Horror Menu 2: Mắm Cá ‘Người’

0 Comments

Tôi nhớ hôm tối đó vừa vào buồng chợp mắt được 1 tiếng rồi tự dưng nghe tiếng gõ cửa. Bên ngoài mưa gió. Ban đầu tôi cũng không để ý. Đến hồi nghe tiếng đập cửa to lắm… Rồi đập vào bức vách chỗ buồng ngủ của tôi. Má tôi lấy đèn dầu ra. Tôi hết hồn mới bậc dậy bảo: “Coi chừng đó má. Sợ có cướp. Lắm nhà thuyền bị cướp rồi.”

“Nhà mình có gì đâu mà cướp hả con? Chúng ta làm gì có thuyền. Sợ như lần đó biển động. Có thuyền gặp nạn. Nhà ai có thuyền gặp nạn rồi vợ con đi gõ cửa từng nhà.”- Má tôi bịn rịn nói.

Nghe má nói mà cổ tôi nghẹn đắng. Chắc 20 năm về trước má tôi cũng đi gọi cửa từng nhà kêu cứu ba tôi. Gia đình tôi cũng từng có thuyền. Mà đi biển gặp nạn mất tích luôn. Tôi chỉ nghe vậy thôi chứ năm đó tôi lên 3 tuổi có biết gì. Mà những hoàn cảnh vậy thì đi gọi cửa nhà ai cũng thế thôi. Có ai giúp gì được ai đâu mà giúp. Bão biễn nổi lên thì thuyền gặp nạn. Khùng lắm dắt nhau ra trước mỏn đá mà nhìn gia đình người ta khóc la. Hay ở đó để cản mấy người đó đòi nhảy xuống biển. Tình cảnh này tôi gặp hoài. Tôi vội ra chứ chẳng để má tôi đi. Mắc công bả nhớ cảnh xưa.

Gió thổi dữ quá… Nghe tiếng cây dừa bụi chuối bị gió thổi ào ào. Dạo này không tới bến thuyền. Không biết bữa hôm rầy có thuyền nào ra khơi không? Hy vọng không phải thuyền của chú Năm hay thuyền của bác Rượm. Tôi chần chờ kéo méch vách ra thì hết cả hồn. Một cái mặt nhìn vô tóc tai đầy nước môi đánh run lập cập. Tôi hét cả lên. Nhưng má tôi đem đèn tới soi tôi nhìn kỹ lại thấy chỉ là 1 cô gái thôi. Nghĩ là cô gái nào tìm giúp đỡ. Má tôi mặc kệ mưa đi ra kêu cổ đừng buồn có gì cùng ra biển. Má tôi là vậy đó.

“Không phải đâu.. Nhà bác cho cháu tá túc được không? Người ta bắt cháu mất. Cháu đi vượt biên…”

Hai cái từ này nghe 1 cái là biết. Dạo này bao nhà thuyền chở người đi vượt biên. Thuyền nhỏ hay ghe nhỏ cũng chở. Nhà nhìn họ cả chục người chen chút trong khoan thuyền. Nôn tháo. Có đứa nhỏ chịu không nổi chết, họ quăng xuống biển. Ghe Hai Kiểm đâu thể chở đi xa. Hắn gạt tôi bảo giúp hắn, ra xa bờ chút là có thuyền lớn liền rồi gửi họ ở đó. Ra là hắn lừa người ta đi vượt biên đưa tiền cho hắn, hắn đưa người ra xa bờ rồi dọa họ là thấy đằng xa có tàu cướp biển đó phải lái về. Vậy mà có đứa bé đi 2 ngày chết rồi còn đâu. Tôi đi 1 chuyến ghe phụ Hai Kiểm chèo ghe là tôi tởn rồi. Ai bảo sao tôi cũng không đi nữa. Do mấy việc đó thất đức quá.

Má tôi chạnh lòng thương do thấy nhiều cảnh người vượt biên bất thành còn bị bắt nên vội kéo cô gái vô nhà. Cô gái run rẩy vì lạnh nhưng đảo mắt nhìn quanh căn nhà đơn sơ của tôi. Thấy tội nên tôi cũng nhóm bếp củi lửa cho cô ta sưởi. Mẹ tôi lấy đỡ bộ bà bac ho cổ mặc. Cô ta dáng cao gầy mặc 1 bộ đồ kiểu của mấy cô gái Sài Gòn hay bận. Phải là con nhà khá giả.

“Cháu nghỉ tạm 1 đêm rồi mai…” – Má tôi lấy chiếu ra trải thêm.

“Không… huh u… không đâu bác. Bác và anh cho cháu ở nhờ luôn đi. Cháu đi vượt biên mấy lần rồi mà lần nào cũng bị bắt hay thất bại hết. Gia đình cháu vượt biên xong hết cả rồi. Còn có mình cháu… Cháu về Sài Gòn là bị bắt đó… Giải phóng vô rồi, bố cháu bảo cả nhà không đi hết thì họ tới bắt đi tù… Cháu sợ quá. Bố cháu làm thư ký…” – Cô gái cầm tay mẹ tôi lắc cầu xin.

Lúc đó tôi chẳng biết họ bắt ai với ai. Chỉ nghe họ bắt quá chừng người đi học tập cải tạo thì cứ nghĩ chắc bắt bớ dữ dằn lắm.

“Cháu đừng lo.. Có gì từ từ tính. Cháu đi thay quần áo khô chứ kẻo bệnh. Cháu tên gì?”- Má tôi hỏi.

“Dạ, cháu tên Kim Loan. Bác…”- Cô gái khóc nói.

Ra là hỏi có gì ăn không? Cổ thay đồ ra là má tôi mang chút bánh tráng nhún nước rồi chấm nước mắn. Với dĩa rau muống luộc chấm mắm cá cơm, thêm chén canh rau mồng tơi. Đồ hồi tối còn để sáng ăn. Thấy cổ đói nên mang vội ra. Nguội lạnh hết cả. Má tôi tính để từ từ hâm kêu cổ ăn dằn bánh tráng trước mà cổ ăn sạch trong chớp mắt.

Cả tối hôm đó má tôi trò chuyện với cổ. Thấy cũng lạ là sao má tôi thế mà cho cổ ở nhờ còn thân với cổ quá chừng. Má tôi không ưa mấy người nhà giàu nhất là dân trên Sài Gòn đâu. Sao giờ má nhanh miệng còn hứa cưu mang cô gái này. Tôi thiệt chẳng hiểu luôn. Tôi nằm ngủ cho rồi, mai còn phải ra chợ bán tôm khô.

“Cái thằng này. Con gái người ta ở đây mà không hỏi han đến 1 câu. Cháu kệ nó.”

Hử? má này? Nói gì kỳ… Bộ má đổi tính sao?

Tôi hả tới mấy lần. “Con với cổ?”

“Chớ còn sao nữa. Đàn ông con trai, 23 tuổi rồi. Nom Kim Loan đẹp chưa kìa. Lại là con nhà giàu có học. Thiệt là trời ban cho con đó. Con cứu giúp con gái nhà người ta. Còn không nên duyên được sao?”- Má tôi đội nón lá đi theo tôi cả đoạn để dặn dò như thế.

Tôi.. thiệt sự chưa nghĩ tới. Tôi… Đâu có biết… Cô Loan đó trông đẹp lắm. Mấy cô gái nhà giàu hay khá giả 1 chút là nom đẹp ghê. Ngoài chợ mấy cô đẹp là trai theo đầy. Họ hay hùa nhau chọc ghẹo. Mấy cổ đỏ mặt la chứ cái miệng thì cười. Má tôi hay bảo tôi ra chọc ghẹo mấy cô gái vài câu coi. Tôi có chọc có ghẹo mà họ đánh tôi đau lắm đó. Đánh chát chát vô tay. Má lại bảo là ‘thích’ rồi đó. Tôi chẳng hiểu nổi cánh mấy cô đó nữa. Nhưng mà Kim Loan đó thì… mới gặp mà. Nhưng buổi sáng thấy cổ đầu tóc khô rồi, tóc dài đen mướt, da lại trắng, nhất là bàn tay nhiệt như búp sen. Mấy cô gái ở đây không cô nào được như thế.

“Chịu rồi chứ gì? Để má tính.”

“Sao được chứ má. Người ta dân Sài Gòn. Con là thằng bán tôm khô.”

“Ề, cả nhà ly tán, đi vượt biên chưa biết ngày về. Thì coi như là tứ cố vô thân rồi. Còn xin ở nhờ nhà chúng ta mà.”

“Hừm… thì sớm muộn cổ cũng đi vượt biên thôi. Hay như cổ nói họ về rồi dẫn cổ đi.”

“Thì lúc đó con đã lấy Kim Loan rồi. Như chuyện Trần Minh Khố Chuối với công chúa. Qua bao hoạn nạn rồi vua cha cũng hiểu ra rồi thành giai thoại.”

Tôi đỏ lự cả mặt. Má tôi cười khanh khách còn dặn tôi về sớm, mua chè chuối hay chè bánh lọt về.

—-

Tại má nói làm tôi cả hôm cứ nghĩ hoài về Kim Loan. Cả mấy bà đi chợ còn chọc lại tôi. Sao họ biết má tôi tính chuyện nên duyên cho tôi chứ. Mà tôi có hỏi kỹ lắm rồi. Giải phóng vô đang thay đổi xã hội chớ không có bắt gia quyến người làm cho chế độ cũ đâu. Nhưng mà nghe nói dân trên Sài Gòn người giàu đều đi vượt biên hết. Cũng có trường hợp xử tù những người tổ chức vượt biên. Hồi xưa thì vượt biên lác đác giờ thì rầm rộ. Giờ họ sang cả đây đi tàu ồ ạt. Sáng nào ra chợ cũng thấy người ngả giá thương lượng. Hay người chạy đi hỏi dân biển ai có thuyền chở giúp họ. Chớ đâu thấy ai bắt bớ gì. Nhưng ra biển thì khác. Thấy cũng có mấy thuyền chài bị bắt. Dân đi vượt biên bị bắt lại đổ ra tứ tán. Nhưng đâu có ai đi lùn sụt bắt bớ mấy người theo Ngụy đâu. Để về nói cho cô Loan cổ yên tâm.

Chưa gì má đã kéo tôi ra ngoài còn nhéo tay tôi.

“Má làm gì vậy? Con tính nói rõ đầu đuôi cho cổ. Họ nói đại khái sau này phân chia tổ chức lại kinh tế bán buôn do nhà nước quản lý thôi chớ chả nói bắt người. Mấy cái xe tuyên truyền ý là nói thế, chứ đâu có phải xe bộ đội đi bắt người. Thế mà cổ sợ quá. Má còn kêu cổ trốn vô lu. Thấy mà hết cả hồn. Ngoài chợ yên lành lắm. Con còn nghe…”

“Ôi, cái thằng này. Nói trắng ra thế là Kim Loan bỏ đi mất. Lấy ai lấy mày chứ. Má mày tính rồi. Để mày với Kim Loan có thêm thời gian. Chớ điệu này, người ta bỏ ra ngoài 1 cái là thua. Kim Loan còn đẹp hơn cái Lý con thầy Ba, sắp gả cho cậu Tĩnh giàu có đó. Nhất là cái bà Tuyến mẹ cậu Tĩnh bảo lấy vợ cho con phải lấy cô gái đẹp nhất vùng. Kiểu này bả nhắm Kim Loan bỏ con Lý cho coi. Má vừa nghĩ là thấy lo rồi. Mau vô mang chè rồi nói chuyện với người ta.”

Tôi ậm ừ thôi. Cái tính của má tôi là thế. Không muốn làm trái ý má. Với lại lúc đó tôi không nghĩ đến tình cảnh khác. Tôi mang chè vô thì chưa thấy Kim Loan ra. Cổ cứ ngồi khư khư trong lu. Ôm tai nhắm mắt. Mang chè thì cổ ăn chứ không dám ra. Tôi có hỏi tườm tận thì mới biết tối đó tàu đi vượt biên, ra hẳn ngoài biển rồi. Cái có tàu tuần tra. Một tàu khác bị bắt. Lái thuyền sợ nên để bà con ở tạm cái mỏn đá nói chút họ kiểm tàu xong thì hắn tới đón đi tiếp. Ai ngờ thủy triều lên mà chưa thấy thuyền tới. Tôi nghe mà còn run sợ chứ đừng nói gì Kim Loan. Xong nhóm người đó bơi tán loạn. Lắm người không biết bơi. Kim Loan nói may mà bơi được vào bờ. Cũng có 1 hay 2 người bơi tới bờ. Trên bãi cát thấy còn bắt người, cổ sợ quá bỏ chạy. May trời tối với mưa giông nổi lên họ không để ý. Tôi nghĩ thầm là họ chắc lành ít dữ nhiều rồi. Có điều Kim Loan quả quyết là gia đình cổ trước sau cả 6 người đi vượt biên, lần này cổ đi cùng ba má, chứ anh chị em đi trước cùng gia đình của họ rồi thể nào cũng trở về. Tôi chỉ an ủi cổ vài câu.

Chẳng biết má nói gì mà làm cổ sợ lắm, đến tối mới dám ra khỏi lu. Má tôi dèm mấy câu làm tôi mắc cỡ ghê. Thế mà cổ như người mất hồn. Má tôi thì cứ bắt tôi chuyện trò cùng cổ. Làm tôi khó xử lắm.

—-

Một tuần sau thì Kim Loan đỡ rồi. Người tươi tỉnh hơn, thần trí tỉnh táo còn hay chải tóc rồi ra ngoài sân. Nhưng có vấn đề. Giờ cổ nghe hiểu ý má rồi đâm ra ghét tôi, xa lánh. Cứ tôi về là mặt cổ vẻ không ưa rồi đi vô trong. Tôi đi vô trong thì cổ đi ra ngoài. Hồi trước cổ u sầu sợ hãi vậy mà còn được hơn. Chứ giờ cái kiểu chóng nạnh cái vẻ mặt khó ưa đó cái giọng thì cao chứ dong dỏng lên nhiều khi nghe mà chói tai. Tôi chưa kịp nói thì cổ đã nói rồi. Ý là chịu không nổi cái mùi tôm khô khắp cái nhà này. Má tôi có nhờ cổ quét nhà với làm phụ mấy việc, phơi tôm, bóc vỏ. Tôm khô phơi xong vỏ giòn dễ bóc thế mà cổ không ưng bụng làm. Cả mang tôm khô phơi xong vô hay đổ vô thúng dùm cổ cũng không thèm làm.

Giờ đến vụ ăn cơm cổ còn chê này chê kia. Tháng đó mấy ngày cuối hết gạo, không đủ số gạo phát. Ngư dân thì có này có kia ăn là được rồi, cổ thì đòi phải ăn cơm, còn đòi ăn bánh mì hay bánh canh như trên Sài Gòn. Giờ ai cũng bảo có ăn là may rồi, tình hình giờ đang khó khăn. Chợ thì thiếu hàng hóa sắp đóng cửa tới nơi rồi. Má tôi cùng mấy bà trong xóm đang làm mắm, hay phơi cá khô, để phòng hờ. Vậy mà cô ta đã không giúp má còn chê này chê nọ, chê hôi. Nhiều lần tôi tức lắm mà má cứ ngăn còn bênh cổ. Má coi như tôi với cổ là 2 vợ chồng rồi. Má hay bảo: “Chồng nhịn vợ”… “Ăn ở với nhau, chồng phải biết chiều vợ 1 chút.”

Mỗi lần thế cổ bực ra mặt không hét thì quăng cả bát cơm, đẩy cả cái bàn ngã. Tôi tức phải biết. Má tôi bảo tôi để má chỉnh con dâu.

Dạo ấy bận nên tôi ở nhà suốt do tới mùa đi bắt cá thu rồi. Chợ cá ngay trên bãi biển. Cứ thuyền kéo lưới vô hay bà con ở bãi tự kéo lưới gần bờ là cá rợp mặt cắt ấy. Bán buôn ngay trên bãi biển luôn. Hay thấy má tôi ôm cả thúng cá về mà cô ta không hề phụ khiến tôi tức lắm. Nhưng chẳng biết má tôi bảo ‘chỉnh’ với ‘dạy’ cô ta thế nào mà lần nào về cũng thấy cô ta chui vô lu nước trốn. Tôi thì dạo đó bực cái tánh kiêu kỳ của cô ta nên không them hỏi đụng tới luôn. Cũng là để má tôi từ bỏ ý định, chớ tôi không thích ưng cô này tí nào. Tôi thân với bác Rượm lắm, vợ bác ấy là cô Xí là cái bà xấu nhất nhì quận huyện. Thế mà bác ưng, lúc nào uống cùng bác ly rượu bác cũng bảo ‘chọn vợ phải chọn cái chăm làm, hiếu thảo với bố mẹ, rồi chồng bảo sao vợ dạ vậy. Chớ chọn vì cái mã bề ngoài mà không hợp tính về già sao mà sống nổi với nhau.’

Tôi thấy có lý lắm. Tôi tính qua rồi, tìm cô nào ưng ý thì tôi thưa luôn với má. Có lần tôi đánh tiếng nói với má là con Lành nhà chú Năm ngoài chợ cá. Vừa nghe má tôi chê bai ngay bảo Lành xấu với đi bán cá miệng lưỡi trả giá chua ngoa. Tôi thấy chẳng ai chua ngoa như Kim Loan đâu. Má tôi chẳng để ý chứ cô ta giờ liếc xéo tôi còn bịt mũi hay lầm bầm ‘thằng bắt cá, thất học, cóc ghẻ đòi ăn thịt thiên nga’.

Nên tôi kệ, để má tôi chỉnh cô ta. Cô ta có vẻ nể má sao đó mà có má là cổ chẳng dám chê bai tôi. Có lần cô ta lại quăng bể hũ mắm cá thu lúc ăn cơm. Má tức lắm bảo ‘mai phải dạy’. Tôi thấy hiếu kỳ má làm sao. Cái tôi lén về coi. Tưởng gì, hóa ra má bày đặt biếu cái anh cán bộ mới về tỉnh làm trong Ủy Ban. Hình như anh này từng đi bộ đội. Má mời ra cây đa trước nhà rồi kêu mấy bà cô bác trong xóm hay ra phơi cá ngồi hóng gió cái ngồi chuyện trò. Ảnh thấy bà con thân thiện cái má hỏi mấy vụ bắt Ngụy, hay giờ nhốt họ ở đâu. Anh ta thật thà cũng bảo này bảo kia, giờ thì bọn họ cho đi học tập cải tạo. Má gạn hỏi mấy người đi vượt biên. Anh ta nói thì vẫn bắt bọn họ, cấm đi vượt biên mà.

Tôi thoáng thấy là hiểu cô Loan trốn trong nhà nghe loáng thoáng thế là sợ khiếp vía phải trốn trước. Dạo đó lắm xe tuyên truyền đi khắp nơi. Còn ồn ào lắm. Ủy ban mới có phát loa rồi mấy cái đợt lãnh đồ phát đồ. Bà con kéo đi ào ào. Cổ trong nhà chẳng biết gì nghe tiếng bên ngoài ồn ào khiến cô ta bỏ trốn còn run lập cập. Rồi Tết năm đó thì nhà ai cũng đốt pháo. Chẳng biết thế nào mà cô ta như hóa điên sợ quá bỏ chạy trong tối. Tôi cũng mặc kệ chứ má thì tiếc rẻ cô con dâu xinh đẹp.

Thế nhưng có vài hôm sau thì cô ta mò về, cũng giữa tối khuya tịch mịch. Lần này vừa vô nhà cô ta vật ra đất. Quen thuộc nhà tôi nên cô ta nhào vào bếp lục đồ ăn. Má tôi thấy cô ta về thì mừng. Má ra hỏi. Ai ngờ cổ khóc toáng lên xin cho cổ trốn ở đây. Nghe ra hóa ra nhà cổ giờ dành cho cán bộ nào đó ở rồi. Cổ tới đập cửa thấy người ra thì mừng còn tưởng người nhà mình mướn người ở mới cái bèn nói hết. Cái bà đó là vợ cán bộ ngoài Bắc. Nghe là bả làm ầm lên cha chả. Rồi nghe cổ kêu hàng xóm đòi lại nhà. Bà ta kêu hẳn người tới. Cũng là 1 vụ ồn ào. Dân khu đó thì sợ lắm, tại có mấy người lỡ lời nói giúp. Bộ đội xuống thiệt, sẵn phân chia cho họ đi lao động ở nhà máy xí nghiệp luôn. Cô ta vốn được tá túc trong 1 nhà hàng xóm. Ai ngờ om sòm bên ngoài cái cô ta bỏ chạy. Mà thành chuột chạy cùng sào. Giờ hàng xóm thấy cô ta còn như thấy ôn thần đuổi đánh không kịp. Nghe đâu Sài Gòn giờ thay đổi. Chẳng nơi nào chứa chấp cô ta. Nhà nào cũng đói. Lãnh lương thực theo đầu người, nên nhà nào lãnh thêm cô ta chứ.

Má tôi nghe chuyện thì không có an ủi gì cô ta mà má cười. Má có vẻ hài lòng lắm. Hôm sau thì cách má đối với cô ta khác rồi. Bắt cô ta làm việc nhà. Tôi về thấy cô ta quét được cái nhà. Chứ cái bộ dạng khinh khỉnh của cô ta đối với tôi thì như cũ. Tôi thấy có người phụ má đỡ được việc nào hay việc nấy nên tôi không nói thẳng ra. Nghĩ cô ta từ từ chăm làm rồi đổi tánh thì nuôi cô ta trong nhà cũng được.

Ai ngờ 1 thời gian thì đâu vẫn hoàn đấy. Cô ta khinh tôi ra mặt. Khùng lắm cô ta chỉ sợ mấy chuyện bên ngoài chứ chẳng sợ má con tôi. Má tôi dọa kêu bộ đội tới thì cô ta còn nổi cơn đùng đùng. Quăng chổi hay hôm sau không chịu làm gì cả. Cô ta tưởng mấy việc cô ta làm trong nhà là quan trọng lắm ấy. Tôi thấy cô gái này xấu tính quá rồi, may mà cô ta mất hết nhà cửa tiền bạc với không có ai là chỗ dựa nên đỡ, chứ nếu không thì là cái loại bà lớn chỉ tay năm ngón mạt sát người ta.

Thế mà có hôm cô ta tỉ tê với tôi. Má tôi còn vun thêm lời hay ý đẹp vào. Tưởng cô ta đổi tính ai ngờ cười nói làm thân là để kêu tôi ra đảo nào đó tìm mấy người vượt biên. Chắc cổ nghe người khác nói chuyện ở chỗ góc đa là người vượt biên giờ ở đảo nào đó. Tôi nghĩ cô ta ngu dốt chẳng biết gì. Chứ ngày nào cô ta cũng léo nhéo. Má tôi coi đó là cô ta ngỏ ý hay tình tứ, còn kêu tôi ‘hứa đại đi’. Chứ tôi phát ghét. Nhưng má tôi bảo thì tôi nghe. Hứa đại. Chờ vài hôm sau rồi bảo cô ta là đảo kia xa lắm, nước khác cơ mà. Thế mà bảo thì cô ta chẳng cần biết nó xa cỡ nào bắt tôi đi cho bằng được.

Cô ta thì tôi kệ, tại dù sao tôi cũng sắp theo thuyền đánh cá xa bờ rồi. Đi 1 tuần là khỏi nhứt đầu. Tôi ậm ừ cho cô ta để tôi yên mấy ngày coi.

Tôi đi chứ chẳng yên dặn dò má là đừng nhịn cô ta, có gì cô ta quá đáng thì đuổi cổ đi. Má cười bảo má có cách ‘chỉnh’ hết. Tôi chán quá nên đi.

—–

Phải 2 tuần mới về. Ai ngờ biển động dữ quá. Chú Năm còn bảo lần này tưởng chết rồi chứ. Thế mà an toàn trở về đúng là mừng hết lớn. Mấy người ở bãi thấy thuyền chúng tôi thì chạy ào vào. Tôi lo chạy về nhà ngay. Lành khóc ôm bố còn bảo tôi: “Hôm đó bác khóc quá chừng. Nhà em chạy ra thì thấy bác ở bãi sẵn rồi. May mà bọn em kéo bác lại kịp chứ bác đang chạy ra ngoài biển. Bác cứ lảm nhảm cái gì đó. Em cố bảo biển động không lớn…”

Tôi hoảng hồn… vội chạy về. Thím Tư thấy tôi chạy ra mừng còn chạy theo nói: “Cháu về mừng quá. Chứ má cháu giờ thần trí không bình thường. Bọn cô có ghé nhà mà nghe má cháu trong nhà vừa khóc vừa hét ‘tại mày, tại mày hết, tại mày mà con tao gặp nạn ngoài biển’. Mà.. mà nhà cháu có vong hồn không vậy? Tối con cô bảo nghe tiếng khóc ỉ ôi âm u.”

Hả? Tôi lo chạy bỏ lại cổ về nhà báo với má chẳng kịp giải thích với họ.

Về 1 cái là má tôi ngồi thất thần ở bệ cửa 1 lúc sau má mới nhìn ra tôi. Hai má con tôi đoàn tụ thiệt tôi vui phải biết quên hết mọi sự. Tôi bảo là biển động thuyên bị kẹt ngoài biển. Má cấm từ nay cấm ra đánh cá xa bờ.

Mấy hôm rồi trôi qua bình thường. Tôi cũng chẳng hỏi cô Loan đó đâu. Đinh ninh là má đuổi cô ta đi rồi. Kiểu như cổ đi là tôi mừng lắm. Mới thoát chết nên tôi chí thú làm ăn. Giờ không thể sống bán mặt cho biển vậy được, sống chết chẳng biết nữa. Thấy giờ mắm các loại hya khô cá bán được lắm. Hồi trước chỉ có dân miền biển chúng tôi ăn, chứ giờ bao tỉnh mua. Bên xã còn mua. Họ còn bảo đổi mới gì đó. Nên giờ tôi chí thú làm ăn hơn.

Thấy dạo tôi mất tích trên biển mấy người trên ủy ban ưa ghé quá. Còn ở lại ăn cơm. Tôi thấy lạ nên gạn hỏi.

“Bác dặn em không bảo anh. Dặn cả người trong xóm không nói anh biết, sợ anh lo. Chứ lúc anh đi biển không thấy về, nhà ta với nhiều nhà trong xóm bị cướp. Bọn cươó xông vô nhà dí dao mấy nhà rồi. Bọn em cảnh giác lắm.”- Anh ủy ban nói.

“Trời đất. Sao không ai nói tôi biết.”- Tôi hoảng hồn nói.

“Bọn em cảnh giác dặn bà con hết. Lúc đó má Trang tưởng mất anh nên cứ hay chạy ra bãi thuyền dò hỏi, tưởng bác ở nhà chú Năm chờ tin. Bọn em không ngờ chúng tấn công bác lúc bác về. Bác gan quá. Chúng dí dao mà bác dám tri hô. Chúng bỏ chạy. Lúc đó em giác mặt 1 tên hắn bỏ chạy quên mang doa còn hét ‘ma.. ma’… May hắn tưởng con cá cóc nhà anh là ma. Ha ha.”- Anh ta vừa cười vừa nói.

“Cá cóc?”- Tôi trợn mắt hỏi.

Má cầm chén cơm ra cười nói: “Thì là con mà trời mưa nó bò vô nhà chúng ta ấy. Nó gọi là cá cóc đó con à. Các cậu xem thằng con tôi với tôi chẳng biết nó là con gì. May các cậu bảo tôi mới biết. Coi này. Ăn cho nóng. Có tép mỡ. Nước mắn mới pha.”- Má tôi đon đả mời.

Hả? Ồ… ra má bảo người khác cô Loan là con cá. Tụi cướp chắc thấy cô Loan trong lu tưởng ma rồi bỏ chạy. Thế sau đó má đuổi cổ đi à?

Một chú ủy ban lớn tuổi cười nói: “Ha ha, tôi đi bộ đội tuốt ngoài Lạng Sơn. Lần đầu thấy hết cả hồn. Chứ ở bên Tàu là đặc sản ấy. Gọi là Oa Oa Ngư hay Cá ‘Nhân’. Vì nó có tiếng kêu như tiếng trẻ con khóc. Lần đầu thấy khiếp thiệt. Họ gọi là cá chứ nó như con bò sát, con kỳ đà. Dân thượng bảo thế. Tôi nghe họ ăn tôi chẳng dám. Chứ ai ngờ thịt nó làm mắm ngon đáo để. Hèn gì lắm người thích ăn con cá cóc.”

Hả? Tôi làm rơi cả đũa luôn. Tôi dòm dĩa mắm đặc trong chén.. Thứ gì bện bện màu trắng đục lẫn với ớt nhão và những màu đỏ tươi hồng hồng. Mắn này dạo này má tôi hay lấy ra… Vị chua vừa miệng rồi vị thịt tươi, béo.. thịt ngâm mắm thành ra dai lại ngọt thơm. Tôi thấy miệng muốn ói. Mấy người họ cười quá chừng.

“Các cậu coi đó. Cái thằng này… nó sợ thịt cóc lắm. Chứ nhà nào chẳng ăn cóc ếch nhái. Cả thằn lằn họ còn ăn. Con cá đó hình dạng xấu chứ ăn được đó thôi. Các cậu thích cứ mang về nhà ăn. Dạo đó má ở nhà, chưng hũ mắm để chờ con. Nhà có mình má, mà cái con cá đó cứ la chí chóe, lại ăn cái này cái kia. Má bực lắm. Rồi hôm đó cướp cũng may có mấy cậu này.”

“Giờ nhiều nơi đói lắm anh ạ. Có cái ăn là được rồi. Dạo đó có cướp. Bọn em cũng muốn canh bắt chúng. Thấy nhà má Trang có mình má, sợ chúng lảng vảng rồi tới cướp nhà má nữa nên tối tụi chúng em ngủ lại. Rồi sẵn giúp má dằn lu mắm. Má bảo bỏ muối vào rồi dằn đá xong hôm sau thì lăn cái lu qua lại mắn mới ngon. Em có nghe tiếng con cá cóc đó kêu. Quả giống như tiếng người kêu thiệt. Mấy người hàng xóm đi qua lại còn chẳng biết bảo ma.”

Họ ngồi ăn cơm chuyện trò vui vẻ. Tôi thấy nọ nuốt từng bện mắm với chuối khế, với đậu bắp luộc. Mà cơn ớn lạnh lẫn buồn nôn ập tới liên tục trong tôi.

Sau đ1o cái lu mắn vẫn để ở nhà tôi sau sân. Tôi đoán được cảnh tình. Cô Loan thấy cướp ập vào thì trốn trong lu, rồi sợ hãi lúc chúng lụt lọi. Cô ta tưởng người ta tới bắt mình. Rồi thêm mấy cậu trên Ủy ban xuống. Xong ở lại. hẳn cổ không dám ra. Họ dằn chặt đá cô ta muốn ra cũng không được. Còn lăn qua lại.. Không biết cổ chết lúc nào. Rồi cứ ngồi trỏng cho đến khi thành mắm. Tôi đi ngang thi thoảng nghe lu mắm phát ra tiếng kêu… Tôi lờ đi thôi.

Tôi thấy má quét sân vui vẻ lắm. Có chuyện Cám bị làm mắm mà… Tôi không ưa gì Loan chứ… Nhưng tôi tìm được cô Tấm rồi. Chuyện trong nhà bếp nút thì tùy ý má. Tôi chờ hôm nào má vui thì tới thưa chuyện tôi với Lành cho má biết.

Thẻ:, , ,

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *