Horror Menu 14: Bánh Phở ‘Tươi’
(Chú Thích: Nhân vật trong truyện không phải người tốt đủ thói xấu, nhậu nhẹt cờ bạc, lười biếng, ngược đãi)
Đây là 1 câu chuyện xảy ra thời bao cấp.
—-
Tôi đèo cái xe đạp cà tàn đi vào ngõ hẻm. Mùi rác rến xội vào mũi. Ba bốn căn nhà tạm bợ đường bờ kênh xiêu vẹo. Cô Năm còn đổ cả thúng xà bần ra. Mấy đứa trẻ nhà cô ấy đi nhặt ve chai về. Cả nhà toàn là rác. Nhà họ làm nghề thu nhặt ve chai nên rác rưới từ trong ra ngoài. Thằng Hai con cô ấy chạy ra cùng đám em của nó hỏi xin thức ăn. Tôi đá chúng 1 cái như thường rồi chửi chúng vài tiếng. Thế cho chúng biến đừng lúc nào cũng tới xin ăn. Nhà gì mà hơn 10 đứa. Chúng coi nhà tôi hơn nhà chúng vì nhà tôi có 5 đứa. Trong cái xóm này thì nhà nào nhà nấy mà chẳng hơn 10 miệng ăn. Hơn nhau chỗ nào mà còn xin nhau. Cũng tại cái đám con Liên với thằng Nam đó, cứ bày đặt cho chúng đồ ăn nên đâm ra chúng thấy ai cũng xin.
Tôi cố ý nạt vô thiệt lớn cho cả xóm nghe: “Lại bọn mày lần nào cũng ra xin. Cho bọn mày thì nhà tao vợ chồng con cái lấy gì mà ăn. Con Liên với thằng Nam quỷ quái này, cho chúng rồi chúng cứ nhào vô người ta xin ăn. Đồ cái thứ mất dạy.”
Tôi chửi thiệt to. Con bé Tư nnhà cô Năm bị tôi quát sợ rồi vấp té. Nó té xuống đất khóc tướng lên. Thằng con út té hẳn xuống đất. Hai thằng anh nó chạy lại còn nổi cộc. Chắn đường chắn lối. Tôi tức quá lấy hẳn 1 cục gạch chọi tụi chúng. Thế là chúng sợ bỏ chạy.
Cô Năm với cái chân què ra dẫn tụi nhỏ vô nhà còn luống cuống xin lỗi. NHìn mà bắt mệt. Sơ tán từ thành thị chạy xuống tỉnh lẻ này rồi bị kẹt ở đây. Bị bắt đi làm công nhân theo chính sách. Từ công tử nhà khá giả như tôi mà lao động tay chân thì thiệt là hết chỗ nói.
Tôi đi về thì thấy vợ tôi ngồi sẵn ở nhà. Còn phải khóa cái xe đạp bằng xích sắt lại thiệt kỹ.
“Ủa? Sao mình ở đây? Không phải đang giờ làm ở xí nghiệp dệt à?”- Tôi vừa khóa xe vừa nói.
Vợ tôi trùm mền lại khó chịu nói: “Em nói khó chịu trong người nên xin về. Trời ơi. Bắt đứng cả ngày, nóng nực phát chết. Nói nhỏ thôi, chứ chị Phụng ở Liên Hiệp tới thăm thấy em khỏe thì chết. Chán quá đi anh ạ.”
“Thì biết tính sao giờ. Khổ lắm mà. Có muốn thế đâu. Nhưng giờ ở đây còn đỡ. Chứ về Sài Gòn thì không có gạo mà ăn luôn đó. Tỉnh mình còn lén vận chuyển gạo lên Sài Gòn.”- Tôi ngồi xuống đất than khổ.
“Bị bắt rồi tịch thu hết. Nhà bác với nhà chị em kêu trời thôi. Hay mình rang gom tiền rồi đi vượt biên.”- Vợ tôi nói.
“Nhưng còn xấp nhỏ. Thằng Thắng với con Hoa thì đủ lớn chứ còn mấy đứa khác thì sao?”- Tôi nhún vai lắc đầu.
“Anh chỉ viện cớ. Chứ nhà người ta con cái có 4 hay 5 tuổi thôi còn đi. Anh chị của anh không phải gom hết tiền rồi đi cả nhà à. Thiệt tức muốn chết. Nhà bác với nhà chị của em nay mai cũng đi. Tới chừng đó nhà mình phải lao động suốt ngày, còn không đủ cái ăn cái mặc. “- Vợ tôi khóc tướng lên.
“Thế em kêu anh làm sao đây?”- Tôi gãi đầu kêu than.
“Hay là hỏi chị em đi. Bả giỏi buôn bán từ xưa. Dạo này anh rể đi bán chợ đen. Nhiều nhà giàu bán đồ đạc để cầm cự đó.”- Vợ tôi ngồi dậy nói.
Tôi không thích 2 cái người đó. Hồi trước mẹ tôi còn sống không thích nhà bên vợ, bảo là dân buôn bán mánh mung, không có học. Chứ giờ cả nhà xuống cũng nhờ vả bên họ. Con cái thì chưa đến tuổi làm việc nuôi bố mẹ. Mấy đứa con vừa về là vợ tôi kêu chúng nấu cơm.
Con Hoa cùng con Thanh đi xuống bếp. Con Hoa chạy lên cầm 1 miếng thịt nói: “Mẹ ơi. Thịt này ôi luôn rồi.”
“Ầy. Thịt mới của chị Hai đem qua mà. Kỳ vậy.”- Vợ tôi ngửi thử rồi nhăn mặt.
Tôi lợm giọng nhớ lại cái vụ đó nói: “Dám là thịt của mấy con trâu bò bệnh chết ấy. Hôm trước kêu anh sang để phụ mổ thịt còn đem ra chợ bán. Thấy con trâu đó chết ruồi nhặn bu đầy thấy mà gớm. Hình như dùng cái loại thức ăn gia súc mới của nước nào mang tới ấy. Cũng may các hộ chăn nuôi mấy con lợn tự nấu cám lợn cho chúng, nếu không mang vạ rồi. Ba cái xác động vật chết mấy chú ủy ban còn kêu đem chôn hết cả mà.”
Vợ tôi nhăn nhó bênh bên chị bả nói: “Thời này mà. Lắm vùng không có miếng gạo ăn. Kêu tụi nó đi hái đọt bí luộc lên rồi lấy chỗ thịt lợn rim lên ăn. Nồi canh rau muống hôm qua hâm lại.”
“Lại ăn mấy món đó nữa.”- Tôi than kêu khổ.
Thằng Thắng khoanh tay cúi đầu nói: “Con xin lỗi. Tụi con hồi trưa về đói quá nên ăn hết nồi canh rau muống.”
Tôi lấy roi đập mỗi đứa mấy phát. Con Hạnh nhỏ nhất khóc tì tì nói: “Không phải con. Đừng đánh con. Là anh chị lấy đồ ăn cho tụi thằng Dần mồ côi đó. Chúng đi xin ăn nên..”
Tức chết mà. Tôi và vợ chạy tóm cổ mấy đứa con lại rồi đánh chúng. Cái đám con cái này. Hồi trước nhà có cô Xuân, cái bà bếp mà bố mẹ tôi gửi qua giúp việc chăm cháu và giúp việc trong nhà. Là bả lo việc chăm cái bọn này. Xuống đây thấy toàn là 1 đám ăn hại. Còn phải lo làm việc nuôi chúng nữa, thiệt tức chết mà. Tôi chán quá bỏ đi nhậu. Vợ tôi còn đánh mắng bọn con ăn hại đó réo lên: “Nhớ rủ anh rể nhậu chung đi. Thể nào ảnh cũng chỉ dẫn cho anh đi buôn.”
Tôi ờ ờ rồi đi nhậu. Thời thế này, nên cứ tối là đám đàn ông mất mát rồi sống khổ như tôi ngồi kể khổ.
—-
Hôm nay vắng hơn thường. Có 8 thằng ra nhậu mà 3 thằng đã bỏ về sớm rồi. Thằng Hiệp đòi về luôn. Tôi kéo nó lại do anh rể đang có vụ làm ăn rất được.
“Thôi thôi… Em không dám. Cả đám chưa quen với tình cảnh này nên hay ra nhậu chứ 1 thời gian rồi. Ai cũng cố tập làm quen. Giờ lo nuôi vợ nuôi con. Các anh cũng chấn chỉnh lại đi.”- Thằng Hiệp khoát tay nói rồi bỏ về.
Cái thằng này thiệt tình, đã bỏ về còn phá cuộc vui. Thế là chỉ còn 3 mạng nhậu. Anh rể rủ theo thằng Khanh. Thằng này là dân du đãng hồi trước. Sài Gòn bài trừ du đãng nên hắn chạy về quê. Dòm hắn ai cũng sợ. Là dân du đãng có số má, nghe nói chuyện cờ bạc, siết nợ hay đâm chém gì hắn cũng làm. Nói thiệt tôi cũng sợ lắm. Dám mấy ông đi nhậu nghe có hắn cũng né đây mà. Nhưng làm vài xị thấy hắn cũng vui tính, còn bàn mấy việc làm ăn cùng ông anh rể. Nghe mà phát ham. Thì ra có thể kiếm mấy cây vàng được nhanh vậy.
“Thì chứ sao. Chú mày cứ theo anh. Anh bảo đảm là dễ trúng lắm. Giờ lắm nhà còn giữ vàng để chờ vượt biên chứ hồi đói rã họng thì phải bỏ tiền ra.”- Anh Khanh cười nói.
Thế là chốt. Tôi chán ba cái việc xúc đá lắm rồi. Đám cán bộ ủy ban còn kêu tôi đi dạy học. Bọn con nít ở nhà dòm đã phát chán rồi. Đi làm cái gì mà có thể có tiền. Nghe ảnh nói còn có thể cho cả nhà cùng làm thì quá sức tốt. Còn nghe ảnh bày là vợ chồng tôi chẳng cần làm gì lắm, kêu tụi nhỏ làm thôi. Vậy thì khỏe quá còn gì. Có tiền rồi còn tha hồ mua rượu. Có rượu thì chả sợ thiếu bạn nhậu. Tha hồ tậu đồ đạc. Đúng là giờ nhiều người mang đồ trong nhà ra bán. Mới mua cái bàn ủi con gà. Giờ thì có thể mặc đồ phẳng phiu như hồi trước. Nhà giờ có đến 4 cái bình thủy. Là mấy bà trong xóm tìm tới xin mua giúp. Tính có thêm tiền thì mua cái đồng hồ với 2 con sư tử đá. Vợ tôi thì nằng nặc đòi mua cái máy cát xét với cái bức bình phong cổ. Có tiền thì mua hết chứ.
—–
Tưởng gì hóa ra là làm bánh phở. Dễ hơn làm bún nhiều. Vợ tôi chỉ bọn nhỏ làm. Thấy con Hạnh nhỏ nhất vâng dạ đem bánh đi phơi. Kiểu này thì đứa nào cũng làm việc. Mấy ông cán bộ trên ủy ban xuống còn khen ngợi. Cứ như anh Khanh chỉ bảo là tôi chém nhà bên tôi là dân Bắc, quen làm bánh phở, trên Sài Gòn hồi đó nhà tôi bán gánh hàng phở, bữa nào biếu các chú. Thế là mấy ổng vui.
Vợ tôi hối tụi con làm cho nhanh lẹ rồi hối tôi mang bánh phở đem giao. Mới rảnh tay làm xị rượu mà. Nhưng làm bánh phở cả tháng rồi. Kiếm được tiền nhiều lắm. Tôi đành kêu thằng Thắng bỏ hết lên xe đạp rồi đèo qua bên chỗ anh Khanh. Thấy vợ chồng đang cãi nhau. Hình như là bánh phở giao không hết.
Chị vợ chống nạnh quát nói: “Ông làm cái vụ gì mà dở vậy. Chú Chín bảo là bị chặn rồi bị tịch thu cả. Có mang lên Sài Gòn được đâu. Lỗ cả rồi còn gì. Ngày nào tôi cũng phải trả tiền cho thịt thà với bánh phở.”
Tôi nghe mà chột dạ. Anh Khanh nói: “Thì lúc này lúc khác. Cứ tưởng từ từ rồi dễ. Ai ngờ mấy ổng còn gắt hơn. Mình để từ từ anh tính. Khùng lắm thì bán cho mấy bà bán gánh, như gánh bún của dì Lành. Gánh tới bến xe trên tỉnh bán ngon lành. Mấy ổng cũng chẳng có làm khó.”
Chị vợ dậm chân nói: “Ôi. Mấy cái con mụ đó thì toàn phải bán thiếu đó. Với lại. Ông coi nè. Chỗ này tính sao. Có ruồi bu rồi nè. Còn có mùi chua. Hư rồi còn gì.”
Anh Khanh lấy tay bóc 1 nắm lên ngửi nhăn mặt nói: “Sao lại thế này? Mới có 2 hôm mà.”
Bà vợ lấy guốc đánh hẳn vào anh Khanh quát nói: “Đàn ông các ông chẳng biết gì ráo. Thấy chưa. Tôi là phụ nữ rành rẽ. Ba cái thứ đồ ăn này gặp mùa này nóng nực là ôi thiu nhanh lắm. Vứt cả đi rồi. Đem bán cho mấy cái gánh hàng rong bán phở thì 1 ngày mấy bả vác đi bán được mấy lạng. Bao lâu mới bán hết được mấy cái này. Có chết không.”
Anh Khanh ra là du đãng chứ sợ vợ như sợ cọp. Thấy tôi tới là ảnh vội kéo tôi vào để bà vợ chửi 1 tăng. Tôi thấy sợ quá. Hóa ra đối với chồng, bả còn hiền dịu. Bà này cũng là dân du đãng có số má rồi. Chửi còn dọa nạt đâm chém. Bả còn quăng cả cái cần xé bánh phở tôi tính giao rồi nắm đầu tôi mà quát. Anh Khanh sợ quá còn đổ cho tôi dụ ảnh làm ăn.
“Á… á… chị tha cho em. Em… em có cái cách này khiến bánh phở giữ được lâu. Thiệt đó. Chị buông em ra đi. Bố em là phó viện trưởng. Em có cách giữ bánh phở lâu đến cả tháng không biết chừng. Lúc đó chị tha hồ mà từ từ bán.”- TÔi kêu la cho bả thả tôi ra.
Bả nói: “Thế sao không làm sớm? Mai qua nhà chúng mày xem. Còn không mau cút đi.”
Tôi sợ quá chạy vội đi. Anh Khanh còn chạy theo tôi. Tôi chạy bở cả hơi tai. Cũng sợ chết khiếp. Anh Khanh còn đá tôi 1 cái hầm hầm: “Sao mày không nói sớm? Có phải hại tao không? Ngu hết sức là ngu.”
Anh ta tẩn tôi 1 cú thiệt đâu. Cái gã này lại giở mặt du đãng rồi. Dám là nhục mặt vì bà vợ nên giờ tìm tôi trút giận. Hắn còn xắn tay áo lên làm tôi sợ chết khiếp. Chợt nhận ra cái dân du đãng thì ra là lúc mời mọc thì lành tính còn tỏ ra nghĩa khí rõ ràng, chứ khi dở quẻ thì như phường ác ôn côn đồ đòi nợ. Tôi sợ bị hắn đánh nữa nên ôm đầu ôm cổ van xin. Lúc bị hạch hỏi thiệt tình tôi nghĩ đến cái vụ đó. Giờ bị hâm dọa thì đành khai ra hết.
Hắn nghe 1 hồi tỏ ra cái vẻ của dân thất học rồi cười vỗ đùi nói: “Thế cơ à. Ngâm cả xác chết vào ấy là giữ được lâu lắm cơ à.”
Tôi gật đầu nói: “Dạ phải. Ông bố em để trong nhà ba cái hũ để mấy con ếch, nhái, cá, rắn mấy năm cũng chưa rã ra. Hồi nhỏ em và mấy thằng anh còn lấy ra đùa nghịch. Quả thiệt là ngâm thứ gì vô thì không bị phân hủy.”
“Có thứ thần kỳ thế cơ à? Thế mày bảo về nhà mày mà tìm à? Có làm con vợ tao yên. Đợt này thua lỗ là tao tới nhà mày tróc nợ.”- Hắn đánh tôi 1 cú thiệt đau.
“Anh khoan đánh em. Cái dung dịch đó ở đây cũng có mà. Có cái bệnh viện Tri Ân và cái xưởng hóa chất bỏ hoang. Năm trước mấy bác ủy ban bắt lao động tới dọn dẹp. Cái xưởng ấy họ tính không sử dụng làm nhà xưởng do tình trạng hư hại nặng. Còn bệnh viện thì họ dùng cái chất ấy để tiệt trùng với khử trùng dụng cụ. Em ngửi ra cái mùi đó.”- Tôi kể cho anh Khanh nghe.
Thế là ảnh nhéo tai tôi lôi đi. Tôi vừa chợt nhớ ra: “Chứ bị bố em đánh bảo là chất độc ảnh hưởng sức khỏe nôn mửa gì đó. Nhưng độc gì ấy nhỉ.”
Anh Khanh cười to nói: “Ôi. Ba cái ấy thì khỏi lo. Làm ăn mà mày. Bọn tao còn dùng thịt ôi đem quay lên với trộn cả bột vào mấy cái hộp sữa của Nga Xô rồi đem bán đó thôi.”
Nghe mà lạnh người. Thế là hắn bắt tôi đi cho nhanh lẹ. Tôi chỉ cầu xin là hiệu nghiệm đi cho qua vụ này.
—–
Tôi mang 1 bình dung dịch từ cái xưởng bỏ hoang về. Cả năm rồi, cây cối mọc um tùm. Mấy cái thùng tô nô bị nứt vỡ hết. Tôi hớt đại 1 ít về. Thấy có cái chữ formol thì biết là đúng rồi. Tôi đổ đại chừng nửa lít ra thau rồi đổ nước vô. Xong ngâm chỗ bánh phở của mấy đứa con vừa xắc xong vô.
Con Hoa khệ nệ mang 1 cái thau bột ra nói: “Bố ngâm phở vô nước gì thế. Mùi tanh quá đi.”
“Kệ tao. Mà tanh thiệt…”- Tôi nhăn mũi.
Phải nói là cái mùi xộc vào mũi thiệt khó chịu. Tôi dịch ra xa thở thiệt mạnh. Nhớ lại mấy cái hình ảnh mấy cái xác con vật nằm trong hũ với cái chất này thiệt sợ. Nhưng cái dung dịch này còn mới chưa ngâm ba cái thứ đó vào. Nhưng nghĩ mà kêu tôi ăn thì thấy tởm quá. Tôi quắt con Hoa bảo: “Ê, cái chỗ thịt lần trước đâu.”
Con Hoa chỉ ra ngoài sau nói: “Ôi cả nên mẹ bảo con vứt. Giờ bốc mùi hôi lắm. Anh Thắng tính đào đất chôn mà bận xây bột nên chưa làm. Hôi lắm bố ạ.”
Tôi kêu nó mang vô rồi thả vô chỗ nước luôn. Nhìn gớm thiệt. Miếng thịt đầy dòi. Để thử thôi. Nhưng ai mà dám ăn thử đây. Tôi chợt thấy cái đám ăn xin thằng Dần đi qua lại ở bên ngoài. Có 1 đứa khóc vì đói.
“Ê. Mày ra kêu chúng chút tao bố thí cho.”- Tôi bảo.
Con Hoa mừng rỡ vội vội vàn vàng chạy ra. Tôi bỏ đại miếng thịt vô cái nồi nước dùng để luộc phở đang rồi rồi vớt mấy cái bánh phở ngâm dung dịch đó bỏ vô. Rồi kêu hai đứa mang cả nồi ra cho bọn ăn xin đó. Nghe tiếng chúng ăn bên ngoài. Ra thì thấy con Hoa kêu lên: “Ăn từ từ. Còn nóng mà.”
Thấy 8 đứa vọc vào cái nồi mà ăn. Cứ nghe chúng nói ngon ngon. Bọn chúng còn mừng đến phát khóc vì lâu rồi không ăn thịt. Thế có vẻ ổn. Chúng còn xin ăn mang về cho mẹ cho chị. Mấy đứa con của tôi khoanh tay xin bố cho tụi ăn xin. Quên mất mà cái bọn này cho là chúng ăn quen. Thế là tôi đập đuổi chúng đi. Trông như lũ chuột. Chứ mới 1 tí là chúng dắt cả bà mẹ của chúng tới. Eo ôi. Trông hai mẹ con bẩn kinh, nhìn như sắp chết tới nơi. Mẹ thì cứ hở chút là ho, còn con gái bị bại liệt, mẹ ẵm theo. Chúng quỳ lạy còn đập đầu cảm ơn rồi xin sau này có của dư của thừa thì cho chúng. Vợ tôi vừa về là nổi cơn chằn tinh đánh đuổi chúng đi. Bả còn dùng gạch chọi bọn chúng cho vỡ đầu. Tôi trông nhà mà ôm bụng cười.
—-
Ai mà ngờ thành công lớn vậy. Bánh phở giờ để cả tuần cũng không hề gì. Mấy bà bán còn tới hẳn nhà tôi để mua. Anh chị Khanh cho qua rồi còn kêu tôi làm thêm cho nóng, anh chị ta đem buôn xa lời khối. Tôi bắt lũ con ở hẳn nhà khỏi đi học hành gì để làm bánh phở.
Có gia đình cô Nhơn nào đó chạy qua. Ra là muốn mua bánh phở. Thì ra là ở tận huyện khác chạy sang tìm mua. Có cả ông cán bộ xuống. Ra là bác cán bộ giới thiệu. Tôi thì nể mấy ông cán bộ nên ra chào hỏi hẳn hoi.
“Dạ. Bọn em thấy bánh phở nhà anh làm ngon. Vừa để được lâu vừa không có mùi chua của gạo, bánh lại vừa trắng tinh vừa cứng bánh. Chứ bánh phở nhà bọn em tự làm thì nhanh hư, còn mềm quá không làm sao được cứng bánh như nhà anh.”- Cô Nhơn cười nói còn tấm tắc khen.
Ông cán bộ chỉ đống bánh phở nói: “Đấy. Coi kìa. Bánh trắng phau ấy. Sợi phở còn dai. Có hơi dai quá, nhưng lại ngon. Chị Nhơn là chị ruột tôi, chuyên nghề nấu phở. Thế mà không bằng gánh phở. Ăn thử rồi xuống tận đây. Mà nhà anh chị làm thế nào vậy?”
“Ờ thì. Công thức gia truyền anh ạ. A ha… anh chị muốn lấy bao nhiêu ạ? Cứ lấy trước mấy thúng này. Tính giao cho khách mà anh chị ở xa nên giao trước. Em kêu xấp nhỏ làm.”- Tôi cười nói.
Cũng bắt chuyện làm quen với ông bà cán bộ này. Tự dưng lại có mấy đứa ăn xin mò tới. Tôi tính đánh đuổi chúng đi mà có ông cán bộ đây nên không dám. Đành khoát tay nói: “Hôm nay không làm đủ bánh phở. Lại có thêm người tới lấy, làm không kịp. Hôm nào có bánh dư thì cho chúng mày.”
Ông cán bộ hớp ngụm trà nói: “Anh làm đúng tiêu chí Lá Lành Đùm Lá Rách. Cũng tội các em nhỏ trong huyện với các nhà hoàn cảnh khó khăn. Nhà nào cũng có phiếu chứ nhà cô Hường này còn phải chạy tiền thuốc thang, mới bán phiếu để mua thuốc. Hy vọng là chương trình xóa đói giảm nghèo sớm được thông qua. Lúc đó bà con chồm xóm đùm bọc nhau. Nhà anh chị khá giả san sẻ vậy rất tốt.”
“Ấy ấy… Nhà em… Ờ… chưa khá giả đâu ạ.”- Tôi hốt hoảng khoát tay.
Chứ bác này dòm sư tử đá rồi dòm cái máy hát và mấy đồ đạc tôi mới tậu trong nhà. Chẳng biết nói sao. Thấy cay trong bụng. Tức điên lên là kiếm tiền rồi ba cái ông ủy ban này lại tìm cách tịch thu hết. Thế ra là do cái bọn ăn xin nhà nghèo ba cái nhà đông con hại đến chúng tôi.
Họ về thì có mấy bà hàng gánh tìm tới. Tôi quát bọn con dậy làm cho nhanh. “Ngủ trưa gì ngủ lắm thế.”
“Dạ… bọn con tối qua thức suốt đêm để làm bánh phở. Em Hạnh còn bị phỏng.”- Con Hoa vội thưa gửi.
Tôi tức quá đánh chúng vài roi. Anh Khanh tới nhậu chứ thiệt ra là hối. Thằng Thắng chạy tới nói: “Bố ơi. Mấy cái ca nước tanh tanh bố mang về hết rồi ạ. Bọn con pha loãng lắm rồi. Chứ tới nay thì hết.”
Thôi chết. Ba hôm trước đi tìm trong công xưởng thấy chỉ còn một can còn lại. Vốn chẳng có nhiều là mấy. Bà bán gánh đứng chờ nhăn mày nhăn mặt nói: “Mà này. Phở lần trước hình như bở quá. Không có dai với dì bán tới hôm qua thì có mùi ôi rồi đấy, không như bánh phở lúc trước dì mua, để được hơn tuần.”
Chết bỏ không. Giờ biết tìm đâu. Anh Khanh đập bàn nói: “Mày giỡn tao à? Chẳng phải mày bảo nhiều chỗ có. Thì sang chỗ khác xem. Vợ chồng nhà mày còn mượn tiền tao mua vàng. Phải trả lãi. Có cái vụ bánh phở thôi. Làm không xong, vừa trễ vừa câu giờ thì vợ tao kêu bọn siết nợ tới.”
Mới mượn thôi mà. Đúng là hết cách. Thế là tôi đành vội vã đi tìm formol.
Chẳng có gì hết. Tới hẳn ba cái nhà máy hỏi mà đám công nhân hay mấy ông cán bộ quản lý có biết quái gì đâu còn hỏi là sao tôi cần, để làm gì, viết đơn báo lên. Phải nói là tôi chạy lẹ. Thế là đành tới bệnh viện Tri Ân. Trông như bệnh viện này hồi trước chỉ là cỡ nhỏ. Giờ bọn họ dẹp bỏ bệnh viện chuyển thành trạm xá. Chỉ sử dụng vào ban sáng, còn chỉ dùng vài căn phòng khám chữa bệnh. Tối thì đóng cửa mấy căn phòng đó thôi. Cũng chẳng có ai ở buổi tối. Chỉ nghe mấy bác quỷ ban bảo kế hoạch này nọ hay đang thực hiện kế hoạch cải tạo rồi sử dụng chứ chưa thấy gì hết.
Tôi mon men vào. Chưa bao giờ vô trong bệnh viện này hồi trước nên chả biết đâu mà lần. Cứ đi đại thôi. Tìm cía nơi để dung dịch tẩy rửa coi. Tính đi bọc qua khu sau để đi vô. Đi qua 1 dãy hành lang đống bụi mịt mùng, mạng nhện rồi đủ thứ đồ cũ nằm ngổn ngan. Có mấy cái khây kim loại rỉ sét, mấy tờ báo, với cả mấy tấm bạt phủ. Tôi đốt cây đèn dầu lên. Ở quê nên đi đâu cũng phải cầm theo đèn dầu chứ nếu không đường quê, lùm cây bụi cỏ, đường đất gập gềnh thêm ba cái mươn cái ao thì tối chẳng biết đường mà lần.
Đi lòng vòng qua lại chẳng thấy gì cả. Tới khu khám bệnh có dòm vào chứ chẳng có gì. Cũng không ngửi thấy mùi gì. Không chừng lại phí công nữa, mấy bác cán bộ giờ không dùng formol để sát khuẩn thì sao. Tôi qua thử khu khác coi còn thừa lại can nào từ hồi trước không. Thấy bên trong toàn là đồ đặc cũ nát. Hình như từng bị cướp qua, cả cái giường cái tủ còn bị lấy. Có mấy cái chai lọ vỡ nữa. Để xem coi. Tôi lụt cả mấy cái đống đồ bể nát mà không có.
Vù vù.. Rầm Rầm.
Rào rào.
Tiếng gió thổi mạnh rồi tự dưng tiếng sấm sét xong thì mưa rơi xuống. Tôi thầm than chết trong lòng. Tự dưng mưa. Giờ là mùa mưa nên ngày mưa đến mấy chập.
Tọc tọch.
Mưa nhỏ xuống đều đặn. Xem ra mưa phải 1 lúc. Giờ chẳng đi sang chỗ khác tìm được. Có lẽ sang các xí nghiệp hay công xưởng khác hỏi, hay tới thẳng bệnh viện trên tỉnh mà mua. Nhưng nghĩ lại thì phải trả tiền đó. Thời nay cái gì cũng khó kiếm, sợ muốn có phải mua bọn tay trong tuồng ra ngoài. Thế thì chúng đòi mắc lắm. Tôi còn đang thiếu nợ. Tôi vội đi tìm quanh thử xem.
Rào rào… Nhìn đối diện có 1 cái nhà chỉ lợp bằng mái tôn tách hoàn toàn khỏi bệnh viện. Không chừng là nơi để dụng cụ cũ. Tôi vội lấy tay áo che đầu rồi đội mưa sang bên đó. Thấy căn nhà ọp ẹp. Còn dùng mái tôn để che chắn. Có cửa sổ chấn song. Tôi rọi đèn vô trong. Nhìn vô hình thấy có mấy thứ như giường. Ồ ồ… xem ra là nơi để đồ cũ thiệt.
Có 1 cái mùi quen thuộc tanh tanh xộc vào mũi tôi. Ôi đúng là cái mùi formol rồi. Còn rất nồng. Tôi mừng quá không suy nghĩ gì mà giở tấm tôn sang rồi đi vào.
Trong ánh lửa đèn dầu thấy có rất nhiều người nằm trên mấy chiếc giường. Tôi hốt hoảng lúi cúi nói: “Dạ… xin lỗi cô bác. Cháu say nên vô lộn phòng bệnh… Cô bác…”
Chợt 1 cơn ớn lạnh ùa vô mình tôi. Trong phòng và mấy cái giường và mấy tấm thân mình tỏa ra cái lạnh buốt và mùi tanh. Tôi giật bắn mình hét tướng lên thấy những người trên giường là xác chết. Không phải là mấy cái giường. Là mấy cái xác người. Màu da chuyển sang trắng đục như vữa. Cái nằm ngay trước mặt tôi thì phần da nhừ ra như bột dính. Tôi hét lên toáng loạn.
Tôi cuống cuồng chống tay rồi bỏ chạy. Chân tôi đá vào cái xô và tấm tôn. Cơn đau truyền tới rồi tối té xống xoài. Tay tôi trượt mạnh xuống nền đất. Thứ nước trong cái xô đổ ra. Cái mùi tanh của chất lỏng đó xộc vào mũi tôi. Ơ… là cái chất dung dịch đó. Cái xô rỉ sét chứa đầy dung dịch. Phải ha… cái này không chừng là nhà… nhà xác. Thấy có vài cái thùng chứa. Sợ thì sợ chứ ngay trước mắt. Tôi hối hả cầm hẳn 1 thùng về. Đúng là nó rồi. Tôi ba chân bốn cẳng bỏ chạy về nhà.
Đem thùng chứa formol về thiệt là thót tim mà. Kêu tụi con đem tẩm vô bánh phở rồi tôi ngủ thẳng 1 giấc.
Sáng hôm sau đi hỏi thăm thì nghe ra là mấy bác ủy ban nghe bên trên bảo là có dự tính triển khai cho bác quân y xuống để chỉ dẫn cho mấy bác y sĩ. Thế là vì vậy họ để nguyên cái khu nhà xác. Chứ triển khai gì của mấy ổng thì lâu lắc ấy. Cũng chẳng ai để ý. Trộm có vào cũng chẳng dám rớ tới nhà để xác đâu. Nghe anh Khanh bảo là đem hết về để ướp cả thịt cá vậy mấy ổng giữ lâu bán có lời. Tôi chẳng dám đi 1 mình. Thế là ảnh kêu anh rể và 1 chú theo. Khiêng hết mấy cái thùng đó về. Hắn hí hửng lắm bảo tự kiếm thêm.
“Ơ. Thế còn bên em. Anh chia cho nhà em với chứ?”- Tôi vội hỏi.
Hắn đá 1 cái vô chân tôi nói: “Mày thì tự lo chứ. Muốn mua thì tao bán cho thôi. Mua lại từ tao. Tao làm ăn lớn. Nhà mày làm có ba cái bánh phở thôi mà.”
Trời. Anh rể kêu: “Thì chú cứ mua lại từ anh Khanh thôi.”
Ây cha, thế là lấy hết không chia cho tôi 1 ca nữa. Bộ nói mua là mua sao. Cái chính là kẹt tiền. Hắn mua qua bán lại thì bảo đảm là tính mắc. Tôi ôm cái bụng lo lắng mà đi về. Về thì chẳng thấy vợ đâu. Nghe tụi nhỏ bảo bả đi đánh bài. Dạo này có 1 bà mở bài bạc ở nhà, nhiều người sang đánh lắm. Dĩ nhiên là làm lén thôi. Ở tận Lái Thiêu, đi ghe ra cái nhà chòi. Nhìn lụp xụp chứ nhiều dân cờ bạc. Chán quá nên tôi sang đó chơi vài ván xem.
—-
Vợ tôi khóc lóc xong thì chì chiết nói: “Tôi đã thiếu bọn họ 5 chỉ vàng rồi mà ông còn bảo thiếu đến 1 cây vàng là sao?”
“Ờ thì… Tôi tính gỡ cho bà. Nóng lòng nên mới… Thì cứ vây chị bà xem. Kêu từ từ bọn mình trả.”- Tôi nói
“Lấy gì mà trả hả?”- Bà vợ tôi khóc toáng lên.
“Chuyện đâu còn có đó. Nhà mình đang làm ăn mà. Bảo anh chị Hai là tôi tính toán cả rồi. Anh chị cho chúng ta mượn rồi nay mai tôi trả ấy mà.”- Tôi nói.
Vợ tôi quẹt nước mắt nói: “Ờ. Để sang đó năn nỉ chứ biết sao. Chị bảo mấy chỉ thì chỉ cho chứ cả lượng thì bảo sang vay anh Khanh nữa ấy. Thôi… tôi đi để xoay trước, chứ mai mà không trả thì con mụ Phương ấy cho người tới đánh què giờ chúng ta thì chết.”
Sợ vậy đó. Bả lại hối tôi kiếm tiền trả lãi. Phải rồi. Ba hôm nữa là phải trả cái lãi cho anh Khanh. Thằng Thắng tới nói: “Bố… nhà mình… Mà cái dung dịch đó sao sao đó bố. Con Hoa bị nghẹt mũi càng lúc càng nặng. Bọn con đi tiểu ra máu nữa.”
“Ôi. Ai biểu chúng mày ăn. Phải rồi. Biết cái bãi đất mà bọn họ chôn mấy con súc vật bị chết không. Đào lên cho tao?”- Tôi bảo chúng.
“Ủa? Bố tính ủ xác động vật làm phân bón à? Hồi trước lúc đi học con có nghe thầy giảng.”- Thằng Bảo nói.
“Ờ… ờ. Ai thấy thì bảo vậy nghe chưa. Mấy đứa kia ở nhà làm bánh phở. Hai đứa chúng bay đi đào xác gà vịt hay lợn cho tao.”- TÔi khoát tay.
“Cái nước đó lại hết rồi bố à. Mình khỏi ngâm bánh phở trong nước đó được không bố?”- Con Hoa nói bằng cái giọng nghẹt mũi.
Quỷ thật mà. Tôi gãi nát da đầu mà không biết xoay thế nào đây? Tôi uống xị rượu cuối cùng. Hơi rượu vô mình làm tỉnh hơn chứ chẳng biết đường nào tính. Ba hôm nữa không có tiền thì tiêu rồi. Tôi hớp hết chai rượu thấy lảo đảo xoay xoay. Hơi men làm đầu óc tôi xoay qua lại. Ờ thì… chẳng còn cách nào.
Tôi thấy mình tới cái bệnh viện Tri Ân lúc nào chẳng biết. Còn vật vào cái nhà để xác. Say khướt nên thấy vui chứ chẳng thấy sợ nữa. Cũng đâu phải hết formol đâu mà lo, còn đầy ở đây nè. Trong cơn say tôi thấy mình lấy xô vớt từng bụm nước trong mấy cái hồ đó. Hình như thấy mấy cái xác đang nắm chuyển động dòm lại tôi hết từ lúc nào. A ha… chắc say rồi ấy mà.
——
“Bố ơi. Sao cái nước này thối thế…”
“Ửm… tao đang ngủ? Kêu tao làm gì. Bảo tụi mày làm việc, tao chỉ cả rồi mà.”
“Sao phải ngâm thịt thối vô rồi đem ra chợ? Không được đâu.”
“Cãi tao hả? Dám cãi bố mày. Đánh cho chúng mày chết.”
“Á… Hu hu. Đừng đánh con.”
“Đánh nè…”
“Bố thả em Hạnh ra đi mà. Đừng đánh nó nữa.”
“Chết nè.”
“Xin bố đừng đánh em tụi con mà.”
“Thế thì làm ngay cho tao. Tao kêu chị Hai sang lấy rồi. Lẹ lên.”
“Hu hu.”
“Dì ơi. Mấy cái này không bán cho người ta được đâu dì.”
“Gì mà không được?”
“Cái nước đó kỳ lắm. Hôi lắm. Càng lúc càng hôi. Con soi bóng vô thấy có mấy gương mặt trong nước đó dì.”
“Cái con này. Ăn nói bậy bạ. Nước gì hôi thì kệ nó. Tao cũng biết là chẳng ăn được, chứ tao đâu có ăn, là đem bán cho người khác ăn mà.”
“Đó. Bọn mày nghe chưa. Mau làm cho tao không tao đánh chết con Hạnh. Không có tiền trả tao bán con nhỏ này, bán luôn chúng mày.”
“Hu hu. Đừng đánh con. Tha cho con.”
“Đừng mà bố. Xin bố. Chúng con làm.”
“Mà này. Cậu có chắc là còn ăn được không?”
“Được mà chị. Chị coi, tẩm 1 ngày là hết cả mùi thối. Rửa sạch là được. Thời này người ta đâu có kén chọn. rau hư rau dập hay đồ hư còn ăn. À phải. Có mấy đứa ăn xin. Nè… vô đây cho bọn mày ăn. Chị coi. Chúng ăn ngon lành.”
“Ờ ờ. Vậy thì chị lấy. Nhớ làm tiếp bánh phở ấy. Giờ có mình nhà chú độc quyền. Anh Khanh nói vậy chứ bao việc lo không xuể. Nhờ nhà chú sản xuất thôi. Bán được lắm rồi. Chị kêu bà Thường sang phụ. “Nghe mà mừng quá. Mà chị cho bọn em mượn tiền. Vợ em dạo này đi xoay đầu này đầu kia cực lắm chị à. Em phải lo việc ở nhà nếu không cũng đi hỏi mượn tiền.”
“Tiền nhà chị tính đi vượt biên mà. Nhà chị đông vậy mà chú.”
“Tin em đi. À mà. Cái dung dịch này không chừng ướp được cả trái cây đấy ạ. Trái cây nhà vườn bên chị mà tươi ngọt thì còn gì bằng ha. Không chừng giúp trái cây ngọt hơn hết chua. Chị coi bánh phở bên em hết vị chua được mấy cô bác khen nức.”
“Thế kia à. Thế thì giúp chị với. Tiền bạc thì coi như chị ứng trước cho cô chú làm ăn. Nhưng nhớ trả sớm cho chị.”
“Dạ. Cứ giao em.”
—-
Tôi thử nhún mấy trái xoài vô. Rồi lại kêu bọn ăn mày thử. Thấy ghê quá. Chúng kêu lên đau bụng với nôn ra. Cái bà Hường ăn xin còn cười quỳ lạy ở đâu đó gần nồi nước nói: “Dạ cám ơn ông bà cô bác cho nhà chúng con ăn. Dạ… Dạ. Bọn con sẽ ăn nhiều thật nhiều. Tụi con mau ăn đi. Ăn cho no. Nhà mình sắp hết đói rồi.”
Thấy ớn quá mà. Tôi đuổi chúng đi phứt. Hay ngâm lâu hơn. Hay dùng với rau xanh. Nhưng phải lấy thêm nhiều rồi.
—-
Sáng dậy nghe cả xóm đồn là nhà chị Hường chết hết. Tôi hết cả hồn. Có lẽ nào là tại vì hôm qua 1 lúc kêu bọn họ ăn nhiều quá, rồi không rửa kỹ nên… Thấy bọn họ dọn xác đi. Tôi vội lủi đi.
“Sao cả nhà chị Hường chết vậy nhỉ?”
“Hôm qua còn thấy chị ấy.”
“Đau bệnh lâu rồi. Còn đám nhỏ có lần thấy chúng vật ra nôn mửa nôn ra cả máu.”
“Hả?”
“Ờ. Tôi đỡ thằng Dần dậy chứ nó nhất định bảo không sao. Thấy miệng nó bị lở. Mấy đứa nhỏ bị nổi mẩn. Bà vợ tôi sợ nên kêu đừng ai lại gần.”
“Có khi nào bệnh gì không? Chứ cả nhà tự dưng chết.”
“Tôi thấy dám là tụi nó đói nên đi vô ruộng mò ốc ăn. Dạo này phun thuốc trừ sâu nên ăn trúng thực phẩm dính chất trừ sâu. Trâu bò còn chết mà.”
“Trời. Bọn nhỏ nhà em cũng hay đi mò ốc, với ếch nhái.”
Lúc lủi đi nghe họ bàn ra vào. Tôi thở phào nhẹ nhõm. Rồi nói to vài câu: “Ời. Chắc là chúng đói rồi đi trộm cắp trong ruộng. Ăn trúng thuốc trừ sâu rồi chết chứ gì nữa.”
Bà con ồ với à lên. Có ông cán bộ xuống phân phối npí: “Chà. Nhà này chết cả. Không ai lo ma chay. Thôi bà con giúp…”
Nghe thế chẳng ai ưa rồi lảng đi hết. Tôi vội đi tuốt mắc công mấy ổng kêu. Ông cán bộ phân phối gì đó cho mấy chú kia. Thoát rồi. Thiệt may quá.
—-
Tôi ngủ tới tối thì tỉnh rượu 1 chút. Nghe tiếng kêu í ới. Mơ mơ màn màn chẳng biết gì. Tôi dụi mắt cho tỉnh rượu. Cái cánh tay lại thấy ngứa nên gãi. Rồi đâm ra thấy ngứa cùng mình. Thấy từ chỗ cánh tay kéo lên trên mặt có 1 bệch toàn là hột nổi. Da còn tróc ra. Bị mấy hôm rồi, càng gãi thì càng ngứa rồi tróc da mà. Tôi kêu tụi nó lo cơm nước.
“Ê. Cơm đâu. Bọn mày chậm chạp quá. Ăn hại. Có tin tao đánh…”- Tôi đứng dậy quát.
Chứ chẳng nghe tiếng đứa nào hết. Đi ra sân thấy nhiều nồi bánh phở và các thúng bánh phở trắng phau. Ô… bọn này cũng được việc quá. Có 1 cái nồi bốc khói ngun ngút trên bếp. Có mùi thịt và mùi hồi tỏa ra. Thơm thiệt. Nhà làm bánh phở mà lâu rồi không xơi 1 tô đó. Nước dùng đặc quánh thì hơi lạ. Phở còn bỏ hẳn vào để nấu. Tôi lấy đũa vớt ra 1 gấp thấy phần mỡ vàng đống lại chảy xuống. Mơ màng thấy cái mùi thơm xộc vào mũi như điếc mũi luôn. Tôi bỏ vào miệng ăn/
Xạch xạch xạch…
Nghe tiếng xắt bánh phở. Quay lại thấy vợ tôi ngồi gần đống rơm mà xắt thái. Chà… bà này về hồi nào. Trông như mới tắm xong. Đầu tóc ướt nhẹp.. Nước còn chảy ra xung quanh thành vũng. Bả mà nấu nướng thì hơi bị lạ. Tôi ăn mấy gấp cho nhanh rồi lảo đảo đứng lên vỗ bụng.
“Thôi. Anh đi lấy thêm dung dịch đây. Hứa với chị Hai rồi.”- Tôi nói.
Xạch xạch.
Tiếng cắt vẫn liên hồi. Về nhà rồi ăn thêm 1 chút nữa. Đi cho lẹ mắc công tối quá thì mệt.
Đường đêm hôm nay tối mịt mùng. Gió mạnh thổi từng cơn lạnh buốt. Tôi vừa đi vừa soi đèn bước qua mấy vũng bùn. Hừm… dơ hết quần.
Vù vù…
Một cơn gió mang theo 1 cái mùi quen thuộc. Ủa? Sao giống cái mùi formol quá.
Hu hu..
Có tiếng khóc của trẻ con. Tôi quay lại. Ánh đèn soi vào 1 góc toàn là cây chuối. Thấp thoáng thấy 1 đứa con trai chừng 9 tuổi ở sau đó dòm ra.
Tôi giật mình. Sao trông giống thằng Dần quá. Tôi đi giật lùi. Chắc không đâu. Con nít đứa nào chẳng giồng nhau.
Rạo rạo…
Hình như ở trên mặt đường có thứ gì đang bò tới. Có tiếng như tiếng bò trên rơm. Tôi nhìn thấy phía đường phía sau có 1 thứ đang bò rất chậm tới. Cái mùi formol càng lúc càng mạnh.
Tôi vội bỏ chạy. Tôi cấm đầu chạy hẳn đi. Chạy được 1 đoàn thì bở hết hơi tai. Tôi đứng lại thở dốc. Nghĩ lại thì việc gì mà chạy chứ? Dám là bọn con bà Năm thôi. Đi moi rác lụi khụi. Dòm tụi con nít trông hao hao nhau ấy mà. Mai phải cho chúng 1 bài học.
—-
Đi tới bệnh viện. Ngứa ngáy thiệt. Làm cho xong cho rồi. Tôi đi hẳn vào chứ rung mình. Chết không. Tỉnh rượu rồi nên sẽ sợ đó. Hay là mai rồi tính.
Rầm.. rầm.
Rào RÀO.
Tôi thầm chửi vì cơn mưa tự dưng ập xuống. Tôi chạy hẳn vào trong. Mưa dữ quá. Ây da… Không dám nhìn nên tôi quay mặt vào trong vách. Tôi để cây đèn dầu lên bệ cửa sổ. Hay cứ lấy đại đi chứ mai lại mắc công đi. Vụ tiền bạc coi như ổn rồi, thì phải đi đánh bài tiếp.
Tóc… Tách.
Hừm… Tôi quẹt mấy giọt nước rớt trên vai và đầu. Khỉ gió. Chỗ này bị dột. Từng bợn nước cứ nhiểu lên mình tôi. Tội quẹt liên tục. Nhưng mấy bện nước chảy chứ dính dính thế nào đó. Còn chảy vào mấy cái vết ban đỏ củatôi . Tôi gãi như điên. Nhưng mà hình như là thấy đỡ. Tôi lấy tay quẹt chỗ nước đó tới chỗ vết ban ở cổ. Thấy dịu hẳn đi. Chà… rửa bằng nước mưa đúng là mát và làm dịu vết đỏ thiệt. Tôi còn xoa lên mặt.
Tôi với lấy cái xô rồi lần mò đi lại. Không nhìn cũng không sao. Tôi nhắm hẳn mắt rồi quờ quạng mò mẫn tới bên cái hồ. Đây rồi. Tay chạm vào 1 lớp rỉ sét và bện sơn tróc. Tới cái mép bồn rồi. Tay tôi chạm vào cái gì như 1 bàn tay đang bám vào thành hồ và nó nắm chặt tay tôi. Tôi hét lên quăng cái xô.
Tôi té hẳn xuống phát hoảng. Chứ mở mắt ra thấy chỉ có 1 bàn tay đong đưa. Còn cái xô nằm lăn dưới đất. Ơ… Cánh tay buông thõng đong đưa rồi…
Bịch…
Nó rơi xuống. Tôi khiếp quá đi chứ thấy không có gì. Đâu có gì đâu mà. Nhìn kỹ lại hình như có 1 số đồ mới. Có 1 cái khây và 1 số tập giấy, cái bồn cũng dán 1 miếng giấy. Ồ.. hình như có cán bộ vô kiểm tra. Xê dịch đồ rồi… mấy cái xác trong này thôi. Tôi kinh khiếp nhìn cái xác nằm hẳn dưới đất. Mấy bác này… làm tôi tưởng ba cái xác di chuyển chứ. Nhưng làm sao được chứ.
Nhưng thấy lâu cũng quen. Tôi vội lấy cái xô đứng lên để múc dung dịch. Đạp trúng cánh tay. Tôi đá hẳn nó sang 1 góc. Tôi múc thiệt đầy cái thùng.
Cạch… Cạch cạch,
Tiếng gió thổi vào làm đồ đạc xao động. Ánh lửa đèn dầu bập bùng. Tôi vội cầm cái đèn dầu che cho đừng bị tắt.
Cạch..
Hử? Hình như… có gì đó di chuyển phía sau lưng tôi. Tiếng gió hay tiếng ai phà vào sau gáy tôi. Cái mùi formol như ở phía sau đậm đặc. Tôi rung mình rồi quay lại.
Không có gì. Nhưng… Có mấy cái xác trong tư thế kỳ lạ quá. Hồi nãy vô đã chú ý. Có 1 cái bồn mà có nhiều cánh tay giơ lên. Cánh tay lớn nhỏ. Tôi thấy nước còn nhiễu xuống từ đó. Nước như bập vô thành rồi tràn ra ngoài. Nước chảy nhỏ giọt xuống đất. Nhưng vậy là nhiều dung dịch lắm đó. Cái bồn bên này tôi lấy sắp cạn hết dung dịch rồi. Sang đó vậy. Tôi soi đèn đi từ từ sang đó.
Lúc soi đèn vào tôi điếng hồn xém hét lên. Ơ… là đám người chị Hường. Mấy cái xác nằm tụm lại trong bồn. Mấy cảnh tay thì giơ lên.
Mặt họ có biểu hiện đau đớn. Mặt thằng Dậu méo hẳn 1 bên. Miệng con nhỏ con út còn đầy bọt mép. Da bọn chúng phát ban lở hết ra. Có mấy con ruồi bu vào. Tôi ói hẳn ra đất. Sao… sao đống xác chết này ở đây? Không lẽ.. mấy ổng mang vô đây. Tôi hít vào toàn mùi formal và mùi xác chết nên nôn thêm. Bình tĩnh nào. Hẳn mấy ổng để ở đây hay chờ y sĩ đi giải phẫu chăng. Chắc vậy rồi. Tôi vội đứng dậy. Thất kinh quá mà. Nhưng dù sao bọn họ cũng chết cả rồi, chỉ còn mấy cái xác.
Kẹt kẹt…
Hình như hồi nãy đá vào nên cái bồn có bánh xe cứ chênh qua lại. Nước đổ ào ra. Đâu mà nhiều thế? Tôi vội hứng. Không lẽ bọn họ dùng dung dịch mới. Thấy rất mùi đậm hơn hẳn. Giờ mới để ý, 1 số chảy xuống tay tôi làm da lột hẳn ra. Tôi khiếp đảm mà chùi tay vội. Chùi đến đâu da lột ra tới đó. Cái… cái gì thế này? Sao không có cảm giác. Da tróc ra đến thịt.
Kẹt… kẹt kẹt.
Cạch…
Ơ… phía sau tôi. Có tiếng gì di chuyển rõ ràng.
Cái bàn tay tôi đá đi sao nằm ngay dưới chân tôi. Mấy ngón tay còn nhút nhít rồi nó bám vào chân tôi.
“Á…”- Tôi dùng chân đá hẳn nó ra.
Có tiếng gì sau lưng như 1 đống tiếng nói tiếng khóc. Tôi run rẩy quay lại. Thấy là… là bọn họ. Bà Hường đó như trương ra lở hết cả mình mẩy. Mùi formol nặng rồi bọn bọ sũng nước đầy formol bám lấy tôi.
—-
“Các chú thấy đó. Bánh phở mà không có formol hàn the thì đến chiều là hư. Nhà em đông con, không làm vậy thì tính sao? Giờ đâu cũng dùng formol mà. Thịt cá, rau củ. Bún, mì các loại. Ăn 1 chút không chết đâu. Khùng lắm bị nôn mửa thôi. Đâu có như báo chí nói. Đâu cũng bán mà, người ăn cứ ăn. Biết cũng vậy mà không biết cũng vậy.”
Thẻ:Horror Menu, Kinh dị, Ma Quỷ, Truyện Ngắn