình học khác lớp khác khối mà, do vụ ăn cắp đó nên nhiều học sinh báo mất đồ tôi với trách nhiệm phải đi xét thôi, có lần còn xét ra 1 tờ 100 ngàn, tôi thấy nghi vì học sinh ai mang tiền lớn vậy, nhưng nó bảo mẹ cho, lại không có ai bảo mất tiền quỹ nên thôi. Lúc đó mẹ nó tát vào mặt nó đó. Ha ha… Bố tôi chửi nó ‘mất dạy’.

Sau đó thì nó biến mất rồi. Tự nhiên thôi. Cô Mỹ thì như xác không hồn. Tôi đến viếng với phúng điếu cùng mẹ với bó hoa đẹp nhất đó. Cô ta còn cúi gập người trào nước mắt ‘cám ơn’ nữa. Tôi phá lên cười trong lòng. Cô ta không ngờ mất luôn đứa con gái, giờ hối hận ấy. Mẹ tôi thì cười đon đã giúp đỡ tan ma tận tình với lại khoe tôi so sánh với nó. Hàng xóm chẳng dám nói gì chỉ kêu mẹ tôi ‘đừng quá đáng’. Bố tôi thì buồn vì chẳng ai phụ cho cho con Châu. Mẹ con tôi hứa sẽ giúp lo cho con Châu là ông ta mừng lắm.

Bố tôi cùng ăn cơm tối sau mấy năm trời ở nhà của chúng tôi bảo tôi là đứa con gái ngoan nhất của ông ấy. Giờ tan ma cô Mỹ lúc khóc lúc gào, không lo việc gì cho ông ấy cả. Ông ấy dọn đi để cô ta bình tĩnh lại. Rồi thấy hoàn cảnh sống của mẹ con tôi thì mới hiểu ra nhiều điều. Ông ấy hứa sẽ tìm cách thu xếp.  Ông ấy đi rồi thì mẹ tôi im lặng tắt hẳn nụ cười nói ‘Ông ta sẽ về bên cô ta thôi.’ Trong phòng của con Huệ. Tôi nhìn con Châu đang ngủ đó khẽ cười nghĩ ‘Không sao. Mới là bắt đầu thôi mà. Lần tiếp sẽ vui hơn.’

Thẻ:, , ,

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *