Mặt Trời Trong Giông Bão-Chương 2

0 Comments

Cậu Bảy Từ

Cậu Từ sâm soi bản in thử của nhà in. Bố cậu ta với mấy ông nhà chạy qua chạy lại hỏi cậu ta là được chưa… hay chưa… thế nào, có thể làm họ hài lòng không. Đủ thứ cả chẳng làm cho cậu ta tập trung được. Từ từng đi du học Nhật 3 năm rồi về. Cũng do 1 ông chủ bút xuất bản quen biết với bố anh ta, Vào khoảng 6 năm trước, 1 hôm ông chủ biên này tự dưng dẫn 1 đám người Nhật Bản tới nhà in, họ nói gì đó có vẻ quan trọng, đại khái là bàn về việc dịch thuật in ấn các tác phẩm của Nhật sang Việt nam. Rồi hình thành mối quan hệ từ đó. Một ông Nhật Bản ngỏ ý để con em những ‘người bạn’ của mình sang Nhật Bản du học, họ sẽ đài thọ tất cả, ở Nhật Bản giờ đầy những sinh viên Á Đông từ các nước khác nhau tới đó du học, ở Nhật có ‘trường’ riêng cho những du học sinh của các xứ bạn này. Từ vốn theo ý ông và chú của mình khuyên là nên học Y. Thế nhưng sang Nhật vào ‘trường’ của họ thì không có học Y gì được, chỉ dạy tiếng Nhật, văn hóa Nhật, tư tưởng của Nhật Bản cho các du học sinh nước ngoài. Từ cũng không phải học sinh sáng giá với cái đầu thiên tài hay có tài gì cho lắm nên không được giữ lại hay được học về chính trị hay kỹ thuật với ngoại giao và quen biết những nhân vật quan trọng sau này gì cả. Cậu cũng không học được tiếng Nhật nhanh để hiểu hết mấy lớp “tư tưởng Nhật Bản”… Có lẽ điều đó là may mắn của cậu. Với tầng lớp du học sinh tầm trung tới thấp của cậu thì cũng có cách để họ ‘đào tạo’ riêng, các môn học nặng về văn hóa hiện đại, và họ chẳng ngại gì cho các du học sinh này qua lại xã hội Nhật Bản thậm chí có phần quen với lối sống đầy đủ và dư thừa cũng như giải trí mới lạ. Từ học được chút này chút kia chưa tới đâu. Giờ cậu về nước tham gia cái thành phần trí thức trẻ. Đừng coi mấy thanh niên như cậu chỉ như đám công tử Bạc Liêu ít học mà chỉ biết ăn chơi, thanh niên trí thức đều có nhiều đóng góp. Giờ cậu bị vây hỏi quá chừng.

“Không được… chẳng chỗ nào được hết. Nhật báo Asahi cả cái tên dịch cũng sai. Ai dịch mà cháu đọc chẳng hiểu gì. Rồi chất lượng in kém quá. Mực lem tùm lum. Cháu còn chả thấy gì đó mấy chú ơi.”-Từ càu nhàu đưa ra bàn tay dính đầy mực.

“Chậc… ông thông dịch viên bảo ngài Matsuda chỉ cần chúng ta dịch vài dòng từ nhật báo Nhật Bản này xong chủ yếu dịch đưa hết các tiêu đề lớn là ‘Hoàng Quân Nhật Bản và kế hoạch viễn chinh sang Nga quốc’, ‘Nga quốc thất bại trong chiến tranh phải bồi thường chiến phí’, ‘Quân đội Thiên Hoàng Nhật Bản là niềm tự hào của Á Châu’, ‘Thế Vận Hội Olympic ở Thụy Điển liên đoàn thể thao Nhật Bản và những dấu ấn đã qua’, “Trung Quốc nhà Thanh thối nát cùng cực, loạn lạc khắp nơi dân chúng lầm than, quân đội Thiên Hoàng giúp bình định loạn lạc giữ trị an’… ‘Các Thương Vụ thành công của Nhật Bản trong thời gian qua’.. vân vân.. vậy thôi. Là in tiêu đề các tin tức nổi bậc của quân đội Thiên Hoàng hay ca ngợi Nhật Bản gì đó. Con coi coi đúng ý tứ là được rồi. Coi sửa chỗ nào.”-Ông bố anh ta nói.

Cậu Từ chịu khó nghiên cứu lại coi kỹ cẩn thận nhưng vẫn chê chất lượng in bảo dứt khoát: “Máy móc nhà in cũ kỹ quá, nhìn sao cũng không tốt, giờ in sách ngoại văn, lần trước đã bị người Pháp chê rất nhiều, may họ không biết chữ với tiếng Việt đó, chứ biết nội dung dịch bị thay đổi với dịch qua loa thì họ nổi giận cả rồi. Nhưng mà giấy không gói được lửa đâu cha à, giờ đồn cả đất Đà Lạt còn đồn tới Bảo Lộc Lâm Đồng rồi. Ai ngờ ba cái tiểu thuyết Pháp lại hại vậy, giờ dân chúng đồn ầm lên là quỷ Tây hút máu, rút máu người bỏ vào chai rồi, tối nào cũng uống máu người trong cái ly thủy tinh.”

Cả nhà in tái mặt sợ mất mật. Họ không có ngờ là có vụ việc vậy. In có mấy cuốn sách, có điều 1 vài cô trò lấy đọc, rồi họ truyền miệng nhau, sai qua sai lại thế nào mà thành ra cái chuyện vậy. Người Pháp biết được chắc chết quá. May thiệt là họ chẳng biết tiếng Việt hay người An Nam dạo này ngoài chợ nói gì. Mấy phu xe kéo hay đánh xe cứ thấy xe Tây là kéo xe bỏ chạy. Đúng là cái họa lớn với nhà in.

“Chắc.. chắc là không sao đâu. Nhà in chúng ta chỉ làm theo bản dịch của tòa soạn của dịch giả thôi mà. Với lại phần lỗi lớn cũng do mấy cô học trò truyền miệng. Dân chúng dốt nát ngu muội mới nói bậy vậy thôi. Chắc là quan Tây không trách xuống đâu. Giờ tụi thanh niên với đám thổ phỉ phản loạn bên ngoài làm loạn lắm. Chắc họ không có thời gian chú ý đến nhà in chúng ta. À, hay là con sẵn đưa bản in thử đi cho họ rồi rồi sẵn nhờ mấy ông Nhật Bản nói hộ 1 phen.”-Bố anh ta nói 1 mạch.

“Thôi được rồi. Làm ơn lấy dùm tờ giấy rồi vẽ cho con cái hình cờ Nhật dán lên, biểu tượng của Nhật báo Asahi là cái hình mặt trời mọc y cờ Nhật Bản đó, ở Nhật ai cũng thích cái gì cũng có hình mặt trời cờ Nhật hết, cả khăn tang của võ sĩ đạo họ cũng in hình cờ Nhật đỏ lòm.”-Anh Từ diễn tả. (Cái vụ khăn tang là anh ta hiểu lầm)

Mấy ông bác ông chú trong xưởng in rú lên hết hồn rồi bảo nhau người Nhật thật quái đản. Rồi nhân viên nhà in sẵn thấy cậu chủ Từ tới bèn tới tập chào kiểu Nhật. Giờ người Nhật ra đường người Việt phải chào như thế với họ. Cúi đầu khom người, còn phải bỏ mũ ra nếu không họ sai lính hay cảnh ti tới hỏi tội vì không tôn trọng họ. Dân An Nam lấy làm thú vị vì phong tục tập quán của nước ngoài chứ không hoài nghi gì. Mở đầu trào lưu dân chúng học theo đủ thứ hành xử với phong tục của các nước hay theo đuổi văn hóa của ngoại quốc.  Từ dĩ nhiên là hứa ngay với bố và đám chú bác trong xưởng vì đối với thanh niên du học đầy tự tin như anh ta thì mấy việc này quá dễ. Lứa thanh niên thiếu nữ sau khi đã ra nước ngoài du học thì có sự tự tin, do tiếp xúc với sự tiến bộ cùng tư tưởng ở ngoại quốc, có sự so sánh, rồi mở rộng tầm mắt đâm ra nghĩ nước mình nhỏ bé lạc hậu, bản thân lại có tầm nhìn xa hơn rồi nên coi mọi việc là nhỏ. Cũng do tư tưởng mà ngoại quốc muốn họ tự tiếp thu là đây. Nước ngoài đều muốn cánh thanh niên giới trẻ hiểu ra nước An Nam vốn lạc hậu thế nào. Đại đa số thanh niên về nước đều nóng lòng muốn cải thiện cuộc sống, cải tổ đất nước, đưa đất nước theo đường lối và lối sống nước ngoài. Dù sao thì thanh niên thiếu nữ gia đình giàu có dư giả đều được bảo bọc từ nhỏ, tư duy của họ đa phần cũng chỉ như những đứa trẻ mới lớn.

Từ cầm tờ báo đọc tin cầu nhầu nghĩ lại bọn sĩ tử dốt nát trong nước làm loạn, hay mấy đứa học không đến nơi đến chốn, với đám dân nghèo thì nói theo mấy cái phong trào dành cho dân nghèo hay của đám dân lao động bần cùng khởi xướng. Anh không mảy may bận tâm gì đến tầng lớp người này nói gì. Anh nghĩ bọn chúng chỉ dám tác oai tác quái ở tỉnh chứ ở thành thị này chúng có dám. Bố anh cầm tờ báo tiếc thương nói tội nhà phú hộ với nhà ông hội đồng ở Cần Giờ quá, bị tá điền cùng đám thổ phỉ giết chết cả nhà cướp hết tài sản. Ở mấy vùng tỉnh lẻ hay quê giờ nhiều cuộc đấu tranh với chống đối. Nhiều nhóm được gọi là ‘nghĩa sĩ’, ‘nghĩa quân’ đứng lên ‘khởi nghĩa’ chống lại cường hào ác bá, nửa thực dân nửa đế quốc, chống bóc lột bất công, nhưng họ chưa có định hướng gì, lại rất ô hợp. Khiến cho giới trí thức trẻ hay đa phần dân thành thị khá giả có thái độ thù địch với những người dân ở tỉnh này. Đâm ra phân hóa và chia rẻ, càng lúc càng rõ rệt.

Từ coi báo rồi ngẫm thấy càng tức sẵn dịp anh tới gặp ngài Matsuda, anh định hỏi xem về tình hình quân sự. Anh biết có mang cái này bẩm lên quan người Pháp thì chẳng làm được gì. Họ tuy có quyền điều hành chia ra từ Bắc Trung Nam 3 miền chứ về các địa phận từ tỉnh trở đi thì vẫn do phe phong kiến tức là mấy ông như Chánh tổng, Lý trưởng, Phó lý, Trương tuần, Tiên chỉ (đứng đầu hội đồng kỳ hào), Lý cựu, Lý đương xử lý. Cái này là cái mô hình mà đám thanh niên trí thức thành thị chê cười lắm nói đã lạc hậu lỗi thời rồi. Thanh niên thành thị như anh thì chưa giờ thấy cảnh quê hay cảnh dân cày với tá điền làm sao mà tạo ra hạt gạo với có tiền nộp thuế hay cảnh nghèo túng thiếu ăn chết đói là thế nào. Với dân thành thị thì họ nghĩ đơn giản tá điền với dân cày cũng chỉ như đám người ăn kẻ ở trong nhà họ thôi. Lại có rất nhiều người từ người ở hay kẻ hầu người hạ do phục dịch tốt nhà chủ nhà Tây đổi đời làm giàu do có cơ hội, nên trong mắt đám mấy cô cậu này thì họ nghĩ nông dân tá điền là những người ngu dốt vừa không có văn hóa vừa không cố gắng chí thú làm ăn hay không vâng theo lời của chủ đất còn hay chống đối và vô ơn. Họ không biết gì về tình hình thực tế hết. Từ còn lo lắng nghĩ ngợi đủ thứ việc. Chưa gì có mấy tiếng tri hô kêu cậu quá chừng. Cậu phì cười vì biết mấy cái tiếng này là ai với ai rồi.

“Em Bảy, em Bảy… có cái này nè em Bảy… cái này tính sao? Coi này, em Ba, cái.. cái bưu thiếp này có hình cái loại xe kéo gì mà kéo tận mấy trăm người đi, với mấy chục thùng hàng đi trên mây. Thế có chết anh không, có xe hơi rồi còn cái xe có 2 chân, rồi bữa nào cái xe kéo này tới, thế sau này ai thuê xe ngựa của anh đi nữa.”-Tiếng anh Hai của cậu vừa chạy vừa quắt cậu.

“Cậu Hai làm gì vậy, là con chờ cậu Ba nãy giờ, chuyện của con mới gấp. Chứ cậu Hai gấp chi… Cậu Ba cứu con đi cậu, người Pháp bắt chúng con nuôi con này nè… Con ngỗng thì nuôi rồi ăn thôi, họ bắt phải đút cho chúng ăn cho mập thiệt mập. Rồi thịt thì bảo cho chúng con, còn gan họ lấy ăn với máu đỏ. Sợ quá cậu ơi. Con nghe mà bủn rủn tay chân. Họ uống máu còn ăn gan.”-Thằng Sáu Mục đi xắn quần chân đất cầm 1 con ngỗng theo đang kêu quác quác nói còn khóc luôn.

“Mấy cái thằng này, yên coi. Sao quan trọng bằng chuyện của má nhỏ chớ. Sao mà con hay vậy Từ, con Thanh xấu đau bên nhà má nhỏ đó, lần trước con kêu má vẽ mặt hát bội cho nó, không ra quỷ ma gì, thế mà mấy ông Nhật Bản cả mấy thằng lính quân đội gì đó xin tới để nhìn nó kìa. Tối nào cũng có nhiều xe của họ phái tới mời nó đi tháp tùng hya tặng quà. Trời đất ơi, tối qua còn 1 việc động trời mà em má mới báo, là giờ nhiều ông bảo nó là hoa khôi đất này đấy, còn hơn Bạch Lan với Minh Châu ấy.”-Bà má nhỏ vợ sau của bố anh nói.

Họ nghe mà hãi hùng mấy chuyện của nhau. Cả nhà với cả xưởng lâu nay thán phục Từ lắm. Từ khi anh đi học về thì cả nhà ai cũng may mắn lên, còn ăn nên làm ra, được chiếu cố nhiều hơn. Anh em khác của anh thì như anh Hai anh vậy đó, người hơi thô lỗ biết chút đỉnh chữ nghĩa. Bố anh làm chủ nhà in, chứ hồi trước nhà in nhỏ, khắc chữ bằng tay, chủ yếu in sách chữ Hán chữ Nôm, làm từ sáng đến khuya. Thời trước đó thì in ấn không hề có nhu cầu đại chúng, chủ yếu là bản in để cho sách vở lưu trữ hay vài mối cho thầy đồ, thầy dạy chữ, với cho hệ thống cơ quan phong kiến cũ. Mẹ anh mất sớm còn mất đột ngột. Nhà anh như bao nhà khác đông anh em lắm. Bố anh không lo xuể cho con lớn con bé hết 8 đứa con cần chăm lo, đành gửi hết về quê còn gửi đi tứ tán. Lúc đó nhà anh chẳng phải thuộc tầng lớp ‘trí thức’ gì, bố anh chưa từng đi học, do làm nghề in rồi biết qua mặt chữ thôi, nên ông chẳng đặt nặng việc con cái có học hay không gì vì hồi trước ông nghĩ đâu có quan trọng. Nên anh em anh được nuôi dưới quê không có học hành gì, anh là do may mắn, năm 6 tuổi thì bố anh lấy cái bà cô này. Bà này có 1 đời chồng rồi mà ở quá, nên có bố anh chịu lấy cho bả tái giá là bả với nhà bả mừng hết lớn. Bố anh cũng chẳng phải ham mê nhan sắc gì vì nhà bả từ trên xuống dưới xấu đau, ông ấy chỉ mong lấy đại 1 bà lo cơm nước nhà cửa với lo cho bầy con nheo nhóc. Nhà bà này là dân buôn bán ở chợ, nên ăn to nói lớn với đanh đá lắm, có điều tốt bụng. Đón hết anh em anh lên thành thị rồi chỉ việc làm ăn buôn bán, hay cho mấy đứa còn nhỏ như anh đi học, do phải biết con số thì mới bán buôn được. Mấy anh chị lớn khác của anh đều theo nghiệp bán buôn. Anh hai anh thì có 3 chiếc xe ngựa, kiểu xe chở quý ông quý bà thời xưa chứ chẳng phải xe thồ, xe thồ thì anh ta có 1 chiếc cũng cho thuê để chở hàng. Thời đó 1 chiếc xe ngựa là cả 1 gia tài rồi. Đem cho thuê là sống khá giả an nhàn tha hồ hưởng thụ lối sống mới. Anh Hai  này nghe con Thanh mà anh em anh đều chê thành người đẹp thì không khỏi giật mình. Nhưng anh ta thán phục em Bảy của anh lắm, cùng là ăn học đầy bụng chữ mà thằng 6 là thằng cù lần nói toàn chuyện trên trời, chẳng giúp ích được gì, nghe bảo ông ngoại ở quê cho thằng 6 đi học ông đồ nào đó là học trò của ông đồ Chiểu nghe đồn nổi danh nào đó anh chẳng biết, nghe đâu cái ông đồ đó viết Lục Vân Tiên. Cái này thì anh có biết qua loa. Nhưng thằng 6 chẳng giúp được gì, buôn bán hay làm ăn nó đều tệ, nhiều phen làm anh tức chết, hồi xưa kêu nó ở nhà coi chừng nhà là nó quên đóng cửa, hay kêu nó làm công ở hiệu buôn là nó ngồi coi sách khách tới đưa tiền nó còn chẳng đếm. Theo anh, nó là thằng tệ nhất nhà còn thua con Ba, con Bốn với con Tám.

Cả đám lao nhao lao nhao. Anh la hết nói để em Bảy của anh suy nghĩ. Em Bảy nói đâu trúng đó, đi học cũng giỏi hơn người ta rồi, cái gì em Bảy cũng biết, hồi trước nó về anh còn đang ngồi giữ sổ sách, làm công cho ông chủ đại lý xe kéo, phu xe tới giao hay nhận xe rồi tính tiền, anh hay ngồi chặc lưỡi than là ước gì làm ông chủ, em Bảy anh ghé ghé qua cười cười rồi sau đó mấy hôm là nó dẫn anh tới trại ngựa của đám công tử nhà quan, xong thằng giữ ngựa dắt đâu 2 con ngựa ra rồi ra sau vườn nhận xe. Thế là anh thành ông chủ xe ngựa rồi. Nhà giàu muốn bỏ xe song mã để đi xe hơi. Sau đó mua 1 chiếc nữa rồi thêm 2 con ngựa nữa là anh thành chủ rồi. Nhà anh ai cũng biết cả rồi, em Bảy là nhất ấy, ai cũng sợ vào cửa quan chứ có việc là em Bảy anh đi thẳng vô ba cái ‘cơ quan’ của người Tây với mấy cái gọi là ‘lãnh sự’, hay người thường cả đời chưa bước vào nhà quan chứ em Bảy của anh đi cái 1 là vô, người ta còn mở cửa kêu hầu ra tiếp, hay sai xe tới đón em Bảy với bố của anh đi. Rồi tiệc tùng gì cũng có người làm đi tới nhà anh đưa thiệp mời. Nhiều nhà giàu quyền thế còn mời em Bảy tới để nhờ em Bảy nhà anh đi nói giúp với người Nhật Bản. Từ đắn đo 1 hồi rồi cười vỗ vai anh.

“Anh Hai khỏi lo, cái này bên nước ngoài còn hiếm lạ nữa mà, quảng cáo bưu thiếp của Nhật Bản thôi, họ muốn dọa tụi Tàu với để hơn thua với người Tây và nhất là bọn Nga quốc đó mà. Ở tây với Tân Lục Địa (là tên dân chúng gọi Hoa Kỳ ngày xưa) cũng có cái này, mà xe kéo cũng chạy ào ào đó thôi. Cũng lên hình trên bưu thiếp bưu phẩm. Cái này cũng giống vụ tàu hỏa với đường sắt thôi mà. Như có Đường sắt Phan Rang – Đà Lạt chớ dân vẫn đi xe ngựa xe bò đó thôi.”-Từ vỗ vai anh hai nói.

Cả nhà đều cười nói rôm rả. Đến vụ khác là vụ con ngỗng thì Từ hơi bí, nhưng anh nghĩ ăn uống thì nước này khác nước kia thôi. Anh nói để hỏi lại Nguyên cái đã. Thế mà cả nhà xôn xao gọi là thiếu gia nhà quan Giám Sát, ở cái nhà kiểu Tây trên đồi còn có quân lính hộ tống. Giám Sát Viện vào cái thời này là rất ghê gớm. Thậm chí cả người Pháp hay quan Tây còn nể chứ đừng nói đến mấy quan người Việt. Mấy người trong Giám Sát Viện chịu trách nhiệm giám sát và điều tra các cơ quan chính phủ khác, nên hỏi sao mà cánh chức quyền không nể nang với lấy lòng được cơ chứ.

Tới vụ con Thanh thì Từ thở dài chứ cả nhà thì loạn lên. Thanh chơi chung với Từ từ nhỏ tới lớn. Nói đúng hơn là anh chị em nhà anh chuyên gia bắt nạt trêu ghẹo Thanh. Thanh mặt gẫy, hơi bị móm, mắt 1 mí, mũi tẹt lét, cổ có 1 khúc, trán dồ. Nhìn chung toàn mấy điểm ‘mất điểm’ không. Nhất là Từ, là chuyên gia bắt nạt Thanh hồi nhỏ. Đâm ra Thanh tự ti, từ nhỏ tới lớn cúi mặt để tóc dài để lấy tóc che, ai tới gần là cứ lấy tóc che mặt lại thấy đàn ông con trai là sợ bị chê nên bỏ chạy, nên có ai mà dòm tới hay dạm hỏi đâu. Nên vậy mà lớn lên anh lại thấy hơi có lỗi. Nhất là vụ Thanh bị từ hôn. Con gia đình bán buôn thì xấu cỡ nào cũng có người rước với cha mẹ nào cũng có tài mai mối, không kêu bà mối. Cái gia đình mới tính thôi kệ, kiếm rể ở xa, quê 1 chút, hay toàn đám dân cày, mặt bằng chung hiếm đứa nào trắng trẻo xinh đẹp là ổn, cho Thanh nó đỡ ngượng, với tủi thân. Mai mối hẳn hòi rồi, còn là con nhà của 1 đại lý gạo ở quê, nhưng là dân học thức, được gia đình cho lên Sài Gòn học. Cao hơn nhà Thanh 1 bậc. Họ chẳng qua nghe xứ Đà Lạt cánh tiểu thư quyền quý trí thức thơ mộng trong trẻo lãng mạn đẹp đẽ số 1 như cái xứ Đài Lạt nên thơ nên nhận lời liền. Cậu chàng kia hy vọng lắm, còn thư từ qua lại không ngớt được 1 năm rồi. Nói chung chuẩn bị cưới gả đến nơi. Cậu chàng kia đến tận nơi vì chẳng chờ được để ngắm vợ sắp cưới, đi xe ngựa còn tươi cười hỏi bác đánh xe dữ lắm. Dĩ nhiên lúc thấy mặt là vỡ mộng lập tức từ hôn. Thật ra cũng không phải hoàn toàn tại Thanh xấu, lắm cô ở đây còn xấu hơn mà lấy được tấm chồng ngon lành. Chẳng qua cậu chàng thấy Đà Lạt lắm hoa thơm cỏ lạ quá, lắm bông hoa rực rỡ, còn theo cánh công tử cua mấy cô gái, cua được 1 cô là Elise Kim, bán thuốc lá. Con nhà nghèo chứ ăn mặc tân thời theo kiểu Tây lấy tên Tây với bán thuốc lá thì có lắm cái đuôi theo. Nhà họ lấy cớ từ hôn còn làm dữ lên bảo bên Thanh lừa họ. Đồn ra thành 1 chuyện xấu hổ đến nổi Thanh muốn tự tử. Thật ra do cậu chàng kia rước hẳn cô Elise Kim về rồi, nhà bên họ lại sợ mang tiếng mình thất hứa với ảnh hưởng việc mua bán với bị đàm tiếu nên đổ hết cho Thanh quá xấu. Mang cái danh xấu quá đến nổi bị từ hôn thì còn ai muốn sống nữa. Từ biết rõ hết mọi chuyện, nghĩ là tại thằng kia với nhà nó quá đáng, rồi Thanh chẳng đáng bị như thế, nên anh ta lo hết cho. Ở Nhật nên anh ta biết rõ cái quan niệm thẫm mỹ của họ ra sao mà, lắm bọn con ma (à, là geisha) đi ngoài đường mà dân chúng xúm lại trầm trồ ngắm nhìn tán thưởng từ xa… Phu nhân của đô đốc Hải quân Nhật Bản anh cùng từng thấy qua lúc trên thuyền rồi, nghe nức danh cả Yokohama gọi là đại mỹ nhân chứ dòm thì anh thấy đau cả mắt. Nghe ra là chồng bả đánh cho tàu Nga chìm rồi con bả mới được huân chương do lái tàu bay giỏi, thêm bố bả là 1 ông trong cái thương vụ nổi tiếng. Cậu hiểu ra NHật là cái xứ éo le vậy đó, mấy cô gái tân thời thì họ bảo là xấu, còn gái già gái xấu thì họ bảo là đẹp. Anh cũng vỗ vai bà má nhỏ cười nói chúc mừng con Thanh thôi. Hồi nhỏ bà này hay cõng anh nên thân thương lắm. Bà này chẳng có con gì nên đối với anh em của anh quá là tốt. Bà má nhỏ hô hoán là bả quên, chẳng phải việc quan trọng cái chính là họ tặng quà đẹp lắm, kèm mấy bức thư mà chẳng ai biết đọc. Anh hứa bảo 1 chút ghé qua xem. Anh coi thư cũng lờ mờ hiểu được chết liền. Anh sang Nhật có 3 năm thôi, chỉ mấy thằng có đầu óc cực kỳ thông minh mới học được chữ viết ngôn ngữ, chứ anh chỉ biết lõm bõm vài chữ dễ dễ, khá lắm chỉ giao tiếp đàm thoại 1 tí. Anh hứa là đi hỏi họ luôn. Anh cũng thấy có lỗi là lần nào cũng chạy tới chạy lui làm phiền ngài Matsuda và Takamine nhiều quá, dù rằng họ hay bảo là cần gì cứ ghé qua. Anh thấy ngại vì cái xứ Đông Dương của mình lắm việc như thế, họ đều là các nhân vật quan trọng trong chính quyền hay đều là con cháu của samurai. Cậu hồi trước chẳng biết samurai là gì chứ qua đó học thì bên ấy đề cao samurai lắm, dù rằng là thời đã qua, đã bị phế chứ ai cũng kính trọng. Lại có 1 đám nhân vật chạy đến, còn khóc lóc ỉ ôi với cậu. Cả làng chạy đến hay sao đó, ông già thì chân run đến té. Đây là làng nghề làm giấy. Do qua lại nên thân với bên nhà cậu lắm.

“Chết rồi cậu Bảy Từ ơi… lần này chết thiệt rồi.”-Ông già khóc la.

“Cậu thương cho, đi nói dùm người Nhật tha cho chúng tôi. Hu hu, giờ ngày nào họ cũng đến, nói gì chẳng ai hiểu… Cái cậu thông dịch bảo bọn họ định làm gì đó… nói định ‘nghiên cứu’ chúng tôi. Có phải là thu thuế, hôm nay họ bắt rất nhiều người. Thằng con tôi chắc chết rồi quá.”-Bà bác khóc quá chừng.

Họ khóc la inh ỏi, làm cả xưởng sợ chết khiếp bàn tán là có phải bắt mấy người tham gia khởi nghĩa. Có cô gái xinh đẹp khóc toáng lên: “Chồng tôi tuyệt đối không có đâu mà… Hôm qua hôm nay ảnh toàn ở nhà mà.”

Từ nghe mắc cười quá vội nói: “Không có gì đâu bà con. Đó là mấy phái đoàn nghiên cứu. Rất nhiều nhà nghiên cứu từ Nhật sang để nghiên cứu văn hóa, địa chất, trồng trọt chăn nuôi, đánh cá. Không phải lần trước có mấy người làm rẫy bị dẫn đi sao. Mấy nhà nghiên cứu thật ra chỉ là muốn biết kỹ thuật trồng lúa nước của chúng ta.”

Thấy bà con còn chưa tin anh bèn bảo cứ để anh lo hết cho. Họ còn quỳ lạy cảm ơn. Có 1 tên cũng dân làng xông vô còn cầm dao đòi chém anh trước, nói anh theo bọn lang sói nước ngoài, mau thả người. Dân làng ngăn cản.

“Xin mày đó Trâu Lớn, mày đừng làm cậu Bảy tức giận, nếu không anh mày bị rục xương ở lao tù đó. Họ bắt mấy người tù đi làm khổ sai, bao người chết rồi kìa.” –Ông già nói.

Từ tức giận thật nghĩ cái bọn tuyên truyền bêu xấu nước ngoài cái gì cũng nói được giờ khiến dân chúng tưởng thiệt. Có nhiều người xin cậu giúp rồi làm trâu làm ngựa cho cậu. Tên đó bị giật dao thì nắm cổ cậu quát. Cậu tức khí rồi đẩy ra nghĩ mấy thằng thất học thì vậy đó, cứ gì cũng xông vào lại không hiểu biết lý lẽ. Cậu chẳng thèm đôi co với hạng người này. Nghe ra là tên đi đốn gỗ.  Anh còn phủi lại áo cho phẳng với coi có bị dơ không, liếc thấy cái mặt như Trương Phi của tên đốn gỗ. Từ lên xe kéo. Anh chẳng hiểu sao 1 số người dân lại trông có vẻ như tên này, cái nhìn đầy bất mãn đầy hận thù, như ngọn lửa tưởng chừng có thể bùng nổ bất cứ lúc nào và thiêu cháy tất cả. Anh ngồi ngã lưng ra xe kéo. Thấy xe đi qua tán lá cây là ánh mặt trời rực rỡ chói chang chiếu thẳng vào mắt anh. Anh ngẫm nghĩ nhớ lại như những người Nhật nói đó, đây là thời đại mà Nhật Bản sẽ giúp đỡ các quốc gia Á châu phát triển, như ngọn cờ đầu, tới hồi phát triển thì đám người Tây không còn khinh thường Á châu da vàng nữa. Đó là cái họ gọi là niềm tự hào dân tộc, bản sắc của Phương Đông. Anh cũng bắt đầu mơ ước điều đó. Anh liếc lại tên dân đen còn hậm hực mắt đầy câm thù với bất mãn đó. Anh hừ lạnh nghĩ anh và bạn anh những thanh niên cấp tiến mới là người nên bất mãn đây, dân chúng còn ngu muội mà thích chống đối sự tiến bộ quá. Anh sẽ nói với Nguyên về việc này. Nguyên đã cầm chắc tương lai giữ vị trí quan trọng trong chính quyền. Nhưng nghe nhiều thanh niên tham gia chính trị bảo trong hệ thống nhà nước còn lắm phe bảo thủ. Mấy việc chính trị thì đám thanh thiếu niên như Từ hay Nguyên chỉ biết tí chút chủ yếu là nghe bố bàn việc với các ông khác nghe được chỗ này chỗ kia rồi đen ra bàn bàn còn rất sôi nổi.

Đi trên đường cậu thấy có nào ăn xin hay mấy cô gái đứng đường. Dân tỉnh giờ ngoại trừ lên Sài Gòn thì kéo tới Đà Lạt này. Cậu nghe đâu là miền Trung năm nay lũ lụt dữ lắm. Những năm thiên tai là có nạn dân kéo về tỉnh thành hay bất cứ chỗ nào xin ăn được thì xin. Với mất nhà cửa hay mất trắng tay thì chỉ còn cách kéo về tỉnh. Nhiều xe kéo với xe ngựa, cả xe bò còn bị đám ăn xin chặn. Mấy bà mấy cô la hét chí chóe lên. Có tiếng súng bắn. Khiến đám nạn dân ăn xin hét la bỏ chạy. Cậu thấy tuần cảnh tới. Hình như có lệnh từ trưởng ti, các tuần cảnh đuổi hết nạn dân đám ăn xin ra khỏi mấy khu vực thượng lưu. Cậu nghe tiếng ồn ào của tầng lớp của mình là: “Phải vậy chứ.”… “Thì đó, chứ làm sao buôn bán làm ăn được.”… “Nghe nói bọn ăn xin ra cả Nha Trang mà cướp.”… “Tại con tự dưng cho ăn mày tiền, chúng mới bám theo.”… “Ây da, họ phải làm gắt hơn đi chứ, hôm qua cũng đuổi mà hôm nay chúng lại kéo tới.”… “Triều đình nên làm gì đi chứ, mấy việc thiên tai không phải do triều đình lo sao.”… “Thì đúng vậy rồi, toàn làm mấy mặt với nước ngoài, lỡ người Pháp thấy rồi báo cho Khâm sứ thì tính sao.”… Lúc này Từ chưa thấy ra bất cập gì cả, anh chỉ thấy như tầng lớp của mình chỉ trích là triều đình bên mình yếu kém, không làm được gì cả, đúng là chế độ phong kiến lạc hậu. Cậu thấy có 1 người ăn xin bị cảnh ti đánh vào đầu đến chảy máu. Rồi có 1 cái xe bò đi tới. Một cái xe hơi chở 1 người tới. Từ nhận ngay ra anh Hóa, thư ký của ngài Takamine. Anh ta gật đầu cho 1 thằng đi theo mình.

“Đi làm công cho ông chủ lớn người Nhật. Việc nhẹ có ăn… Ưu tiên trai tráng khỏe mạnh.”-Thằng đó nói to dõng dạc.

Một chút là nạn dân bu lại rất đông, còn xô đẩy chen lấn nhau để dành chỗ đi. Từ lắc đầu nghĩ may có người Nhật.

Thẻ:, , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *