Trạm Điện Thoại Công Cộng
Lời tựa: một truyền thuyết đô thị về trạm điện thoại ma không nổi tiếng lắm. Đa phần những người không tin và không biết thì sẽ sa vào nó. Có 1 số nguyên tắc bạn cần biết khi gặp phải nó.
—-
Tiing ting TING TING TING…
TING TING TING…
“Thôi mình đi ra xe chờ xe đi qua rồi đón xe đi. Em không đứng đây đâu. Cái trạm điện thoại này như mọc ra từ giữa không trung đó.” (A)
“Em này. Đường khuya nguy hiểm lắm. Biết đâu gặp mấy cái tên lái xe không đàng hoàng. Trên đường khuya vắng thế này thấy 2 đứa mình cùng chiếc xe ngon lành vậy, chúng không đánh cướp mới lạ. Nhiều vụ người biến mất vì bị cướp trên đường lắm. Yên nào. Máy còn hoạt động đó. Anh nghe tiếng bíp này.” (B)
“Ừm. Em cũng nghe. Tiếng gì to lại càng lúc càng dồn dập. Không ngờ còn mấy cái trạm điện thoại công cộng kiểu này. Hồi học tiểu học hình như xem có xài qua. Nhưng chắc trân đường xa lộ phải có 1 hai trạm điện thoại thế này cho người hư xe gọi điện chứ nhỉ. Anh phải nhập số gọi điện trên mặt thẻ trước rồi mới nhập số điện thoại của mình cần gọi.” (A)
“Đọc dùm anh. Không thấy đường. Trong cái bốt này tối quá. Cái thẻ cũ này bẩn quá. Hình như dính cái gì giống rỉ sét như rỉ sét của cái bốt điện thoại này.” (B)
“Ừm. Để xem nào.” (A)
“Bốn…” (A)
“Bốn… Sáu… Sáu… Bốn…” (A)
Bíp… Bíp… BÍP BÍP… BÍP…
BÍP BÍP… BÍP…
“Sao toàn số 4 với 6. Thế nào? Gọi được chưa.” (A)
“Suỵt. Hình như bên đầu bên kia có tiếng gì đó. Nhạc chờ thì phải. Anh… hình như bấm thừa 2 số 4 với 6 đó.” (B)
“Anh đã bấm số của taxi đâu.” (A)
“Khoan… Có tiếng từ tổng đài thì phải. Tiếng nghe lạ quá.” (A)
“Thôi đi anh. Em nghe tiếng rít ra thì có.” (B)
“Em này. Yên 1 chút được không. Làm ơn tới đón chúng tôi về nhà. Chúng tôi đang ở trạm điện thoại công cộng trên đường …” (B)
BÍP
“Hử? Mất tín hiệu hay là Mình gọi lầm số nên họ cúp máy rồi à?” (B)
“Đã bảo anh là đừng có dùng cái trạm điện thoại giữa đường này. Nhìn sao sao đó.” (A)
“Xe chẳng biết sao tự dưng chết máy, điện thoại của anh thì hết pin. Cũng tại em làm rớt điện thoại xuống hồ bơi còn nói. Xài tạm điện thoại công cộng thôi. Dù sao cũng đâu còn cách khác. Để gọi thêm lần nữa.” (B)
“Còn thử nữa. Mà anh có nghe có tiếng gì không?” (A)
“Tiếng gì đâu. Đừng phiền anh bấm số.” (B)
“Anh làm sao vậy? Cứ đứng bấm số hoài. Dừng lại đi. Mình mau qua bên đường ngồi trong xe. Em càng lúc càng thấy sợ đó.” (A)
“Im đi. Tránh ra.” (B)
“Anh… Anh bị gì vậy? Nè… Em.. em không đứng đây đâu. Em… em về xe trước đây.” (A)
“Ê.. này. Chờ anh. Anh chỉ giỡn chút thôi mà. Tại anh nghe như có tiếng hát ở trong điện thoại. Nghe như hát ru đó, rất hay. Em đi đâu vậy.? Đã bảo chờ anh coi. Sao.. sao tự dưng em đứng chững lại. Đi ra coi. Ngộp quá, cái buồng điện thoại nhỏ xíu mà em còn lấn vô. Ủa? Sao… cái này là đoạn dây cáp điện thoại mà. Ơ… cái dây bị đứt rồi. Thế… làm sao mà nãy giờ cái điện thoại này phát ra tiếng. Có… có ma… Chạy thôi. Chúng ta mau chạy. Ê này… Em… Em…” (B)
Á… Á… Á…
——
“Thế là từ đó không ai thấy 2 người họ nữa. Họ hoàn toàn biến mất.”- Ngân áp sát mặt 2 đứa chúng tôi kể.
Tôi mặc kệ nó tiếp tục gọi điện. Không biết bố khỏi ốm chưa. Thiệt lo quá. Bố tôi cái tật hay dấu bệnh lắm, ông ấy còn ghét đi bệnh viện với có thuốc thì chẳng chịu uống. Dạo này bố sức khỏe sa sút hẳn mà còn lo việc ở xưởng inox. Bố lần trước nhập viện do bị phổi tắt nghẽn. Còn kêu mẹ với em tôi đừng có gọi cho tôi. Chuyện lớn vậy mà. Giờ thì tôi hay gọi về để biết tình hình. Nghe mẹ bảo bố bị cảm thôi chứ tôi đâm nghi là bố bị bệnh gì nặng rồi nên kêu mẹ với em tôi nói dối, dấu diếm bảo là bị cảm.
“Sao chưa gọi được nữa vậy nè? Không lẽ có chuyện gì rồi?”- Tôi bấm điện thoại 1 lần nữa nói.
“Này. Mày có nghe chuyện của tao không vậy? Hai đứa mày đứa thì cứ gọi điện, đứa thì mặt 1 đống. Mày đừng có lo quá. Giờ là giờ hành chính. Em mày không phải đang đi học sao? Còn mẹ mày chắc cũng đang làm việc. Mẹ mày làm cô giáo mà, sao bắt điện thoại được.”- Con Ngân nói.
Tôi thở dài nặng nề. Tôi đứng bậc dậy nói: “Thôi… để tao xin sếp về quê cho chắc. Tao làm việc với khách hàng qua điện thoại cũng được. Xin nghỉ buồi chiều với ngày mai. Ở đến thứ 7 rồi chủ nhật tao lên.”
Thanh thì tiếp tục ăn hết phần cơm hộp bữa trưa rồi bỏ vào giỏ nói: “Ờ. Tao thấy sếp cho mày về thôi. Mày năng nổ lại biết ý khách hàng. Chúng ta làm ở bộ phận tư vấn khách hàng thôi. Sẵn về quê thì đi hẳn 1 tuần đi. Mà khoan… Giờ này là trưa. Mày đi liền à? Đi thế này thì tới tối mới đến.”
“Ê… đi đường 1 mình nguy hiểm lắm.”- Con Ngân cảm thán kêu lên.
Tôi cười nói: “Chút xin phép xong thì tao gọi điện ra bến xe đò. Đi xe khách mà. Tầm 2 giờ đồng hồ, nên chừng buổi chiều là tới thôi. Rồi kêu thằng Chánh, em tao ra đón tao. Lo gì.”
Con Ngân đứng dậy nói: “Đi đường tối không nên đâu mày. Nhớ cái chuyện hồi nãy không? Bạn tao share trên facebook bảo chuyện thật 100% đó. Tao lúc nghe được thì sợ chết khiếp cả đêm hôm qua không ngủ được ấy nên hồi sáng mới bị sếp la, 2 đứa mi oán trách là tao trễ nãi công việc. Chứ có phải đâu. Tại tối hôm qua tao thức tới sáng. Nghe không thấy ghê sao? Hai người hư xe giữa đường đêm tự dưng thấy bên kia đường có 1 trạm điện thoại công cộng cũ còn sáng điện. Cái họ đi qua coi vì cần gọi xe taxi. Cái thấy 1 cái thẻ điện thoại cũ để ngay đó. Họ nghĩ là chắc bốt điện thoại dùng để cho người đi trên xa lộ có gì khẩn cấp thì gọi. Ai ngờ là trạm điện thoại ma.”
“Mày stop dùm. Nó đang lo cho bố mà mày kể chuyện đâu đâu. Ba cái chuyện share trên facebook đa phần là chém. Không sát nhân đón đường thì chuyện ma không có thật như mấy cái căn nhà bị nguyền rủa hay nghĩa trang ma ám, cây đa ma quái. Cái này chắc cũng từ phim ảnh hay mấy truyền thuyết đô thị thêu dệt nên. Chứ ở Việt Nam, mấy cái bốt điện thoại bị khai tử từ lâu rồi mà. Giờ ai cũng có điện thoại di động.”- Con Thanh uống 1 ngụm nước rồi nói.
“Thì bởi thế mới đáng sợ. Cái bốt điện thoại cũ đó đã bị vong hồn ám. Hồi cái thời mấy cái bốt điện thoại công cộng thịnh hành, nhiều người mang bên mình thẻ điện thoại trả trước ấy. Lúc đó từng xảy ra 1 tai nạn giữa đường đêm. Có người bị tai nạn cố lê đi cầu cứu mà vẫy tay suốt không có xe nào chịu dừng lại. Tối thì xe khách nào cũng lái cho nhanh, không thèm dừng lại mắc công trễ việc. Còn mấy xe khác thì họ sợ thủ đoạn của đám cướp. Thế là người đó lê mãi đi. Chợt thấy 1 trạm điện thoại nên mừng quá rang bò tới gọi. Cứ tưởng gọi được xe cấp cứu hay xe cứu nạn tới đón thế mà nhận được toàn mấy câu hồi đáp hờ hững như bên xe cứu nạn thì bảo kêu xe cấp cứu đi do chỉ bị quẹt xe thôi. Còn xe cấp cứu thì bảo không biết chỗ nào mà tới do mô tả không chính xác. Do người bị nạn mơ hồ ăn nói không rõ ràng. Thế là người đó gọi hết số này đến số khác. Cứ gọi gọi liên tục. Mà chẳng ai tới giúp cho đến khi người đó chết luôn. Thành oan hồn ám cái bốt điệ thoại. Nên nó vẫn ở đâu đó trên đường. Thi thoảng ai đó bị hư xe giữa đường thì nó sẽ hiện ra bên đường. Ghê rợn lắm. Ma sẽ…”- Ngân trợn mắt nói.
Thanh cắt lời còn đẩy Ngân 1 cái nói: “Dẹp đi. Chuyện gì nghe vô lý quá. Nếu 2 người đó bị ma bắt thì ai là người kể lại chuyện này chứ.”
Con Ngân tần ngần tròn mắt còn hỏi lại chúng tôi: “Ờ… Ai kể vậy ta?”
Tôi lo dọn dẹp đồ cá nhân bỏ vào trong túi xách trước. Đồ đạc của tôi còn ở nhà bố mẹ rất nhiều, không phải lo không có đồ dùng hằng ngày. Nên chẳng cần mang theo gì cả. Cần đi gấp mà.
—–
Tôi báo với sếp xin nghỉ nửa buổi hôm nay với mai. Sếp đồng ý ngay rồi dặn tôi về mấy người khách hàng gọi tư vấn. Xong thì tôi gọi ra bến xe liền nhưng gặp ngay cái nhân viên gắt gỏng bảo tôi cứ ra đó rồi tính chứ đời nào họ cho đặt xe trước, rồi chuyến ban trưa hết chỗ rồi, phải đợi tới tối.
Tôi nghĩ đi buổi tối cũng được. Gọi cho thằng Chánh em tôi ra đón. Lần này thì tôi gọi được cho nó. Hình như nó mới tan trường. Nghe tiếng ồn ào, tiếng sinh viên lấy xe rồi đi ra.
“Hả? Bố nhập viện rồi? Thế nào rồi? Đừng làm chị sợ?”- Tôi hốt hoảng nói.
“Ờ… thì em đâu có biết bố bị sao. Đang chờ kết quả kiểm tra. Tan trường là em chạy vô bệnh viện đây. Bố còn tỉnh lắm. Chị khỏi về cũng được.”- Tiếng nó lẫn trong âm thanh của xe cộ.
“Đâu có được. Thế là cả 2 dấu chị còn nói bố bị cảm. Bố sao rồi? Hôm nay chị xin nghỉ rồi, về thăm bố.”- Tôi gấp gáp nói.
“Thì… bố dặn dấu mà. Chị đừng hỏi em nữa. Em hứa với bố mẹ là chẳng nói với chị được mắc công chị lo. Mẹ thì bảo cái tật ào ào nhanh nhẩu đoản của chị báo hại lắm. Chị lỡ xin nghỉ rồi thì về cũng được. Bố nói vậy chứ chị về thì bố mừng lắm. À… cứ vậy đi. Em phải về còn đón mẹ đi vô thăm bố nữa. Khi nào chị gần tới thì gọi cho em ra đón. Em cần đi liền đây.”- Tiếng nó cũng gấp không kém tôi nói.
Nó cúp máy rồi. Lòng dạ tôi lo ngây ngấy. Tính sao giờ. Muốn về đó liền ấy. Bố bệnh chẳng biết có nặng không. Dù sao cũng xin nghỉ rồi. Đi chuyến tối thì tới nơi cũng tối khuya. Mà sợ đợi cũng không có chỗ. Tối khuya tới thì cũng không thể vô bệnh viện thăm bố được.
Tôi phân vân 1 lúc rồi rồ máy xe để đi luôn. Hồi thời sinh viên, tôi với mấy người bạn cùng quê cũng hay chở nhau về quê hoài. Thiệt ra không xa lắm. Đường xá lại dễ đi. Cũng do tôi cầm tay lái lái đi vèo vèo chứ đâu. Hồi trước quen anh Dũng. Anh ấy hay chở tôi đi môtô du lịch lắm. Nói chung tôi cũng quen rồi. Có gì phải sợ đâu cơ chứ.
—–
Tôi mệt mỏi dắt cái xe đi trên đường tối. Trời tối hẳn rồi. Không ngờ là đi thì gặp 1 cái tai nạn phía trước và bị tắt đường kẹt xe. Thấy toàn xe lớn trên đường. Nên tôi rẽ sang hướng của khu công nghiệp mà đi vòng 1 đoạn cho tiện hơn. Làm trễ hết 2 tiếng. Xong đi gần tới nơi còn chừng nửa tiếng nữa thôi mà cái xe tôi giở chứng. Bị gì mà tự dưng tắt máy. Điện thoại di động thì hết pin. Hồi trưa có mấy người khách hàng gọi tới điện thoại của tôi. Tôi cứ lo dừng xe trả lời suốt. Nên vừa trễ giờ mà làm điện thoại hết pin luôn. Thiệt tình… Ai cũng bảo tôi là chuyên gia hấp tấp. Mẹ tôi hay la là tôi làm gì cũng không suy nghĩ trước sau gì hết.
Tôi nhìn quanh thấy 4 bề vắng lặng. Hai bên đường toàn là đất trống. Cảnh vừa quen vừa lạ. Cũng mấy năm rồi tôi không tự lái xe đi về, mà toàn ngồi xe khách. Nên đường thì… tôi không chú ý lắm. Giờ thì mơ hồ không biết là mình đang ở đâu. Chỉ nhắm là chắc gần tới thôi. Tôi dòm để coi có xe của người quen đi qua lại không thì đón.
Một cái xe tải cũ kỹ chạy qua khiến tôi hơi sợ vội nép vào trong góc đường. Xe chạy vù qua. Trên xa lộ với đường vắng thì mấy xe lớn lao rất nhanh. Bỗng chốc tôi phát hoảng lên. Nghĩ lại thì mình quá chủ quan rồi. Nào giờ có đi xe môtô về quê thì cũng là đi 2 người. Đâu có giờ đi 1 mình thế này. Giờ hư xe 1 cái, không biết ứng biến sao luôn.
Tôi chỉ biết dắt xe đi bộ hy vọng là gặp người quen chứ lỡ không gặp người quen mà gặp mấy kẻ côn đồ thì chết.
Tôi cố gắng nổ máy xe mấy lần nữa mà hoài công. Tiếng máy xe càng lúc càng yếu ớt. Giờ trên đường chỉ có mình tôi và 4 bề vắng lặng. Đoạn đường này còn tệ hơn không có đèn đường đã đành. Mấy bãi đất nhìn như đất hoang đó.
Kỳ lạ quá. Tôi nhớ 10 năm trở lại đây xung quanh tỉnh nhiều công trình lắm rồi chứ. Đất đai đều đang quy hoạch. Theo tôi nhớ thì đường này đáng lẽ phải có công trình quy hoạch đô thị, rồi có các khu nhà đang xây cất và mấy hàng cây đó chứ. Sao dòm hoang sơ thế này? Cứ như cảnh hơn 20 năm trước rồi. Tôi nhớ hồi nhỏ có đi xe khỏi tỉnh, thấy cảnh giống thế này.
Tôi thở dài nghĩ là mình nghĩ quá, nghĩ ngợi mông lung thôi. Giờ còn thả hồn đi đâu nữa. Lo giải quyết tình hình đi. Có lẽ do tôi nhớ lầm. Nào giờ toàn đi xe ngang qua thôi, có lẽ mấy bãi đất trống này tôi không để ý chứ nó rất rộng. Hay là công trình ở ngay phía trước mặt. Hồi nãy tôi vừa lo cho bố vừa lái xe đi nên không để ý đường xá cho lắm.
Đường trước mặt tối mịt làm tôi sợ hãi. Tôi nhòm lại phía sau. Thấy cũng tối thui. Hay là mình trở lại đi. Ít nhất có chỗ có đèn đường rồi thấy xe nào đó tới thì đón xe đại chứ biết làm sao. Tôi tính canh mấy cái xe tải của công ty lớn. Vậy gặp tài xế đàng hoàng. Xin mượn điện thoại. Có đèn đường sáng thì mình chạy ra đón xe họ còn thấy mình. Chứ ở đây tối quá, chạy ra đường thì xe họ tông cho ấy.
Mà… sao không hề có bóng xe nào chạy qua hết nhỉ? Đường này là xa lộ mà. Sao lại không có xe chạy được. Thiệt kỳ lạ. Phải chi có chiếc taxi đi ngang qua thì tốt quá. Từ đây về nhà chắc chừng hơn 30 phút là cùng. Tốn tiền 1 chút đâu có sao.
Vù vù…
Tôi chợt giật mình vì đợt gió thổi tới phía sau lưng tôi bất chợt. Khiến tôi thấy lạnh gáy. Thấy mấy cành lá cây vẫn y nguyên tức là không phải gió mạnh. Hay là do tôi không khoát áo lạnh nên gió thổi 1 chút cũng thấy toàn thân lạnh toát.
Nhưng lúc quay lưng lại vì cơn ớn lạnh tôi thấy lờ mờ phía trước mặt có ánh đèn sáng. Lạ kỳ không. Hồi nãy rõ ràng tôi dắt xe đi thấy đằng trước tối mịt mùng mà. Sao giờ lại có ánh đèn chứ? Cứ như là nó mới xuất hiện tức thì lúc tôi quay đầu định đi trở ngược lại vậy.
Tôi cố nhướn mắt để coi chỗ sáng đèn đó là gì mà xa quá không thấy rõ. Ánh sáng như đom đóm trong màn đêm vậy. Cứ mờ mờ ảo ảo ấy. Trông không giống đèn đường. Bộ là biển hiệu đèn neon hay gì đó sao? Có lẽ là quán ăn bên đường chăng. Dạo này cũng nhiều quán xá mọc lên trên đường lắm. Giờ này mới 9 giờ thì chắc có quán mở cửa chứ.
Trong lòng tôi đang gấp nên tôi không suy nghĩ gì mà dắt xe đi tới hướng có ánh sáng đó ngay.
Tôi đứng ngẫn ngơ trước 1 cái bốt điện thoại công cộng cũ kỹ. Ánh sáng phát ra từ đó. Cái buồng điện thoại với cái điện thoại màu xanh đặc trưng của mấy cái buồng điện thoại công cộng từ 20 năm về trước. Trông nó cũ kỹ và dơ dáy. Có 1 lớp rỉ sét bám khắp nơi. Mặt kính thì mờ đục. Những tờ quảng cáo được dán khắp nơi trên buồng điện thoại. Tờ nào cũng rách và nát bét không còn đọc ra chữ. Tôi chỉ còn cách cái bốt có 2 mét.
Tu tu… TU… TU
Cái tiếng phát ra làm tôi chú ý. Cái điện thoại dây lủng lẳng ở không trung còn phát ra tiếng tu tu. Nó đong đưa như thể vừa được ai đó sử dụng.
Cái này là… Sao thế chứ? Cái điện thoại tiếp tục đong đưa qua lại trước mắt tôi và phát ra tiếng tu tu liên hồi.
Tôi sợ hãi dòm quanh quất. Trông như có người mới xài cái điện thoại công cộng này. Và có vẻ nó còn hoạt động tốt. Nhưng là ai? Và làm sao…
Lúc dòm quanh tôi thấy dưới đất cách mình chừng 5 bước, ngay dưới mấy hòn đá cụi và cây cỏ thấy có 1 cái điện thoại smartphone. Tôi đi tới và nhặt lên. Có lớp bảo vệ màu hồng nhưng bị vỡ đến rơi ra khỏi tay tôi. Màn hình cũng bị vỡ hết rồi. Vỡ đến phần nút bấm. Trông rất cũ rồi. Mấy cái kẽ đống đen hết.
Nhưng… Ngón tay tôi chạm vào cái nút khiến cái điện thoại mở lên. Woa… còn xài được. Nó chỉ ở chế độ tắt máy thôi. Còn không có mật mã. Màn hình bậc sáng lên. Hình nền là ảnh 1 cô gái chụp cùng 2 người bạn trai, gái ở bãi biển. Cái điện thoại chắc của cô gái chính giữa này. Vậy là có thể gọi điện thoại rồi. Tôi vội bấm số điện thoại.
Tôi hấp tấp đưa máy lên nói: “Đón chị dùm được không… Chị đang ở gần…”
Tiếng im lìm. Tôi dòm lại cái điện thoại thì thấy không có sóng gì hết. Pin thì báo còn 5%. Trời… Quên không để ý. Nhưng sao không có sóng được chứ? Vùng này có phủ sóng mà. Tôi giơ cái điện thoại lên xuống hy vọng nó bắt được 1 cột sóng đi mà không thấy.
Vậy là có điện thoại cũng như không. Tôi chán nản muốn ngồi bệch xuống luôn. Nhưng…
Tôi quay lại nhìn cái buồng điện thoại.
TU… TU TU TU…
Tiếng tu tu phát ra từ cái điện thoại đó rất rõ ràng. Trong lòng tôi dâng lên ý nghĩ là cần sử dụng điện thoại thì… Tôi bấc giác đi lại gần mấy bước. Cái điện thoại công cộng này ở đây chắc là để người đi đường gọi điện khẩn. Có lẽ vậy. Tôi từng đọc đâu đó trên mạng là ‘có thể mấy bốt điện thoại công cộng sẽ tái xuất hiện ở các nơi nhiều du khách, các địa điểm du lịch và các đoạn đường xa. Vì nhu cầu cần thiết và nhiều nước người ta vẫn sử dụng điện thoại công cộng.
Thế là tôi mạnh dạng đi tới thêm mấy bước nữa. Thì ở mấy xa lộ thế này ba cái sự cố hư xe hay hết xăng và tai nạn dọc đường rất nhiều nên họ vẫn để cái điện thoại công cộng ở đây chăng. Ơ… tai nạn. Tôi nhìn lại cái điện thoại di động vỡ nát mình đang cầm. Không lẽ chủ của cái điện thoại này bị tai nạn gì đó. Cái điện thoại này trông như bị va đập rất mạnh.
Tôi giật mình cầm cái điện thoại di động lên. Màn hình lại tự mở lên trong bóng tối… nhìn cái hình cô gái đang cười mặt cô ấy bị méo, nhưcái miệng đang hét lên.
Tôi hoảng hốt quăng cái điện thoại xuống. Rồi chạy tới népvào chỗ điện thoại công cộng. Ánh sáng ở chỗ buồng điện thoại làm tôi thấy bình tĩnh lại.
Tôi vội cầm cái ống tai nghe lên để vào chỗ. Nhìn kỹ nó chỉ cũ thôi chứ vẫn hoạt động bình thường. Các phím số vẫn y nguyên.
Cạch…
Loại điện thoại công cộng này dùng thẻ thì phải. Có chỗ để thẻ vào. Vậy là thôi rồi. Giờ đào đâu ra thẻ điện thoại chứ.
Ơ.. Tôi chợt thấy có 1 cái thẻ điện thoại nằm ở trên bệ. Tôi cầm lên coi còn lật qua lại rồi lau bớt lớp rỉ sét.
Đúng là cái thẻ điện thoại rồi. Trên mặt còn có dãy số rõ nét.
Trong lòng tôi mừng rỡ vô cùng. Thẻ này dùng để gọi điện thoại công cộng. Để nhớ coi xài thế nào. Nhớ rồi. Con Ngân nói trong câu chuyện đó thì cô gái nói là bấm dãy số này gọi đến số điện thoại trên mặt thẻ xong bấm số điện thoại mình cần gọi thì..
Ngón tay tôi vừa để vô nút bấm thì tôi giật bắn mình.
Ơ… Khoan đã. Cái chuyện về trạm điện thoại công cộng. Hồi trưa.. con Ngân kể 1 chuyện là chuyện ma mà. Truyền thuyết đô thị gì đó mà nó coi trên facebook. Khoan… khoan đã nào. Cái này… Đừng nói là chuyện ma đó.
Tôi hốt hoảng chạy nhào ra. Khắp nơi tối om. Tôi loạng choạng không biết chạy đi đâu. Tôi quay lại dòm cái trạm điện thoại công cộng. Chân tôi qúi lên. Tôi cứ đi giật lùi rồi trượt chân trên hòn đá ngã ngồi xuống.
Chân tay tôi run lập cập. Từng cơn ớn lạnh dội lên trên mình tôi. Tôi nhắm mắt rồi mở mấy lần mà vẫn thấy cái trạm điện thoại sờ sờ trước mặt. Hồi trưa do tôi lơ đãng không nghe rõ chuện nó. Với lại do Thanh nó cắt ngang nữa chừng nên… Cái này… đúng là cái trạm điện thoại công cộng ma quỷ đó chăng?
Tim tôi đập liên hồi. Thần kinh căng thẳng như muốn vỡ tung. Mấy cái từ khóa từ câu chuyện của Ngân cứ lẩn vẩn trong đầu tôi. Nào ‘hư xe dọc đường’… ‘điện thoại hết pin’… ‘phát hiện trạm điện thoiạ công cộng’… ‘thẻ điện thoại’… ‘bấm số gọi’…
Tôi phát hoảng vội lê mình chạy tới cái xe rồi cố rồ máy xe. Tay tôi ướt đẫm mồ hôi nên cứ trượt trên cái tay lái. Tôi cố dắt xe bỏ chạy. Chứ chừng 10 bước thì tôi đứng chững lại. Trong lòng tôi sợ hãi chứ nghĩ lại thì có lẽ là mình sợ quá chăng. Ba cái chuyện ma quỷ này trùng hợp thôi. Đâu có căn cứ gì đâu.
Thấy đỡ sợ hơn nên tôi dựng xe ở đó. Đứng ở đây để có xe đi qua thì đón xe thôi. Tôi nhìn lại phía cái trạm điện thoại thấy vẫn thế. Không thấy có cái bóng nào hay có gì khác lạ cả. Tôi lấy tay xoa thái dương. Hồi nãy làm sợ chết khiếp. Hóa ra đâu có gì.
Tôi ngồi xuống để đỡ căng thẳng. Chà… đường vẫn vắng lặng. Kỳ quá đi. Nãy giờ hơn cả tiếng rồi mà không có 1 bóng xe, còn xung quanh thì… Tôi dòm chung quanh lần nữa. Cảnh vật tiêu điều hoang vắng này trông sao sao đó. Như thể bị ‘ma đưa lối quỷ đưa đường’. Như bị ‘ma che mắt’ hay sao.
Tôi giật mình cố định thần để không nghỉ vớ vẩn nữa. Tôi vươn vai rồi dụi mắt. Thấy buồn ngủ lắm rồi. Bụng thì đói muốn xỉu luôn. Còn đứng ở đây đón gió nên bị lạnh. Tôi hắt hơi nãy giờ. Không lẽ mình đi lạc đường rồi. Lúc quẹo cua thì lỡ quẹo vô cái nơi họ ngăn lô đất để đầu tư phát triển à? Cũng có thể lắm. Có khi tôi cấm đầu đi mà không dòm bảng hướng dẫn. Có lẽ là tuyến đường này họ tách ra rồi hồi nãy tôi đi chệch hướng. Nếu vậy thì có chờ đón xe tới sáng cũng không có xe mà đón đâu,
Thôi thì… Nghĩ trong bụng là chỉ còn cách đó thôi. Không thể đợi được nữa. Đành dùng cái trạm điện thoại công cộng rồi gọi thằng em ra đón. Có gì đâu cơ chứ. Nếu có ma thì hồi nãy đã thấy rồi.
Tôi dắt xe hướng trở lại trạm điện thoại. Dắt xe ngang qua cái điện thoại smartphone nằm dưới đất thì lòng tôi lại dấy lên cỗ lo sợ. Tôi vội đi qua liền rồi nhấc cái tai nghe lên. Cầm cái thẻ điện thoại lên. Chà… cái dãy số là số khác mà. Đâu giống như trong chuyện đó. Nhớ là mấy số 46 46 gì như số của taxi mà. Giờ chỉ lo là cái thẻ này không xài được thôi. Tôi bấm vội dãy số đó.
Chà… ngón tay tôi dò từng số nên trượt trên con số 5. Sao cái số 5 vết mực lập tức bị ngón tay tôi làm cho nhòe đi thế? Giống như mấy cái số này mới được viết bằng 1 loại mực lem đó.
Tôi bấm từng số: “Tám… Ba… Chín, Năm.. Hai..” Giống số điện thoại bình thường thôi mà.
Bíp… Bíp… BÍP BÍP… BÍP…
BÍP BÍP… BÍP…
Ngón tay tôi bấm nhanh từng số. Tiếng bíp theo sau nghe rõ ràng.
Cạch… Rè rè..
Được rồi. Ống nghe vọng ra cái tiếng bắt máy và tiếng kết nối ấy. Rồi.. thế là sử dụng được. Tiếp theo thì bấm số điện thoại mình cần gọi.
Rè.. U… Um..
Nhưng lúc tôi mới bấm được 2 số điện thoại của thằng Chánh thì không nghe tiếng bíp phát ra mà đầu dây bên kia phát ra tiếng gì như tiếng… Tiếng hát sao? Nhạc chờ à?
U… UM… Um..
Tôi giật mình nhớ lại cái chuyện đó. Nhân vật nam B hình như nghe thấy tiếng hát ru. Ơ… Tôi tính quăng cái điện thoại thi nghe 1 giọng nữ cao rõ ràng: “Cám ơn bạn đã gọi…”
Tôi thở ra 1 tiếng. Ôi trời. Đây là tổng đài rồi. Tôi có sử dụng dịch vụ gọi quốc tế gọi sang Mỹ cho anh Dũng. Gọi cho tổng đài lúc nào cũng nghe ‘cám ơn bạn đã chọn dịch vụ…’ Điện thoại lúc nào cũng giống nhau thôi.
Rẹt… U Um..
Chà.. tiếng chập giật quá nên cái phần nhạc chờ nghe như tiếng rên vậy. Giọng nữ hồi nãy tắt rồi. Chắc phải bấm lại lần nữa.
Cạch cạch..
Ơ.. Nhưng lần này tôi bấm số chỉ phát ra tiếng cạch cạch khô khan chứ không có tiếng bíp gì. Tôi để lại ống tai ngeh rồi nhấc ra bấm số lần nữa.
Cạch..
Chết rồi. vẫn không được. Sao lần đầu lại được chứ?
Um… Um..
Nhưng mà trong ống tai nghe vẫn phát ra âm thanh như tiếng hát đó. Đúng là như tiếng hát ru. Rất êm dịu rồi từ từ nó… to lên. Âm thanh nghe tiếng the thé. Tôi giật mình quăng hẳn cái điện thoại xuống. Tôi giật lùi lại chạm tấm kính bên hông buồng điện thoại. Lưng tôi bị dội lại vì cái lạnh. Cái buồng lạnh toát như băng. Không thể nào.
Ơ… Tôi nhìn lên trên tấm kính. Có… có 1 khuôn mặt từ trên cao đang dòm xuống.
“Á…”
Tôi trượt té nhào ra khỏi cái bốt điện thoại như chân tôi bị mắc kẹt vô cái cục đá. Ơ… Mấy cục đá và những lùm cỏ ở trong và xung quanh buồng điện thoại là… là đầu người và tóc. Những gương mặt bị hủy hoại dòm lên còn chìa tay lên nắm chân tôi.
Những bàn tay và mặt ở bên ngoài không ngừng đập vào cửa kính như thể họ rất đông ở ngoài và đứng ở chung quanh buồng điện thoại đã lâu. Tôi muốn hét lên nhưng không thể. Tôi mở to mắt kinh hoàn. Tôi thấy 1 bàn chân xuất hiện. Nó đang đứng ngay trước cái điện thoại và đang cầm ống nghe bấm liên tục vào những cái nút. Đó là 1 phụ nữ hình hài như bị xe đụng. Cô ta ôm cái bụng cười nói: “Sắp rồi con. Có người nghe và tới giúp mẹ con ta.”
Á.. tôi hét lên kinh khiếp rồi cố bò ra ngoài. Trên lưng tôi nặng trịch. Tôi quay lại thấy có 2 nam nữ đang bám lên lưng tôi. Tên nam báu tay vào mắt tôi. Còn đứa nữ nó cười hềnh hệch miệng méo phát ra cái giọng nữ cao: “Cám ơn bạn đã gọi…”
Tay tôi báu vào được cái túi xách trên xe. Tôi hất tung tất cả vào bọn chúng rồi bỏ chạy ra đường.
Vừa chạy được 3 bước thì trước mắt tôi là ánh sáng đèn. Rất nhiều đèn chiếu vào tôi. Tôi mừng rỡ vẫy tay nhưng chưa kịp hét lên kêu cứu thì hàng loạt tiếng còi xe và tiếng thắng xe rít trên mặt đường. Rồi trong vòng 1 giây tôi thấy 1 lực cực mạnh hút vào thân mình.
Thân thể tôi như tan nát. Khi tôi rơi xuống thì thấy bọn họ ngần đầu dòm mình cười.
—–
Đây là câu chuyện của 1 người khác….
Tôi ngồi trên xe taxi ngủ gật lên gật xuống. Bác Năm xe taxi dòm tôi cười sang sang nói: “Chưa quen múi giờ hả cậu trẻ. Mới đi du học về mà ha. Đã quên múi giờ của nước mình rồi.”
Tôi chán chườn thở ra ném cho bác 1 cái nhìn trách móc nói: “Cháu du học bên Nhật thôi mà bác có phải sang tận nửa vòng trái đất đâu mà khác múi giờ. Chẳng qua bác kể chuyện chán phèo bác ơi. Hồi cháu ở Nhật nghe hoài. Tivi còn có chương trình đó luôn. Giờ bác học tụi teen Nhật kể chuyện ma đô thị nữa à?”
Bác Năm với bố tôi là anh em. Bố tôi làm bác sĩ ở bệnh viện nên bận rộn lắm, mẹ tôi thì mất hơn 14 năm rồi. Từ nhỏ tới lớn bố quăng tôi sang nhà nội, tức là để bác Năm lo. Bác ấy thì bị vợ bỏ, chẳng con cái gì nên quý em quý cháu lắm. Thiệt là còn cưng tôi hơn bố tôi nữa. Lần này tôi về là bác ấy lặn lội sang đây đón còn lái xe taxi chở tôi về. Thiệt xót ruột cho bác ấy luôn. Bác ấy thì làm lái taxi lâu lắm rồi, giờ còn lái tiếp tục.
Bác ấy thế mà không cười. Bảo bác ấy giống teen Nhật mà… Bác ấy có vẻ nghiêm túc nói: “Chuyện thật đó cháu ạ. Chứ chẳng phải chuyện nghe ở đâu đâu. Trong giới taxi của bác ấy. Có anh taxi mới vô nghề rồi chẳng may đi đoạn đường vắng. Cái tự dưng cái xe tắt máy. Điện đàm thì phát ra tiếng gì đó ghê lắm. Rồi tự dưng thấy trước mặt có trạm điện thoại công cộng. Mà mấy cái trạm điện thoại bị khai tử lâu rồi.”
Tôi bậc cười nói: “Vậy mà ghê đó sao? Thì chắc ở đâu cần đó. Bên Nhật họ còn sử dụng mấy buồng điện thoại công cộng. Ở khắp nơi đấy bác ạ. Nhiều nước trên mấy tuyến đường vắng đều cho lấp các trạm điện thoại khẩn cấp mà. Nước ta mạng điện thoại còn yếu thì họ cho lấp điện thoại cáp thôi.”
Bác ấy phẩy tay nói: “Không phải đâu. Cái trạm đó bị ma ám đó. Nó không tồn tại đâu. Hiện ra ở khắp nơi. Anh bạn lái taxi đó không biết, cũng do mới vô nghề sợ bị trách nên chạy vội tới gọi về tổng đài taxi. Thế là bị ma bắt luôn. Nhiều người bị ma bắt rồi. Do chỉ cần sử dụng trạm điện thoại đó, quay số thì bị bắt. Sẽ ở mãi ở đó. Chờ đến khi có người khác quay số của mình. Lúc đó sẽ…”
Bác ấy kể với vẻ rung rợn chứ tôi chẳng thấy rung rợn gì. Tôi thở ra nói: “Chuyện tào lao bịa đặt quá mà. Thì giới taxi của bác mới là cái giới hay tám chuyện ma ấy. Nào chuyện ma đón xe hay ma đi xe. Chớ bị ma bắt thì ai kể lại cho bác nghe. Còn bảo nhiều người bị ma bốt điện thoại bắt. Thế thì lên tin tức rồi còn gì.”
Bác Năm nói: “Bác chưa kể xong mà. Thì với người ngoài thì chỉ như những vụ tai nạn thôi?”
Tôi nhướn lên hỏi: “Tai nạn là sao bác?’
Bác ấy gật nói: “Thì mấy người tự dưng lao ra đường trong đêm ấy. Còn là đường xa lộ đông xe. Cháu biết mà. Kiểu đó thì mấy người còn sống. Có thì cũng liệt hay tật nguyền hết. Chỉ có vài ba người may mắn sống sót thôi. Nhưng lời mấy người đó nói, hay chuyện mấy người đó kể thì có mấy ai tin. Họ cũng đâu có đi điều tra. Nên vậy đó…”
Tôi gật gù nói:’Nghe cũng có lý. Nhưng chuyện ma kể chơi thôi phải không bác?”
“Ờ… Nhưng nghe thì sợ chớ. Bác làm lái taxi mà. Lúc nghe chuyện bác chẳng ngủ nổi luôn. Thằng An kêu bác lái dùm ban tối, bác cũng chả dám.”- Bác Năm hớp 1 hớp nước nói quả quyết.
Tôi đổi chủ đề sang chuyện sẵn bác sợ ma thì kêu bác nghỉ hưu đi. Bác Năm cười còn bảo tôi tính nuôi bác sao.
Chúng tôi nói cười trò chuyện. Lần này học xong về nước thiệt là vui. Tôi tính thăm thú 1 chuyến đi du lịch xong kiếm việc làm.
Tôi mở kính xe xuống để hưởng không khí 1 chút. Trời chiều nên đỡ nóng và có gió rồi. Đường xá giờ họ trồng cây nên nhiều bóng râm thiệt. Xe chạy qua 1 hàng cây xanh.
Ơ… Hình như trước mặt. Bên kia đường, ở dưới những bóng râm là 1 cái trạm điện thoại công cộng thì phải. Rõ ràng mà… Còn có..
Xe chạy vụt qua cái trạm điện thoại. Tôi thấy 1 bóng phụ nữ đang đứng trong đó cầm ống tai nghe.
Xe chạy qua mất hút rồi. Chà… thì trạm điện thoại thôi. Đâu liên quan gì tới chuyện lúc nãy.
Kẹt… Két…
Cái xe chợt dừng lại làm người tôi bị đổ về phía trước. Bác Năm vặn chìa khóa máy cái. Tiếng máy rồ rồ lên chứ tắt ngắm. Tôi nhướn người lên nói: “Xe bị sao thế bác?”
“Không biết nữa. Xăng còn gần phân nửa mà. Để bác ra coi thế nào? Hay là máy nóng quá.”- Bác Năm vội tháo cái dây an toàn đi ra.
Tôi cũng đi ra theo. Bác ấy mở cái đầu x era coi máy. Tôi cầm điện thoại di động nói: “Chắc gọi kéo xe thôi bác.”
Bác Năm vô xe cổ khởi động nữa nói: “Ở đây chẳng phải như bên Nhật đâu cháu. Không có dịch vụ đó. Bác lái taxi lâu năm cũng có nghề đó.”
Điện thoại tôi không thấy có sóng. Lại 1 chuyện kỳ quái. Hồi nãy lúc trên xe tôi còn nhắn tin cho bố và 2 đứa bạn mà.
Thấy bác ấy loay hoay mãi còn chui xuống gầm xe luôn. Tôi quay đầu lại nhìn cái trạm điện thoại công cộng mà xe vừa đi ngang qua. Tôi chỉ về hướng đó nói: “Chắc chúng ta tới gọi điện thoại công cộng kêu thợ tới sửa xe đi bác.”
Bác ấy vừa chui xuống gầm xe rồi nhoài ra lại nói: ‘Hả? Cháu nói cái gì? Trạm điện thoại công cộng nào? Ở đâu ra?”
Tôi chỉ về hướng đó nói: “Thì cái trạm điện thoại chúng ta vừa đi ngang qua.”
Bác ấy nhìn về hướng đó rồi mắt bác ấy trợn lên xong mồ hôi bác ấy tứa ra. Bác ấy lôi tôi vô xe ngay lập tức.
Tôi bị bác ấy lôi vào xe. Bác ấy liên tục đề máy xe. Tôi vỗ lưng bác nói: “Bình tĩnh đi bác ơi. Không phải chuyện ma đâu. Đang ban trưa mà. Với lại hồi nãy xe đi ngang cháu thấy có người đứng đó sử dụng điện thoại đó.”
Bác ấy như muốn hét lên. Tôi cố trấn an bác ấy.
Bác ấy đề máy mãi không được. Bác ấy còn dòm trời chiều mà hốt hoảng. Rồi bác ấy nắm tôi chạy hẳn ra khỏi xe cứ cấm đầu mà chạy thẳng. Tôi tính kéo bác ấy lại mà bác ấy cứ ép tôi chạy theo.
“Làm ơn nghe lời bác đi. Ma đó con. Thiệt đó. Bắt đầu lạ thường rồi. Đường nãy giờ có mình xe chúng ta. Còn mất sóng điện thoại. Điện đàm của bác phát ra tiếng gì đó.”
Tôi vừa chạy theo vừa thở dài nói: “Bác ơi là bác. Thì có lẽ ba cái đường điện cao thế trên đường làm nhiễu sóng. Chứ cho là cái trạm điện thoại ma bác kể có thiệt đi thì cũng là chuyện ở ngoài Bắc mà. Chứ đâu lẽ nó mọc chân bò xuống Nam đâu… rồi nó…”
Chợt bác ấy dừng lại nhìn về phía trước. Tôi cũng nhìn hướng đó. Lần này tôi hoảng sợ thật. Trước mặt chúng tôi là 1 cái trạm điẹn thoại công cộng ở dưới những tán cây.
Bác ấy run rẩy chạy về xe rồi lấy cái đèn pin và 1 cái búa ra. Tôi sợ nên lấy balô theo bác. Bác ấy nắm tay tôi chạy nói: “Giờ có chuyện gì cháu cũng phải chạy theo bác nghe không? Bác làm lái taxi lâu nay rồi. Đường xá đều thông thuộc. Có nhắm mắt bác cũng đi được tới nơi. Giờ… chúng ta chạy. Kệ nó đi. Có thấy gì cũng đừng dừng lại với tuyệt đối đừng có dại mà đụng vào nó.”
Tôi vội gật đầu đồng ý với bác ấy.
Thế là hai bác cháu bỏ chạy. Cứ chạy 1 đoạn thì lại thấy cái trạm điện thoại lại xuất hiện trước mặt mình. Ma quỷ vậy đó. Nhưng mà cũng may là bác ấy thông thuộc đường. Nên chúng tôi chạy tới khu thị tứ đông đúc tự dưng tiếng ồn của người ta và xe cộ khiến chúng tôi nhận rõ. Tôi nghĩ chắc lúc đó cả 2 đều bị ‘ma bịt mắt’ rồi. Không thấy đường xá lẫn xe cộ luôn. Nếu đi đường đêm là bảo đảm sẽ bị dính ấy.
Sau đó tôi có kể chuyện này cho bạn bè nghe. Nhưng cũng giống như bố tôi. Họ không tin gì hết. Cho là 1 chuyện truyền thuyết đô thị nhàm chán phóng tác theo phim ảnh hay mấy tin đồn trên mạng thôi.
Thẻ:Kinh dị, Ma Quỷ, Tales From The Frighten Nights, Truyện Ngắn, Truyền Thuyết Đô Thị