Nhân Gian Này Không Thiếu Dị Kinh – Lạc Giữa Rừng Sâu

0 Comments

Một đoàn người vì chạy giặt mà đi vào rừng. Họ đã làm 1 số chuyện phi nghĩa khiến quỷ thần không tha. Họ cứ đi mãi cho đến khi…

—-

Tôi lần mò trong đám cây cỏ. Những bụi cỏ giờ ướt đẫm. Dưới chân tôi đạp lên thảm cỏ mền còn chi chít những cành cây khô. Gai đâm hẳn vào đôi chân sung phòng của tôi. Cái chính là không thấy đường. Chúng tôi đi trong rừng ban đêm. Mỗi ngươi giữ 1 bó đuốc để đuổi dã thú rồi soi đường chứ có soi cũng chẳng biết đang ở đâu. Phải nói là bị lạc rồi. Không biết phương hướng.

Đoàn chúng tôi lúc khởi hành vốn gồm 45 người từ Tây trấn ở huyện Chi Lăng để xuống miền Trung. Chạy giặt mà, giờ quân Minh đánh qua biên giới rồi. Nhà Hồ này không biết cầm cự được bao lâu. Mấy người dân trong thành thì đa phần không cần bỏ chạy. Nghe đâu là nhà Minh bên Trung Nguyên chỉ muốn đưa Trần Thiêm Bình, hậu duệ của nhà Trần lên ngôi. Nên dân trong các thành lớn có sản nghiệp không thể bỏ chạy với lại họ cũng tin là nhà Trần tái lập thì cũng không làm hại dân. Nhưng dân trong các thôn làng hay các trấn nhỏ như chúng tôi thì sợ lắm. Binh đao chiến loạn, quân Trung nguyên đánh xuống đi qua các làng mạc thì sẽ cướp phá, giết thường dân. Hay nhà Hồ không đủ lương thảo cũng tới mấy cái làng mạc mà bắt sung quân. Lúc đó thì tan nhà nát cửa sợ còn bị giết hại. Trấn chúng tôi phải nghĩ cách qua cái nạn này. Một số thì có bà con trong thành nên đi tìm nương nhờ. Chứ nhiều người không có thân thích hay không tìm được chỗ nương nhờ thì phải đi chạy giặt.

Chỉ có 2 ngày chuẩn bị là khởi hành. Đáng lý đi đường lớn chứ nào ngờ thấy quan binh đi trên đường còn bắt đi lính. Mấy người nam giới trưởng thành trong trấn đa phần bị bắt đi lính hết. Lớp thiếu niên với người đứng tuổi như chúng tôi và 2 người nam nữa thì được tha do hương thân phụ lão van xin do là độc đinh. Đã thảm lắm rồi, lại còn gặp chuyện. Hôm trước đi qua cầu gặp 1 bọn bắt đóng tiền mãi lộ. Trông không khác thổ phỉ, còn chém chết anh Điền dám ra cự cãi với chúng. Chúng tôi đành phải đóng tiền mãi lộ rồi đi qua đó. Cứ tưởng tới bến tàu rồi đi thuyền xuống miền Trung. Ai ngờ còn khủng khiếp hơn. Mới hay tin là quân Minh đánh sang còn đi bằng đường thủy. Tàu bè đều bị huy động. Quan binh đóng ở cửa khẩu rất nhiều. Không thể đi bằng đường thủy, kẻo gặp tàu giặt thì cũng bị giết thôi. Mà đi đường lộ thì lại sợ gặp quan binh hay bọn cướp đường. Nên đành đi đường rừng. Nhiều người ở bến tàu cản nói đường rừng rất nguy hiểm. Tôi và bà con ở vùng cao có núi có rừng nên nghĩ là rừng thôi mà, ai cũng đều quen thuộc. Chúng tôi từ nhỏ đã quen việc đi nhặt củi hay hái măng. Nhưng ai mà ngờ… Thì ra do rừng rậm khác nhau, cây cối cũng khác. Đã vậy còn… Tôi quay lại nhìn lối đi sâu hun hút đen ngòm đó. Không biết mấy người khác thế nào. Giờ lại nghĩ tới họ. Có bà tôi nữa mà.

“Thiệt là… dại quá đi. Biết vậy nghe lời đám người ở bến tàu rồi. Sao mà ngu thế? Đất ở huyện chúng ta đã được khai hoang. Còn rừng ở quanh trấn và mấy làng mạc trong huyện thì chúng ta từ nhỏ tới lớn đi hoài nên thông thạo. Chứ… chứ rừng này khác mà. Phải chi có anh Bắc. Có anh ấy thì anh ấy sẽ cản ngay. Giờ thì… Cũng tại ông hết.”- Cô Hường lại than vãn.

Chú Sơn giờ còn lo soi đuốc vô mấy thỏi vàng dắt ở thắt lưng và trong tay áo nói: “Có lạc gì. Rừng thì đi rồi cũng ra thôi. Tại trời tối chứ sáng thì tôi có khối cách tìm đường ra. Bà còn nhắc đến thằng anh bà làm gì. Cũng nhờ nó bị bắt đi lính trước. Hai cụ nhà bà mới chịu để lại vàng cho chúng ta. Thiệt là sướng. Phần của bà với phần của ông già nhà tôi. Ha ha… Còn may hơn là có thể bỏ lại đám người già, trẻ con phiền nhiễu đó. Khỏi cần phụng dưỡng với bị quấy rầy.”

Chà… bên nhà tôi cũng thế. Chúng tôi đã… bỏ lại người già và trẻ con ở trong rừng. Lúc đó là tầm giữa trưa. Nhiều người già không đi nổi nên cứ đi 1 chút là nghỉ. Rồi tới giờ ăn thì xảy ra xung đột, cãi vả. Tôi không ngờ từ chuyện đó mà nhiều người đòi bỏ lại người già. Nhưng có vẻ họ cố tình viện cớ.

Mẹ tôi có vẻ chột dạ nói: “Tại anh chị làm nên em mới… Mà… bà má chồng của em lúc đó lồng lộn lên nhất quyết không… Em cũng vì lo cho tương lai 2 mẹ con, chồng em mất sớm, gặp bà già má chồng hắc ám, hà tiện còn khó khăn. Em làm dâu bao năm khổ hết biết. Bả thì có ruộng vườn trâu bò để lại bả giữ khư khư hết. Phải bán đi hết để chạy giặt rồi mà bả còn không chịu đưa cho em giữ. Hoàn cảnh thôi. Nhưng… lỡ quan biết có trách. Hồi nãy bả la dữ lắm, chửi rủa bảo báo quan.”

Bác Vinh cười nói: “Giờ chiến loạn, còn sợ quan cái gì. Họ lo thân còn chưa xong. Với lại chiến loạn mà, mấy đoàn chạy giặt thì có thể bỏ lại mấy người chạy chậm. Chúng ta vì bất đắc dĩ thôi. Ha ha. Bà nhà cô thì còn hiền, chứ thằng anh tao ác miệng hơn trù tao chết còn bảo bẩm với bụt tiên thần rừng xử tội chúng ta. Chuyện chúng ta làm đúng nghĩa mà, ai biểu hắn lớn hơn tao 3 tuổi lại đi cà nhắc. Vậy là đủ lý do để bỏ hắn lại. Thần Phật có biết cũng đâu có sao. Có trách thì trách ông bà già tao thiên vị, tự dưng để phần lớn của cải cho thằng anh tật đó, còn bảo do hắn chí thú làm ăn. Khốn kiếp, nếu có số của cải đó thì tao cũng là phú ông giàu nhất trấn vậy. hai thằng con của hắn bị bắt đi lính, cầu cho chúng chết đi cho rồi. Thế là tài sản vô tay ta đúng nghĩa.”

Hai đứa con gái và 3 bà vợ của bác Vinh khệ nệ kéo còn lừa vác 2 cái bị rơm và cậu con bác Vinh đi tới. Họ chả cho ai giúp. Ai chẳng biết trong mấy bị rơm đó là ngân lượng, lượng vàng lượng bạc. Hai đứa con gái của bác ấy cười khút khít nói: “Bỏ được mẹ con con Thắm thiệt mừng quá ha mẹ.”

Vợ bác Vinh cười hăn hắc nói: “Tao mà. Không rat ay thì thôi. Tao chán ghét mẹ con nó lâu rồi, rõ ràng là cái người ở mà. Cũng tại bố mày đào hoa làm nó có chữa. Tao làm phước cho cả mẹ lẫn con làm người ở chứ dòm mà phát ghét. Nuôi tốn cơm. Còn dám sanh thêm đứa con trai dành tài sản với thằng Tài. Biết ngay là kêu bỏ thằng con hoang đó lại là mẹ con nó kêu khóc ầm trời không nỡ. Thì cả 3 ở lại cho dã thú xơi thịt.”

“Ru… ru..”

Chợt có 1 tràn tiếng gì như tiếng tru của thú vật khiến chúng tôi hãi hùng bõ chạy. Lại nữa rồi. Tôi vừa chạy vừa run lập cập. Cái cảm giác này… Không hẳn là sợ dã thú. Có cái gì đó trong lòng không yên. Hồi 1 canh giờ trước cũng vì cái tiếng tru này mà đoàn chúng tôi phải bỏ chạy. Lúc đó trời tối đã đốt lửa lên, cả đoàn định ăn uống ngủ nghỉ. Thế mà nghe tiếng tru nên sợ quá tất cả bỏ chạy. Vì mạnh ai nấy chạy nên lạc mất 4 người.

Chạy 1 đoạn ai cũng kiệt sức rã rời. Chúng tôi ngồi nghỉ đại ở 1 khoảng không biết là đâu. Hình như lại đi sâu vào rừng thêm rồi. Giờ nhìn lên chỉ thấy toàn là tán lá cây bị gió thổi xào xạt qua lại chứ không thấy bóng trăng đâu cả.

Mẹ tôi cười mang bánh trái cho tôi nói:

“Con rang chịu khó 1 chút. Có số của cải này thì sau này mẹ con ta khỏi cần lo. Có thể mua nhà biết đâu mua cả điền trang. Nghe nói đất đai ở dưới miền Trung rẻ lắm, dân chúng lại nghèo, khỏi cần con mướn tá điền, tự động chúng tới tìm con xin cho chúng cày để lấy cái ăn. Cậu mợ con xuống đó rồi phát đạt, giờ là điều chủ, có tôi tớ hầu hạ.”

Tôi đẩy cái bánh ra, nghĩ đến bà và mấy người đó thấy mắt cay xè. Tôi run run nói: “Mẹ à… Con thấy làm vậy không nên chút nào. Hồi nãy con tưởng mọi người nói vậy để cả đoàn đi nhanh lên. Mẹ gạt con. Mẹ nói cả đám bỏ đi để mấy đứa con nít khỏi khóc hay người già kêu ca. Chứ… thì ra cả đoàn đi luôn bỏ họ ở lại. Là bà nội mà mẹ. Nếu không nhờ nội quỳ cầu xin thì con bị quan binh bắt đi lính rồi. Họ không có đồ ăn thức uống, trong rừng có dã thú thì…”

Mẹ tôi kéo tay tôi nói: “Thôi mà con. Chuyện cũng lỡ rồi. Biết đâu… họ không chết thì sao. Rừng thì cũng có tiều phu đi đốn củi hay là thợ săn. Còn không thì ông bụt hiện lên.”

Tôi muốn cãi lại mẹ mà không dám. Chú Sơn kêu tôi đi lượm củi đốt. Chúng tôi tìm 1 góc khô ráo chụm đá lại rồi bỏ mấy cành cây khô vào để nhóm lửa. Tối như hũ nút, nên tôi mong có thêm ánh sáng. Nếu đốt đám lửa to hơn thì có lẽ bọn dã thú sẽ sợ. Thằng Thìn giật bánh từ tay mẹ tôi kêu lên:

“Con muốn ăn cái này. Không thích ăn chuối sáp, muốn ăn bánh đúc cơ.”

Nó vừa ăn vừa la quen cái thói cậu ấm. Tôi mặc kệ nó mà mon men nhặt củi. Tôi cầm ngọn đuốc giơ quanh khu đất. Giờ có đuốc cũng không thấy rõ gì. Chân tôi cào qua hàng lá khô để tìm củi. Nghe tiếng những cây khô gẫy răng rắc ở xung quanh. Tôi nhặt cành nào cũng thấy ướt đẫm sương hết. Tôi quay qua nhìn thấy mọi người thế mà ôm đầy các cành củi rồi.

“Nè… lẹ lẹ rồi còn nhóm lửa để nấu cơm chứ. Đói muốn chết.”- Anh Tài vừa uống bầu rượu vừa la.

Anh này có thói say sưa bè nhét còn ngược đãi vợ con. Vợ vì thế chết sớm, lần này anh ta bỏ cả 3 đứa con ở lại vì lý do là sợ chúng ‘làm hỏng việc’. Anh ta đáng lẽ là bị bắt đi lính, chứ cứ giả ngớ ngẩn câm điếc. Hôm gặp quan binh bắt lính, do 3 đứa con kêu bố mà sau đó anh ta đánh đập chúng dã man. Lúc đó quan binh thấy 3 đứa con thơ có mình anh ta chăm sóc nên cũng không bắt anh ta đi lính làm gì tội nghiệp 3 đứa trẻ. Thế mà anh ta sợ đi rồi gặp quan binh bắt lính nữa nên bỏ con ở lại.

Thấy họ chụm củi vào rồi đốt. Nhưng cái mùi khói thiệt kỳ lạ. Còn có làn khói đen tỏa ra. Ánh lửa cháy rất mạnh. Thường mới đốt lửa bằng cây khô thì không thể nào cháy lớn thế được chứ? Tôi thấy lạ quá nên đến gần xem.

Tôi nhìn thấy cô Hường cầm 1 cây củi trông kỳ dị, giống 1 khúc xương thì đúng hơn. Nhưng chưa kịp nhìn kỹ thì cô ấy quăng nó vào đống lửa rồi. Tôi thấy mấy người khác cũng quăng mấy khúc củi như xương vào. Tôi dụi mắt mấy cái. Không lẽ nhìn nhằm sao. Xương gì ở đây. Tôi kêu mẹ hỏi: “Mẹ với mọi người nhặt củi ở đâu thế?”

Mẹ tôi chỉ xung quanh nói: “Thì chung quanh đây chứ đâu. Sao con chưa nhặt được cành củi nào. Củi đầy ra đất ấy. Hay là con mệt rồi sao? Cũng tại bà nội con hay bắt con đèn sách gì đó, làm con của mẹ mắt kém đi. Ngồi nghỉ đi. Trải chiếu ra rồi ngủ 1 giấc. Để mẹ bắt miếng cơm cho mà ăn đỡ với chao.  Có tiền này rồi thì sau này ngày nào mẹ con ta cũng ăn cơm với thịt gà thịt vịt thịt heo.”

Không lẽ là tôi hoa mắt như mẹ nói. Tôi dụi mắt rồi trải chiếu nằm gối đầu nói: “Con không đói. Hồi chiều đã ăn miếng bánh rồi. Con không có lòng dạ nào mà ăn. Bà nội chắc đang đói bụng lắm. Hy vọng cô chú với mẹ nghĩ lại.”

Tôi vừa nằm xuống thì nghe tiếng tru nữa. Cả nhóm đều giật mình sợ hãi chứ không ai bỏ chạy. Do ai cũng mệt quá rồi, lại vừa nghỉ chân với nấu cơm. Chú Sơn nói: “Kệ đi. Thú rừng thôi mà. Đám lửa tô vậy chẳng có con thú rừng nào dám tới gần đâu. Với lại nếu có mấy con hùm con báo thì trên đường phải thấy dấu vết gì đó của chúng. Mà có thấy gì đâu. Khùng lắm là vài con sói. Cái loại đó thì lảng vảng trong rừng, thi thoảng mò vào làng mà chộp thịt gia súc gia cầm bị chúng ta đánh giết hoài. Mấy con sói chỉ dám tấn công mấy người đi 1 mình. Chứ đoàn chúng ta có hơn 10 người cơ mà. Đố chúng dám.”

Bà vợ thứ 3 của ông Vinh chợt hoảng lên kêu to lớn tiếng: “Ủa? Ông ơi. Sao không thấy con Ni đâu?”

Tôi giật mình ngồi dậy nhìn xung quanh. Cả đoàn chúng tôi xôn xao. Nhà họ vội nhìn xung quanh. Thiếu mất chị Ni đó rồi. Chị Đẹp con gái lớn của ông Vinh nói: “Con tưởng con Ni chạy theo dì chứ? Hỏi con… sao con biết. Nó hay chạy theo mẹ con con để a dua thôi chứ con của dì mà. Dì phải giữ nó chứ.”

Bà ba đó khóc toáng lên chạy qua lại hỏi mọi người có thấy chị Ni đâu không, mau đi tìm giúp. Tôi tính đi thì mẹ tôi cản nói: “Kệ bả đi. Tối rồi mà con. Chắc con Ni đó chạy chậm. Thấy ánh lửa thì cũng chạy tới nơi thôi. Hơi đâu người này tìm người kìa.”

Bà ba đó khóc to thì bị ăn tát. Rồi bà ấy chạy vô 1 góc tối kêu chị Ni tán loạn lên. Bóng bà ấy chạy mất hút vào khoảng không đen ngòm của khu rừng. Tôi nghe tiếng cành lá xao động 1 lúc thì tất cả im lặng. Tôi nhìn lại thấy mọi người chẳng ai để ý gì chỉ lo ăn còn ăn uống cười nói rất vui vẻ để chúc mừng có số tiền sau này trở nên giàu sang.

“Tôi thấy là chúng ta nên nhân thời buổi loạn lạc này mà mua nhiều gạo, muối để đầu cơ tích trữ. Chờ khi chiến loạn thì nạn đói khắp nơi. Bảo đảm lúc đó chết đói đầy ra, dù có ra giá cắt cổ cũng khối người mua.”- Anh Tài nói.

“Ôi… mày còn non kém. Tao thấy mua thuốc tích trữ là hay nhất. Chứ giờ giá gạo muối đã mắc dần lên. Tốn tiền mua lắm. Ông tao kể cái thời loạn lạc giặt giã, nạn đói còn có cái bệnh dịch. Người chết phơi thây ra, dĩ nhiên sẽ có bệnh. Thuốc gì cũng mắc. Sợ lúc đó thuốc với muốn còn quý hơn vàng bạc. Hay chúng ta thu mua hết 1 vị thuốc như cam thảo, sơn tra hay long đởm thảo đi, để không còn, nhiều vị thuốc cần cái đó mới sắt được, lúc đó chúng ta muốn ra giá nào cũng được. Chúng ta tha hồ mà làm giàu.”- Bác Vinh nói.

Họ đều hớn hở còn đồng ý hay nói đã tính sẵn cả rồi. Tôi nghe mà choáng váng mặt mày. Thì ra bọn họ… ai cũng có dự tính từ trước, vốn muốn cướp tài sản. Còn bàn tính ba cái kế làm ăn ác độc, thất đức. Tiếng họ cười hô hố còn khủng khiếp hơn tiếng của lũ thú hoang độc ác tru tréo trong rừng. Gương mặt họ dưới ánh lửa trong vừa xanh vừa đen nhám. Hai bên tai tôi ù đi vì tiếng cười và hơi thở tham lam của họ. Mùi khói tỏa ra càng lúc càng khiến tôi ngạt thở. Giờ thấy từng bụm khói đen tỏa lên. Chúng có đủ hình thù như đầu người. Tôi lịm đi do hoa mắt và chóng mặt.

Tôi nằm mơ thấ mình lạc trong rừng. Lần này chỉ có 1 mình tôi. Tôi cứ la hét tìm đường, tìm người, nhưng chẳng biết nên đi đâu, nên tìm ai. Tôi biết đó là giấc mơ vì thấy khắp nơi sau các lùm cây bụi cỏ đều là người. Những mặt người như bóng ma.

Chân tôi trượt trên triền dốc rồi lăn xuống đất. Tôi té nằm thấy có những cái bòng trên cây đang chúi người dòm xuống. Có mặt của 2 nam 1 nữ chúi xuống. Mặt họ nhăn nhúm rồi khi chồm tới thì nhe răng ra. Hàm răng của họ như răng thú hoang đầy máu. Người nam còn đang ngậm 1 cái tay rồi hắn phun ra.

Tôi la hét bỏ chạy. Thấy bọn chúng phát ra tiếng cười xè xè như rắn. Trong lùm cây có những con mắt khác dòm tôi. Tôi chợt nhớ đến chuyện của anh Cầu, hồi trước từng là thợ săn, anh ấy kể những con thú rình mồi, theo dõi con mồi rồi để con mồi chạy trong rừng, để nó lạc, để nó tưởng là thoát rồi chứ bọn thú rừng sẽ theo sát, 1 khi vào lãnh thổ của chúng thì không bao giờ có thể thoát, dã thú nào cũng có thể đánh hơi, chúng sẽ theo dấu, chờ con mồi kiệt sức.. thì sẽ tấn công, xé xác, ăn thịt.

Tôi cứ chạy và chạy. Tôi sợ lắm, không biết mình chạy đi đâu nữa. Cũng không hiểu sao trong rừng tối lại thấy rõ mọi thứ. Tôi bắt đầu nghe những tiếng thở áp sát mình. Tôi chạy vụt qua 1 thứ giống 1 người. Tôi không dám nhìn lại nhưng hình như là 1 người ngồi thật. Tôi quay đầu thì thấy trông như 1 cụ già xác xơ ngồi ở dưới gốc cây. Tôi hoảng hốt thở mạnh rồi chạy lại gần cụ. Thấy 2 bàn tay của cụ với lớp da nhăn đồi mồi như của bà nội. Tôi chợt bậc khóc. Mắt và mũi cây xè. Có lẽ là cảnh bà bị bỏ lại cứ ám ảnh tâm trí tôi nên tôi thấy bà cụ trông mơ. Tay tôi chợt nắm lấy tay cụ. Muốn xin cụ tha thứ. Như xin bà nội tha thứ. Không biết có thể nói với bà nội rằng tôi… Tôi muốn dẫn cụ già này ra khỏi rừng.

“Cụ ơi… Hu hu… Cháu… chúng ta đi nào. Ở đây rất nguy hiểm. Khu rừng này có yêu ma quỷ quái. Đi nào cụ.”- Tôi vừa bậc khóc vừa nói.

Chợt cụ già ngước lên nhìn tôi. Tôi hét lên vì cảnh tượng kinh dị. Mặt cụ ta như chằn chịt những thớ thịt còn tươi và cái miệng vươn dài ra. Cụ ta nhe răng trước mắt tôi. Tôi nhắm tịt mắt lại hy vọng sớm thoát khỏi cơn mộng này.

“Xin… xin tha..”-Tôi vừa khóc vừa nói.

Hơi thở của nó áp sát mặt tôi. Tôi nghĩ mình sắp chết rồi. Chết…

“Hừm… Xem ra mi còn chút nhân tính, lương tri, không tới nỗi tán tận lương tâm như bọn súc sinh kia. Chẳng qua còn quá nhỏ lại nhát gan, được mẹ quá bảo bọc nên đâm ra không có chính kiến, hay thấy việc sai không dám lên tiếng. Chứ cũng là đứa có tình thương, có đạo đức. Nên ta và con cháu sẽ tha mạng cho ngươi.”

Tôi giật thót. Tim tôi đập như rớt ra khỏi lòng ngực. Đầu óc tôi mụ đi. Tôi thấy hơi thở khò khè đó di chuyển xa khỏi tôi. Rồi tiếng gió mạnh thổi lại. Cái tiếng như tiếng thở khắp nơi cũng lảng ra xa. Tôi chợt mở mắt thì thấy bốn bề vắng lặng. Nhưng còn những con mắt cứ dòm tôi chằm chằm. Tôi run rẩy nhỉn khắp.. Tôi nhớ mấy chuyện kể của anh Cầu. Tôi vội chồm dậy để quỳ rồi chấp tay lạy. Từng nghe 1 chuyện là có 2 cha con người kia đi rừng, gặp 1 con sói dữ, người cha già hối người con chạy đi để mình ông chết, con sói ăn ông rồi no bụng không ăn thịt con. Người con vì hiếu không nỡ nên xin con sói hco thế mạng cha già. Cả 2 vì thế cứ ngần ngừ không ai chịu bỏ chạy. Con sói không chần chừ nhào tới muốn xé xác cả 2, nhưng có 1 con sói rình sẵn rồi nó vồ con beo ăn thịt mắt vẫn dòm 2 cha con. Hai cha con sợ quá bỏ chạy chứ người cha già chợt nhận ra bèn quay đầu hướng đó mà lạy tạ con hổ. Chuyện đồn khắp vùng, có vị quan lấy ra làm bài học nói loài vật cũng có linh tính, biết nhận ra con người thiện ác, thấy cả 2 có tình nghĩa, gắn bó nên cứu 2 cha con.

Tôi lạy tạ mấy cái. Không biết cơn mơ này thật hay giả… Tôi lạy 1 hồi thì nghe tiếng gió lao xao rồi 1 tiếng nói vọng từ xa mà âm vang khắp khu rừng trong mơ nói: “Ngươi cứ đi đi. Cứ đi là tự khắc tìm được đường ra. Còn về bọn chúng thì chúng ta không tha. Những kẻ bị chúng bỏ lại khi chúng ta bao vây khóc lóc biết không chạy thoát đã buông lời nguyền rủa còn chỉ đường, rồi cầu xin chúng ta xé xác, ăn tươi nuốt sống những kẻ độc ác, tham lam.”

Ta tôi lại ù đi. Tiếng tru của thú mà chúng tôi hay nghe giờ thành những tràn cười ma quỷ. RỒi tôi thấy mình mất hết sức lực. Bên tai tiếng mẹ kêu tôi.

Tôi giật mình mở mắt ra. Thấy mẹ tôi ngay trước mặt. Tôi hoảng hốt ngồi bậc dậy. Mẹ tôi nói: “Mẹ đây. Con mơ thấy gì mà kêu hét ghê quá. Mới chợp mắt có chút thôi mà, hay ngủ không quen nên mơ dữ hả con? Mẹ kêu con nãy giờ.”

Tôi nhìn khắp nơi thấy họ vẫn bên đống lửa. Người còn nhậu nhẹt, người thì nằm ngủ. Chú Sơn, ông Vinh, anh Tài vẫn đang nhậu với bàn về mấy vụ làm ăn. Ông Vinh la to nói: “Con Sính đâu rồi. Sao nãy giờ chưa bắt được mấy con kỳ tôm đó nữa? Hồi nãy cả 1 bầy, còn nghe tiếng chúng khắp nơi. Vậy mà chưa bắt được con nào là sao? Thiếu mồi nhậu rồi nè. Chưa ai bắt được à?”

Tôi giật mình vì cái tiếng ‘kỳ tôm’. Nhớ lại ‘cụ già’ và mấy thứ bò trên cây rất giống kỳ tôm chứ không phải rắn. Chúng có chi và bàn tay 5 ngón dài ngoằn. Cái chữ ‘yêu quái’ hiện ra trong đầu tôi. Tôi bậc dậy sợ hãi nói: “Mau… mau chạy khỏi đây. Là kỳ tôm… quái… Chúng rất nhiều. Nhanh lên…”

Do nói gấp nên tôi líu lưỡi không nói tròn câu chữ, giọng còn bị lạc đi. Mẹ tôi còn lầm mò cầm cây và cái rổ mò cười nói: “Con nói gì thế? À… ờ.. nhiều kỳ tôm thiệt ấy. Hồi nãy ai cũng thấy, rồi đi tìm rồi. Chắc cũng sắp bắt được. Nghe kìa. Tiếng của chúng khắp nơi.”

Tôi rợn cả người. Tôi níu mẹ lại nói: “Chạy… chạy thôi mẹ ơi. Là hang ổ của yêu quái đó. Có những con kỳ tôm tu luyện thành tinh, chúng to lắm. Chúng sẽ ăn thịt chúng ta.”

Mẹ tôi sờ trán tôi nói: “Yêu quái gì? Con nằm mơ đó thôi. Ây cha… lại là cái thằng Cầu ưa kể chuyện nhảm nhí hù dọa con nít trong trấn. Cũng may nó đi lính rồi. Cái đồ cù bơ cù bất.”

“Ối. Yêu quái kỳ tôm cơ à. Nghe mắc cười quá. Bọn tao nhậu hoài đó thôi. Càng nhiều càng to thì càng tốt, thịt nhiều. Ha ha.”-Chú Sơn cười là mấy người khác phá lên cười.

Tôi lắc đầu sợ hãi nói: “Thiệt đó. Mọi người nghe lời con đi. Yêu quái… chúng có thiệt. Chúng nói sẽ ăn thịt mọi người vì đã bỏ mấy người khác lại. Mấy người đó… họ nguyền rủa hết thẩy… Nên tụi yêu quái sẽ… Chúng… chúng giả giọng sói tru để chúng ta hoảng rồi chạy lạc hướng, chạy sâu vô rừng, đến tổ của chúng..”

Tôi chưa nói dứt lời thì tiếng cười ngưng bặt. Mặt ai cũng đơ cứng rồi xanh tái. Rồi cả đám ượm ờ la tôi con nít nói bậy.

Chợt chị Ni chạy về hớt hải nhìn dáo dát. Ông Vinh nói: “Ê…. Kỳ tôm đâu. Thằng Thìn đâu? Mấy người khác đâu. Kêu mày giữ em mà?”

Chị Ni hốt hoảng rúm người nói: “Con… con lo chạy theo con kỳ tôm to đó. Còn em thì… À, chắc mẹ giữ.”

Bà vợ cả của ông Vinh đi về còn đấm đấm cái lưng nói: “Mày nói gì? Em nó đi cùng mày mà. Có giữ em đàn hoàng không?”

Chị Ni bị ông Vinh nhéo nói: “Chắc đi với dì Tư thôi.”

Ông Vinh tát chị Ni 1 cái nói: “Mau tìm thằng Thìn cho tao. Nó là quý tử của tao mà. Cả bà nữa.”

Trong lòng tôi chợt thấy sợ hãi. Nhìn mặt mọi người ai cũng bắt đầu tái xanh lên. Chú Sơn với cô Hường hối hả thu dọn đồ đạc. Tôi vội phụ mẹ dọn vội mọi thứ vào tay nãi. Ông Vinh hối mọi người tìm thằng Thìn, còn ra 1 lượng. Mẹ tôi nắm tay tôi kéo đi. Chú Sơn với cô Hường cũng đi vội. Đi 1 đoạn thì ra họ không phải đi tìm thằng Thìn.

“Thay kệ nó đi con. Nhà họ tự khắc tìm thôi. Hơi đâu mà can dự vô. Mẹ thấy chuyện con mơ tà quái quá. Thôi… cứ chạy trước cho chắc.”- Mẹ tôi nói.

“Ta thấy chúng ta hay là quay lại đường cũ đi. Cứ lần theo dấu cành cây gẫy với dấu chân của đoàn chúng ta là tự khắc ra khỏi rừng thôi.”- Chú Sơn nói.

Anh Tài nhanh tay lấy cây gậy dò đường mà khều nói: “Hướng này nè. Lão Vinh ra có 1 lượng. Đúng là kiết. Còn mày… Mơ mà tưởng thật hả. Đúng là nhảm nhí. Kỳ vân yêu quái. Mấy cái con vật mà to quá thì có lắm đứa ngu gọi là yêu quái đó. Ha ha. To bằng con chó nhà tao không?”

Vụt..

Tôi nghe tiếng gì đó đằng sau mình. Ở trên cây. Tôi run lập cập rồi nhìn lên. Tối quá… Không thấy gì hết. Nhưng thân cây tôi vịn vào thì thấy có 1 thứ gì nhớt nhúa chảy xuống. Tôi rụt tay lại. Trên cây.. hình như có ‘chúng’. Qua ánh đuốc tôi thấy trong bàn tay mình là thứ gì như nhớt và máu. Máu… đúng là máu rồi. Nhưng… máu của ai mới được.

“Á… Á.. Á.”

Tiếng hét của anh Tài làm tất cả giật mình. Thấy anh ta té ngã còn vừa hét vừa la mắt dòm trong lùm cỏ, tay còn giơ ra chỉ. Chúng tôi chạy tới soi đuốc. Rồi cô Hường và mẹ tôi cùng hét lên thất thanh. Phải 1 khắc tôi mới định hình được thứ đó là gì. Đó là bà vợ Ba của ông Vinh. Bà ấy nằm đó hai mắt mở trợn. Cái miệng há to như đang hét. Hai bàn tay như bị rỉa thịt miếng nhỏ miếng to. Phần bả vai bà ấy bị thứ gì rất to cắn đứt lìa. Phần thắt lưng bị nhai đến độ chỉ còn trơ xương. Trên xác bà ấy là đủ thứ kỳ tôm lớn nhỏ đang rỉa. Trong miệng còn có 1 con kỳ tôm rất to bò ra. Chúng tôi kêu hét ngã nhào ra đất.

Tiếng ông Vinh chạy tới hét nói: “Ai hét… Tìm được con tao chưa?”

Rồi cả 3 người nhà ông Vinh thấy cản tượng đó và họ cũng hét lên. Tôi nghe tiếng mọi người hét rồi nôn mửa. Tôi lại nghe cái tiếng xè và tiếng như mấy con tắc kè kêu. Tôi cố lấy hết sức mà đứng dậy kéo mẹ đứng lên nói: “Chạy nhanh thôi mẹ.”

Mẹ tôi như muốn xỉu tới nơi, tay chân lạnh toát run lập cập. Tôi đỡ được mẹ dậy thì rang mà dìu mẹ bỏ chạy. Rồi họ cũng nhào nhào bỏ chạy. Tôi thấy ánh đuốc của mọi người tứ tán. Họ hoảng quá nên chạy đủ hướng. Tôi cố hét lên kêu. Tôi chạy theo chú Sơn. Ông ta còn đẩy tôi ra để chạy trước. Hình như mọi người chạy theo sau cả.

Lại đạp trúng rất nhiều đá sỏi. Tay tôi với đước 1 thân cây làm điểm tựa để tì người vào bước lên tới trước. Hơi thở tôi càng lúc càng loạn. Tôi nghe thấy tiếng thở của những người trong đoàn cũng loạn không kém tôi. Không nhìn thấy đường hay là biết đang ở đâu nữa. Giờ không còn ai đủ bình tĩnh mà dừng lại nhớ đường. Cả đám chỉ biết cấm đầu mà chạy.

“Á…”- Cô Hường hét lên.

Tôi vội soi đuốc qua. Qua lùm cậy chỉ thấy cô ấy trượt xuống rồi tiếng cô ấy hét lên. Chú Sơn ở gần đó soi đuốc hét: “Đàn bà phiền phức. Có cái con dốc thôi mà. Ủa? Dưới có nước… Tức là… Phía dưới là đường mươn thì phải. Hay lắm… có con mươn thì gần đây có buôn làng gì rồi.”

Tiếng mọi người như reo lên. Mẹ tôi còn vội chạy tới. Anh Tài trèo ngay xuống con mươn. Chú Sơn tự tuột người xuống. Tôi nghe tiếng dải đất lúc họ trượt xống… Khoan… cái này là con dốc trong mơ.

Tôi hét lên: “Đừng… Đây là tổ của chúng đó.”

Tôi chỉ kịp nắm mẹ kéo lại. Tiếng cô Hường nãy giờ vẫn là hét liên tục, càng lúc hét càng lớn hơn. Rồi anh Tài vừa nhảy xuống đó hét thất thanh. Ngọn đuốc của họ rơi trên cái mươn đó. Tôi rọi đuốc xuống thấy đó không phải là nước. Đó là 1 cái như hố cát và toàn là kỳ vân ở trong đó. Chúng đông đến nổi ngập cả cái hố. Chúng còn túa ra rồi bò lên 3 người ở dưới hố. Tôi thấy chúng cắn vào họ. Có những con rất to, to hơn cả 1 con chó. Chúng cắn đớp lấy họ.

Mẹ tôi hét rồi bỏ chạy. Tôi mới giật mình chạy theo mẹ tôi. Mẹ tôi làm rơi cây đuốc nên chẳng biết mẹ tôi đi đâu. Tôi kêu: “Mẹ ơi… Chờ con. Mẹ đâu rồi.”

Tôi nghe tiếng chạy và cành lá sột soạt thì chạy theo. Tôi không dám nhìn lên cành cây hay trong bụi rậm. Tôi biết như trong mơ đó, tất cả chúng đều ở đây cả rồi. Tôi vừa chạy vừa xin bọn chúng tha cho mẹ tôi. Một lúc thì không nghe tiếng gì nữa. Tôi ngồi phịch xuống vừa khóc vừa lạy van xin. Cứ thế mà cho đến sáng.

Tôi vừa khóc vừa tìm mẹ trong rừng. Rồi thế mà ra khỏi rừng lúc nào không biết. Có gặp 1 đoàn binh lính. Tôi cầu cứu họ. Vị quan nhà Hồ đó không phải người tệ hại, còn lệnh cho binh lính vào rừng tìm. Họ thế mà tìm được đoàn người bị bỏ lại đó. Bà tôi như ngây dại. Cô Thắm kể lúc bị bỏ lại thì họ khóc lóc rồi đi tìm nơi trú chân. phát hiện 1hnag động. Mọi người vào đó trú. Rồi phát hiện có nhiều xương người như bị thú dữ ăn thịt. Họ tưởng chết rồi, thấy mình bị bao vây, tuy không thấy chứ cảm thấy trong hang có nhiều con dã thú muốn ăn thịt họ. Nhiều người vì thế buông lời nguyền rũa. Thế mà 1 lúc không thấy gì, họ vội bỏ chạy khỏi hang.

Binh lính trở lại chỉ thở dài. Họ cũng mang ra 1 số cái bọc và 1 số thứ tai nãi với rương dính máu trao lại cho chúng tôi. Mấy người bị cướp mất tài sản cũng ‘vật hoàn cố chủ’. Có cả di vật của mẹ nên tôi cũng biết chuyện gì đã xảy ra. Vị quan đó bảo tạm thời bà con đừng nói chuyện này ra, cũng đừng lan truyền tin đồn, sợ thời chiến loạn có chuyện yêu ma quỷ quái lại làm bách tính bất an. Ông ấy hứa đợi qua thời chiến sẽ bẩm triều đình diệt trừ yêu ma, tạm thời thì báo quan địa phương cảnh báo vùng này trong rừng có thú dữ đừng cho ai vào rừng.

Thế rồi 1 thời gian sau chiến tranh nổ ra. Nhà Hồ sụp đổ, nên không còn ai nhớ về chuyện yêu quái trong rừng nữa. Mấy người trong trấn chúng tôi ly tán từ đó. Tôi tìm 1 làng nhỏ tạm cư. Chiến loạn nên cũng phải chạy giặt mấy phen. Nhưng cuối cùng cũng yên ổn. Giờ thì tôi dạy chữ cho học trò. Còn dạy chúng nhân đức lễ nghĩa, hiếu nghĩa… Cũng kể cho chúng nghe câu chuyện lạc giữa rừng năm xưa lấy đó làm bài học.

Thẻ:, , , ,

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *