Untold Urban Legends: Naihati – India

0 Comments

Addicting Siren

Từ đầu thế kỷ 19 thì Ấn Độ bắt đầu thời kỳ công nghiệp hóa. Dưới ảnh hưởng của đế quốc Anh thì họ phát triển ngành công nghiệp nặng, công nghiệp khai khoáng, công nghiệp sản xuất, công nghiệp chế biến ở khắp đất nước Ấn Độ. Một số nơi dường như được xây dựng chỉ với 1 mục đích là ‘sản xuất’ mà thôi. Nên chúng ta sẽ thấy nhiều thành phố với những xưởng sản xuất, những khu công nghiệp bề thế hiện đại. Nhưng những khu dân cư, khu thương mại hay đường xá thì cũ kỹ lạc hậu từ lâu.

Có câu chuyện xảy ra ở thành phố Naihati, một thành phố theo cái mô hình như thế. Từ những năm 1920 thì thành phố đã bắt đầu 2 ngành mũi nhọn là công nghiệp nặng và nuôi trồng chế biến cá nước ngọt. Họ kể rằng lúc đó thành phố bắt đầu thực hiện 1 loại hình phục vụ cho ngành sản xuất là ‘tiếng còi’. Những nhà máy trong khắp thành phố sẽ đồng loạt phát còi vào những khung giờ khác nhau trong ngày như ‘6 giờ’, ‘9 giờ’, và ’11 giờ’… Cứ cách nhau 3 tiếng đồng hồ thì các nhà máy sẽ phát còi 1 lần để giữ thời gian biểu cho công nhân luôn phiên theo ca để sản xuất đạt hiệu quả nhất. Và khắp thành phố đầy những nhà máy lớn nhỏ và những lần hú còi là những cái loa trên tháp cao của nhà máy chúng réo lên liên tục liên tục. Có những nhà máy làm liên tục cả ca tối và tiếng còi của chúng phát ra đều đặn mỗi ba tiếng. Những người dân và nhất là những công nhân liên tục bị tra tấn bởi những tiếng còi. Có nhiều kiến nghị bãi bỏ việc hú còi này. Rõ ràng tầng số của những tiếng còi gây tổn hại đến thần kinh của công nhân.

Tâm lý của những công nhân bắt đầu nảy sinh bất ổn, họ báo rằng mình ngủ không yên và sụt cân cũng như xảy ra tình trạng lo lắng. Một số nhà máy bãi bỏ việc hú còi hay bắt công nhân làm việc theo tín hiệu còi hú. Ngược lại với mong đợi, những nhà máy này nhận ra họ bị sụt giảm năng suất còn xảy ra 1 số tai nạn. Dường như tín hiệu còi đã trở thành 1 cái gì đó ảnh hưởng đến tâm thần và việc sản xuất của 1 công nhân. Như việc hú còi khiến công nhân tỉnh táo tập trung lúc bắt đầu ca làm. Và tiếng còi vang lên như báo hiệu là anh ta cần làm việc gấp gáp trước khi tiến còi tiếp tới. Những bất ổn lo lắng trong giấc ngủ hay khi họ làm việc cá nhân chính là do khái niệm họ nôn nóng ‘chờ’ nghe tiếng còi để bắt đầu làm việc. Vì những hậu quả hiệu quả đó nên việc réo còi vẫn tiếp tục. Bất chấp cho tinh thần và sức khỏe những người dân bị giảm sút, suy sụp và kiệt quệ. Họ ngoài công việc ra không còn có chí thú hay muốn làm bất cứ việc gì nữa.

Họ cũng tự chia ra giờ giấc theo tiếng còi, tiếng còi nào họ đi làm, tiếng còi nào họ được nghỉ, tiếng còi nào họ ăn, tiếng còi nào họ đi học, tiếng còi nào họ đi xem phim hay giải trí, tiếng còi nào họ ngủ. Nhiều nhà máy do nhận ra thành quả của tiếng còi nên họ thậm chí còn phát nhiều tiếng còi hơn, như tiếng còi như báo giờ nghỉ giải lao, báo giờ nghỉ trưa, hay nếu chủ xưởng và quản đốc có thông báo gì họ cũng sẽ phát còi hiệu để gây chú ý. Những đứa trẻ quá quen với tiếng còi khi chúng vừa sinh ra nên sau này chúng không có vấn đề gì cả. Thậm chí chúng đã quen thuộc và lệ thuộc vào nó. Dân chúng quen dần và cảm thấy tiếng còi giúp họ biết giờ theo các công việc hằng ngày của mình tốt hơn.

Chiến tranh thế giới thứ 2 xảy ra. Sau đó là thời kỳ chiến tranh giành độc lập kéo dài tới tận năm 2000. Hầu hết các công xưởng và các ngành sản xuất bị đình trệ… Đóng cửa… Giải thể… Hay bị phá bỏ… Đủ thứ. Những người công nhân đơn giản họ không làm gì cả. Nhiều phụ nữ báo chồng họ không làm gì cả kể cả ăn hay uống.. hay làm mọi việc rất chậm chạp và rồi cứ thế chết đi. Bên ngoài gọi đó đơn giản như 1 cuộc suy thoái khủng hoảng ảnh hưởng đến những người lao động mất việc làm. Một số may mắn thoát khỏi tình trạng này là do họ vẫn ‘nghe’ thấy tiếng còi hằng ngày… cứ mỗi 3 tiếng họ lại nghe. Thế là họ làm việc, ngủ, ăn.. bình thường. Ngay khi nhà máy bị phá hủy họ vẫn tích cực sản xuất. Mà cũng vài năm sau mọi việc trở lại bình thường họ tiếp tục công việc. Năng suất vẫn tang liên tục. Thi thoảng người ta trông thấy rất nhiều bóng đen vật vờ hoặc tiếng động lạ ở trong các xưởng bỏ hoang cũng là vì thế. Còn có nhiều câu chuyện kinh dị xung quanh những người phát điên vì tiếng còi thì… Những chuyện ấy quá nhiều không kể hết, nên chúng nằm trong 1 bộ sưu tập truyền thuyết đô thị khác về tiếng còi rồi.

Thẻ:, ,

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *