Nhân Gian Này Không Thiếu Dị Kinh – Giai Nhân Như Họa (Phần 1)

0 Comments

Tên Khác: Người Đẹp Như Tranh

Nội Dung: Một họa sư vì ân tình mà vẽ bức tranh mỹ nữ tuyệt sắc cho 1 tiểu thư sắp chết. Để cô ấy tìm được an ủi. Thành 1 mỹ nhân tuyệt trần. Anh ta nhớ lại từng chi tiết đẹp nhất của những cô gái mình từng thấy để vẽ nên tranh. Cô gái kia qua đời để lại bức tranh. Nhưng cô gái trong tranh bắt đầu muốn giữ lại vẽ đẹp đó bằng cách…


Tôi chấm màu hồng trong cái dĩa rồi tô cho những bông hoa anh đào. Từng cành… Màu với nước làm sắc màu trong. Cái chính vẽ hoa là ở tay nhấn cọ.

“Nè… vẽ người ta xong chưa vậy? Thời tiết nóng bức thế này mà bắt con ra đây giăng nắng. Lỡ xấu xí như mấy cái con nhỏ dân quê ở ngoài đồng thì tính sao đây? Lỡ làm hỏng làn da với tóc cháy nắng, thì làm sao mà thánh thượng yêu thích con được chứ?”- Cái cô tiểu thư họ Trần bĩu môi còn ướn éo qua lại.

Cái ông phú hộ họ Trần ngồi trong bóng râm để tôi đó quạtvới hầu hạ quát nói: “Chúng mày mau quạt mạnh cho tiểu thư mát. Còn con Ba, mày che lộng cho tiểu thư đàng hoàng coi. Con tao mà bị ăn nắng là tao đánh chết tụi mày. Còn thằng Hiền đâu, bảo nó xuống bếp mang chè hạt sen cho con tao nó ăn giải nhiệt mà lâu lắc. Còn cái cậu chàng họa sư kia. Tôi cho thêm anh 10 lượng bạc. Hoàn thành sớm trong 3 hôm dùm. Để còn kịp dâng lên cho thánh thượng.”

Cái cô tiểu thư đứng phắt dậy dậm chân hét nói: “Cái gì? Đến 3 hôm thì chết con rồi. Cái tên này vẽ lâu quá. Còn bắt con ngồi ở đây những 3 hôm, không cho nhút nhích gì. Thôi… tìm tên hõa sĩ khác đi.”

Cô ta chỉ thẳng mặt tôi. Cái cô này… thiệt đanh đá đúng cái điệu của con gái nhà giàu. Người thì nom cũng được. Tay chân với da dẻ đúng là của con nhà quyền quý, được nâng niu chăm sóc. Chứ tính tình thì như vậy, ăn nói thì chẳng có chữ nghĩa gì. Còn dung nhan thì… Tôi dòm lại cô ta… Thiệt ngắm không nổi luôn. Nào giờ mấy phụ nữ toàn là bôi son trát phấn giống nhau theo cái kiểu thịnh hành nhất. Mặt thì dầy phấn nụ. Môi thì vẽ cái kiểu hoa đào nhỏ. Hai má thì 2 bệch má hồng theo kiểu rang chiều. Rồi cũng kẽ lông mày lá liễu. Năm trước thì là lông mày kiểu mày ngài đậm với 2 má hồng trái đào. Bởi vậy tôi thà vẽ hoa còn hơn. Hỏi sao mà mấy họa gia chúng tôi vẽ 10 bức tranh mỹ nhân thì toàn ra những gương mặt giống nhau không chứ.

Phu nhân họ Trần chạy tới cùng khây chè nói: “Con ơi là con. Ráng chịu 1 chút đi con. Được thánh thượng chọn tranh thì được vào cung đó con. Cha con khó khăn lắm dùng đến 100 lượng vàng cho thái giám Phúc Thọ để bọn họ mang tranh của con để ở chính giữa. Giờ chỉ cần tranh đẹp thì bảo đảm con được chọn tiến cung diện thánh. Biết đâu được phong làm quý phi. Vị họa gia này rất nổi tiếng. Cái Trấn Yên Bang đó dân vừa nghèo có mấy nhà giàu, thế mà 3 năm trước có đến 5 đứa con gái được vua lựa tranh tiến cung đó. Mà đến 2 trong số đó là do vị họa gia này vẽ tranh.”

Cô tiểu thư này mặt mày không vừa ý chứ lộ vẻ tham lam thấy rõ. Bọn họ hối tôi còn đi tới đi lui để coi tranh. Thiệt làm tôi không thể nào tập trung được.

Thằng Tí học việc cho tôi chạy ào vào. Tôi hỏi nó: “Đã mua được bút lông cho ta chưa?”

Nó thở gấp gáp rồi chạy tới ôm tôi nói: “Phát tài rồi thầy ơi. Lần này nhà tri phủ mời thầy vẽ tranh cho tiểu thư của họ đó. Là tri phủ đại nhân.”

Trời.. đến tri phủ rồi. Tôi ậm ờ nói: “Ta nhớ tri phủ đã mời 2 họa sư lừng danh ở kinh đô, còn mời 1 họa sư vẽ tranh trong tẩm cung. Có điều làm sao mà mời được. Nên họ khăn gói lên kinh đô để chờ được vẽ tranh.”

Thằng Tí cười toe toét nói: “Năm nay là năm tuyển tú mà cậu. Cũng như năm trước, con gái cả thiên hạ đều mong vào cung. Cả mấy đứa mới 12 tuổi cũng đưa tranh để tham gia tuyển chọn. Mấy ông họa sư đó bận bịu lắm. Nhà tri phủ đúng là có xin vẽ được. Chứ cái ông họa sư đó chỉ vẽ có 1 canh giờ thôi. Tại đông người quá mà.”

“Trời… 1 canh gì thì làm sao vẽ được gì?”- Tôi trợn mắt lên nói.

“Thì bởi vậy đó thầy. Vẽ ra mấy cái gì mà chỉ dùng mực đen rồi còn quăng kêu về mà tự kêu họa sư khác tô màu. Thiệt dòm không ra ôn ma gì. Nhà tri phủ tốn cả ngàn lượng vàng chứ công cốc, đành mời thầy. Còn ra tận 200 lượng chỉ cần thầy vẽ tranh mỹ nhân tuyệt sắc là được. Đi nhanh lên thầy. Họ nói chắc giá lắm đó.”- Nó vừa nói vừa kéo tay tôi đi.

Cả nhà phú hộ họ Trần nhào lại kéo tay áo kia của tôi. Cả 2 đầu dằn co làm tôi thiệt muốn chết. Muốn vẽ tranh thôi mà cũng không yên.

Thật ra thì tôi vốn vẽ tranh sơn thủy thôi. Nhưng hồi trước là 1 họa sĩ nghèo đến rớt mồng tơi. Phải đi làm đủ thứ việc chân tay để kiếm sống, chứ tranh không bán được cái nào. Có phải nói là do tôi gặp may hay không. Độ 4 năm trước thì người ta bắt đầu ưa chuộng cái kiểu tranh mỹ nhân, tranh các cô gái. Nào tranh cô gái ngồi vấn tóc hay tranh chải tóc, tranh mỹ nhân ngắm trăng, hay trẩy hội. Tôi vẽ theo chủ đề tranh mỹ nhân. Không ngờ lại bán được. Hồi đó 1 bức tranh tôi vẽ lấy có 1 lượng thôi. Rồi cái vụ tuyển tú nữ vô cung, có lệ mới là xem tranh để chọn người. Vì thế ba năm trước có rất nhiều cô gái đến nhờ tôi vẽ tranh. Không ngờ có 2 cô được chọn. Thế mà khiến cho mấy năm trở lại đây, tôi kiếm được rất nhiều tiền. Người ta kéo tới nhờ tôi vẽ tranh nườm nượp. Nhờ thế mà vợ con được từ nhà tranh vách nứa dọn tới nhà to rồi năm nay thì lên cái nhà to hơn.

Nhưng mà trong lòng tôi bức rứt. Đây không phải là việc tôi muốn làm, hay những thứ tôi muốn vẽ rồi. Tôi cầm cây bút lông thấy rất nặng. Không có ý tưởng gì. Vẽ tranh mỹ nhân thì phải tôn lên cái đẹp. Hay 1 bức tranh mỹ nhân trong lý tưởng của tôi thì phải hội tụ đủ vẻ đẹp.

Tôi nhắm mặt lại cố hình dung ra hình dạng đó. Thấy rất gần… Vẻ đẹp hoàn mỹ như trong tranh. Chắc là 1 hình dáng… yểu điệu thướt tha, mặt thì phải cười… mắt thì… miệng… phải khắc họa khuôn miệng trước rồi mới đến môi…

“Thầy… thầy… Sao thầy dứ đứng tần ngần ra đó nhắm mắt làm gì? Nhanh vẽ cái cô này cho xong rồi còn qua nhà tri phủ nữa.”- Thằng Tí đẩy tôi 1 cái còn như hét vô tai tôi.

Tôi thở dài mở mắt. lại bị cắt ngang dòm linh cảm. Thằng Tí này… theo tôi học việc lâu rồi chứ nó toàn như thế không. Nó trộn màu rồi ngẩn lên nói: “Con biét thầy trách móc con. Con cũng biết thầy nghĩ gì. Thầy muốn vẽ tranh theo ý mình chứ không cần đâu thầy à. Người ta cần tranh rồi tô điểm thêm cảnh vật vậy là nom đẹp rồi. Chứ người thì… mươi mươi cũng nhiêu đó. Phụ nữ thì quyền quý, cao sang, ăn vận tóc tai chảy chuốt, trang điểm. Thì là đẹp rồi. Cái đó cũng là 1 phần của sắc đẹp.”

Nó nói cũng có cái lý đi. Như vẽ tranh sơn thủy vậy. Mấy cảnh núi đá hay đơn giản chỉ là 1 cái hồ rồi 1 cái thuyền giữa hồ. Nhưng vẽ sao phải ra cái không khí của cảnh vật. Còn vẽ người thì… Ngẫm lại thì tôi chưa bao giờ có ý muốn vẽ thiệt cả. Tôi thường nhấn mạnh vào cảnh vật xung quanh. Cố vẽ mọi thứ chi tiết và tỷ mĩ vào. Còn người thì tôi vẽ như mấy loại tranh mỹ nhân của nhà Đường. Cái gì vua chúa khen thì cả thiên hạ cho là đẹp. Tranh vẽ mỹ nhân giờ chỉ như sao chép. Mấy nữ nhân trâu chuốt dòm y như nhau. Họa sư nào cũng chăm chút vào mấy chi tiết khác như tóc tai y phục, cảnh nền xung quanh. Mấy cái cảnh cũng lập đi lập lại. Không hoa viên buổi trưa thì cũng là hoa viên buổi tối có trăng. Vậy là người xem cho là đẹp rồi.

Gia đình họ tới coi còn phê bình, chỉnh cái này cái nọ. Lại đòi vẽ cái miệng phải nhỏ đi, còn mắt cũng phải nhỏ đi, cái mặt phải tròn thêm như mặt trăng mới là phúc tướng. Coi như phải vẽ lại 1 bức nữa rồi.

—-

Hai đứa con của tôi đang đấm bóp cho tôi. Một đứa 7 tuổi còn 1 đứa mới 5 tuổi. Chúng hì hục dùng hết sức mình để đấm bốp cho bố. Tôi thuận tay ẵm con Liên lên. Nó 5 tuổi rồi nên dòm dễ thương hẳn. Tôi thích ẵm nó lên cho vui. Coi thấy nó là vui. Cái tóc mái của nó quăn tự nhiên. Còn 2 cái má bầu bĩnh của nó phồng ra. Tôi béo cái má nó, da nó căng mịn như 2 trái đào. Tôi quẹo nó 1 chút là thấy nó cười vui. Thấy lòng nhẹ nhõm hơn.

Việc vẽ tranh cho tiểu thư nhà tri phủ thiệt là khó nhằn. Quan tri phủ bảo trên kinh giờ họ chuộng chủ đề thần tiên. Cũng do ảnh hưởng từ tranh bên nhà Đường. Nghe đâu là vua Đường nằm mộng thấy các tiên nữ giáng trần mời mình lên thiên đình dự hội. Tỉnh mộng thì kêu trong cung các cung tần mỹ nữ ăn vận như tiên nữ, còn dự tính xây 1 cung điện nguy nga như cảnh trong mơ. Còn ra lệnh cho các họa sư vẽ mấy cung phi như tiên nữ. Nên giờ trên kinh thành tranh mỹ nhân đều phải vẽ bối cảnh thiên đình hay chốn bồng lai tiên cảnh.

Tôi thì chả biết làm sao, hay họ muốn vẽ cái gì nữa. Bản thân tôi đã từng thấy qua loại tranh thiên đình hay tiên nữ gì đó đâu mà vẽ. Tôi có kêu thằng Tí đi dò hỏi. Trong giới văn nhân tài tử cũng đang bàn tán về vụ này. Vua Đường không những kêu các họa sư vẽ tranh còn kêu các văn nhân nổi danh đề thơ về tiên cảnh tiên nữ gì đó. Có vẽ dân ta cũng chẳng hiểu mấy, có điều đang học theo. Mấy họa sư ở kinh thành đang khốn đốn. Mấy cái ông họa sư cung đình sở dĩ phải ra ngoài nhận vẽ tranh là do bị hoàng thượng đuổi ra khỏi cung vì không vẽ được tranh tiên nữ thiên đình.

Nói người ta thì tôi cũng rơi vào hoàn cảnh đó. Y chang họ. Sau 3 ngày vẽ tranh cho con gái tri phủ thì không khiến họ vừa ý. Nào chê tầm thường, nào chê là không bằng tranh của mấy tiểu thư kinh thành. Có tranh của con quan nhất phẩm không phải là tranh vẽ mà là tranh khảm vàng. Còn tranh của 3 ái nữ nhà thượng thư thì dùng lông công để thêm vào, trong tranh không chim thú quý hiếm thì cũng là tất cả các loại hoa. Thế là tôi bị tri phủ sai người đuổi cổ đi. Còn bị 2 tên gia đinh dằn mặt. Bị chúng đánh cho. Thì bị ăn vài đấm thôi. Tôi hồi xưa làm ở lò nung sành sứ nên khỏe lắm. Chứ như ông họa sĩ già đó thì bị đánh gãy cả tay.

Vợ tôi là Thị Hoa đang chạy ra cầm trên tay cái trứng gà mới luộc rồi lăn lên trán tôi. Xong chưa kịp gì thì hối tôi

“Biết là chồng còn đau. Nhưng mà chúng ta phải sang nhà của ông chủ bà chủ ngay. Thiệt là… Không ngờ tiểu thư bị bệnh nặng dữ vậy. Cũng tại em dạo này không sang thăm hỏi. Hôm nay đi chợ gặp chị Lành mới hay là tiểu thư bệnh nặng nằm liệt giường.”

Tôi đứng vội dậy. Lòng tôi rất lo nên muốn đi sang nhà họ Ngô ngay ấy chứ. Có điều trong lòng có phần hơi… buồn vì nhớ đến chuyện xưa. Ông bà chủ nhà họ Ngô vốn là chủ cũ của tôi là Thị Hoa vợ tôi. Giờ cả 2 vẫn quen gọi là ông bà chủ. Họ là nhà khá giả trong huyện. Có lò nung sành sứ. Sản phẩm tuy không phải loại thượng đẳng chứ là loại được sử dụng rộng rãi. Hồi trước tôi làm thợ ở trong lò nung. Tôi nhớ nhà đông con nên lúc tôi được 8 hay 9 tuổi bị bố mẹ dẫn tới bỏ ở lò nung để học việc tự kiếm ăn. Là chuyện bình thường của mấy gia đình nghèo đông con. Rồi coi hên xui. Xui thì rơi trúng mấy nơi hang hùm bị mấy kẻ ác ngược đãi hành hạ, còn may mắn như tôi thì gặp mấy người chủ thiện lương. Nhà họ Ngô đối với nhân công rất tốt. Tôi nhớ rất thích vẽ. Thời gian đó tự học mấy thợ vẽ trên đồ gốm sứ. Từ phụ việc đến vẽ chính. Cũng nhờ ông bà chủ chiếu cố giúp đỡ tôi vừa phụ việc thợ vễ vừa học nghề với có cơ hội vẽ thử.

Còn Liễu tiểu thư thì… giúp đỡ tôi rất nhiều. Vẽ trên gốm sứ chứ tôi muốn tự vẽ những bức tranh. Giấy rất mắc tiền. Tôi đâu có tiền để mua giấy vẽ. Cũng nhờ tiểu thư mang sách cũ cho tôi vẽ lên đó. Còn tặg tôi nhiều màu vẽ và giấy.

Nói chung nhà họ có ân tình sâu nặng với tôi. À.. còn với Thị Hoa nữa. Thị Hoa mắt đỏ hoe. Xem ra là mới khóc xong rửa mặt. Cô ấy nhéo tai 2 đứa con trai dặn ở nhà rồi kêu bà vú trông chừng chúng xong chạy vù đi lụt hết trong nhà coi có gì để đi thăm bệnh. Thị Hoa là cô nhi được nhà họ Ngô nuôi trong nhà. Cô ấy cùng lớn lên với tiểu thư nên coi nhau như ruột thịt vậy.

Cô ấy còn thắp nhang rồi quỳ khấn trước sân dập đầu nói: “Cầu thần lạy Phật cho tiểu thư sớm khỏi bệnh. Con nhất định sẽ đi bái Phật. Thật đó. Tại lâu nay bận. Chứ con rất thành tâm mong tiểu thư khỏi.”

Tôi thở dài nhưng cũng đốt 2 cây nhang để khấn. Tôi nhắm mắt khấn nhớ lại hình ảnh của Liễu tiểu thư. Cô ấy hiền lành, ít nói, tế nhị. Cái tật hay mắc cỡ, ngượng ngùng. Suốt ngày ở trong nhà học nữ công gia chánh với đọc sách. Là loại người giống ông bà chủ, dù có làm việc thiện cũng không nói ra. Còn không biết khoe khoang, sống giản dị. Cứ nghĩ cô ấy sẽ kiếm được tấm chồng tốt, sau này cuộc sống trôi qua êm đềm. Nào ngờ nhân duyên giang dở, bệnh tật triền mien. Giờ cầu xin thần Phật phù hộ cho nàng ta khỏi bệnh sau này có người chồng tốt, sau này sống hạnh phúc.

—-

Thấy 2 thầy thuốc vừa lắc đầu vừa nhăn mặt. Bà chủ vừa hét vừa khóc to rồi ngất xỉu. Tôi cùng Hoa đỡ bà chủ. Ông chủ ôm mặt khóc to thảm thiết vừa đấm vào ngực vừa ho. Tôi vội đỡ ông chủ. Cậu chủ tỏ vẻ phiền chán chứ cũng buồn rầu khuyên ông bà chủ.

Xem ra lần này tiểu thư khó lòng qua khỏi. Tôi chạy theo ông thầy thuốc gạn hỏi xem có cách nào không, hay là dùng dược liệu quý như nhân sâm, hay linh chi. Ông ta vuốt râu gật nói: “Thì cứ sử dụng để sức khỏe tiểu thư khá lên chứ mạng thì… e là có thần tiên cũng bó tay. Hạch đã nổi lồi. Nhấn vào xương quai hàm thấy rõ mồn một. Vòm họng và dưới vùng cổ không ngừng đau nhứt. Sức khỏe càng suy yếu. Bệnh lạ này không thể chữa được. Ta nói thẳng là vậy. Thầy của ta từng đi khắp nơi học y. Có sang nhà Đường. Có nhiều người bị bệnh như vậy, dù có dùng nhân sâm ngàn năm cũng không thể duy trì bao lâu. Có chăng cũng chỉ làm sức khỏe khá thêm 1 phần, ăn được thêm 1 chút.”

Tôi nghe tiếng khóc vang trong nhà. Trong khuê phòng của tiểu thư phát ra tiếng khóc thổn thức. Ông thầy thuốc thở dài nói: “Ta chẩn bệnh cho Liễu tiểu thư cũng 4 năm rồi. Cầm cự được tới 4 năm cũng là rất khá. Chứ nhiều người chỉ bệnh độ chừng 1 năm là qua đời. Có phu nhân nhà nọ bị bệnh này đau đớn còn treo cổ tự tử. Tiểu thư đúng là người kiên cường hy vọng có kỳ tích. Có điều… Chà… lần này cta mời được Đông thái y trong cung ra chẩn bệnh mà cậu ta bó tay thì đành chịu.”

Vị thầy thuốc trẻ cầm cái hộp thuốc đi còn càm ràm nói: “Ông biết thế rồi còn mời ta tới làm gì. Nể tình ông là đồng môn với sư phụ ta đó nên ta mới tới.”

Cái cô vợ đỏng đảnh của vị thầy thuốc trẻ cầm quạt ở ngoài hoa viên bực bội đi vô nói: “Xong chưa vậy. Làm người ta chờ 1 canh giờ rồi. Cái hoa viên này, vườn thì chẳng có hoa, hồ thì cạn veo chẳng có cá cho người ta tản bộ. Người hầu còn không biết hầu hạ.”

Cô ta thuộc loại tuyệt sắc giai nhân. Nên cả 2 gia đinh tới dẫn thầy thuốc ra còn liếc dòm mấy cái. Đôi mắt cô ta to tròn đầy linh hoạt, như hồ thu gợn sóng. Thì ra là danh kỹ có tiếng, được vị thái y này dùng ngàn vàng chuộc ra. Đẹp thì có đẹp chứ là cái loại vẻ đẹp dung tục, lẳng lơ. Cái dạng có sắc mà không có tâm, nhà người ta như thế mà thốt ra mấy lời này. Còn phấn son và ăn vận thêm phần dung tục. Mặt dậm đầy phấn còn dày thiệt là dày. Dòm kỹ thì thấy ra làn da mụn với rỗ nhiều nên mới dậm nhiều phấn. Nhìn xa thì không thấy rõ cô ta có làn da xấu như thế. Thiệt là làm uổng phí cặp mắt đẹp đó.

Đúng là phụ nữ được chỗ này thì mất chỗ kia. Như con gái tri phủ vậy, cốt cách cao quý lắm, bàn tay dài các ngón thẳng, mũi dọc vừa chỉ mỗi tội hàm răng không đều, bị hô. Còn 2 cô gái tiến cung mà tôi từng vẽ tranh cho họ. Một cô thì ngũ quan hài hòa, toát ra vẻ dịu dàng thanh tú chứ cầm hơi bị chẻ. Còn 1 cô thì mái tóc tuyệt đẹp, vầng trán cao. Tôi cũng từng thấy qua mỹ nữ đẹp nhất của người Miêu, lúc tiến cung theo đoàn tiến công có đi qua huyện này. Nàng ta mặt mũi sắc nét, gò má cao, hàm răng trắng đều chứ mặt hơi dài và to, làn da lại đen sạm.

Vợ tôi chạy ra vừa khóc vừa nhéo tay tôi nói: “Tiểu thư đau bệnh sắp chết rồi. Mà chồng lo ngắm gái đẹp là sao? Không vô thăm hỏi tiểu thư 1 tiếng.”

Cô ấy tưởng như hồi trước sao. Có lẽ thành thói quen của cô ấy rồi. Cô ấy hồi trươc lúc làm tì nữ cho tiểu thư rất hay gán ghép tôi với tiểu thư. Tôi ngồi ở ghế nói: “Ờ.. tại ta nhập tâm, suốt ngày vẽ tranh mỹ nhân nên đâm ra giờ nhìn ai cũng phải dòm cho kỹ. Ta cũng muốn vào thăm bệnh. Chứ ngặt nổi… Thì nàng biết mà. Khuê phòng của nữ nhân. Ta đâu thể đi vào là đi vào chớ. Làm ảnh hưởng…”

“Tiểu thư lâm bệnh. Cả nhà họ đau thương. Còn câu nệ gì. Đi theo em. Vô thăm tiểu thư.”- Hoa vừa nói vừa kéo tay tôi.

Tôi vừa tới trước cửa đã nghe cả nhà họ khóc lóc thảm thiết bên giường bệnh của Liễu. Giọng cô ấy lạc hẳn đi. Ông bà chủ không nghe cậu chủ khuyên giải gì lao tới giường bệnh khóc lóc. Bà chủ khóc thảm nói: “Tại tôi không tốt. Tại mẹ con ơi, sinh con yếu ớt bệnh tật. Tại mẹ hồi đó còn ra lò gốm nên sinh con ra… đứa nào cũng bệnh tật, chết yểu. Giờ đến con cũng… huh u…”

Ông chủ khóc thảm thiết nói: “Tại tôi hết. Hu hu… phải chi hồi trước nghe lời thầy bói. Thầy đã nói rồi mà. Số tôi khắc con tôi. Đứa nào ở gần đều vắng số. Mấy đứa khác chết là do tôi. Tôi cứ hy vọng là con Liễu nó là gái nên sớm ngày cưới gả cho con rể thì đổi họ không sao, nên giữ nó ở nhà. Ai ngờ cái tên trời đánh phụ bạc đó bỏ đi. Tại vậy hết mà..”

Ông bà chủ thương Liễu tiểu thư lắm. Thật ra ông bà chủ có tới 8 người con. Nhưng người thì chết lúc mới sinh, người thì sống được dăm ba năm. Họ vì thế nên hỏi thầy bói. Thầy bói phán vậy nên ông chủ gửi cậu chủ về quê cho ông cậu nuôi từ nhỏ. Sống xa nhau nên tình cảm ông bà chủ với cậu chủ không bằng Liễu tiểu thư. Vì con cái mất sớm nên ông bà chủ coi Liễu tiểu thư là mạng sống của mình.

“Con… con thật sắp chết sao cha mẹ… Con… sắp chết à… Con không muốn chết đâu> Con muốn đi lại. Hu hu… Cho con ra ngoài dạo. Con… Giọng con. Hu hu.. Giờ cả nói cũng khó. Mẹ ơi… Con muốn nay mai mình ra ngắm cảnh hồ. Rồi sắp đến hội Trung Thu.  Con… con muốn đi cầu nhân duyên. Con muốn đi coi hội rước đèn. Con muốn mặc thử bộ áo gấm và hài thêu mới. Rồi như cô Tấm làm rớt chiếc hài… Mẹ ơi…”

Tiếng của Liễu phát ra từ phòng. Tôi không cầm được nước mắt. Vợ tôi chạy ào vào phòng nắm tay tiểu thư. Tôi thản thốt vì ở xa nhìn thấy dáng vẻ tiều tụy của tiểu thư. Không ngờ tiểu thư bị bệnh khiến cơ thế suy kiệt tới thế. Tiểu thư không phải sắc nước hương trời chứ không đến nổi nào. Giờ đây thân thể gầy gò, chỉ còn da bọc xương. Mái tóc đen dài ngày nào giờ lơ thơ. Miệng và môi bị lở hết. Da bị nhiều vết thâm nám. Làn da như chết rồi vậy.

Tiểu thư chợt nhìn thấy tôi. Nàng ôm mặt lăn vào trong hét tướng lên: “Đóng cửa lại. Ta… ta không muốn ai nhìn thấy bộ dạng này của ta. Không… Hu hu…”

Họ vội đóng cửa ngay lại. Tiếng của Hoa vỗ về tiểu thư nói: “Tiểu thư… Là anh ấy tới thăm tiểu thư đó. Không sao đâu mà. Chúng ta lớn lên cùng nhau. Hắn hồi xưa suốt ngày dính lọ ngẹ đen thui lấm lem, có lần còn bị té vô cái thùng đất sét. Móng tay móng chân đen sì. Thằng Đinh với thằng Bảo không cho chơi cùng cùng chạy ra hắn.”

