Halloween Special Chapters – Đêm Halloween Trong Bệnh Viện

0 Comments

Hu hu… hôm nay lại bị bắt trực phòng Cấp Cứu nữa. Cần cổ tôi đau. Tôi lấy tay cố định cái eo nhứt mỏi. Oan uổng quá. Tôi tuy là y tá chứ ở Khoa Khám Bệnh mà. Bệnh viện luôn trong tình trạng thiếu nhân viên trầm trọng. Cứ 1 người nghỉ là phải có người thế. Hôm tuần trước cũng phải đi trực phòng cấp cứu rồi. Giờ nữa… Buổi sáng đã tấc bậc rồi. Loay hoay qua lại. Chạy qua chạy lại. Giờ còn… Hay có phải do tôi mới vô không ta. Nên bị sai suốt. Còn chạy hết khoa này qua khoa kia, tầng này tới tầng kia. Ai cũng bảo để y tá mới quen thuộc công việc chứ.. Đừ chết đó.

Y tá Mai đi tới quát nói: “Cô ngồi đơ ra ở đó làm gì? Không nghe điện thoại sao? Nãy giờ gọi cô. Mau đi tuần bên chỗ phòng bệnh ngay. Còn nữa. Cấm cô như lần trước làm việc dư thừa.”

Trời ơi. Ma mới bị ma cũ bắt nạt rõ ràng. Hồi nãy đúng là có nghe điện thoại. Nhưng mà bác sĩ trong đó nghe tôi có 1 mình ở đây nên bảo thôi rồi mà.

“Thì giờ tôi trở lại rồi thì cô phải đi đi chứ? Sao ngu quá vậy?”- Y tá Mai gắt gỏng nói.

Cái chị này. Vô lý quá. Rõ ràng nãy giờ chị ta đi đâu đó mà. Còn chửi người ta. Mà đã trực cấp cứu rồi thì còn đi tuần phòng bệnh nữa là sao? Biết là vô nghề thì nhiều việc vô lý hay bị bác sĩ, y tá khác chửi, la rầy… Nhưng nhiều khi ức lắm. Tôi lấy đèn pin đi. Tôi quay lại dòm thấy.

Chị Mai ngồi gọi điện thoại cười nói: “Lúc nãy nói tới đâu rồi. Tự dưng gọi cho người ta làm gì? Nhớ… Thì người ta cũng nhớ anh. Đang trực… Ôi.. bệnh viện Nhi Đồng thôi mà, trực cấp cứu cho có. Đêm hôm thế này lâu lâu có 1 hay 2 ca thôi. Làm ca đêm thiệt ra sướng lắm. Việc nhàn nhã. Chứ ban ngày mới đông bệnh nhân. Sau này lấy nhau rồi thì em lo cho anh chu đáo mà.”

Ôi trời.. Tôi thở dài rồi đi. Tôi xin vô bệnh viện Nhi Đồng trong tỉnh cũng là để đỡ việc. Với lại cơ sở khang trang sạch đẹp hơn nhiều bệnh viện khác. Chứ bận lắm. Bận không nói gì chứ chứng kiến cảnh thương tâm mà đâm ra khủng hoảng ấy. Con nít rất dễ bị bệnh, còn rất nhiều loại bệnh. Ngày nào bệnh viện cũng quá tải hết. Tâm lý bà con ai mà không muốn đưa con đi chữa bệnh ở tuyến trên. Y tế mới tốt. Nhiều phụ huynh bảo bản thân thì sao cũng được chứ con nhỏ mà thấy nó sốt mấy hôm không đỡ là phải chạy lên tỉnh vô bệnh viện nhi đồng để khám. Hay nhiều ca bác sĩ khám rồi cho thuốc mà không khỏi thì phụ huynh cũng đưa cháu trở lại thôi. Còn bệnh nhân chờ kết quả xét nghiệm thì lâu lắm mới có. Bà con ở hẳn trong sân hay ngồi ngoài hành lang đó. Còn khu đóng tiền viện phí thì đông khiếp luôn.

Tôi tới khu phòng bệnh thấy đầy phụ huynh nằm ngủ bên ngoài. Cũng là chuyện thường tình. Vậy mới đỡ cho nhân viên y tế. Chứ tình trạng như vậy đâu đủ nhân viên chăm sóc từng bệnh nhân. Nhất là với con nít, chúng không có bố mẹ ở bên mà nằm bệnh viện 1 mình thì đứa nào cũng khóc suốt. Chưa gì nghe tiếng khóc của nhiều đứa bé vang ra từ trong phòng bệnh Tay-Chân-Miệng rồi. Phòng này là đông bệnh nhi nhất. Một giường 2 bé nằm. Trong 1 phòng thì chật nít giường bệnh. Y tá trưởng còn bảo hồi bác mới vào bệnh nhi bị bệnh bùng phát này đông đến nổi họ để giường bệnh ra hết hành lang, cả căn tin luôn ấy.

Tới thì thấy ra là có 1 thằng bé khóc rồi khiến 2 đứa bé khác nhỏ hơn khóc theo. Thằng bé này là Tâm, nó không có bố mẹ gì, dì nó mang vô rồi phải về. Tôi vội dỗ nó. Lần trước cũng vì thế mà bị trách. Do thấy bệnh nhi khóc kêu đau tôi vội kêu bác sĩ tới. Sau mới biết là ở đây theo quy định, bác sĩ khám qua rồi cho nằm trong phòng bệnh thôi. Trừ khi có biến chứng nặng thì mới gọi họ xem bệnh nhi. Còn không là do y sĩ với y tá chăm nom. Hằng ngày bác sĩ ghé qua 1 lần để coi hết phòng bệnh ra sao. Nhiều đứa bé khóc vì quấy thôi, hay chúng đau với sốt thì cũng là do bị bệnh hành, không nên gọi bác sĩ như thế. Tôi bị quát 1 trận nặng. Bác sĩ Đương đó dữ lắm, lại phách lối, nạt 1 cái tôi xém khóc luôn đó chứ. Y tá Xuân ra nói đỡ còn bị la luôn. Nói chung muốn làm an lòng bệnh nhân là không thể… Nhiều phụ huynh xót con hay hỏi ‘cháu sao rồi cô’… ‘nhờ cô hỏi bác sĩ giúp, chứ nó vàng da rồi biến ăn còn hay ói’… ‘con tôi nó đau quá cô ơi’.

Thú thật không làm sao mà biết được. Tôi lấy mấy thứ đồ chơi dụ thằng bé mà nó cứ quăng ra khóc. Lắm đứa bị đau khóc cả tối. Thấy 3 phụ huynh ngồi ngủ trong phòng mặt phờ phạt không còn sinh khí. Một chú gà trống nuôi con ngồi bên giường con gái dỗ con bé ngủ mà dòm bên này ghê quá. Phải mau dỗ thằng bé mắc công làm phiền.

Mà dỗ sao nó chẳng nín. Hai đứa bé khác có mẹ dỗ rồi. Làm ơn nín giùm đi bé ơi. Tính sao đây? Tôi nhớ ra.. Tôi lấy trong túi cái túi kẹo bằng giấy ra. “A.. coi này Tâm. Coi cô có gì này. Kẹo Halloween. Thấy không cháu, coi này. Cái túi có hình gì này. Hình ma hình bí ngô. Hình mèo đen.”

Thằng bé chộp lấy ngay. Cả 2 đứa bé đang khóc cũng giơ tay đòi. Phù… may quá. Tôi có đứa em trai mở kinh doanh trên mạng cùng bạn. Chúng có bán mấy cái thứ này. Tuần này là Halloween rồi. Kẹo thường thôi, kẹo dẻo, kẹo caramel, kẹo trái cây, có điều bỏ trong túi giấy in hình Halloween này nọ. Nó để 1 thùng ở nhà. Có vẻ cũng chẳng bán hết đâu. Tôi lấy 1 gói đem đi ăn cho đỡ buồn miệng lúc trực. Trời trời.. tụi nhỏ thích thế sao? Nhiều đứa còn giật kìa. Mấy phụ huynh dỗ nói mai mua cho chúng. Kêu chúng ngoan là cho kẹo là chúng ngoan liền kìa.

Phù… xong 1 việc. Tôi hâm hở đi trực. Xem ra không chừng cái lễ hội ma này bày ra cũng là để tụi con nít có dịp vui chơi với ngoan ngoãn. Lễ hội ma thì bên nước ngoài thôi. Chứ còn ở đây thì ít. Ồ… có anh y sĩ Triết đi ngang qua rồi gật nói: “Ý hay đó. Bày 1 góc để đồ trang trí rồi kẹo. Không chừng dụ được bọn nhỏ này. Chứ khoa chúng tôi bó tay. Bên nước ta không chơi cái lễ này chứ giờ khắp nơi, tiệm quần áo hay văn phòng họ đều bày 1 số thứ đồ trang trí và để bánh kẹo cho khách.”

Chắc nãy giờ ảnh nghe thấy. Khoan đã. Không chừng có thể bán giúp thằng em đồ ế. Nó cũng định bán mấy thứ đồ này cho mấy văn phòng và 1 số tiệm cà phê trà sữa để chưng. Mà giờ tới ngày rồi. Đâu có ai mua thì cũng thành ế thôi. Hay lắm… Dù sao ngày lễ hội ma này cũng là để dành cho thiếu nhi mà.

—-

Tuyệt… Sắp có 1 cái bàn thôi mà tụi con nít khoái chưa kìa. Trong 1 cái góc trên hành lang có 1 cái bàn rồi bỏ thêm 1 cái bục gỗ như 2 tầng xong tôi trải vải đen phủ lên. Rồi để 3 cái xô đựng kẹo hình bí ngô. Vài con ma giấy nhỏ màu trắng mắt đen đang le lưỡi. Với mấy con nhện bằng nhựa. Rồi các túi bánh có hình Halloween. Rồi bắt 1 dây đèn ở trên bàn. Thế là khỏi nói luôn đó. Đứa nào cũng thích. Lắm bệnh nhi ở chỗ khác còn kêu ba mẹ qua đây coi. Hay cả mấy phụ huynh dẫn con tới chờ khám cũng mang con tới coi cho chúng đỡ khóc. Ban đầu tôi còn lo về vụ bánh kẹo 1 chốc là hết veo chứ hết lo rồi. Phụ huynh dẫn con đi khám bệnh hay có con ở bệnh viện đều mang bánh kẹo để dỗ chúng, có đều chúng không them. Giờ họ cứ dốc bánh kẹo vô mấy cái xô bí ngô là tụi con nít đòi ngay. Tôi thấy vui lắm.

Thằng bé Tâm kìa còn lấy hình con ma giơ tôi nói: “Cô ơi. Con thích con ma này.”

“Ừm… cho con đó. Nhưng hứa với cô phải ngoan ha. Mà không phải con nít sợ ma sao? Con không sợ ma à?”- Tôi cười nói.

Nó dòm hành lang nói: “Hết rồi ạ. Con ma tốt lắm. như con này… Giờ con hết buồn rồi. Ba mẹ…”

Tôi dòm theo hướng đó. Thấy nó dòm vào chỗ nhiều người đứng ngồi chờ xếp hàng đóng tiền. Có 1 cô đang cãi vụ tiền viện phí với tiền khám bệnh. Người thu tiền giải thích là lúc vô cổ ‘khám ngoài giờ’, ‘khám ngoài giờ’ mắc hơn khám trong giờ. Nó nói gì vậy nhỉ? Tôi quay lại thấy Tâm nó đi trở về phòng bệnh. Chà.. hay ý nó bảo cô kia trông giống người mẹ quá cố của nó nhỉ? Chắc là vậy. Mà 2 hôm nay thằng bé này ngoan với giỏi lên hẳn ấy. Không khóc gì cả. Coi kìa. Còn biết tự đi về phòng bệnh. Mà ai bế nó xuống giường thế? Chắc cô phụ huynh nào đó.

Có 2 phụ huynh ẵm con tới chỗ bày đồ Halloween nữa kìa. Hai bé này bị sốt xuất huyết. Thấy cái bàn thì chỉ rồi bập bẹ hỏi bố mẹ. Ông bố kể chuyện ma liền. Mẹ thì cười nói: “Cái lễ này là để tụi con nít đi xin kẹo mà anh. Con coi kìa. Tối nay là Halloween đó con. Lễ hội ma. Cô y tá có nhiều kẹo ma chưa? Con xin cô kẹo đi. Cô cho.”

Tôi cười rồi lấy 2 thanh kẹo với kẹo dẻo cho chúng. Tôi nghe tiếng quát cái vội đi làm việc. Hôm nay xem ra cũng tất bậc đây. Tôi với vô làm tay chân còn long ngóng nên chưa tiêm chích nhiều, chủ yếu làm mấy việc vặt. Việc vặt chứ ngàn việc vặt 1 ngày thì quá chừng công việc. Túi chuyền nước biển. Túi chuyền máu. Mang dụng cụ y tế đi với luôn việc tẩy trùng vệ sinh. Xong đến… Á.. bị kêu đi lấy máu kìa. Hồi hộp ghê.

—-

Sao có người la khóc trước cửa bệnh viện thế? Là 1 thanh niên. Anh ta vừa khóc vừa la to. Mắt lồng lộn chứ đầy bi thương. Chị Xuân hốt hoảng kéo tôi nói: “Hai hôm trước là em trực cấp cứu phải không? Sao em không cho vợ anh này vô cấp cứu. Vợ ảnh chết rồi, 1 xác 2 mạng.”

Hả? Tôi làm rơi cả tập hồ sơ. Hồi nào? Đâu có? Miệng tôi ú ớ chứ đầu tôi lắc dữ lắm. “Em… em đâu có thấy người này. Không có thật mà.”

Anh ta thấy cánh y tá chúng tôi thì nhào tới chỉ la hét nói: “Là mày. Là mày… Tao chở vợ tao tới bệnh viện gõ cửa. Mày đuổi đi bảo bệnh viện nhi đồng không tiếp nhận người lớn. Rồi mày… mày bảo vợ tao không việc gì. Mang thai tháng đầu chảy máu là việc bình thường. Mày còn khinh khỉnh dòm vợ tao bảo ‘có chắc là có bầu không đó, có khi tưởng có bầu mà tới kỳ, rồi tới kỳ thì đau bụng tháng.’ Trời ơi… vợ chồng tao còn trẻ đi làm công nhân đâu rành gì. Tao tin lời nhân viên y tế mang cổ về. Chứ cổ đau bụng dữ dội. Sáng thì máu ra quá chừng. Có bà hàng xóm bảo chở đến trạm xá. Họ bảo bị băng huyết, sảy thai rồi băng huyết. Máu chảy quá nhiều không cứu kịp.”

Hả? Người đàn ông gào khóc đau đớn lao tới. Tôi hốt hoảng tưởng anh ta túm tôi chứ anh ta lao vào chị Mai. Họ lôi anh ta ra. Tôi nghe mà đau cả ruột gan. Chị Mai tái cả mặt chứ vội chạy vào trong nói: “Không liên quan tới tôi. Quy định của bệnh viện vậy mà. Các bác sĩ cũng hay bảo là tùy trường hợp, với lại phải cứng lên chứ để quá nhiều bệnh nhân vào viện. Với đa phần giờ lắm ca toàn ‘ảo’, người kêu đau, kẻ kêu bệnh, lắm người vô viện bảo mình ung thư chứ có phải đâu. Với lại… đây là bệnh viện nhi đồng. Lỗi là ở mấy người này không tới khoa cấp cứu bệnh viện khác. Chúng ta chỉ tiếp nhận bệnh nhi.”

Bác sĩ Đương ra kêu bảo vệ mời anh này ra.

Tôi nghe mà lặng cả người. Chị Xuân kéo tôi nói: “THôi… không phải lỗi của em. Đừng buồn… Ở đây nhiều cái bất cập rồi lắm khi xảy ra mấy trường hợp vậy đó. Bệnh việnmà. Ngày nào cũng có người chết.”

Tôi dòm lại thấy anh đó khụy xuống khóc to. Trong ca trực của tôi mà. Tôi nghe đám đông mấy người dân trong bệnh viện nói:

“Tội nghiệp quá. Nhân viên y tế gì mà vô trách nhiệm quá. Bộ nói vậy là xong sao?”

“Thì ngành y tế là vậy mà. Bệnh viện nào cũng vậy thôi. Bệnh viện nhi đồng là đỡ lắm rồi. Ở tỉnh thì chịu. Chồng tôi còn muốn đưa con lên bệnh viện nhi đồng thành phố, cho yên tâm. Nhưng nhà không có điều kiện.”

“Tuy nói là theo quy định nhưng họ không thể quan tâm đến mấy người bị ốm tới đây sao? Người ta bị đau thì ít nhất kêu bác sĩ coi 1 cái.”

“Không có vụ đó đâu chị. Lần trước mẹ em dẫn cháu đi khám, có hỏi vài câu thêm thôi do lo cho cháu, rồi hỏi luôn cho cháu kia có cần tiêm người trái rạ. Thế là bị chính bác sĩ la đó. Họ không để tâm đâu. Cứ như làm việc cho hết giờ rồi về.”

“Thì đó. Còn bác em cũng đưa con đi tới đây khám. Đi cả ngày xe tới đây bác em bị ói. Xin y tá cho thằng bé vô khám sớm cho bác chở nó về, rồi xin bác sĩ khám cho mình mà y tá với bác sĩ không cho ấy. Cũng bảo không chữa cho người lớn, kêu sang bệnh viện hay phòng mạch khám. Họ cũng bảo ‘ói thôi mà không có gì’.”

“Bệnh viện đông quá mà. Không nên trách họ.”

“Cái đó không nói làm gì. Trách nhiệm đâu? Rồi nhất là thái độ kìa. Nhiều lúc vô đây khám cho con mà nghe y tá nạt nộ mình đấy.”

“Chẳng qua quá tải thôi. “

Lúc đó rất vắng… Phòng cấp cứu đâu có bệnh nhi nào cấp cứu. Tay tôi siết chặt. Dù sao tôi thấy không yên lòng.

—-

Chết rồi. Bác sĩ Đương nổi giận. Đá rồi quăng hết cái bàn Halloween của tôi. Còn quát nói: “Cái quái gì đây? Ai để đây. Bày ra cái gì đây? Choáng chỗ. Dẹp mau. Các người bị ngu hả?”

Cái gì vậy? Sao ổng la lối quá. Anh Vĩnh lại bảo: “Để tụi nhỏ nó ngoan thôi, là đỡ việc cho các y tá. Giờ thích với vô nước biển cũng có cái dỗ chúng.”

“Đó là việc của mấy người. Dỗ chúng… Để bố mẹ. Ai cần. Bày cái này ra làm quái gì?”- Ông Đương la quá.

Ai cũng sợ. Tụi nhỏ khóc quá chừng. Ông Đương quăng hết vào sọt rác. Mấy đứa nhỏ khóc toáng lên. Ổng đi rồi tôi mới dám ra đó. Anh Vĩnh tức hơn còn hầm hầm nói: “À… là góc hút thuốc của thằng chả đó mà. Chỗ hơi chật lại bệnh nhân với người nhà khắp nơi. nên thằng chả ra đó đứng hút thuốc với thả thính các y tá. Có vợ rồi mà… Hừm… Bị chiếm góc đó nên lên cơn. Mà ở đây có nhiều trẻ em bị hen suyễn mà. Chỗ này bệnh nhi qua lại không hay đứng đợi. Nhiều đứa bị nặng hít 1 chút khói thuốc cũng lên cơn hen đó. Bộ tưởng là bác sĩ thì có thẩm quyền sao.”

Thôi chết. Tôi vội dẹp gấp. Bác sĩ này cộc cằn quá. Có thằng bé khóc thế nào mà mắt đỏ hoe còn ho rất nhiều. Anh Vĩnh hết hồn đỡ nó. Tôi và ảnh đưa nó vào phòng.

Ủa? Tâm kìa… Thằng bé Tâm đứng đó rồi lượm kẹo trong đám đông trên hành lang. Nó không trong phòng bệnh sao? Tôi đang giúp cậu bé này nên không có thời gian chạy đưa nó về phòng. Một chút sẽ cho nó kẹo.

—-

Hu hu… Chị y tá Mỹ khuyên tôi đừng khóc. Hôm nay có 2 bé tử vong vì bệnh chuyển biến xấu. Bé bị hen đó… Đang cấp cứu thì nó tắt thở. Rồi Tâm nữa. Bệnh của nó bị biến chứng. Không thể nào… Hồi trưa mới thấy nó mà, hôm trước nó còn rất vui. Chị Mỹ nói: “Em nói gì vậy? Bé Tâm tối qua bệnh biến chứng nguy kịch rồi. Bệnh này tuy ít trường hợp tử vong chứ cũng có.”

Hả? Hồi trưa còn thấy nó lượm kẹo. Chị Mỹ nói: “Em có chắc không? Hay thấy lầm bé khác. Chứ nó qua đời lúc 1 giờ trưa. Sao 3 giờ trưa em thấy nó được.”

Ờ… Đúng rồi. Đông với lại ở xa. Nhưng buổi sáng còn nói chuyện với nó. Chị Mỹ nói chị không biết, sáng chị không có ca. Tôi buồn quá mức không hỏi thêm gì. Mấy chị y tá bảo y tá mới như tôi thì vậy đó. Chị ấy bảo tôi về trực kìa.

“Em… em còn phải trực nữa sao? Hôm kia em trực đêm rồi. Sáng nay với tối nay nữa thì… Em buồn ngủ quá.”-Tôi nói.

“Ai sắp kỳ vậy ta? Bộ không bảo em trước à? Hay lộn tên không? Chị cũng chẳng biết nữa. Nghe nói hôm nay em trực ở khoa cấp cứu. Hay là em cứ ra đó hỏi xem. Có khi họ cần. Còn không thì em đi về. Y tá mới chưa phân công cụ thể làm ở khoa nào hay bị thế lắm. Người này sắp rồi người kia cũng sắp lịch trực. Nhiều khi chồng lên nhau.”- Chị Mỹ nói.

Tôi lảo đảo ra khoa cấp cứu. Chờ hỏi xong rồi chị Phượng lắc đầu bảo lỡ rồi. Còn kêu tôi ráng chịu đi. Tại chị ta đâu có sắp cho tôi trực đêm hôm kia, chị sắp đêm nay thôi, còn đêm kia ai sắp thì là tại tôi nghe người khác phân công chứ chẳng phải chị ta thì ráng chịu. Đúng như chị Mỹ nói rồi.

Vậy là phải trực. Tôi vội đi tìm cái gì đó ăn trời tối hẳn rồi còn đâu. Cần cổ đã mỏi lại càng mỏi. Nghiên qua 1 cái thấy đau quá trời. Tôi nghiên đầu qua lại. Qua lại. Đi tới khu cửa kính của khu khám bệnh. Tôi vừa nghiên đầu rồi đi qua.

Á… Tôi hét lên. Lúc nãy… vừa… vừa đi qua cái gì vậy? Cửa kính… Cửa kính là 1 phụ nữ bám hẳn lên đó và dòm theo tôi đi qua. Bên kia… ngay sau cửa kính. Tôi trợn mắt quay lại. Tôi run lập cập rồi dòm lại. Không thấy… Không thấy ai. Vì khu này rất đông người nên tôi yên tâm. Có lẽ là bệnh nhân nhưng… Nhưng… rõ ràng là 1 phụ nữ trông rất đáng sợ. Ánh mắt… ghê rợn lắm. Còn đảo qua dòm tôi. Tôi… tôi lỡ trông vào cặp mắt đó… Ghê lắm… Tôi dòm quanh thấy mọi người ở khu này dường như không ai trông thấy bà ta cả. Sợ quá nên tôi chạy tới căn tin.

Hôm nay căn tin đông khiếp hãi luôn. Đúng là đến giờ ăn rồi. Tuần đầu đi làm mẹ tôi chuẩn bị cơm cho tôi mang theo để động viên với lại cho đỡ cực, do tôi than tuần đầu nhiều việc. Chứ hôm trước mẹ không chuẩn bị cơm nữa. Đông quá nên tôi đành về cho kịp giờ. Trực thì ngồi ăn mì gói cũng được.

Anh Vĩnh kìa. Tôi vội chạy tới kể mấy chuyện tôi thấy cho ảnh. Anh ta có vẻ mệt mỏi sau 1 ngày dài đứng ăn bánh mì nói: “Chắc cô mệt quá thấy ảo giác thôi. À… còn không có người mặc hóa trang. Bác sĩ Hòa hồi trước hay hóa trang ma để cho tụi nhỏ nó ngoan. Halloween mà đúng không.”

Ờ… Sáng còn nhớ hôm nay Halloween đó, chứ quên mất. Mà góc kẹo bị dẹp rồi. Có người mặc hóa trang thiệt sao? Anh ta còn kêu tôi tiết kiệm sức lực đi.

“Ma quỷ gì. Ở đây bận lắm. Hồi trước nghe bệnh viện lắm ma đúng không? Chứ nhân viên y tế nào vô đây làm cũng tối mắt vì việc chất chồng không có thời gian để sợ vớ vẩn. Có ma hiện ra thì chẳng ai buồn để ý đâu. Thằng bé Tâm mất thì cũng mất rồi. Bệnh viện mà… Em mới vô làm còn nghĩ ngợi nhiều quá. Giờ bảo thấy ma. Bệnh viện nhi đồng thì lấy đâu ra ma phụ nữ. Chắc coi mấy phim kinh dị toàn hồn ma phụ nữ mặc áo trắng tóc dài rồi đâm ra ám ảnh.”

Nhưng… chuyện hồi trưa… Người phụ nữ sảy thai rồi chết đó. Anh ta nghe điện thoại rồi đi về liền. Chết.. tới giờ đổi ca rồi. thể nào cũng bị la. Đúng như ảnh, ở đây làm riết rồi bận quá hết vụ sợ ma luôn.

—-

Lại đau cổ đau lưng nữa. Tôi kéo hộc lấy thuốc dán. Hôm nay mấy nơi trong bệnh viện hình như bận hơn bình thường đó. Điện thoại reng suốt. Thường thì cần y tá hay bác sĩ ở khu nào gấp họ sẽ gọi các nơi khác có ai trực để tới giúp không. Nên chị Mai đi qua phòng bệnh khác rồi. Mà hôm nay lại chỉ có mình tôi với chị Mai là y tá trực cấp cứu thôi. Tôi liếc cái bảng trắng để chữ tên tôi. Với tên chị Mai. Lạ ha. Chị cũng trực cấp cứu hôm trước mà giờ lại sắp vậy. Tôi đi lại cái bảng trắng dòm. Vết bút lông viết nghuệch ngoặt quá. Còn có 1 dấu 5 ngón tay quẹt mực viết lông xuống. Còn viết màu nâu đỏ lì dính cứng trên bảng. Tôi dòm qua thấy kỳ quá. Dưới đất là cây bút lông màu xanh mà. Mấy chữ khác cũng màu xanh. Tôi lượm cây bút lông lên rồi để lên.

VỤT…

Ủa? Tôi quay qua… Lúc tôi cúi xuống có ai đi qua à? Tôi nhòm ra ngoài. Thấy bốn bề trống không? Chà… Phòng cấp cứu khác mấy khu vực khác. Do là nơi cấp bách, tiếp nhận cấp cứu khẩn cấp hay xe cứu thương đẩy bệnh nhân vô nên các bệnh viện phải để trống khu vực này, đều để bảng ‘không phận sự cấm vào’ ở các nẻo. Kẻo bệnh nhân hay người nhà bệnh nhân tới đi qua lại hay nằm đây ngủ thì chắn lối mất.

Cạch… cạch… Rầm… Kẹt… kẽo. kẹt..

Tiếng gió thổi bên ngoài mạnh quá. Nghe tiếng cây cối va đập loạn xạ. Cả hàng sào sắt bên ngoài cũng bị gió thổi kêu kẽo kẹt.

Ủa? Sao hàng rào lại bị gió thổi được? Có bức tường thấp bao quanh rồi trên tường có 1 lớp hàng rào sắt. LLàm gì có chuyện hàng rào lung lay. Trừ khi bị lắc mạnh chứ? Nhưng… Còn tiếng kẽo kẹt ở đâu nữa? Chứ… không phải ở ngoài không. Gió thổi bốn bề có lẽ còn nhiều vật va đập tạo ra tiếng động thôi. Tự dưng gió thổi bạt từ cửa vô. Tôi lấy thêm áo mặt vào. Thấy lạnh quá đi. Cái lạnh buốt này như đột ngột xuất hiện. Còn có hơi sương tản vào nữa. Hơi nước với thứ bụi ẩm.

Hắt xì…

Tôi hắt xì mấy cái liên tục. Liếc cái nhiệt kế trên tường. Hả? Có lộn không? 15 độ C. Nhiệt kế bị hư rồi à?

Reng…

Phù… Tay tê tê tự lúc nào. Tiếng điện thoại reng. Tôi vội bắt điện thoại nghe. Tôi alô mấy lần: “Phòng cấp cứu xin nghe ạ. Alô… Cho hỏi cần gì?”

“Mở cửa.. Cấp cứu…”

Ai vậy ta? Cửa mở sẵn rồi mà. “Nếu là cấp cứu thì xin tới đây ạ? Có cần xe cứu thương không? Chúng tôi…”

“Tôi… tôi tới trước cửa rồi.”

Giọng phụ nữ. Chết… nghe cấp cứu hoảng quá nên tôi nói vội. “Chị ơi… đây là phòng cấp cứu bệnh viện Nhi đồng. Nếu…”

“Cứu… cấp cứu… Cứu con tôi.”-

À… ra là bé bị bệnh. “Chị tới đây rồi hả? Chị vào bên cửa?”

“Cho tôi vào đi… Tôi đang ở ngoài.”

“Ơ… dạ… Cửa mở mà chị. Chị đang ở đâu ạ? À… có phải chị đi lộn cổng không ạ? Chị phải quẹo ra sau, phòng cấp cứu cửa riêng đằng sau chị ạ. Ở hướng ngoài có bảng với mũi tên đó ạ.”- Tôi vừa nói vừa chồm ra dòm quanh.

Bệnh nhân đi lộn cửa rồi. Có cửa chỗ khu tiếp nhận giờ này đóng cửa rồi. Còn có 1 nhà bán thuốc lối vô dòm cũng như bệnh viện nên lắm bệnh nhân đi lầm. Thấy tối mịt bên ngoài. Đèn đường hôm nay bị hư 2 hay 3 cái hay sao đó. Mọi lần trong cũng sáng lắm mà. Hèn gì ánh sáng hôm nay sao sao đó. Tôi nghe tiếng bước chân của chị ấy trong điện thoại.

Bịch… két… bịch..

Hình như tiếng lê dép nhựa trên hành lang. Tiếng bước chân thì nặng nề chậm chạp lắm. Chắc chị ấy ẵm theo con. Nhưng sao tiếng nghe như bọn tôi hay đi trên hành lang vậy ta?

“Tôi tới trước cổng rồi. Cho tôi vào.”

Hả? Trước cổng đâu có ai. “Chị ơi. Chị đi lộn cổng rồi. Chị vòng qua được không ạ?”

“Cô cho tôi vô đi.”

“Dạ… Phòng cấp cứu mở cửa mà. Chị cứ vào đi ạ.”- Tôi nói nhanh.

“Hay… hay quá… vào được tới nơi rồi. Tôi… vô trong rồi. Cho tôi đi tới.”

Hả? Tôi cầm theo điện thoại ra ngoài ngó dáo dác. Ở đâu? Ở đâu chứ? Quả nhiên chị ta đi lộn cửa rồi đi qua hướng nào rồi đây.

“Chị ơi.. Chị cho em biết chị ở đâu. Có thấy gì không chị? Mô tả cho em, để em chỉ chị đường tới phòng cấp cứu ạ. Chị…”

“Tôi… đã đi qua quầy rồi… Tôi… ở sau lưng cô.”

Á… Gì… Tôi làm rớt điện thoại. Tôi hoảng hồn.

Bịch… kích… kít…

Ưm… tôi… tôi nghe tiếng dép nhựa chà trên sàn nhà sau lưng mình. Tiếng đi tới nặng nề. Nó… nó đang áp sát lại gần. Tôi không dám quay lại mà nhào chạy vào phòng cấp cứu. Chết rồ.. Tôi kéo màn lại. Phòng cấp cứu có 2 giường cấp cứu là có rèm. Tôi ngồi núp dưới giường. Cầu trời…

Bịch… bịch… kít… bịch.

Nó tới rồi. Tôi thấy 1 bóng người đi qua in lên tấm màn. A… Đi… đi qua rồi. Tôi không thấy cái bóng đó. Nó… nó đi chưa. Tôi len qua tấm màn chúi dòm xuống. Không thấy chân ai hết. Phù… vậy là đi rồi. Trong bệnh viện lúc trước tôi thực tập thì nghe nhiều y tá bảo có ma quẩn quanh vậy thôi. Thoát rồi. Tôi vội bò ra.

Kịch… Ưm.. Chân tôi bị kẹt dưới giường. Ưm.. ưm… Chân… chân tôi. Có gì đó dưới gầm giường nắm lấy chân tôi. Á.. Nó.. nó đang kéo tôi vào trong. Không…

Rẹt…

Á.. tôi nghe tiếng màn kéo rẹt. Tôi hét lên khiếp đảm. Ơ… Là chị Mai chị ấy vừa kéo màn ra còn dòm tôi. Chị ta la: “Cô làm gì ở đây. Còn la hét om sòm.”

Bác sĩ… Bác sĩ Đương đi tới quát nói: “Ai la đó. Hừm.. là cái thứ y tá mới. Ồn ào.”

Cả 2 la tôi nặng lời chứ tôi mừng vì thoát nạn. “Có… có ma thiệt đó. Hồi nãy có cú điện thoại kỳ lạ lắm. Rồi thấy sao có tiếng đi sau lưng em. Xong em mới chạy vô đây trốn.”

Cả 2 tái mặt chứ la lối tôi là điên khùng. Xui quá. Gặp ngay ca trực của ông bác sĩ Đương này với chị Mai. “A.. mày là con y tá bày cái bàn Halloween khốn kiếp. Cũng mày bày chuyện ma quỷ. Có phải là mày gọi điện thoại cho tao. Con quỷ cái.”-Bác sĩ Đương nạt còn chỉ vào đầu tôi/

Tôi… Hả? Không lẽ họ cũng nhận được điện thoại kỳ lạ. Chị Mai gãi miệng nói: “Phải đề xuất sa thải ngay. Bác sĩ…”

Ông ấy ờ… Reng… Tiếng điện thoại reng làm tôi hết hồn. Cả 2 người bắt tôi ra nghe điện thoại. Tôi quýnh quáng mà bị họ bắt nghe. “Alô… dạ… phòng cấp cứu đây ạ. Tới liền khu phòng khám sao? Dạ… Để…”

Chị Mai hất cầm nói: “Cô đi đi chứ. Tôi lúc nãy phải chạy đi rồi.”

Tôi vội đi ngay. Chị ta ngồi ở phòng trực coi phim còn vừa ăn vừa gãi. Hửm… Thấy mặt với tay chị ta đầy mụn nước. Nhất là ở quanh miệng nổi đầy mụn rồi. chị ta còn ôm cổ với thắt lưng rồi quát mắt tôi. Tôi vội đi liền.

—–

Tôi tới khu khám bệnh. Giờ này thì khu này đóng cửa. Sao bị kêu tới chứ. Chứ đi thì tôi thấy họ để giường bệnh trên hành lang. À… hẳn rồi. Bình thường cũng để vai giường của bệnh nhi ở đây do quá tải. Tôi thấy trong 1 phòng khám sáng đèn. Có mấy cô bác nằm ngủ trên hành lang. Họ ngủ say ly bì. Oáp// Tôi ngáp đến sái quai hàm. Cơn buồn ngủ ập đến tới tấp. Tôi dụi mắt liên tục. Mà lúc nãy… Chắc là… ma rồi. Có lẽ là hồn ma của cái chị mang thai rồi bị băng huyết đó. Chị ấy mất buổi sáng rồi tối vong hồn tìm tới khoa cấp cứu để… báo thù chăng?

Vậy… Cái bóng ma trên cửa tôi thấy ban trưa là vong hồn của chị đó sao? Thế thì đáng sợ quá. Tôi chạy vô phòngđó. Thấy có 1 bác sĩ nữ ngồi đó. Ơ… chị này… Là ai thế? Chưa gặp bác sĩ này bao giờ. Chị ta mang khẩu trang ngồi quay lưng lại chỗ tôi. Trong bệnh viện chỉ có 4 bác sĩ nữ, nhưng họ để tóc khác hay mang mắt kính hết. Với lại 2 bác sĩ nữ tuổi cũng 40 rồi, không giống chị này. Chị này tôi dòm nửa bên mặt thấy không nhận ra.. Ồ… cũng còn nhiều bác sĩ với y tá tôi chưa nhớ mặt. Chị ta đứng lên. Tôi thấy cổ chị ta lủng lẳng cái thẻ.

Ồ… là bác sĩ Hòa. À… hồi nãy nghe anh Vĩnh nói. Cứ tưởng bác sĩ Hòa là bác sĩ nam. Thì ra là bác sĩ nữ. Chị ta bộ dạng mệt mỏi. Cổ cứ nghiên sang 1 bên. Cũng có khi bị trẹo cổ rồi khó mà cố định lại. Tôi với mấy nhân viên bệnh viện hay bị đau cổ suốt mà. Tóc chị ấy để xõa còn rối nhiều bện. Nhưng chân mang giầy cao gót. Rồi cổ tay đeo đồng hồ vàng. Trông toàn là đồ mắc tiền chứng tỏ chị ta rất chịu diện chứ… Chứ sao đầu tóc với mặt mũi không chỉn chu gì. Chị ta quay lại khiến tôi giật mình.

A… Không phải hồi nãy anh Vĩnh có nói qua thì tôi hét lên rồi. Có phải là… chị bác sĩ này… đóng giả ma không? Dù sao tối nay là lễ hội ma. Thì… Nhưng làm vậy có quá không? Chị ta chỉ quay qua rồi đi. Bộ dáng mệt mỏi vẫn thế.

“Bác sĩ… có sao không ạ?”- Tôi lo lắng nên khẽ hỏi.

Vì trông chị ấy mệt mỏi quá. Dáng đi trông xiêu vẹo. Mắt thâm quần đen. Răng còn đánh lạch cạch như lầm bầm gì đó suốt. Tôi còn thoáng thấy móng tay chị ấy bị gẫy. Da tái quá. Thấy bàn tay trắng toát. Hay là hóa trang Halloween. Nhưng làm thế con nít sợ chết.

“Mau… đi theo tôi. Mau.”-Giọng chị ấy vừa nhỏ vừa rít vang lên.

Nói nhỏ chứ nghe giọng gắt gỏng lắm. Giọng còn khan đục. Có lẽ do khám bệnh cả buổi nói chuyện suốt nên vậy. Tôi đi theo chị ấy. Thấy chị ấy vô thang máy. Chị ấy vô thang máy rồi bấm lên tầng trên cùng. Kỳ vậy ta. Tôi len lén dòm chị bác sĩ này. Lạ thiệt. Không biết có nên hỏi không? Sợ gặp mấy bác sĩ như bác sĩ Đương thì chỉ cần mở miệng hỏi 1 cái là bị quát nạt bảo ngu rồi. Bác sĩ cũng hay kêu y tá theo lấy đồ này nọ.

Cạch… cạch…

Ủa? Tôi nghe tiếng cạch cạch. Ồ… có 1 viên kẹo lăn qua lại dưới chân tôi. Do thang máy chuyển động nên nó lăn qua lại. Là kẹo socola viên bi tròn. Lạ quá. Tôi vội chạm tay vào túi. Không lẽ lấy ăn rồi làm rơi. Đâu có. Hay của đứa bé nào lấy kẹo từ bàn rồi vô đây ăn xong làm rơi. Tôi vội ngồi xuống nhặt. Ơ… Tôi dòm thấy tường thang máy. Thang máy không có gương, các mặt đều là kim loại chứ ánh nhôm cũng phản chiếu đôi chút. Bóng tôi thì có… Chứ… bóng bác sĩ này… Không thấy. Không… Có lẽ do tôi mệt.. Ánh sáng lại nhá nhem. Giờ mắt mở cũng không lên mà. Không biết chị bác sĩ này kêu tôi đi cùng rồi làm gì đây.

Cử thang máy mở rồi. Chị ta đi ra tỉnh bơ. Ở tầng này tối om mà. Tôi vội lấy đèn pin ra soi.

Cộp… cộp…

Chị ấy đi hẳn vào hành lang tối om như thường. Lẫn trong tối luôn. Chỉ thấy cái vai áo với tiếng giầy cao gót rồi tôi đi theo chị ấy. Đi đâu vậy kìa? Tầng này là phòng bệnh thôi. Có 1 phòng chơi cho con nít chứ cũng để làm phòng bệnh. Nhưng có vài cô bác kê ghế nằm trên hành lang ngủ. Tôi yên tâm đi theo.

Cộp.. cộp…

Hả? Thấy chị ta đi tới chỗ cửa vô thang bộ. Cái gì vậy? Từ thang máy sao đi lên rồi lại đi xuống bằng thang bộ chứ?

Két…

Chị ta đẩy cửa vào rồi. “Bác sĩ mà… Mình… qay lại thang máy. Chứ tối quá…”

“Mau vô cho tao… Tao… táo.. táo..”- Giọng chị ta ré lên.

Á… Tôi hét lên vì chị ta quay mặt lại rồi tay chị ta nắm chặt tay tôi kéo tôi vô thang bộ đó. Đau… móng tay chị ta cào vào tay tôi. Tôi hét lên bị chị ta kéo vào cửa đó. Á… chân tôi bị trượt. Tôi vùng ra nên làm rơi khẩu trang của chị ta. Tôi làm rơi cái đèn pin. Thoáng ánh đèn pin soi qua mặt chị tay thấy phần cầm không có… phần rang bị nát bét… Cần cổ thì ra bị gẫy gập 1 bên gần như bị bẻ ra hẳn đằng sau.

A.. chân tôi.. trượt xuống 4 bậc thang. Gót chân với cổ chân đau điếng vì cú trượt. Tôi cố nắm lấy lan can cầu thang. Sức chị ta ghì mạnh kéo tay xuống. A… Nhưng chân tôi bị trượt bởi máu… Đau..

Cạch… cạch…

Cứu.. Lúc tôi cảm thấy như tôi trượt tay rồi sắp bị té xuống cầu thang thì có ai níu tôi lại. Còn chị ta đang cười sặc sặc sặc lôi tôi xuống thì gót giầy chị ta trượt xuống. Tôi nghe những tiếng cạch cạch… Như 1 hòn bi lăn xuống cầu thang rồi tôi thấy chị ta bị trượt. Như thể gót giầy chị ta bị trúng hòn bi lăn đó rồi chị ta bị trượt xuống.

Ưm,.. Tôi nghe tiếng người rồi tiếng mở cửa. Nhưng tôi thấy mình ngồi ở lưng chừng cầu thang như có ai giữ tôi lại nãy giờ. Tôi dòm lên. Trong bóng tối tôi thấy đang giữ mình là 1 cái bóng rất bé… Tay nó vươn ra giữ tôi lại. Rồi mấy cô bác chạy vào cứu tôi.

“Có y tá té cầu thang này.”

“Cô không sao chứ? Sao tối rồi vô đây làm chi. Nguy hiểm lắm.”

—-

Tôi lê cái chân cà nhắc về khu trực. Có chị y tá đưa tôi đi về. Chị ấy còn bực vì tôi nói chuyện nhảm nhí.

“Bác sĩ Hòa chết 2 năm trước rồi. Té cầu thang đó. Em nghe được ở đâu chứ gì rồi nói linh tinh không?”

Tôi càng hãi hơn. Đâu có ngờ…

“Mà bác sĩ Hòa đó chết cũng do bất cẩn thôi. Tối đó chị ta trực mà có mấy đứa bé khóc quấy cả đêm. Bác sĩ Hòa vốn cộc cằn với ghét con nít lắm, hay nạt chúng rồi dọa chúng quá chừng. Tối đó có 2 đứa bé khóc bị chị ta lôi đi. Bảo răn đe như mọi lần. Dọa đưa chúng tới nhà xác với phòng mổ coi còn khóc không. Thiệt ra chị ta chỉ tính lôi chúng ra đầu cầu thang rồi dọa như mọi lần. Ai ngờ chúng sợ quá khóc gào rồi có 1 y tá với phụ huynh chạy theo ngăn. Tranh chấp thế nào đó mà… Nghe bảo chị ta lôi chúng xuống, họ mới đẩy chị ta ra. Ai ngờ chị ta té hẳn xuống. Cứ té xuống cầu thang lối thang bộ đó,  té lăn xuống mấy tầng cầu thang luôn.”- Chị Hồng kể.

Tay chân tôi run lập cập. Đừng nói chị ta thành vong rồi tìm người thế chết. Là… là chị ta mới đúng. Cái bóng dòm tôi qua cửa kính đó. Chị Hồng dòm tôi nói: “Đừng kể chuyện ma quỷ nữa. Có đám bệnh nhi cũng hay nói ma quỷ. Ở cầu thang đó. Cũng có tai nạn rồi. Lần đó đứa bé đó bảo chị ta bị 1 cậu bé với cô bé ở cầu thang nắm chân kéo. Rồi có 1 cậu bé ôm cổ bác sĩ Hòa nên lúc té mới bị gãy cổ.”

Tôi cầm viên kẹo bi thổn thức nghĩ… Mình thì được cứu. Là bé Tâm rồi. Dù sợ thế nào chứ mai tôi sẽ viếng xác thằng bé.

Chị Hồng đưa tôi về vì nãy giờ gọi cho bên phòng cấp cứu hoài không được. Tôi sực nhớ là… Bóng ma đó. Còn bóng ma đó nữa.

Bịch.. bịch… bộp… két.

>. Tôi nghe tiếng chân với dép nhựa trên hành lang. Tôi hoảng hồn đứng chững lại. Tôi thấy trước mắt mình trong bóng tối là 1 phụ nữ đi chậm rãi ra khỏi khu cấp cứu. Chị ta có quay dòm lại tôi. Tôi cứng đờ… Ưm.. Tôi thấy bên tay mình hơi bị lạnh. Tôi dòm xuống thấy bên tay mình có bé Tâm đang đứng ôm tay tôi. Rồi tôi thấy bóng cô gái đó quay đi ra cửa ngoài đi ra ngoài sân rồi đi mất hút.

Chị Hồng dòm qua nói: “Ai tới đây giờ này vậy ta? Bác sĩ…”

Chị Hồng vô phòng cấp cứu gọi. Khoảng chưa tới 1 phút thì nghe chị ấy hét. Ơ… Tôi vội đi vô. Thấy bác sĩ Đương nằm ngửa mặt mắt trợn lên.. tay cào vào cổ trông như khó thở. Chị Hồng gọi cấp cứu ngay.  

Tôi trở lại công việc bình thường. Đại khái thì ai cũng bảo bác sĩ Đương hút thuốc nhiều bị bội nhiễm phổi rồi lên cơn hen khó thở rồi qua đời. Còn chị Mai thì… Hôm sau họ mới tìm thấy chị ấy. Ở dưới ngay gầm giường. Mắt chị ấy còn mở to. Do sợ hãi quá mức hay do làm việc quá nhiều dẫn tới đột quỵ thì tôi không biết nữa.

Nhưng tôi biết nguyên nhân sao ở đây hay bị đau cổ với đau lưng rồi. Nhiều nhân viên y tế bị lắm. Cũng không hẳn… Đành chịu thôi. Làm ở bệnh viện mà. Tôi bớt than thở rồi tập trung làm việc hơn, đối xử với bệnh nhân tốt hơn thì thấy đỡ hơn nhiều rồi.

Thẻ:, , ,

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *