Đám Cưới Không Biết Mặt
Truyện nằm trong series ‘Horror Wedding Collection’
Đây là chuyện xảy ra rất lâu rồi. Vào cái thời mà cưới hỏi cô dâu chú rể không biết mặt nhau. Cả hai họ thậm chí cũng không biết mặt con dâu hay con rể tương lai thế nào. Hết thẩy qua mai mối cả. Một số đám cưới như thế, nhất là ở vùng quê tịt mịt này.
—-
Tôi vừa gật đầu 1 cái thì chị Hai lật đật chạy ra ngoài kêu thằng Hiếu vô. Chị ấy đi nhanh quá làm tôi chưa kịp mở lời. Tôi ngồi trên cái phảng nhìn ra ngoài cửa. Thằng Hiếu đang giúp tôi giặt đồ phơi đồ với cho heo ăn. Tôi không biết ý nó sao, chứ nhìn ra thấy nó chỉ có cười làm tôi thấy yên lòng. Cứ sợ nó giận bảo tôi với bác Hai bắt nó lấy vợ. Rồi thấy chị Hai kéo tay nó vô trong. Chị ấy chạy lên ngồi trên phảng cùng tôi nói:
“Khéo. Chị đã nói mà thấy chưa. Thằng Hiếu nghe lấy vợ thì gật đầu ngay kìa. Đã nói với em rồi, trai lớn lấy vợ, gái lớn gả chồng. Con Liên với con Lan cũng lấy chồng yên bề gia thất. Liên nó sắp có đứa thứ hai. Hồi đó em thì cứ bảo còn sớm mà, tụi nó còn nhỏ. Ôi, nhỏ nhít gì. Coi kìa, Hiếu con, con chịu lấy vợ mà.”
Thằng Hiếu khoanh tay nói: “Dạ thưa mẹ với thưa bác Hai. Con chịu. Con muốn lấy vợ để về nhà phụ giúp đỡ đần cho mẹ.”
Tôi nghe mà ứa nước mắt> Chị Hai trầm trồ nói: “Đó. Em coi. Có sớm đâu. Thằng Hiếu giờ 17 tuổi rồi. Hồi đó anh cả của chị lấy vợ năm 16 tuổi ấy, bố mẹ chị bắt lập gia đình sớm, con cả trai mà. Giờ chỉ còn mình thằng Hiếu. Nhà có 2 mẹ con. Chú Ba mất sớm rồi tới thằng Cầu. Không sớm đâu em. Chứ đừng như thằng Cầu, mất sớm. Thời chiến tranh, không biết trước. Thằng Hiếu có vợ thì an tâm hơn, em cũng có người bầu bạn.”
Mắt tôi cứ trào lệ ra. Tôi lấy vạt áo bà bà lau mắt. Chị Hai vội an ủi tôi nói: “Rồi rồi… Vậy là được. Chông chị tính cả rồi. Thằng Hiếu lấy vợ rồi vợ nó ở nhà đỡ đần. Còn Hiếu con sang chỗ vườn trái cây nhà bác. Nhiều việc cần thanh niên trai tráng. Đừng có lo, chỗ người nhà. Bác Hai con thương con lắm.”
Thằng Hiếu mừng ra mặt nói: “Thiệt hả bác Hai. Con tính học chạy xe cam nhông.”
Chị Hai cười nói: “ Coi xem. Thằng Hiếu vui mừng chưa kìa. Việc cưới hỏi thì để bác lo cho.”
Tôi nghe thì vội nói: “Ấy ấy. Chị Hai còn bận lo cho con cái với 2 đứa cháu. Cháu út mới ra đời còn ẵm ngửa. Việc nhà em thì để…”
Chị Hai cười nói: “Chị chỉ nhờ bà mai thôi chứ chị không có lo. Tại cả làng này chẳng có cô nào hợp với vừa lứa với thằng Hiếu. Nhỏ quá chúng còn con nít ham chơi. Như nhà chị Mận ấy, lấy về con dâu còn chạy đi chơi nhảy dây với tụi nhỏ trong làng. Cũng phải cỡ 16 hay 17 mới tạm. Còn không 18 hay 19 tuổi, biết làm việc nhà. Em đừng lo, ở xứ này thiếu gì. Nhiều nhà đông con còn muốn gả quắch đi ấy. Như nhỏ Tư gả đi xa cái được tấm chồng giàu sang.”
Tôi nghe càng lo ngây ngấy nói: “Ừm thì… em hơi lo. Chứ nhờ chị Hai cả.”
Chị Hai xách nón lá với cái túi đi về. Nghe chị ấy bảo nhờ thím Lành với cô Hai Hội. Cô Hai Hội quê gốc Quy Nhơn, giờ cô ấy chỉ còn 1 thân 1 mình ở đây nên hay đi lên xuống thăm thân nhân. Với lại cổ còn chơi hụi với mấy bà ở ngoài ấy. Tôi thì không muốn tìm cô Hai Hội chút nào. Không lẽ tìm cô dâu xa thế. Nhưng chị Hai có ý tìm cô hai Hội thì không biết chừng là muốn tìm nhà khá giả. Do chị Hai với cô Hai Hội có chơi hụi với nhau. Chứ thiệt tình tôi không thích cô ấy gì cho lắm. Nghe đâu là chị Hai Hội rủ rê chị ấy chơi hụi. Thím Lành thì con cái tứ tán. Chuyên gia mai mối. Trong làng có đến hơn 10 đám là do thím làm mai. Kiểu này cũng sẽ tìm được.
Tôi dặn dò thằng Hiếu mấy việc. Hình như nó có vẻ cũng không thích làm việc nhà hoài nên mong có vợ. Nó còn bảo biết tất do đi ăn bao cái đám cười rồi, hồi đám cưới 2 chị nó đều bưng mâm hết mà. Tôi mắng yêu nó mấy câu. Nó bảo chỉ sợ bị đám bạn chọc thôi.
—-
Từ khi nhận lời thì Thím Lành hay qua lại nhà tôi để thông báo tin tức. Nghe mà não ruột. Cô thì không chịu, cô thì cả nhà không muốn gả con sớm. Còn đa phần thì đòi sính lễ. Tôi nghe thấy xa vời quá. Không lo xuể cũng không muốn phiền lụy ai. Thím Lành nói: “Thì cô ghé qua để nói chứ cô thấy cũng không được. Nhưng nếu thằng Hiếu với cháu mà thấy thuận thì để cô ‘trả giá’ với họ cho. NHiều nhà họ đòi hỏi vậy thôi chứ mai mối qua lại thì họ không đòi cao lắm đâu. Hay là thím lên tỉnh hỏi mấy bận nữa. Giờ cưới vợ gả chồng vậy đó. ”
Thằng Hiếu nghe có vẻ bất bình nói: “Thôi, mấy nhà đó toàn làm cao. Mấy đứa con gái kiểu đó thì chảnh vừa thấy ghét. Vừa đòi bông tai vừa đòi cà rá. Thôi thôi…”
Tôi vội nói: “Con có đôi bông tai với 2 cái vòng mã não. Rồi… mua thêm chắc cũng được. Chắc bán con lợn với gà.”
Thím Lành ngồi cầm quạt than phiền nói: “Đám cưới thời giờ là vậy đó cháu à, chứ không như thời cháu với thời cô, chỉ cần trầu câu với may cho con dâu bộ đồ bà ba. Giờ mấy cô gái thích coi cải lương, với có hình đào kép, ai chẳng đeo bông tai cà rá nên đâm ra phải có mà đeo trong đám cưới. Trên tỉnh thím thấy phụ nữ mặc váy mini sì kớt (miniskirt) với uốn tóc phi dê như mấy cô trên lịch ảnh. Hồi trước là nhà gái lo hồi môn, bông tai cho con. Chứ giờ… là bên đàng trai phải lo. Đám rước giờ thì như của 2 cháu Liên với Lan đó, cũng phải kèn trống, rước dâu, đón dâu bày cỗ đãi đằng. Nhà chồng bên ấy lo hết đó chứ. Nhà nghèo họ càng đòi. Thiệt khó cho cô.”
Thím Lành đi về thì thằng Hiếu chạy theo. Tôi lo là nó tiếc của nên bảo thím Lành đừng chọn mấy nhà cao sang quá mức. Tôi cũng không đòi hỏi phải là nhà khá giả nữa, con gái nhà nghèo thì càng hay, chịu khó với không sợ cực khổ. Chỉ sợ thằng Hiếu nó chê, nhưng xem ra nó cũng nghĩ giống tôi. Giờ lo bên nhà bác Hai của nó. Bên đó là nhà khá giả, nên không hiểu. Nghe Thím Lành bảo lắm nhà gái muốn con mình vô nhà giàu để sau này còn giúp đỡ nhà mình, dù đưa ít hồi môn cũng tìm được cô dâu chịu khó, nết na, vâng lời. Đằng này nhà tôi vừa nghèo lại đơn chiết. Chắc bên nhà gái vừa nghe cũng không ưng nên đòi cao để làm khó.
Mà cô Hai Hội dạo này không thấy. Cô ấy có ghé nhà tôi 1 lần trước khi lên Quy Nhơn, chứ cô ấy tới nhìn tình cảnh nhà tôi thì tỏ vẻ khinh bỉ, xong đi luôn.
Nghe thím Lành nói sơ về các sính lễ thì tôi càng lúc càng thấy không ổn. Nhà đó chắc đòi cao hơn. Cô Hai Hội này nhìn chung chuyên đi mai mối các đám giàu sang. Hồi trước có làm mai cho con bé Năm ra Tuy Hòa lấy chồng. Đám cưới đình đám chứ nghe nói chồng nó có vấn đề. Cái đó cũng là nghe đồn thôi. Tôi nghĩ thầm trong bụng là quên đi. Tôi thắp nén nhan để cầu bố sắp nhỏ với ông bà tổ tiên phù hộ lấy được nàng dâu hiền.
Vu.. vu..
Chợt có làn gió làm thổi tắt 2 cây đèn cầy. Tàn nhan từ lư hương rớt xuống đất rất nhiều. Sẵn tôi dọn dẹp lại bàn thờ luôn. Sao tự dưng thấy ruột gan nao nao không yên. Lúc nghe tin thằng Cầu ra Huế, tôi cũng có linh cảm không may. Rồi tháng sau thì nó mất.
Tôi vừa dọn dẹp bàn thờ xong thì cô Hai Hội tới. Cổ chạy xộc vào nhà luôn. Lúc nghe tiếng gà tao tác tôi mới biết có khách. Cổ cầm cái mũ chạy thẳng vào nhà rồi ngồi ngay ở phản rót nước uống rồi nói ngay luôn: “Nhận lời rồi. Đầu tháng sau là làm tiệc được rồi đó em. Nhanh lẹ. Trời, nhà họ rất giàu, áo cưới thì là loại soa rê, dùng cái đầm dạo ấy họ may cho cô dâu. Con bé Ánh phải nói đẹp người đẹp nết. Người ta xuống đây cho bên mình đón dâu. Cỗ thì chị nhờ nhà chị Cát với cô Mai lo. Nấu cỗ ngon lắm, cô Mai luộc gà ngon lắm, nấu hẳn 1 nồi cháo gà với xôi. Rồi chị Cát lo bánh trái với trà nước. Còn mấy mâm trầu cao thì chuyện nhỏ.”
Chị ấy xổ 1 tràn làm tôi choáng váng. Chị ấy nói cứ như vô đám cưới tới nơi. Tôi ngạc nhiên đến thất thần, bèn vội vã cắt ngang hỏi chị ấy: “Nhưng… nhưng mươi ngày nữa là tháng sau rồi. Có… có lộn không vậy? Mà nhà nào? Không lẽ là nhà ai đó ở Quy Nhơn? Họ… sao mà chịu?”
Chị ấy móc ra cọc tiền. Tôi không biết bao nhiêu mà toàn thấy là giấy 10 đồng với 20 đồng. Làm tôi trợn hẳn mất. Số tiền này lớn quá đỗi. Chị ấy cười còn nhích lại nhét cọc tiền vào tay tôi nói: “Đây là tiền nhà họ đưa em để lo đám cưới. Cháu họ chị mà em lo gì. Là chỗ thân thích. Sính lễ em khỏi cần lo. Còn có hồi môn. Có chỗ nào được như thế? Em còn không mau. Chứ tình cảnh nhà em… Hừm… nói thiệt, không tìm được chỗ nào vừa có nhiều tiền vừa được thế này. Sợ phải bán lợn bán gà, rồi mẹ con chết đói nhăn răng.”
Cổ cứ nhét tiền vô tay tôi. Thấy cổ dằn mạnh tay, tay kia còn bóp chặt tay tôi như phải nhận tiền cho bằn được. Lời nói của cổ thì khó nghe lắm. Khiến tôi sợ hãi vô cùng. Chứ cổ cười nói: “Em ơi là em. Em không nhận thì chị tìm mối khác cho con Ánh. Sợ đám trong làng nhào vô ấy. Chẳng qua là thằng Hiếu hợp tuổi tác, ngày sinh tháng đẻ. Thầy nói tốt lắm nên nhà họ mới chấm. Không chịu thì tôi đi đó.”
Chị ta giật phăng xấp tiền đi. Lòng tôi thì càng muốn chị ta đi lẹ. nhưng cứ bận tâm về cái mối cơ duyên này. Không lẽ nhà khá giả giàu có lại gả con xuống tận đây. Việc này lạ thường lắm. Chị ấy đi mà có vẻ dùng dằn ra ngoài còn rống to là nhà tôi không biết điều. Giống như để cả xóm biết hay sao ấy.
Tới tầm trưa thì chị Hai chạy tới bảo tôi nhận ngay lời chị Hai Hội đi. Thằng Hiếu đi về nghe thì bác Hai kêu sao nó thuận ý hết. Nó còn có vẻ vui nói: “Mẹ đừng lo. Con thấy khỏi tốn tiền sính lẽ với còn nhận tiền của nhà gái thì có sao đâu. Nhà mình lời mà mẹ.”
Thằng bé này còn con nít lắm. Chị Hai thì nghe tiền hồi môn là kêu tôi nhận lời. Rồi tới anh hai cũng bảo nhận lời đi. Thấy chỉ còn mình tôi không đồng ý. Không đồng ý cũng không được. Anh Hai chị Hai bảo thì phải nhận thôi. Chồng mất sớm thì phải theo ý anh chồng. Có mấy việc tôi chẳng hiểu nổi. Nếu tuôi tác hợp thì thiếu gì người. Tỉnh đó rộng lớn, đông người, đâu thiếu người đâu mà xuống đây. Tối đó tôi thao thức không yên. Cứ đi ra vô mà thắp nhan khấn ông bà với bố nó phù hộ. Càng lúc càng thấy lo.
—–
Tôi bị ốm mấy ngày vì lo phiền. Lúc khỏi thì thấy gần đón dâu đến nơi rồi. Hai đứa con gái tôi ghé qua nhà thăm hỏi rồi lo chuẩn bị cho đám cưới. Hai cậu con rể cũng tới lui suốt để sửa lại nhà cửa. Tối nào cũng ngồi ăn với nói chuyện, đứa thì chọc thằng em, đứa thì dặn dò chỉ dẫn nó đối xử vợ sao, dạy vợ sao. Rồi mới biết ra là vợ chồng con Lan đang gặp khó khăn. Bố chồng đang bệnh nặng. Thằng Hiếu đưa còn đưa tiền cưới cho chúng mượn đỡ. Cả nhà cũng tính mua thêm 1 con lợn. Riết khiến tâm trạng tôi đỡ hơn.
Ngày hôm đám thì bày biện linh đình đủ thứ. Chứ đoàn đưa dâu chưa có tới. Làm cả đám như ngồi không mà bàn ra vô chứ chẳng biết làm gì. Con rể tôi ở ngoài chờ đoàn đưa dâu cứ chạy về bảo: “Chưa thấy ai tới hết.”
Cô Hai Hội thì đi qua lại tám chuyện linh tinh với mấy bà chứ chẳng liên quan gì đám cưới này. Liên nó chạy tới hỏi thì cổ nói bang quơ: “Thì… thì họ sẽ tới. Đường xá xa ai biết có lỡ chuyến xe nào không?”
Con Liên và tôi kinh ngạc. Tôi vội hỏi: “Ủa? Em tưởng bà con chị tới nhà chị trước rồi chứ? Hôm nọ chị bảo em xong xuôi cả rồi, chỉ tại phong tục cấm kỵ, sợ xui nên không cho 2 nhà gặp nhau. Em tưởng họ ở nhà chị cả. Rồi hôm nay mới tới. Thế… thế…”
Chị Hai Hội quắt kêu mấy đứa nhỏ bày đồ ăn lên bàn nói: “À thì… Ờ… không hề gì mà. Đám cưới bình thường tổ chức vài ba ngày cho cả làng xóm ăn mừng, chúc mừng xấp nhỏ. Mấy ổng lần đám cưới nào chẳng nhậu nhẹt hết cả mấy ngày. A… coi kìa. Tới rồi đó.”
Tôi chưng hửng vì cách nói kỳ lạ của cô ấy. Chứ cô ấy reo lên. Tôi thấy 1 đám kèn trống ồn ào inh ỏi từ bên ngoài đi vào. Tụi con nít hay chạy theo mấy đám rước chạy ra rồi chạy vô còn nói kỳ cục. Tiếng nhạc inh ỏi chứ dòm mấy ông đó y cái đám đưa tang. Thằng Sáu con rể tôi còn há hốc mồn ra nói: “Trời. Bộ họ mướn lộn ban nhạc sao trời.”
Mẹ nó là bà sui của tôi nhéo nó nói: “Thì nhà họ ở xa. Chắc không biết. Nhưng… vậy là tới. Mau ra đón cô dâu.”
Chúng tôi đi ra thì càng ngạc nhiên hơn. Họ khiêng rương, khiêng hòm vào. Chứ chẳng thấy cô dâu. Có 1 nhóm bưng mâm quả. Lại là mấy món xôi chè. Chị Hai Hội bắt để 1 bàn cúng tổ tiên mà không cho để ảnh, chứ đầy mâm đồ cúng. Rồi có 1 ông có vẽ dữ dằn vô là bốc đồ ăn với uống nước xong đứng đọc 1 tràn. Có vẻ là bên nhà sui, là chủ hôn sao, chứ không biết ổng vai vế gì, là ông sui hay là ai để tôi ra chào. Tôi cứ sợ chào lộn. Cả đám thanh niên kêu thằng Hiếu đi ra ngoài để chờ xe hoa tới. Nghe thằng Tiền bảo: “Có lẽ xe hoa cô dâu tới sau, nhiều đám cưới trên thành thị giờ họ làm vậy đó. Đám rước đi thiệt dài.”
Đám nhỏ lại lao nhao chạy ra coi cô dâu. Tôi thấy choáng vì cả ngày đi đứng qua lại để chuẩn bị và tiếp khách. Ồn ào náo loạn. Tiếng cười tiếng réo. Đám cưới nào ở trong xóm cũng linh đình. Tôi choáng váng cố tựa vào cái bàn chứ hụt tay. Tôi tựa vào 1 cái rương của đoàn đưa dâu. Thoáng làm tôi giật mình. Cái rương dày nặng trịch. Tôi thấy đến 4 người khiêng vào. Đi qua chỗ tôi. Mùi nhan đèn nồng nặc chứ tôi còn ngửi thấy mùi gì đó. Nó rất tanh hôi. Tôi giật mình vì lớp sơn mài lạnh lẽo như cắt vào da mình vậy. Tai tôi 1 bên bị ù đi. Như có 1 tiếng cười the thé âm vang trong tiếng kèn.
Có mấy người khách đứng gần chỗ tôi bịt mũi kêu lên: “Hôi quá.”
“Cái gì mà hôi quá vậy?”
“Ờ phải đó. Sao cái rương này lớn quá vậy?”
Cái ông bên đưa dâu chạy tới cười nói: “Ồ, không có gì. Là của đồ của cô dâu. Hôi là do… À thì, có mấy thứ đồ hải sản, với mắm, họ mang theo. Cô dâu mới gả xuống sợ không quen ăn đồ nhà chồng. Đâu có hôi lắm đâu. Nhanh tránh đường để chúng tôi mang vào nhà. Nhanh… nhanh nào.”
Cả đám thế là khiêng vô. Mấy khách dự tiệc chỉ ồ lên thôi. Tôi xém đứng không vững. Liên nó đỡ tôi nói: “Mẹ có sao không? Sắc mặt mẹ kém lắm. Hay vào nhà trong nghỉ 1 chút.”
Tôi rang đứng vững nói: “Đâu có được. Một chút là cô dâu tới rồi. Mẹ chờ được. Chắc sắp tới rồi. Cử hành xong là mẹ yên tâm mới nghỉ được.”
Con Liên vừa đỡ tôi vừa lấy khăn lau mặt tôi. Khiến tôi hết hồn khi thấy sao mà mồ hôi rịn ra nhiều vậy. Không lẽ bị trúng gió. Nó nhất quyết đỡ tôi vô nhà nằm. Tôi đành vô nhà chứ sợ 1 chút làm lễ lại ngất đi thì không tốt. Nhà cửa dọn hết để mấy cái bàn đãi đám cưới nên cái phản tôi hay nằm không có. Chỗ bếp thì mấy bà mấy cô đang luôn tay làm bếp nên không có chỗ ngồi. Phòng tân hôn thì không thể vào rồi. Nó bèn đỡ tôi vào phía sau chỗ gần chuồn heo có cái võng. Tôi ngồi đó nghỉ. Nó vội chạy đi lo việc.
Vừa ngồi 1 lúc là thấy đỡ hơn nhiều. Dòm vào cửa sổ tân phòng thấy có người làm tôi thấy lạ. Có 1 cái rèm màu trắng dán chữ đỏ. Tôi thấy có người đi qua lại. Không rõ là ai chứ cái dáng to mập chậm chạp, lù đù. Lương hơi còng. Là ai vậy chứ? Bà con cô bác trong làng đâu có ai có hình dạng này. Tưởng đã chuẩn bị xong thì không có ai vô đó. Không lẽ là… người mang đồ sính lễ đem đồ vô? Chắc hồi nãy có 1 cô từ nhà gái, mà đông người quá tôi không để ý. Vậy thì… Tôi vội vã đi tới gần để kêu họ.
“Dạ thưa… Chị mang đồ cưới cho cháu Ánh hả chị?”
“Ựm… Ựm… Ưm… Ưm…”
Tôi nghe 1 tràn tiếng kêu quái dị từ đó. Cái rèm mỏng nên tôi thấy bóng đó cứ gật. Nhưng tiếng lạ quá đi. Mồm chị ta hình như nhễ ra thứ gì. Nó như cứ chạy từ miệng chị ta xuống đất. Bộ… chị này ăn trầu à? Sao lại nhả ra dưới đất? Rồi… cái mùi tanh hôi bốc ra. Phải nói làm tôi xém ngã ra đất. Đúng là mùi như mùi cá biển thối. Cũng giống mùi mắn chứ rất thối. Tôi đứng lấy tay che mặt. Thấy cái bóng đó phát ra 1 tràn tiếng ựm ựm nữa. Rồi thấy nó đứng ngay ở đầu giường, khuất tầm mắt của tôi. Có lẽ là 1 chị bên đàn gái vô chuẩn bị đồ đạc cho Ánh. Nhưng… kỳ lạ quá vậy. Có nên vô hỏi không? Thấy không có ai trong đó ngoài chị ta. Tôi nghĩ đi nghĩ lại không chừng là hồi môn nhà con Ánh có nữ trang có tiền, nên để 1 người giữ và trông chừng ở trong phòng. Thấy có lẽ cũng phải, khách khứa đông, bên nhà cô dâu chắc không yên tâm. Nhưng cái mùi này… thiệt khó chịu lắm. Có lẽ vỡ mấy hũ mắm đó rồi. Nhưng nhà tôi vừa nuôi gà, vừa nuôi lợn, nhà hàng xóm còn hay ủ phân để bón cây trồng. Dân làng như chúng tôi thì quen rồi. Tôi nhắc nhở mùi hôi bên nhà gái thì sợ người ta nói mẹ chồng làm khó con dâu.
Mà nãy giờ lâu rồi chưa thấy ai tới gọi tôi. Bên ngoài tiếng cười nói với cụng ly, cùng tiếng ăn uống làm tôi thấy lạ quá. Tôi đi ra thì thấy chưa có gì. Anh chồng đi tới nói: “Anh nghe thím bị mệt nên tự chủ trương kêu bà con ăn uống trước. Kêu thằng Hiếu với thằng Hai nhà anh ra ngoài bến xe coi sao. Không biết có chuyện gì mà… cô dâu chưa tới. Mấy người bên đưa dâu cũng lạ. Để đồ xong rồi đi mất hết. Anh có hỏi mà họ nói chả biết gì. Cô Hai Hội còn nói bận nên đi mất luôn. Chẳng chừng…”
Bé Xuân con anh Hai, nó vừa ẵm đứa con khóc hoài không nín, vừa nói: “Ôi… cô dâu bỏ trốn hay xù rồi đó thím. Không chừng tới bến xe thấy vùng này khỉ ho cò gáy quá nên dọt. Con nhà giàu mà ai muốn gả xuống đây. Bố con kêu ăn uống cho khách về cho rồi..”
Hai anh chị ngại với tôi rồi kêu tôi ra chào khách. Tôi thấy ngại với bà con dữ lắm. Chả biết sao lại vô tình cảnh này. Cũng lo là phải trả lại tiền cho người ta. Thế mà không thấy chị Hai Hội đâu cả. Tôi loay hoay để nói chuyện cùng bà con. Trời chập tối luôn rồi. Đám cưới ở quê thì đãi suốt cả ngày. Khách khứa giờ còn có người mới tới. Ai cũng hỏi han nên thấy chóng cả mặt. Tôi vừa xoay qua bàn đằng sau thì thấy có ai đó vừa bước qua khiến tôi lảo đảo. Em Tư đỡ tôi nói: “Chị không sao chứ? Ngồi xuống đây nè. Việc đâu còn có đó. Chắc em về trước, bữa nào qua nhà em chơi. Em phải dẫn 2 đứa nhỏ về. Không hiểu sao chúng cứ khóc. Con bé Thìn nhà em ngoan lắm, còn chăm em, sao hôm nay nó cũng khóc suốt. Nè… hai đứa ngoan. Cho em xin bánh da lợn với vài miếng mứt để dỗ tụi nhỏ ha chị.”
Nó ấy chỉ mấy cái đồ trên bàn cúng. Tôi gật đầu. Chứ thấy hai đứa nhỏ còn khóc dữ hơn khi bị lôi tới. Em Tư lấy cái bánh cho thằng bé 6 tuổi. Thằng bé ấy vứt hẳn xuống khóc kêu: “Ma… ma…”
Bé Tư giận nên la 2 đứa bé rồi lôi về. Tôi tính lượm cái bánh. Lúc cúi xuống thấy sao mà dưới đất nhiều đồ ăn rớt như thế. Mấy chỗ xôi nát bét vương vải khắp nơi. Làm tôi tiếc đồ ăn đến xót xa. Sao khách ăn lại làm đổ thức ăn nhiều như thế? Tôi vội thu dọn.
Chợt thấy có bàn tay con nít thò ra từ dưới gầm bàn rồi bóc cái bánh da lợn, còn với nắm xôi đầy bùn đất. Tôi ngồi xuống kêu: “Cháu ơi. Mau ra đi. Đừng có chơi như thế. Đồ ăn dơ rồi, ăn đau bụng đó.”
Lạ là lại thấy thêm 1 đứa bé nữa. Nó từ dưới bàn trèo lên rồi ngồi hằn trong lòng của cô Lý. Nó như vừa trèo lên mình cổ rồi dùng tay kéo thức ăn trên bàn xuống.
Cổ như không thấy gì, chỉ cười nói với chồng. Tôi ở xa không nhìn rõ là con nhà ai mà nghịch như vậy. Đám tiệc nào đám con nít cũng chạy giỡn chơi đùa chứ không có nghịch đồ ăn như thế. Tôi tính lại kêu tụi nó đừng phá đồ ăn chứ bị bên nhà sui gia gọi. Thằng Hiếu đi về rồi. Mặt mày cả đám cau có. Tôi vội khuyên con vài câu. Nó cúi gầm mặt còn đi 1 mạch. Con rể tôi bá vai nó nói: “Thôi, quên đi cho rồi. Ngồi nhậu với anh. Nè… các chú bác đang nhậu nè. Ngồi xuống lai rai là quên buồn. Con gái có thiếu gì.”
Nó chịu ngồi xuống nhậu cùng cánh đàn ông. Chòm xóm cũng ngại cái đám không có cô dâu này nên về rất nhanh. Nói thiệt tôi thấy nhẹ nhõm trong lòng. Thà bị cười chê 1 chút chứ không muốn có cô dâu nhà giàu đó chút nào.
Tôi lẳng lặng vô nhà trong dọn dẹp. Thấy chỉ còn đám nhậu của mấy cậu trai ngồi nhậu ở ngoài sân chứ không còn ai cả. Mệt quá rồi nên tôi dọn dẹp 1 chỗ rồi trải chiếu nằm ngủ. Tôi rơi vào giấc ngủ sâu ngay chứ thấy nửa tỉnh nửa mê. Toàn thân thấy lạnh đi. Tôi cứ trở mình qua lại mà thấy người như vọp bẻ. Cứ có cảm giác có ai đi qua qua lại lại.
Lệch xệch. Lệch xệch.
Tiếng kêu lệch xệch cứ qua lại chỗ tôi. Tôi nghĩ là ai đó đang dọn dẹp thôi.
Bộp..
Cảm giác có ai cúi xuống dòm tôi. Rồi tóc rũ vào mặt tôi. Có thứ nước gì nhiễu lên má tôi. Tôi không cách nào trở mình lại hay quay đầu lại. Cái gì như đè lên vai tôi. Vai tôi thấy đau. Bả vai nhứt lên từng cơn. Có ai như ghì vai tôi xuống. Tôi mơ màng trong giấc mơ nghĩ bị mấy đứa con lúc chúng còn nhỏ chọc phá. Tôi lấy tay mình khều bên bờ vai rồi kêu lên: “Để mẹ ngủ. Đừng có phá.”
Tay tôi chạm trúng 1 bàn tay lạnh ngắt. Móng tay tôi vô tình chạm vô lớp da nhão nhét như 1 củ khoai bị úng. Không biết là tay ai. Tôi thấy nó bóp chặt bả vai mình rồi như lần mò tới cổ tôi. Lúc này tôi giật mình thức giấc. Tôi bậc dậy bần thần chứ không thấy gì hết. Chỉ thấy tối om. Bên ngoài còn tiếng ăn uống. Chứ chỉ nghe tiếng nhai tiếng gậm rất to mà không có tiếng cười nói gì. Không lẽ họ còn nhậu? Tôi cảm thấy sợ. Không hiểu sao thấy sợ hãi. Là nhà mình mà, buổi tối nhiều khi không cần thấp đèn cũng không sao. Sao giờ đây thấy sợ thế nào đó. Tôi bần thần không nhớ là để đèn dầu ở đâu nữa. Tôi lồm cồm ngồi dậy.
Sột soạt…
Nghe tiếng động ở trong nhà trong. Tôi đinh ninh là thằng Hiếu đã vào ngủ. Nó mới tập uống rượu nên chắc không uống được nhiều. Tôi cũng tính đi ngủ luôn mà nhớ là phải dọn dẹp. Có mùi thối nồng nặc tỏa ra từ nhà trong. Chắc phải dẹp chỗ đồ của cô dâu. Nhớ là ở bếp có để lửa và đèn dầu. Tôi mò mẫm xuống bếp. Tôi đi ra khoản sân sau nhà. Tôi đi qua mấy cái chuồng gà. Nghe tiếng gà khêu rất lạ nên dòm vào. Tôi thấy có 1 bóng ngồi ở đó bên chuồng gà. Thấy gần tới chỗ lấy đèn dầu nên tôi bậc lửa chong đèn rồi hẳn ra. Tồi ngồi xuống châm lửa.
Cạp…
Người đó đang làm gì thế chứ? Tôi bậc diêm mà cứ bị gió thổi tắt. Phải dùng tay để chắn gió thiệt kỹ rồi mới châmm. Mãi mới lên. Tôi giữ cái đèn quay qua nhìn bóng người đó. Người đó ngồi xỏm thân hình bồ tượng. Ơ… Mắt tôi chưa quen với ánh lửa chập chờn. Nhưng dần tôi thấy rõ hơn, rõ hơn. Tôi thấy cái người đó đang cắn vào cổ 1 con gà. Nó đang cắn con gà còn nhai sống con gà đó. Tôi té hẳn ra. Ngọn gió mạnh thổi qua làm vụt tắt. Rồi mọi thứ vụt tắt. Tôi… hồi nay… hoa mắt sao? Hay là mơ. Đâu thể nào có ai đó. Tôi vội vã châm lại đèn rồi vặn lửa thiệt lớn. Chứ không thấy gì nữa cả. Tôi sợ quá vội nép vào sau vách tường. Trộm gà chứ sao lạ? Hay là trộm gà thiệt. Tôi vội đi tới phòng thằng Hiếu. Tôi không dám gây ra nhiều tiếng động nên kêu khẽ nó: “Hiếu ơi. Ra đây con. Có trộm gà… Dậy đi con.”
Nghe rõ tiếng gì ửm ửm như tiếng rên trong phòng. Giống cái tiếng hồi chiều lắm. Tôi nghe sân ngoài còn tiếng ăn uống. mà sao như có nhiều tiếng ăn uống bên ngoài sân hơn lúc nãy. Tối rồi ai mà ghé tới nhậu chứ? Càng nghe càng lạ. Tôi kêu thêm mấy tiếng mà không thấy thằng Hiếu trả lời. Tôi bèn mở cái cửa rồi đi vào. Trong phồng nồng nặc mùi thối. Vô trong, ngửi kỹ thì thấy giống mùi chuột chết. Tôi thấy cái mùn giăng chứ có bóng người trong đó. Tôi để cái đèn dầu ở bàn rồi đi vào vén mùn vỗ vào tấm mền nói: “Hiếu… Mau dậy. Có ăn trộm gà. Nhanh dậy đi con. Mẹ ra kêu mấy chú bác giúp bắt trộm.”
Cái mền như phình ra 1 đống to. Chỗ tôi ngồi hình như có gì rất ẩm lan tới. Nhìn dưới chân thấy trên sàn gạch có nhiều bãi như nhớp. Có dấu như lê 1 tấm giẻ đi luệch nghiệch trên sàn. Tôi dòm theo cái vệch đó. Nó… hình như từ kia đi ra. Tôi sửng sốt nhìn thấy cái rương hồi trưa bên đàng gái mang tới vẫn còn trong phòng. Họ mang nó vào đây à? Chứ… cái nấp rương mở toang ra. Rồi cái bệch đó từ trong rương kéo ra ngoài nền đất. Tôi giật lùi lại vì quá sợ. Cái này… là cái gì…
Lưng tôi chợt đụng vào đống mền mà tôi nghĩ là thằng Hiếu đang ngủ. Lưng tôi cảm giác chạm vào cái gì đó như 1 thân mình vừa ngồi dậy trong đống mền.
Tôi ngửa đầu ra sau để dòm. Nó… nó tựa như 1 cái xác chết đuối trương hình ra trong cái áo cô dâu trắng đã bầy nhầy. Tóc nó chỉ còn vài mảng ướt sũng. Miệng nó thải ra những đợm nhớt. Nó hét lên… Cái miệng đen ngòm đó như muốn nuốt lấy tôi. Giống 1 con cá muốn đớp 1 con tôm. Tôi hét lên ôm đầu ngã vật ra.
—–
Sáng thì bà con cô bác ghé qua kêu tôi dậy. Thầy thuốc bảo tôi bị trúng gió méo miệng. Một bên mặt tôi bị liệt và cả nói chuyện cũng khó. Nhưng không phải đâu… Không ai thấy nó… Nó đang ở trong nhà tôi. Khiến toàn thân tôi cứng đờ không thể nói. Tôi không thể kể cho ai nghe được cả. Tôi cố nắm lấy tay mấy đứa nhỏ để nói với chúng. Thằng Hiếu nắm lấy tay tôi khóc.
“Cũng tại em hết. Tối đó buồn rồi anh Tèo rủ đi câu ếch đồng rồi ra ruộng lai rai với đám anh em cho vui. Ai ngờ mẹ ở nhà bị trúng gió. Thấy mẹ ngủ say nên em mới đi…”
“Thôi, chuyện cũng lỡ rồi. Chị thấy hôm đó mẹ mệt mỏi có vẻ ốm rồi mà… Nhà cửa bừa bộn mà không dọn 1 mách mới về. Để mẹ tối mò mẫn. Còn anh nữa. Ra về sao không ngó qua nhà cửa 1 phen. Mấy con gà bị chó cắn chết kìa.”- Liên vừa khóc vừa đánh chồng nó mấy cái.
Tôi kéo tay chúng cố lắc để kể mà chúng dỗ dành tôi kêu tôi nằm xuống. Người tôi run lẩy bẩy nhìn qua cái rương đó. Con rể tôi nhìn tới nói: “Cái rương họ để lại đây tính sao? Tụi con không dám đụng tới. Chứ có mùi kỳ lặm. Dám đồ trong đó hư rồi.”
Bác Hai thở dài nói: “Chị Hai Hội cũng kỳ, bảo không lấy về mà để cho nhà ta. Chắc không phải đồ đạc quý giá nên họ không lấy. Từ từ dọn dẹp rồi sắp xếp. Lấy dùng cũng được. Rương tốt thế mà lại to nữa, để được nhiều đồ lắm.”
Tôi cố lắc đầu cho họ thấy mà con Lan lại đút cháo cho tôi. Tôi khóc rất nhiều chứ chỉ làm chúng khóc thêm chứ không hiểu ý của tôi.
“Hiếu. Anh chị hôm nay phải về nhà. Cha chồng chị dạo này rất yếu. Chị Lan chắc sắp tới ngày đẻ, nay mai thôi, thấy 2 tối nay chị Lan không khỏe, sắc mặt kém quá, phải về chứ không ở đây. Dì Út hồi sáng cũng về rồi. Tối nay còn mình em. Nhớ chăm sóc mẹ cho tốt.”- Con Lan căn dặn.
Tôi cố lắc đầu. Chết rồi. Hai hôm nay do nhiều người lui tới. Tối nào cũng ngủ chung trong phòng. ‘Nó’.. chỉ mở hé cái rương ra. Tôi thấy rõ ràng nó mở hé ra dòm. Tôi sợ lắm… sợ lắm. Tối nay nó sẽ..
—–
Trời tối. Không biết sao thần trí tôi mơ hồ. Tôi thấy thằng Hiếu trải chiếu dưới đất ngủ. Tôi cố kêu nó là đừng ở trong phòng mà phát không ra hơi. Hơi thở tôi như bị đứt quãng tắt nghẽn. Rồi đầu óc vật vờ cứ như mở mắt rồi nhắm mắt là qua 1 giờ. Tôi nhớ mở mắt thấy nó từ từ đi ra. Rồi nhắm mắt… rồi mở mắt thấy nó lờ mờ đứng trước mặt.
Tôi cầu xin ông bà phù hộ. Gia đình tôi ăn ở ngay thẳng.,.. nên. Tôi nghe tiếng rơi vỡ. Thấy hình ông bà với hình ông nhà rơi xuống bàn thờ. Tôi khóc van xin: “Làm ơn tha cho con tôi. Có gì thì giết tôi đi. Tha mạng cho nó”
Con quỷ đó nở 1 nụ cười rồi há miệng ra. Tay tôi cào lên giường do nó đè lên mình mình. Hơi thở tôi tắt dần. Lồng ngực tôi muốn vỡ tung, nó như muốn ép nát người tôi. Máu như dồn hết vào não. Tôi thấy máu từ mũi mình chảy ra. Rồi miệng, rồi tai tôi rỉ máu ra. Tôi gục trong tiếng cười của nó.
—-
(Một tuần sau. Qua lời kể của Hiếu.)
Tôi choàng tỉnh lại thì chị Hai, chị Ba ngồi đó. Họ còn mang khăn tang hai mắt đỏ ngầu. Tôi ngồi dậy thấy di ảnh mẹ. Chị Hai nói: “Anh rể chú đốt cái rương ở ngoài rồi. Không sao rồi.”
Tiếng Anh Tèo vọng vô: “Nó… còn ngồi dậy hét kìa. Cái gì mà ghê quá. Có thiệt là quỷ ma giết bác gái chết không?”
“Chứ sao mà tự dưng trong cái rương có cái xác chết đuối trương phình chứ? Hèn gì bác gái chết, rồi thằng Hiếu đổ bệnh mà. Cứ mê sản. Rõ ràng là bị ma ám. Lúc đó tao với anh Chung cầm rìu bửa ra. Trời. Thấy cái xác bị nhét vô cái rương này. Anh Chung mạnh bạo vậy mà xỉu tại chỗ. Ghê quá chừng là ghê.”- Chú Nam nói to.
Tay tôi còn run lập cập. Tôi kéo bác Hai. Bác Hai nói: “Là lỗi của bác cả. Bác gái cháu cũng biết lỗi rồi. Cái con mụ đó đúng là… Bác nhờ xã trưởng tra hỏi mụ ta. Thì ra chẳng phải họ hàng gì của mụ cả. Có 1 bà nhà giàu ở Quy Nhơn chơi hụi cùng mụ ta. Nhà giàu nhưng ác lắm. Có cưới 1 cô gái tên Ánh cho thằng con điên khùng. Cũng là mai mối lừa gạt nhau. Cưới về bị bắt làm trâu ngựa, rồi bị thằng chồng điên khùng đánh đập suốt, cái nhà đó theo lối gia trưởng, bắt làm dâu khổ sở đủ kiểu. Rồi sao đó mà người ta thấy xác cô gái trôi vào bờ biển. Cả vùng đều biết là nhà đó giết, hay lỡ tay rồi quăng xác xuống biển. Sau đó thì… nhà đó có 2 người chết. Đều bảo là oan hồn thành ma quỷ, còn kéo cô hồn dã quỷ tới. Mời 1 ông thầy, ổng kêu đào xác lên rồi tìm cách gả đi để cho cái con quỷ sang họ khác, phải thiệt xa để ám họ nhà chồng khác, vậy là bọn kia thoát. Mụ Hai Hội chính là nhận tiền của bọn chúng. Đúng lúc lại là bên cháu.”
Tôi ôm mặt nói: “Còn mẹ cháu. Mẹ cháu chết oan. Cháu… cháu cũng không biết bị gì? Cứ thấy mệt mỏi rồi ngủ không yên. Nghĩ do tang mẹ nên đau buồn. Có lần bị khó thở xém chết. Sáng dậy cứ bần thần. Cháu… cháu mơ thấy mẹ. mẹ báo mộng bảo là cô dâu quỷ ma đó…”
Tôi thấy họ chỉ thở dài. Ở ngoài đốt cái rương. Con mụ đó bị kéo đến còn cong môi, chống chế bảo: “Ôi. tôi chẳng liên can gì, có vụ minh hôn đó thôi. Ông thầy pháp bảo nhận nhiều vụ lắm, nhờ thế mà giải nạn tai hay đem lại an lành, người chết phù hộ. Thì cái nhà này nhận tiền rồi. Làm đám đàng hoàng cơ mà. Ai cũng chứng kiến. Tôi có lừa gạt gì đâu. Có bảo cô dâu còn sống đâu. Ha ha.”
Tôi nghe nhiều người bàn tán. Xem ra ai cũng coi như nhà tôi xui xẻo hay ‘đáng đời cái thứ tham tiền’. Tay tôi siết chặt thật chặt. Chứ cả đám ngăn tôi.
—-
Lúc chong đèn. Tôi lại thấy ‘nó’. Có vẻ mất thể xác và nơi cư trú nên nó ngồi ở góc nhà. Tôi không biết tính sao. Cũng may còn bố con anh Tèo ở lại nhậu. Có vẻ lỡ cưới rồi thì… Nhưng tôi tính sẽ hỏi nó thử muốn trả thù không? Hay kêu nó trả thù bọn mai mối bất nhân. Có vẻ nó sẽ chịu. Tôi thấy nó nở 1 nụ cười kinh khủng. Cuối cùng cũng nhìn kỹ cái mặt cô dâu này.
Thiệt là… như 1 cơn ác mộng.
Chà… tôi nghĩ sau đó mình sẽ bỏ xứ đi vậy.
Thẻ:Horror Wedding Collection, Kinh dị, Ma Quỷ, Truyện Ngắn