Nước mắt tôi rơi lã chả. Tôi cố quẹt đi mà không được. Tiếng khóc của tiểu thư nhỏ lại. Rồi tôi nghe tiếng tiểu thư nói: “Ta… ta trông ra sao rồi. Mau đem gương cho ta. Mẹ… sao mẹ đem dấu hết gương. Hoa… mang gương cho chị nhanh lên. Giúp chị vấn tóc lại. Dạo này cứ chải tóc thì tóc rụng.”

Họ cùng khóc với nhau. Tiếng tiểu thư hét la: “Sao không ai mang gương cho ta? Có phải ta người khong ra người ma không ra ma không. Tên thầy lang lúc nãy nhìn ra rồi hét lên. Mấy nam nhân ai cũng nhìn ta như thế. Người thì nhìn chầm chầm, kẻ thì tỏ ra thương hại. Ta giờ trông gớm ghiếc lắm phải không? Có phải vì thế nên mọi người không cho ta đi dạo, không cho ta đi trẩy hội mà bảo ta chết phải không?”

Tôi nghe tiếng tiểu thư ném đồ đạc và hất cả chén thuốc mới sắt xuống đất. Tiếng họ an ủi tiểu thư. Cậu chủ nói to: “Tại thằng khốn nạn đó mà. Đã nuôi hắn ăn học. Cứ tưởng hắn đỗ tú tài thì cưới con Liễu. Ai ngờ hắn dở quẻ. Đỗ thi Hương rồi thì lập tức tìm cành cao hơn. Còn sắp lấy cái con của phú hào họ Nguyễn đó. Rõ ràng là hắn bội bạc lại lấy lý do con Liễu không vừa mắt. Em đừng vì thế mà đau buồn làm gì.”

Tiếng khóc của Liễu còn thê lương hơn.  Nghe có trăm phần cay đắng, nhiều mối hận. Thật ra hồi trước tôi có nảy sinh tình cảm với tiểu thư. Có điều hồi đó chỉ là 1 tên họa sĩ nghèo, không bán được tranh. Thân phận lại từng là kẻ ăn người ở của nhà họ Ngô. Làm sao dám vọng tưởng hỏi cưới tiểu thư chứ. Mắc công người ta chê cười là cóc ghẻ đòi ăn thịt thiên nga. Sau đó thì tiểu thư có ý tác hợp cho tôi với Hoa, nên tôi cưới Hoa làm vợ.

Tôi nghe tiếng vợ tôi an ủi tiểu thư nói: “Tiểu thư đừng thế. À… thật ra thì chồng em dòm vô vì lo lắng. Làm gì có chuyện tiểu thư bị xấu chứ. Đối với 2 chúng em thì tiểu thư là người đẹp nhất trên đời. Thiệt đó. Anh ấy tới thăm… À, thiệt ra cũng không cần soi gương làm gì. Chồng em tới thăm với nhìn vô để vẽ tranh cho tiểu thư ấy. Có thể nhìn tranh của anh ấy là được rồi. Dạo gần đây anh ấy rất nổi danh. Bao người tìm tới xin vẽ tranh ấy. Tiểu thư biết mà, vào tranh mỹ thêm nhân cảnh sắc thì thêm phần xinh đẹp. Như… như cái loại tranh tiên nữ trong tiên cảnh dạo này. Để em kêu hắn vẽ cho tiểu thư thành tiên nữ xinh đẹp nhất trần đời.”

Tôi đứng ở bệ cửa nghe tiếng tiểu thư bậc khóc rồi tiếng cười nhỏ của nàng. Tiếng nàng nghẹn ngào hỏi: “Thật sao? Ừm… Ừm… Kêu chàng mau vẽ tranh cho ta. Ta muốn mau xem tranh của mình. Ta từ nhỏ đã không được xinh đẹp, lại không biết ăn nói. Ta muốn mình lên tranh thiệt đẹp, vậy sống không uổng rồi. Cha mẹ… có thể nhìn tranh của con để tưởng nhớ. Con không muốn chết thế này. Mau kêu chàng vẽ cho ta bức tranh đi. Nhanh lên. Ta sợ không kịp.”

Hoa chạy ra khỏi phòng bám lấy tay tôi. Mắt cô ấy đỏ hoe. Bà vú Dần cầm cái mân với cái chén thuốc ra chấm nước mắt nói: “Tiểu thư chịu uống thuốc với ăn cháo rồi. Còn bớt khóc. Con nhớ vẽ tranh cho tiểu thư. Nhanh nhanh lên. Phải vẽ thiệt đẹp vậy sẽ khiến tiểu thư khá lên.”

Tôi lật đật chạy đi về lấy dụng cụ vẽ và giấy vẽ. Ông chủ chạy ra vồ lấy tay tôi khóc nói: “Trăm sự nhờ con. Cả 2 cứ nán lại. Lần này nhờ 2 đứa hết đó. Hy vọng con Liễu khởi sắc.  Mấy tháng rồi không thấy nó cười đó. Có lẽ nó sẽ khỏe lên thì sao. Thầy thuốc cũng nói nếu nó chịu bồi bổ với uống thuốc thì huyết sắc sẽ khá lên. Biết đâu nó khỏe lên thì át được cái bệnh đó.”

Tôi xúc động hứa với họ là có chết cũng phải vẽ cho bằng đươc bức tranh mỹ nhân tuyệt sắc cho tiểu thư.

—–

Thằng Tí chong đèn cho tôi ngáp lên ngáp xuống. Nó còn hắt hơi xong khịt mũi bần thần nói: “Thôi đi thầy. Để sáng hẳn vẽ. Ba hôm rồi thấy cứ vẽ suốt. Từ sáng đến tối cứ vẽ. Con thấy 2 bức trước vẽ đẹp quá rồi. Thầy còn chưa vừa ý. À.. con đi ngủ trước đây.”

Tôi vò 1 tờ tranh mới vẽ mực còn chưa khô rồi quăng bỏ. Thằng Tí thở dài rồi nó nằm ngủ ở ngay góc phòng. Tôi nhìn qua cửa sổ phòng thấy bên kia là phòng tiểu thư. Nghe tiếng ho và tiếng khóc nho nhỏ từ đó phát ra.

Tôi nhắm mắt định thần, thở ra 1 hơi dài. Thiệt ra tôi có nhiều linh cảm để vẽ bức tranh của tiểu thư. Nhưng vì thế mà không biết sắp xếp ra sao. Nhất là gương mặt. Hai bức tranh trước cũng vì theo lối truyền thống tranh mỹ nhân lấy bối cảnh là chính, người thì như chỉ lọt thỏm vào trong tranh chẳng ăn nhập gì. Không sao nổi bậc được vóc dáng với gương mặt. Còn bối cảnh thì lúc nào cũng là hoa viên thì e là tiểu thư xem còn thêm buồn. Tiểu thư mong mỏng là tranh tiên nữ. Tiểu thư mong đi hội Trung Thu. Tôi nhìn lên trời. Tối nay trời rất tối, còn sắp có mưa. Trăng bị mây che.

Tôi tự căng tờ giấy trắng mới toanh ra. Rồi dùng đồ chặn giấy thẳng thóm. Trang giấy trắng như hoàn hảo.

Tôi nhắm mắt lại lần nữa. Có lẽ nên tập trung nghĩ là vẽ dung nhan tiên nữ thế nào. Ngũ quan thì nhất định phải hoàn chỉnh. Còn phải vẽ sao cho rõ như soi gương để cho tiểu thư thấy thì không đòi soi gương nữa. Như vừa nhìn vào bức tranh tựa như soi gương thấy rõ rành rành dung mạo mình từng chi tiết.

Đúng rồi… Rồi áo gấm thướt tha. Tà áo, cử chỉ… khí chất. Dung mạo thì… phải là đẹp nhất. Tôi nhắm mắt hình dung những đường nét và những ‘phần’ đẹp nhất của mấy nữ nhân tôi từng thấy. Mặt trái xoan như Trần tiểu thư đó. Mắt thì cho giống danh kỹ kia. Miệng và môi thì như mỹ nhân người Miêu đó. Dáng vẻ thì phải có khí chất cao quý như con gái tri phủ. Mái tóc, ngũ quan, trán, thì như 2 mỹ nữ tiến cung đó. Còn tay thì như vũ cơ tôi từng có dịp vẽ tranh trong hội. Hai cánh tay thon dài đưa lên cao.

Thân hình thì… Chà.. tôi không biết về thân hình của nữ nhân nào khác ngoài vợ. Nên dùng thân hình của vợ tôi mà vẽ vậy.

Nụ cười thì… À… nhớ rồi. Tôi nhớ rõ nụ cười của tiểu thư rất đẹp.

Còn làn da thì… Để nhớ xem. Không ai có làn da đẹp. Không có nốt ruồi thì cũng có vài đốm tàn nhan hay bị mụn. Làn da đẹp nhất thì chắc chỉ có làn da của con nít. Da của con Kim rất mịn và hồng hào.

Trong đầu tôi chọn ra các chi tiết đó rồi lấp ráp lại. Chỉ 1 khắc là tôi có bức vẽ hoàn chỉnh trong đầu. Tôi chấm mực vào cọ rồi ngây lập tức vẽ lên tờ giấy.

Thẻ:, , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *