Nghề Vũ Công (Phần 1)
Tôi tung chăn dậy trước khi đồng hồ báo thức reng nữa. Gần 6 giờ sáng. Rất tốt. Chứ nhà xa mà dạy sát giờ thì quên cái này cái kia. Tôi vội rửa mặt để cho tỉnh táo. Đối với 1 vũ công thì tinh thần vào buổi sáng rất quan trọng. Nếu ngủ không ngon giấc và sáng thức dậy thấy uể oải thì bảo đảm là sẽ khó mà hoàn thành các bài luyện tập, và dễ mắc lỗi sai ở buổi diễn tập.
Tôi vặn vòi nước rồi táp nước vào mặt sau đó lấy khăn lau khô. Thấy bóng mình trong gương cũng không tệ. Sờ quần mắt thấy cũng ổn. Tức là sẽ không mắc lỗi. Hôm nay rất quan trọng. Sau lớp học kỹ thuật thì là 1 buổi diễn tập mà khó lắm tôi mới nhờ cô giáo phụ đạo môn múa sắp xếp để giúp tôi. Vì tiếp đó là audition. Tức là buổi tuyển chọn ấy. Với vũ công tự do thì cơ hội biễu diễn 1 vỡ hoàn chính là cực kỳ hiếm hoi. Lâu lâu nhà hát mới có 1 vở múa thôi đó. Là biết bao công trình. Không thì bạn phải tự tìm cơ hội, chạy qua chạy lại các nơi, đánh tiếng với các vũ đoàn suốt. Tôi toàn trượt thôi. Một số vũ công trong lớp tôi bỏ cuộc và an phận với công việc giảng dạy ở các dance studio.
Nhiều lúc tôi cũng muốn bỏ cuộc rồi chứ… Tôi nhìn mấy tấm poster trên tường. Các vũ công trong các tấm áp phích với các động tác uyển chuyển. Arabesque, Grand Jeté, Penché, Fouetté, Cabriolé, Ballet thiệt đẹp. Ngày nào tôi cũng nhìn những bức hình này để thêm động lực tập luyện và theo đuổi cái nghề vũ công này. Tôi còn dòm các poster 1 lúc nữa để mơ. Mơ có ngày chính mình thực hiện những động tác đó trong ánh đèn sân khấu, giữa 1 sân khấu lớn sau đó tiếng vỗ tay của khán giả.
Đồng hồ báo thức giờ mới reng. À… đó là lý do tôi cần để báo thức đó. Để khỏi thả hồn đi xa quá mà quên thời gian. Tôi vội tắt nó rồi khởi động và làm những động tác ép dẻo trên thanh vịn. Có thể tới lớp rồi mới khởi động và ép dẻo. Một số vũ công chỉ làm động tác ép dẻo lúc xong 1 vài bài tập luyện cổ chân và tay chứ tôi thì dành nhiều thời gian cho ép dẻo. Vì người tôi cơ địa rất cứng. Lúc học ở trung cấp múa tôi đã gặp rất nhiều khó khăn. Dù có thử qua nhiều lớp như yoga hay cả các lớp Pilates đắt đỏ thì vẫn không tiến triển gì. Các thầy cô còn lắc đầu với tôi. Ở trường múa tôi đành chuyển qua các lớp múa hip hop hay múa dân gian. Ở các lớp ballet thì toàn là đứng nhìn. Với vũ công thì sự độ dẻo dường như là tất cả ấy.
Tôi nằm xuống cố nâng người lên để làm tư thế cây cầu luyện độ dẻo cho lưng. Tay tôi cố bắt được 2 cổ chân mà thấy ở lưng đau quá rồi. Nên đành dừng lại. Hôm qua bài tập nặng quá, lại tập hơn 4 tiếng nên cơ thể còn đau. Không nên tập quá độ. Chứ nếu cố quá thì sẽ làm cơ xương bị tổn thương. Cái này tôi từng bị qua rồi phải bỏ múa đến nữa năm mới hồi phục. Nên từ đó sợ không dám ‘cố quá’. gập người xuống để làm tư thế xoạc chân. Phải dùng tới mấy cái yoga block tôi mới xoạc chân được. Nhiều khi thấy tức giận vì bản thân mình quá. Là vũ công mà không có độ dẻo gì. Thể hình không đẹp, cơ địa cứng nên không thể làm mấy động tác múa cần độ dẻo.
Tôi nhìn mấy tấm hình vũ công trên tường mà ngậm ngùi. Tôi chạm mốc tuổi 30 rồi. Múa được nhiều lắm 5 hay cố lắm thì 10 năm nữa thôi là phải về hưu. Hồi trước còn trẻ thì nghĩ chỉ cần cố gắng, 1 ngày nào đó có thể làm được các động tác múa đó. Nhưng mãi mà không tới đó. Trái lại cơ thể ngày càng rệu rã hơn, ý chí với ước mơ ngày một mai một.
Nhanh chóng làm bữa sáng với nửa cái trứng luộc, bánh mì lúa mạch và 1 tách trà. Còn phải chuẩn bị bữa trưa và 2 bữa ăn giữa giờ. Lạt lẻo với khó nuốt chứ phải cố. Cũng không dám ăn thêm vì nếu ăn quá no thì sẽ bị đày hơi không thể múa được. Thật ra vũ công chúng tôi cần ăn rất nhiều để có sức khỏe, nhất là phải bổ sung protein và các chất khác để cho cơ xương dẻ dai rắn chắc mới thực hiện được các bài múa. Nhưng phải tính toán thiệt kỹ coi ăn cái gì và vào giờ nào. Tôi cũng không dám ăn hàng hay ăn ở ngoài tiệm ăn vì mấy món ăn bên ngoài không tốt cho chế độ tập luyện với cơ thể vũ công.
Tôi mang cái túi đựng đồ nhả và đủ thứ cần thiết, cái túi nặng trịch. Tôi khóa cửa lại rồi đi ra khỏi nhà. Trong tâm trí toàn là bận tâm về buổi phân vai và buổi diễn thử. Cả 2 năm nay vì dịch Covid nên không có buổi diễn nào. Nghe vũ đoàn sẽ có 1 buổi diễn quy mô lớn. Họ còn mời cả vũ công, các ballerina nước ngoài và biên đạo múa người nước ngoài về nữa. Ai trong đoàn cũng hy vọng được chọn vào casting để có cơ hội học tập và biểu diễn trên sân khấu cùng các chuyên gia và các vũ công đẳng cấp quốc tế. Sẽ học hỏi được rất nhiều. Với lại chưa kể… còn cơ hội được đoàn cử đi nước ngoài tu nghiệp nữa. Cũng chỉ là tin đồn thôi. Chứ tôi thì mơ dữ lắm. Giờ đã bắt đầu mơ lại rồi. Hồi xưa lúc mới vào trường máu tôi cũng hy vọng có cơ hội sang Nga. Nhưng trình kém quá. Mỗi năm đều nghe có bạn được đi du học. THấy mà ghen tị luôn.
Có lẽ lần này là cơ hội cuối cùng của tôi rồi. Không thể ù lì được. Phải cố hết sức mình. Tôi thích múa mà. Hồi trước mơ thành prima ballerina, tức là các vũ công múa chính đó. Chuyên đóng vai chính và là ngôi sao của vở diễn và chủ lực của đoàn múa. Hay chí ít là được 1 lần được phân vai vào 1 ai quan trọng có bài múa solo trên sân khấu đó. Bố mẹ, chị và bà chắc sẽ mừng lắm. Tôi có thể làm hòa với bố mẹ. Bố mẹ ghét tôi theo nghề múa, chỉ có bà là ủng hộ. Năm trước do tôi nhận 1 show múa minh họa trên tivi mà mặc đồ sexy với mặt bodysuit không nên chọc giận bố mẹ. Định kiến về nghề này với múa còn hà khắc. Ai nghe con nhà đó theo nghề múa rồi múa trong show là coi như là đứa hư hỏng vậy. Từ đó tôi không dám về nhà nữa. Phải có 1 cơ hội múa để cho họ thấy. Chị tôi bảo thế, cứ múa chính trong vở ballet thì mới khiến bố mẹ vớt vác mặt mũi. Nhưng chị ấy ngoài ngành không biết là múa chính khó thế nào.
Tới nơi rồi. Tôi để xe rồi căng thẳng đi vào. Cơ hội thì phải cố hết mình. Một buổi diễn lớn thì sẽ có nhiều vai mà. Tôi nhắm mắt rồi hít 1 hơi sâu đi vào.
Nghe cái tiếng lanh lảnh quen thuộc cùng tràn cười của Nga: “Ôi kìa, lại là người tới sớm nhất nữa.”
Tôi giật mình quay lại thấy Nga đi tới. Bạn ấy đã cao rồi còn đi giầy cao gót nên cao hơn tôi 1 cái đầu. Chúng tôi quen nhau đã lâu nên coi nhau như bạn thân. Chứ cả 2 xê xích tuổi tác. Tôi lớn hơn bạn ấy 5 tuổi. Nhưng tôi lùn lại nhỏ con nên bạn ấy gọi như cùng lứa luôn. Tôi với mấy vũ công khác thì không có qua lại gì ngoại trừ ở phòng tập thì không gặp bên ngoài bao giờ. Nên Nga coi như bạn thân nhất của tôi trong vũ đoàn. Tôi lườm nói: “Sao hôm nay tới sớm thế? Bộ có gì hay sao? Bình thường bạn trong nhóm tới trễ mà.”
Nga ngáp ngủ nói: “Không muốn tới sớm cũng không được. Hôm nay bố mẹ bắt tớ đi theo ấy. Tớ chẳng muốn tự đi xe máy vất vả, họ đi xe hơi nên đi chung. Vừa tới nhanh vừa khỏe, có điều buồn ngủ quá.
Chà… thấy cái xe hơi đậu ở bên đường còn cái túi xách láng cóng của Nga nữa. Gia đình Nga là đại gia ấy, từ nhỏ cho con học ballet rồi, còn rất vui khi bạn ấy theo nghề. Bố mẹ bạn ấy đều là nhà tài trợ cho vũ đoàn và show lần này. Bạn ấy cầm sẵn 1 suất múa 1 đoạn solo nào đó rồi.
Tôi với Nga ngạc nhiên vì có mấy người thợ đang treo băng rôn bên ngoài. Tim tôi đập thình thịch vì tin đồn là thật rồi. Nga khoanh tay dửng dưng nói: “Nghe có tài trợ là vũ đoàn vội chỉnh trang đó. Nghe bố nói hôm nay có nhiều khách tới lắm, các đơn vị tài trợ. Thường thì họ như bố mẹ, lâu lâu tới xem. Nhưng hôm nay có mấy đao diễn sân khấu và biên đạo múa nước ngoài tới nên họ rủ nhau tới hết để quen biết chụp ảnh đăng quảng cáo đó mà. Cô Vân trưởng đoàn múa cũng vất vả thiệt, thiệt mời được dân chuyên nghiệp quốc tế tới rồi.”
Nghe mà xúc động quá. Cô Vân là 1 trong những học sinh múa đầu tiên được đưa sang Nga hồi xưa còn là Liên Xô để tu nghiệp, rồi về nước với mong muốn phát triển múa ballet. Khác với các vũ đoàn khác chỉ theo các show múa phụ họa cho truyền hình hay các show múa đương đại, múa dân gian. Nên dù có khó khăn tôi vẫn gắn bó với vũ đoàn này. Giờ thì được rồi. Tôi chạy như bay vào trong. Nhưng nghe 1 tiếng cười chat chúa của An. An đi tới cùng Trâm cả 2 cùng cười quá chừng dòm tôi. Tôi sững sờ khi thấy cả 2. Tưởng họ nhận múa cho 1 bộ phim rồi chứ nên xin nghỉ 3 tháng để đi quay phim mà. Sao họ lại ở đây? Họ là vũ công trẻ từng đi du học múa ở nước ngoài.
An đi ngang cười nhếch mép dòm tôi nói:
“Coi mừng rỡ chưa kìa. Cái bà già nào đó còn mơ mộng được múa trong vở lớn sao trời. Thôi dùm đi bà ngoại ơi.”
Tôi như đóng băng vì lời của An. An với Trâm là 2 đứa kêu ngạo hay cười nhạo tôi. Trâm thì lân la khoát tay Nga nói: “Trời ơi, chị đi theo thứ thất bại này làm gì chứ? Sao chị không nói sớm lần này mình có show lớn thiệt. Làm bọn em xém hụt rồi.”
Nga bậc cười nói: “Chị cũng đâu có biêt. Tưởng buổi diễn nhỏ múa đương đại như mọi lầ thôi.”
An cầm cả hộp makeup cười nói: “Em định makeup ở nhà mà dậy trễ quá. Phải makeup cho đẹp, cho bắt mắt với mấy chuyên gia nước ngoài chứ. Đi nào. A… chị xài nước hoa gì mà thơm vậy.”
Cả 2 kéo Nga đi còn đẩy tôi ra 1 bên. Tôi thở dài buồn bã càng thấy lòng ngực mình nặng hơn. Cả 2 đều là vũ công được ưu ái trong đoàn. Lần mới đây nhất vũ đoàn cử nhóm múa ra nước ngoài tham gia chương trình Múa Đương Đại quốc tế. Họ đều được chọn. Hồi trước thì An rất được. Tôi với An từng là bạn thân. Lúc đó nó mới vào đoàn chân ướt chân ráo, cái gì cũng sợ, nhất là cô Vân. Rồi An thành vũ công trẻ của đoàn, được chọn sang nước ngoài tu nghiệp. Về thì ra vẻ ta đây và kiêu căng phách lối lên.
Tôi buồn bã vô phòng tập chuẩn bị khởi động. Trong phòng tập chưa có ai. Nhóm vũ công đang ồn ào trong phòng thay đồ. Phòng thay đồ nhỏ lắm, chúng tôi ngồi bàn chung. Không có An với Trâm thì tôi còn vô đó ngồi nghỉ, chứ có họ thì họ sẽ trêu chọc hay quẳng đồ của tôi xuống bàn. Có họ thì tôi nghỉ ở hàng lang hay vô cái phòng kho để thay đồ. Tôi chạy vội vô phòng kho. Đóng cửa lại rồi tôi vừa cỡi áo ngoài vừa buộc tóc. Tôi lấy 2 đội giầy múa, 1 đôi giầy mền với 1 đôi giầy mũi cứng pointe ra ôm thầm nghĩ: ‘Chút nữa nhờ bọn mày cả đấy.’
Rịt..
Á.. chợt tôi hốt hoảng hét lên quay lại. Ơ… thấy 1 thanh niên lạ mặt đứng ngay sau cái kệ dòm tôi. Anh ta đang cầm tấm bạt với cái đạo cụ bó củi và nón lá hét lên còn che mắt lại. Chắc là anh công nhân dọn dẹp sữa chữa. Tôi cười nói: “Không sao đâu anh. Em có mặc Leotard ở trong mà.”
Anh ta ló đầu ra nói: “Tại cô em hét lớn quá thôi. Làm tưởng gì. Ở đây có mình anh thôi đó.”
Tôi cười ngặt nghẽo vì cái anh này. Thế mà sợ ma sao? Tôi thấy ảnh lụt lọi nên nhắc nhở: “Anh đi ra dùm. Ở đây không phận sự cấm vào. Anh tìm gì thế? Có gì em kêu người giúp anh.”
Anh ta cầm cái nón lá để xuống cầm thanh kiếm giả lên còn quăng xuống, chống nạnh lên thở dài nói: “Anh coi qua đạo cụ thôi…”
“Ê… sao anh quăng đạo cụ của bọn này. Đạo cụ quan trọng lắm. Tôi kêu người vô đuổi anh giờ.”- Tôi vội chụp thanh gươm nói to.
Anh ta dòm tôi rồi cười quá chừng nói: “Đạo cụ gì ở đây dòm cũng như đồ chơi. Cái này anh ra ngoài cửa hàng đồ chơi mua thanh kiếm nhựa trả cho đoàn. Cái này chừng 15 hay 20 ngàn thôi mà.”
Tôi tức lắm mà. Cái tên này… Tôi tính lôi anh ta ra chứ anh ta ngồi bệch xuống ôm đầu nói: “Đạo cụ kiểu này như đồ chơi hay dùng hơn 10 năm rồi thì tính sao. Chà… vậy phải kêu họ trích kinh phí mua đạo cụ.”
Tôi ngạc nhiên nói: “E,.. thế anh là ai vậy?”
Anh ta nói: “Cô em chắc là vũ công. Anh đây không là ai cả, coi như là thông dịch xiên khiêm mấy việc linh tinh đi.”
Ôi trời. Ra anh ta có phận sự mới vô đây. Vậy thì được. Tôi vội đi ra nói: “Vậy anh cố gắng nha. Có gì cần giúp thì sau giờ học tôi giúp cho. Hồi trước tôi cũng giúp đoàn tìm đạo cụ với lấy trang phục đó. À, cám ơn anh trước. Thay mặt vũ đoàn cám ơn anh.”
Anh ta ngạc nhiên dòm tôi như sinh vật lạ. Chà… mau về phòng tập rồi cố gắng thôi. Tôi tự tát vô mặt mấy cái rồi chạy đi.
—-
Hồi hộp quá. Sắp đến lượt mình rồi. Ông thầy ballet master với biên đạo múa người Mỹ đó tên là Christopher Kane. Thầy Thành với cô Vân trò chuyện với ông ấy qua cái anh Khang đó. Chúng tôi thì lo dữ lắm. Mấy nhà tài trợ đứng xem như khan giả, nên ai cũng coi đây là buổi diễn thật vậy. Thầy Thành như muốn show cho tất cả những mặt mạnh của đoàn nên liên tục kêu chúng tôi thực hiện các bài tập từ barre cho đến center. Còn chia ra từng nhóm 4 hay 5 vũ công. Tôi không biết có thực hiện các động tác đạt chưa nữa. Nên run quá rồi. Đến cuối cùng là across the floor. Chắc chắn là các bước grand allegro rồi. Là khi mà các vũ công chúng tôi sẽ thực hiện 1 loạt các động tác kỹ thuật nhảy phóng qua sàn. Tuy đây không phải là buổi tuyển chọn nhưng mà sợ họ đánh giá rồi chọn vai luôn như mấy lần trước ấy.
Tiếp theo là đến nhóm nam. Nhóm nam làm trước. Thầy Thành đưa ra các động tác. Tôi cố gắng nhớ thiệt kỹ. Bài kết hợp của nhóm nữ cũng sẽ tương tự thôi. Vậy là piqué arabesque, chase, rồi grand jeté, rồi sissonne qua trái, sissonne qua phải…
“Trời ơi. Có cần có khó vậy không? Ra cái gì dễ dễ chút để người ta còn thở chút chứ. Làm không tốt thì làm mất mặt đoàn. Bực mình.”- Trâm đứng tô lại son cảm thán.
Thôi chết. Không nghe kịp rồi. Tiếp theo tới nhóm nữ ngay đó. Cố nhìn nhóm nam mà nhớ vậy. Có người trễ nhạc rồi. Ông Kane vỗ tay kêu gì đó. Anh Khang ra dịch nói: “Sissonne bạn đừng chúi xuống. Vậy mất thăng bằng sẽ trễ nhạc. Còn nữa, không cần nhảy quá cao. Chủ yếu của sissonne là tiếp đất chân bạn phải làm như hình 1 cái kéo. Đó mới là sissonne.”
Hả? Anh ta đi ra còn chỉnh cho cậu Lập động tác đó nữa. Hình như anh này là vũ công luôn đó. Ờ nhỉ, phải vũ công mới biết dịch cặn kẽ chuyên ngành múa vậy. Tôi chăm chú quan sát coi anh ta chỉnh chỗ sai của mấy bạn nam. Tốt quá chứ. Họ nhảy cải thiện hơn rõ ràng kìa. Chết… đến chúng tôi ngay lập tức rồi. Phải cố gắng… cố gắng hết sức mình. Tôi nhẩm cố gắng như câu thần chú vậy. Bắt đầu rồi.
—-
Tôi tập đến 10 giờ tối. Tập đến khi cô Vân đi về thì mới về. Cô Vân dòm tôi thở dài nói: “Còn người ở lại lo việc sân khấu. Cô giao chìa khóa cho anh ta. Em tập xong thì về cùng anh ta. Đừng buồn.”
Tôi òa khóc. Cô Vân vỗ vai tôi nói: “Sau vở này sẽ có vở khác mà. Nếu vở này thành công thì chúng ta sẽ tiếp tục dựng các vở lớn. Vở lớn có nhiều vai. Sẽ có vai cho em mà. Lần này tuy nói là vở lớn chứ hạn chế lắm. Vở lần này ít vai, không có nhiều màn múa solo. Nhiều bạn cũng không được chọn. Em đừng áp lực quá. Mà biết đâu có vũ công có việc gì đó bỏ vai, thì sẽ cho em thế mà.”
Ơ… ơ kìa. Mắt tôi cay vì nước chứ tim tôi lại đập mạnh. Lồng ngực tôi phập phồng như bị ép căng. Cô Vân đi về rồi còn tắt đèn hành lang. Tay tôi không biết nắm chặt từ lúc nào.
Kẹt kẹt kẹt…
Tôi trở lại dọn đồ của mình. Tiếng xe đẩy ngoài hành lang. Ra là cái anh Khang đó. Anh ta ở lại tới giờ này à? Tôi thất thuể ra hành lang. Cũng chẳng còn ý nghĩa gì cả nên về thôi. Cô nói thế là an ủi tôi thôi mà. Nhiều người không được chọn, nhưng toàn là vũ công trẻ chỉ có tôi là già nhất mà tệ như vậy. Anh Khang dòm tôi. Tôi không dám dòm anh ấy luôn. Cái ông Kane cứ lắc đầu mãi lúc đó. Con An còn tát tôi 1 cái trong toilet nói tại tôi kém cõi mà làm họ đánh giá sai về đoàn. Tôi cúi xuống thắt dây giầy chứ không kềm được nước mắt nữa.
Khang đi tới nói: “Lại là em cái cô bé nghiêm túc, múa giỏi, giữ thăng bằng tốt nhất đoàn đây mà.”
Anh ta… trêu chọc tôi y bọn họ. Tôi ném cho anh ta 1 cái nhìn câm tức nói: “Đừng có trêu chọc tôi. Múa giỏi gì. Cả đám ai cũng bảo tại tôi. Tôi mắc lỗi. Còn khiến cả nhóm múa bị vạ lây. Thầy Kane lắc đầu suốt dòm em mà. Có phải em tệ hại lắm đúng không nên bị chê cười.”
Anh ta chậc lưỡi nói: “Là tại cái cô trước em trễ nhịp lại quá chậm nên em va trúng cổ. Còn cái cô dẫn đầu nhóm là tệ nhất, không nắm hướng dẫn của bài kết hợp gì hết. Thầy Kane hay lắc đầu là do thái độ của nhiều vũ công thiếu chuyên nghiệp. Họ không tập trung gì, không nghe kỹ lời hướng dẫn, còn tự làm theo ý mình.”
Tôi ngạc nhiên nói: “Nhưng mà… họ đều được chọn. Trâm, An, với Nga…”
Anh ta nói: “Thì có còn hơn không. Vũ đoàn của các bạn đăng trên website mấy gương mặt vũ công chính và profile, phân vai cũng dựa trên đó thôi. Còn có người được mấy nhà tài trợ giới thiệu bắt bên chế tác nhất định cho mấy cô đó vào. Mới là làm khó bên bọn anh. Nhưng thôi, vụ này ở các nhà hát nào cũng có. Với lại họ cũng không tệ. Hy vọng qua luyện tập cho bài diễn thì họ sẽ làm khá hơn.”
Tôi ngỡ ngàn nhìn anh ta. Anh ta nói: “Bộ em không biết à? Thì 1 vũ đoàn chỉ có 1 số vũ công chính. Như prima ballerina thì đa phần các vở đều để cô đó múa chính. Tôi biết lần này em khó có cơ hội rồi. Có 1 số điểm tốt chứ chưa có kỹ thuật, 1 số động tác chưa linh hoạt hay hoàn thiện. Tôi thấy em không phải học ballet từ nhỏ hay không phải theo trường chuyên nghiệp à?”
Tôi buồn bã gật nói: “Đúng thế. Lúc 14 tuổi em mới học múa. Cơ thể không dẻo gì. Thể hình không đẹp.”
Anh ta thở dài khoanh tay nói: “Ờ, tôi cũng muốn an ủi em nhưng mà chỉ biết buồn cho em thôi. Vũ công ballet thì cao quá, hay lùn quá đều không được. Còn mập quá hay chân ngắn quá cũng không được. Nhiều người bỏ ngành vì mấy vấn đề thể hình. Nhưng còn về độ dẻo thì… sẽ là điều thua thiệt. Nhưng anh thấy em có sức. Độ dẻo không phải tất cả, sức nâng kìa. Như em cần nâng chân lên được. Vũ công bên chúng ta bị hạn chế độ dẻo và sức bền thật đó.”
Tôi uể oải đứng lên đi. Cũng biế anh ta an ủi tôi nhưng mà… Tôi chợt giật mình dòm cái thứ anh ta đang đẩy. Nó lòi 1 cánh tay ra. Anh ta còn cầm nhấc cái hình nộm lên nói: “Ghê không? Đồ đạo cụ mới của chúng ta đó. Cả ngày nay anh gọi điện tới hết các nơi để tìm đạo cụ.”
Tôi ngỡ ngàn nói: “Bộ nhân viên đoàn không lo sao mà để anh lo vậy? Anh là thông dịch viên mà.”
Anh ta làm mặt chán ngán lắc đầu nói: “Thôi đi em ơi. Mấy nhân viên ở đây làm việc xuề xòa quá. Kêu họ thì họ cứ ra chợ mua búp bê về. Hoàn toàn không biết ý của vở múa với hiểu ý của biên đạo múa gì. Vở này là Petrushka mà. Ballet về con rối Petrushka.”
Anh ta cầm 1 con búp bê chỉ có nửa thân trên và cái đầu bị vỡ lên. Nó làm tôi nghĩ đến bản thân mình. Con rối như thằng hề bị mọi người đem ra chế giễu. Lúc nghe họ công bố vở ballet tôi chợt nghĩ như vậy.
Tôi cầm con rối to bằng nửa người đó lên nói: “Bộ anh tính dùng con rối sao? Nhưng cho việc gì? Cảnh nào thế?”
Anh ta nói: “Bộ em không biết về câu chuyện của vở ballet à? Vở ballet là về 1 lễ hội lớn kéo dài nhiều ngày, có 1 thầy phù thủy dùng phép để khiến 3 con rối thành người, để chúng hoạt náo trong hội chợ của lễ hội khiến ai cũng vui vẻ. Ba con rối lần lượt là con rối trông hài hước Petrushka, nàng ballerina, và 1 tên Moor trông ngầu và bảnh chứ xấu tính. Con hình nộm này thì vẽ mặt hề và hóa trang bậc đồ lên là giống Petrushka thôi. Bọn anh tính dùng những con rối cho cảnh mở đầu, và cảnh khi Petrushka bị chặt ra thành từng khúc.”
Tôi hoảng hồn xém hét lên. Trong bóng tối của hành lang tôi thấy mặt con rối như đang khóc vậy. Cốt truyện của vở ballet tôi còn chưa biết qua nữa. Chủ yếu nghe phân vai không có mình thì buồn quá rồi. Lúc đó cả đoàn lao nhao, rồi bàn về vở này. Nghe là ballet hài hước nên tôi tưởng nội dung vui vẻ chứ. Nhưng… lời anh ta nói như cuốn hút tôi vào vậy.
Tôi vội hỏi: “Thế rồi thế nào hả anh? Ba con rối đó… Thế sao Petrushka phải chết?”
Anh ta vừa đẩy xe vừa kể: “Thì Petrushka đem lòng yêu Ballerina và ngỏ ý. Nhưng nàng ta chỉ để ý đến con rối Moor. Petrushka làm gì thì cũng bị tất cả con người xem như trò mua vui trong lễ hội. Ai cũng khinh thường hắn. Sau 1 ngày thì thầy phù thủy quẳng Petrushka vào căn phòng nhỏ bé chật chội, trái lại Moor thì có 1 căn phòng rộng rãi sang trọng. Ballerina ghé đến phòng Moor, còn Petrushka cũng xuất hiện. Cả 3 cãi vả, Petrushka bỏ chạy sau khi tấn công Moor mà không được, Petrushka chỉ là 1 con rối yếu ớt. Moor đuổi theo và chém Petrushka thành mảnh vụn trong hội chợ trước mặt tất cả mọi người. Cảnh sát tới nhưng thầy phù thủy trấn an tất cả mang xác của Petrushka và chỉ cho tất cả hắn chỉ là 1 con rối mùn cưa. Thế là cảnh sát bỏ đi và lễ hội tiếp tục. Nhưng sau đó Petrushka đã trở lại…”
Toàn thân tôi nãy giờ như bị cái gì báu chặt. Từng lời từng chữ của câu chuyện thấm vào da thịt tôi. Anh ta đẩy cái xe đi bỏ con rối vào nhà kho. Nó chỉ có nửa người trong góc phòng cánh tay quẹo ra sau lưng. Cái đầu chúi xuống. Tôi đẩy thử nó. Anh ta nói: “Gì thế?”
Tôi cầm tay nó lên nói: “Không… Coi nè… Ước gì em có thể dẻo như thế này. Mấy con búp bê dường như có thể xoay chuyển đủ hướng đó.”
Anh ta nói: “Ờ… Anh tìm con này khó lắm đó. Phần này thì dùng cho màn cuối cảnh bị chặt ra. Đạo cụ của đoàn làm phim nào đó. Anh tới tận xưởng phim, họ chỉ cho anh mấy cái phần chi giả. Dòm giả thấy mồ còn thua đồ Halloween. Tự dưng anh thấy con rối bán thân này. Họ còn không biết là có con này ở trong kho.”
Rồi anh ta tắt đèn nhà kho. Còn lại nó trong bóng tối. Rồi anh ta đóng cửa lại.
Anh ta thở dài nói: “Giờ chỉ còn tìm 2 con rối còn lại. Ballerina thì dễ rồi. Tính tìm 1 con manơcanh, chắc cửa hàng thời trang nào cũng có. Còn con Moor thì hơi khó. Mai anh sẽ đi 1 chuyến. Nè… em… sao vậy? Về chưa? Anh xong việc rồi.”
Tôi giật mình vội luống cuống kéo cái túi đi về. Anh ta nói: “Về khuya nguy hiểm đó.”
“Không sao đâu ạ. Em từng về khuye hơn với ngủ lại đây luôn rồi mà. Chào anh. Em về đây.”- Tôi vội nói.
Anh ta chợt chạy theo nói: “Để anh đi cùng em ra ngoài chỗ lấy xe. À.. mà dạo này anh đang bận vụ sân khấu và lên kế hoạch. Chứ tháng sau thì rảnh. Lúc đó vào chương trình diễn tập rồi, anh có thể hướng dẫn các em nhiều hơn. Cần nhất là chỉnh đốn nhất là thái độ của vũ công. Anh sẽ hướng dẫn cho em.”
Tôi mừng rỡ hỏi: “Thật không anh? Em nghe cả rồi. Anh từng là dancer còn học ở New York. Ballet của New York rất lợi hại.”
Anh ta cười nói: “Em này nói chuyện mắc cười quá. Lợi hại gì? Cũng là 1 thằng nói dối bố mẹ học kinh tế chứ trốn sang New York học dance. Ở đó anh theo chả kịp. Toàn đứng nhìn. Rồi cố thì cố xác luôn. Bị chấn thương nên học biên đạo múa. Thầy Kane thương tình nên cho anh theo giúp việc lặt vặt.”
Trời.. giống tôi quá. Nghe thấy giống nên tôi vội kể về chuyện của bản thân lúc nào không biết. Rồi lấy hết can đảm hỏi anh ấy.
“Anh ơi… cho em hỏi cái này… Em… Em nghe nói đoàn của em sẽ có vở lớn tiếp theo? Phải không ạ?”
Anh ta cười nói: “Ú tim. Còn tưởng em hỏi anh có bạn gái chưa? Ra là hỏi chuyện của đoàn. Có chứ. Cô Vân trưởng đoàn rất nhiệt tình. Bạn học cũ của cô ấy ở Nga là vợ của thầy Kane. Giới thiệu qua lại rồi thầy Kane sang đây. Vở Petrushka chỉ là vở đầu. Một vở ngắn vừa tầm và gây chú ý. Sau đó thì là Sleeping Beauty hay cả Swan Lake ấy. Mùa đông thì nên diễn Nutcraker, ở Mỹ mùa đông nào cũng có các vở Nutcraker hoành tráng công diễn ở khắp nơi. Có điều mấy vở lớn tầm cỡ thế thì cần đầu tư nhiều. Nếu có đầu tư thì dĩ nhiên rồi.”
Tôi trợn mắt lên vì nghe tên 3 vở ấy. Âm nhạc, vũ đạo, và trang phục, kịch bản. Đó là 3 vở ballet quy mô và đẹp lắm đó. Tôi vì yêu thích các vở đó mới quyết theo ngành múa ballet. Đó là ballet cổ điển chính hiệu. Âm nhạc của Tchaikovsky. Các câu chuyện cổ tích hoàn hảo. Sleeping Beauty, có hoàng tử có công chúa, có các tiên, các màn múa của các tiên đều rất đẹp.
Anh ta nhíu mày nói: “Cần đầu tư cao lắm. Không chừng tập hợp 2 vũ đoàn của Việt Nam cùng nhiều vũ công khách mời quốc tế cũng không đủ. Thầy Kane tính mời 1 ballerina học trò cũ của thầy. Cái cô Kwang người Hàn quốc đó, giờ đang làm vũ công cho Royal Ballet rồi. Rồi để xem mấy vũ công của đoàn ta ai làm tốt, thì sẽ nhận vai cho 2 vở đó.”
Như có 1 gáo nước lạnh tạt vào tôi. Vậy họ cũng tuyển từ vở này. Còn cho các đoàn khác nữa thì… Cơ hội cho tôi không có nữa. Anh ta khều tôi 1 cái gãi má nói: “Muỗi đốt anh rồi, em ơi. Em nghĩ gì mà thừ ra? Anh biết em lo, nhưng anh thấy em còn khối cơ hội. Thầy Kane là người rất nguyên tắc và có tiêu chuẩn cao lắm. Nhất là vấn đề tính chuyên nghiệp của vũ công. Anh thấy mấy vũ công của đoàn rất ê a, đứa thì mang cao gót, đứa thì trang điểm và xài nước hoa, tóc cũng không cột thành búi kiểu ballet, giầy nhảy bỏ nghênh ngang. Đi trễ về sớm. Không chuyên cần. Lúc tập múa không chú ý, toàn nói chuyện riêng. Đang tập mà tự ý bỏ đi không nói gì. Tại bên nước mình dễ dãi vụ này thôi. Chứ ở Mỹ hay ở Nga là chết rồi đó. Ở Mỹ anh chưa từng thấy có vũ công nào đến trễ mà chen vào hàng múa như bên mình. Làm ảnh hưởng đội hình và có thể làm vũ công khác phân tâm dẫn tới bị chấn thương.”
Anh ta làm tôi thấy nặng lòng hơn thì có. Lồng ngực và cổ họng của tôi giờ như bị nghẹt hoàn toàn. Tôi đi ra ngoài đường lúc nào không biết. Đèn đường như nhấp nhóa trước mặt tôi. Tôi dòm lên cái đèn đường thấy thiêu thân bay rất nhiều. nhiều con còn bám vào mặt tôi. Tôi lấy tay xua chúng ra. Có mấy con bay vào mắt tôi. Tôi dừng xe lấy nước trong bình rửa mặt.
Chà.. tôi dừng trước 1 bãi đất trống. Bãi đất trống này ở gần nơi tôi sống. Thường mọi người chả ngại mà vứt rác vào đây. Cũng có người dọn rác hya mấy người nhặt ve chai thôi. Tôi buồn bực nên ném hẳn chai nước vào trong bãi đát trống rồi quay xe đi.
Cạch… Ru run.. Kịch kịch..
Lúc tôi vừa quay lưng thì nghe tiếng gì đó. Như chai nước bị quăng va trúng thừ gì rồi có tiếng gì đó. Tôi quay lại thấy trong bóng tối, trên mặt đất ở xa có thứ gì trồi lên… Trời.. Quăng trúng ai rồi. Là người nhặt ve chai à? Ơ.. hình như nó đang lồm cồm bò lên.
“Cháu xin lỗi. Quăng trúng cô.”- Tôi gọi to.
Chết rồi. Trong cái người đó đang khó nhọc bò lên. Không lẽ khiến cô ấy té ngã nên… Tôi chột dạ nên đi lại mấy bước gọi: “Cô không sao chứ ạ? Có cần cháu giúp không?”
Cía bóng đó phát ra tiếng. Mấy cái tiếng như kịch kịch kỳ lạ. Mà hình như cái đầu ở hướng ngược lại đó. Nó đang tự chỉnh lại. Tôi bắt đầu nghe tiếng răn rắc của xương. Nó như đang tự chỉnh lại xương rồi bò đi.
Tôi té bậc ra vì kinh hoảng. Tôi muốn bỏ chạy mà chân vô lực. Nó… Nó bò tới rồi. Lần này tôi thấy nó nhổng hẳn nửa thân mình lên. Thấy rõ ràng nó chỉ có nửa thân trên. Nó di chuyển bằng 2 cánh tay.
Tôi hét lên vì nó như phóng lại tôi. Rồi tiếng nó áp tới gần. Tôi ngã nhào ra hét la.
—-
Reng… reng…
Tôi giật mình mở mắt. Tiếng reng inh ỏi vang trong phòng. Tôi té hẳn xuống đất. Tay tôi chạm vào đôi dép mang trong nhà của mình. Ơ… Tôi thấy mình nằm dưới đất. Tôi lăn từ nệm xuống.
Reng reng…
Tiếng reng của đồng hồ báo thức. Tôi cuống cuồng đứng dậy tắt đồng hồ. Còn chưa tỉnh hẳn. Mơ… Vậy ra là mơ. Tôi thở mạnh rồi chạy ào đi đánh răng rửa mặt. Nhìn bản thân trong gương khiến tôi từ từ tỉnh táo. Đúng là mơ rồi. Chắc hôm qua tập mệt quá về nhà ngủ thẳng chẳng biết gì luôn. Rồi nằm mơ thấy chuyện kinh dị. Lúc cơ thể và tâm trí quá mệt mỏi thì sẽ khiến hay quên với ngủ mớ mà giống thật đó. Tôi chợt nhớ điều này chẳng phải lần đầu. Hồi xưa trong lớp múa tôi cũng từng bị như vậy 1 thời gian. Lúc đó gặp nhiều áp lực. Giáo viên khó lại dữ dằn.
Tôi lấy khăn lâu mặt rồi nhanh chóng chuẩn bị đi tới phòng tập. Dù sao cũng có chuyên gia hướng dẫn mà. Với lại biết đâu… có ai đó không tham gia được thì sao. Biết đâu… Thế là tôi sẽ có cơ hội.
Tôi cố nở nụ cười trong gương. Diễn viên múa cần cười trên sân khấu, tôi thi thoảng hay tập cười trước gương. Được rồi… Đi thôi.
Thẻ:Creepy Career, Kinh dị, Ma Quỷ, Tâm Lý, Truyện Dài