School Days Of Horror – Chuyện Trong Căn Tin Trường
Tiếng trẻ con náo loạn. Tiếng chúng la, chúng gọi í ới. Rồi mấy bàn tay con nít đưa lên trên nào cầm quà bánh, cầm dụng cụ học tập, cầm thức ăn. Tôi vơ lẹ mấy tờ tiền rồi hét to là: “Trật tự. Hàng đâu. Xếp hàng… Rồi đừng chen lấn. Từ từ.. tiền thối đây…”
Tôi cầm tiền rồi thối của đứa này qua đứa kia. Nhiều đứa ré lên nói: “Không đúng chú ơi, thối cháu 7 ngàn.”
“Chú, lấy cháu bánh oreo với cây bút máy.”
“Thối tiền cho cháu lẹ lên chú.”
“Cho chấu 1 quyển tập trắng với cây bút máy Doremon. Hết bao nhiêu vậy chú? Chú…”
“Chú… cháu đợi nãy giờ rồi. Bánh mì gà đóng gói với 3 bịt bánh snack cua của cháu đâu? Lẹ đi chú, sắp đánh trống vô lớp rồi.”
“Đổi cháu hộp sữa tươi. Cháu đâu bảo loại vinamilk sữa socola mà, cháu đâu uống sữa Cô Gai Hà Lan.”
Tôi choáng luôn. Anh tôi đang khui 1 thùng bánh mì đóng gói cầm vội mấy bịt chạy tới đưa cho tụi nhỏ rồi nhanh tay thu tiền của chúng. Anh tôi bảo: “Chú để anh. Chú ra giúp sắp đồ vào chỗ là được rồi. Hả? Hết sữa rồi. Chờ chút, anh khiêng 1 thùng vô.”
Anh tôi quen việc nên nhanh tay thu hết tiền rồi phân phát đồ cho tụi học sinh tiểu học. Tôi vội ra sắp bánh mì chứ thấy hơi buồn. Thấy mình vô dụng quá, tới đây phụ mà chẳng giúp được gì mấy. Toàn anh chị tôi làm hết. Anh tôi làm hết mấy việc nặng nhọc rồi. Bán căn tin trong trường thì ra vất vả vậy. Giờ mới nhớ lại hồi đi học. Hồi đi học tiểu học còn nhỏ quá nên chỉ nhớ là giờ ra chơi chạy chơi rất vui, rồi mua đồ ăn căn tin vui thế nào. Giờ thì thấy cảnh này cái mới nhớ ra còn có vụ chen mua đồ với không kịp giờ nữa.
Tùng tùng tùng.
Tiếng trống trường vang lên rồi mà tụi học sinh còn tụm ở căn tin mua đồ. Chúng nháo nhào lên. Tôi giúp bán đồ thu tiền. Không kịp đếm luôn. Nhiều đứa giờ mới chạy vội vô cổng rồi chạy ào vào hàng hay chạy ào tới căn tin trước. Đứa nào cũng cái cặp to đùng trên lưng rồi chen vô nhìn mệt thiệt. Các lớp xếp hàng rồi mới từ từ lên lớp. Nhiều đứa tranh thủ chạy mua quà bánh. Lắm phụ huynh đưa con đi học không kịp cho con ăn sáng. Nhất là mấy đứa con nít nhỏ vậy thì sáng ra là ngủ nướng với lề mề thôi. Thấy lắm đứa đầu tóc chưa chải, quần áo nhầu hay chưa cài nút luôn. Tôi thấy mắc cười lắm, nghĩ là hồi nhỏ chắc mình cũng thế. Còn giờ chơi thì thôi luôn đó, nghịch phá leo trèo, áo trắng thành áo đen.
Bắt đầu vãn rồi do nhiều hàng học sinh đã lên lớp. Mấy đứa không kịp mua thì chạy vội vô xếp hàng. Chị tôi cười nói: “Còn giờ ra chơi nữa. Đã bảo chú là cực lắm mà. Chú là sinh viên chứ chưa chắc làm nổi việc bán căn tin trong trường đâu.”
Anh tôi thì động viên tôi nói: “Em này, nói bậy. Tại chị dâu hai đứa sắp sinh, nên nhờ chú út giúp. Chú út giúp được khối việc ấy. Chứ anh bận quá, mỗi ngày đâu có kịp đếm tiền. Cử học buổi chiều để mình anh. Cữ chiều thì tụi học sinh không mua đồ ăn sáng với không ăn vặt nhiều như cử sáng. Bố mẹ nào chả dặn là phải về ăn tối. Chú Út mai có phải lên lớp không? Mai khỏi tới cũng được.”
Tôi đâm lo anh tôi thấy tôi chẳng giúp được gì. Vốn căn tin do anh hai với chị dâu buôn. Nói là căn tin trường học chứ không có bán thức ăn gì, chỉ bán những món đóng gói theo yêu cầu của nhà trường. Căn tin này chỉ có vài quầy để đồ, như kiểu bán tạp hóa thôi. Hồi trước khi anh chị em chúng tôi còn nhỏ, bố mẹ tôi mở tiệm tạp hóa trong hẻm. Tuy không gần chợ chứ bán trong khu thôi cũng đủ sống khá giả lắm rồi. Chứ chừng sau này khi mấy cửa hàng rồi siêu thị mở khắp nơi thì mấy tiệm tạp hóa nhỏ con hẻm khó sống dần. Nhưng cũng coi như là nghề gia truyền. Anh chị em chúng tôi đều quen việc bán tạp hóa. À, không, là anh chị tôi thôi. Chứ tôi thì sinh sau đẻ muộn, lúc tôi lớn thì nhà dẹp quầy tạp hóa rồi. Anh chị tôi cũng mới làm căn tin ở trong trường này thôi. Tầm đâu 1 năm. Do nghe cần người mở căn tin trong trường này gấp. Anh tôi bảo lời lắm, vốn ít lời nhiều. Còn giúp đỡ cho tôi học đại học nữa. Tôi bỏ mất 1 năm luyện thi. Rồi giờ vẫn ở chung nhà bố mẹ. Thì ít nhất cũng phải giúp đỡ chứ. Bà chị tôi ngựa vậy đang lo quen 1 anh chàng, chứ cũng biết đến giúp kìa. Anh tôi thì hiền với tính nhẫn nhịn lắm, nên dù khó chứ vẫn nói là không có gì. Thấy việc bán buôn vất vả vậy mà. Ảnh gầy đi thấy rõ.
Tôi… Tôi vội nói: “Không đâu anh. Năm cuối học ít lắm. Em thực tập xong rồi. Bữa sáng bận thì em tới phụ.”
Anh tôi ừ ừ đi vác thêm 2 thùng nói: “Ờ. Buổi sáng thì được.. Buổi sáng.. được..”
Hử? Tôi quay lại do nghe không rõ ảnh nói gì nữa thì phải. Sao lại là ‘buổi sáng thì được’ nhỉ? Bộ buổi chiều không được à? Tôi với chị tôi nghe buổi sáng bận nên chỉ tới giúp buổi sáng, còn buổi chiều nghe ảnh hay nói là học sinh không mua đồ nhiều nên không cần chúng tôi tới. Tôi tính kêu chị tôi hỏi mà thấy chị ta đang ở góc hí hí hí nói chuyện điện thoại với anh Toàn kìa.
“Nhớ em hông? Biết mà… Trưa đợi người ta nghe chưa. Người ta nấu cơm cho anh đó. Nhớ đó. Cấm anh đi ăn cùng gái văn phòng ở chỗ anh đó…. Ừ.. người ta ghen đó thì sao? Ghét ghê. Thích quá chừng mà bày đặt. Hả? Sao kêu người ta khỏi nấu vất vả? Thế anh muốn ăn của con nào? Sao kêu đồ ăn người ta nấu dở? Trời đất ơi, thịt sườn bò Đại Hàn người ta mua ở siêu thị mắc lắm mà, sao dở được. Hay anh chán cơm thèm phở?”
Ây trời ơi. Nghe mà nóng lạnh luôn. Bả tự khai mua đồ làm sẵn ở siêu thị kìa. Còn chạy đi đánh ghen. Tôi lấy xe để đi học. Thấy anh tôi ngồi lấy hộp cơm ra ăn sáng. Giờ ảnh mới ăn sáng. Thiệt tội. Tôi ăn đỡ cái bánh mì rồi. Mà đồ ăn mau nguội quá. Nhìn cái hộp cơm của ảnh nguội ngắt. Chút chiều về phải giúp ảnh đi mua thêm hàng.
—-
Một… Hai.. Sáu.. Không… Đếm lại. hai Bốn sáu… tám… Tôi bấm máy tính rồi ghi vào sổ. Không đúng. Sao số tiền thu không đúng vậy ta? Lỗ vài món sao? Mà có vài loại hàng hết nhanh thật. Đồ ăn thì hết nhanh là đúng rồi. Chứ đồ chơi. Nhớ rất ít đứa mua đồ chơi. Anh tôi mua các bịt rất to đồ chơi các loại. Chỉ là mấy cái đồ chơi rẻ tiền của con nít thôi, rồi bỏ ra mỗi món chừng 2 hay 3 ngàn để bán có lời thêm. Chứ tụi con nít đi học bố mẹ chỉ cho đủ tiền ăn vặt chứ không cho tiền mua đồ chơi. Lâu lâu chúng nhịn ăn vặt thì mua được đồ chơi. Mấy buổi sáng tôi ở đây bán thấy lai rai mới có đứa mua đồ chơi. Không thể nào là mấy buổi tôi không có đây, hay buổi chiều tụi học sinh mua đồ chơi nhiều vậy chứ?
“Anh ơi.. Hình như thiếu tiền đó. Không biết có phải bị mất đồ không?”- Tôi nói.
“Không có đâu em. Với lại không sao.. Mất chút thôi mà. Bán có lời nhiều rồi. Không sao.”- Anh tôi cậm cụi xếp hàng vô tủ nước ngọt cười nói.
Sao cảm giác ảnh biết rồi dấu chuyện gì đó thế nhỉ? Chị tôi liếc liếc mặt có vẻ không vui rồi chị ấy cũng như có vẻ tìm ra gì đó mà không nói ra chờ anh tôi nói. Vụ gì đây?
—-
Tôi cầm nước ngọt ra ghế đá dụ bà chị đang ngồi nhắn tin cho bồ này hé lời. Căn tin này chỉ ở 1 góc trong trường. Hồi trước hẳn có phục vụ ăn uống như nhiều căn tin của trường khác nên có rất nhiều bàn ghế ở gần mấy cái gốc cây này. Chứ giờ thì chỉ bán đồ ăn đóng gói bao bì nên bàn ghế dẹp bớt rồi. Chỉ còn để lại 3 dãy bàn. Do giờ ra chơi tụi học sinh có chỗ ngồi, chúng ngồi cả lên bàn ấy.
Dụ 1 tí là chị tôi nói tất. Còn làm mặt ma quỷ nói: “Căn tin này hồi trước có mấy học sinh chết do ngộ độc thực phẩm đó. Thế nên đóng rồi mới nhượn lại cho anh hai chúng ta. Sau đó nhà trường yêu cầu phải bán đồ ăn đóng gói chứ không cho bán đồ ăn tươi.”
“Ờ thì có nghe. Cũng là 1 vụ om sòm trong tỉnh. 4 học sinh bị ngộ độc thực phẩm đến tử vong cơ mà. Giờ họ cẩn thận lắm. Thầy hiệu trưởng với mấy thầy cô ghé căn tin để xem xét. Lâu lâu phụ huynh còn vô coi nữa. Nhưng như vậy thì có liên quan gì? Ý em nói là hàng thì mất rồi chi tiêu…”
“Thì có ma đó. Nghe nói bóng ma của mấy đứa con nít còn lảng vảng. Chứ chú không thấy mất đồ chơi à? Anh Hai còn dấu chúng ta. Bảo đảm bán buổi chiều là gặp ma đó.”- Chị tôi thần bí nói.
Ma? Tôi thấy kiểu của chị tôi như trêu chọc nhát ma tôi như hồi nhỏ thôi. Ma quỷ gì? Tôi thì nghĩ là có lẽ có mấy đứa con nít trộm cắp , phải bắt chúng rồi cảnh cáo chúng. Chứ anh tôi làm căn tin vất vả chứ…
“Không tin à? Bộ chú không thấy nhiều chuyện dị dị sao? Đồ ăn tươi sống hay mấy hôm chị mang cơm theo đi, mang tới là thành cơm thiu hết.”
“Thì trời nóng. Dạo này nóng kỷ lục mà.”
“Xời. Có lần chị bị ma đẩy ngã đó.”
“Là chị tự té mà. Chị mang cao gót để đi hẹn với anh Toàn, còn mang bao bánh snack to thì té.”
“Kệ chú. Không tin thì thôi. Tụi học sinh còn biết kìa. Không tin cứ hỏi tụi nó. Chị có hỏi 1 số đứa. Chúng có đứa bảo có anh học buổi chiều kể chúng nghe là cứ chiều tối là có chuyện. Có đứa bị ma vật bị động kinh. Rồi mấy cô giáo không dám ra sân ngồi đâu, có cô hiệu phó ra ghế đá này ngồi uống nước ngọt này, cái nghe tiếng cười ở đằng sau của con nít. Giờ đó tụi học sinh đang trên lớp hết. Sao mà có tiếng con nít được.”
Tôi phụt cười nói: “Thì bệnh động kinh thì lên cơn thôi. Rồi chuyện nghe tiếng con nít thì có gì lạ, nhiều đứa nghịch ngợm giờ học xin đi vệ sinh rồi chuồn xuống đây mua đồ, chắc trêu cô hiệu phó thôi. Thấy giờ học chứ thi thoảng có vài đứa lẻn xuống mua quà vặt, thầy giám thị hay bắt chúng… Tại mấy cô giáo nhát gan rồi nói là có ma. ”
Chị tôi đánh lưng tôi rồi bỏ đi nói: “Chừng mày thấy thì biết. Anh Hai chẳng nói gì thì chắc cũng không đến nổi. Chúng ta buôn bán đàng hoàng. Hàng toàn đồ mới không phải đồ hết hạn hay quá đát. Chắc không sao. Thôi, lo làm đi. Chị dâu sinh xong chắc cũng ở nhà trông em bé thôi. Chứ để cho ai cho con bú, với mới đẻ con xong cũng không yên tâm mà đi làm. Chắc tầm nửa năm chỉ mới để cháu cho ông bà trông. Mày thì ra trường xong chắc cũng không có việc làm liền đâu. Lo mau làm quen rồi giúp ảnh chỉ 1 thời gian.”
Thì tôi cũng định thế chứ sao. Tôi sang mấy cái đồ chơi từng cái một từ bao lớn vô bịt nylon để bán. Cả kẹo với bánh nữa. Tôi xếp từng cái sau tủ kính. Rồi đi ra để sắp mấy cái bánh mì đóng gói lên quầy. Tôi vừa cúi xuống vô tình dòm qua tủ kính. Á… Thấy 1 bàn tay ở trỏng đang mò lấy 1 bịt đồ chơi xe. Tôi hết cả hồn. Cái bàn tay sột soạt rồi nó rụt đi vào đống đồ. Hả? Tôi vội chạy ra sau quầy xem. Ở đằng sau quầy trống trơn. Cái tủ kính tôi khép hờ lúc nãy. Nhưng tuyệt nhiên không có ai. Anh chị tôi đâu có đây đâu mà… Không lẽ là chuyện ma lúc nãy mà chị tôi kể?
Nghĩ kỹ lại thì lâu lâu có mấy chuyện hơi lạ. Như buổi sáng lúc mở cửa thấy trên sàn đầy bánh snack. Như ai xé bao bì rồi bánh snack tá lả ra đất. Anh tôi lúc đó bảo lúc chiều ảnh dọn không cẩn thận làm rách bịt bánh. Anh ấy nói vậy chứ ảnh cẩn thận lắm, có đổ bể gì ảnh dọn liền. Còn có 1 số lần kỳ dị lắm. Thấy chai nước ngọt ấy, tự dưng có ai để 1 cái chai nước ngọt khui sẵn ở gần căn tin, mà để ở 1 góc còn cấm 1 cái ống hút vào. Giờ ra chơi tôi thoáng thấy kỳ lắm. Lúc ra chơi bận quá không để ý. Chứ hết giờ thì thấy cái chai nước ngọt chỉ còn có 1/3 thôi. Rồi giờ về. Học sinh chạy xuống cả sân trường ồn ào. Cũng có bán lai rai. Rồi lúc tôi đi về thì thấy chai nước ngọt hết sạch. Còn anh tôi bắt đầu thu lại vỏ chai cùng mấy vỏ chai nước ngọt khác để vô két. Nhớ có thấy mấy lần như vậy. Chai nước ngọt không để ở đầu cầu thang, hay trước cửa toilet. Tôi hay đi nhặt chai nước, còn nghĩ là của học sinh uống rồi không mang trả lại. Chứ… Giống để đồ cúng đó. Còn nữa…
Tôi ngó chực lại tấm giấy gián trên tường và cửa của căn tin. Những dòng chữ như: ‘Bỏ rác vào thùng sau khi ăn.’ ‘Giữ Vệ Sinh Sạch Sẽ.’’Rửa Tay trước và sau khi ăn.’ Còn trên hành lang có dán chữ ‘Không được chạy trên hàng lang’, ‘không được xô ngã bạn’, ‘Không được la hét’. Còn ở thân cây có dán chữ ‘Không Được Nghịch Phá, Không Đánh Bạn.’
Hử? Có phải là lạ quá không? Nhiều căn tin với trong trường hay để các bảng nội quy. Hay nhiều trường để các tờ giấy ghi các dòng nhắc nhở học sinh. Chứ nhìn kỹ thì trường này hình như hơi bị nhiều đó. Tôi còn thấy nhiều giáo viên hay đi quanh rồi dán thêm vài tờ. Hay mấy tờ bị rớt với bị rách thì họ lượm lên dán lại.
Tôi đi qua bức tường ở phòng y tế. Ở đây dán 5 tờ giấy. ‘Không Phận Sự Miễn Vào’, ‘Đừng Làm Phiền’. Còn mấy tờ khác thì bị rách rồi.
‘Sút vào’…
Cửa kính có song sắt còn có mành treo bên trong nên không thấy gì hết. Chứ có vài tấm mành nhựa bị gẫy thấy có bóng nhân viên trực y tế đang coi bóng đá còn mở rất to.
“Vô… Vô… Rồi… Sao lại đá hụt… A, tức quá.”
“Anh từ từ coi, la gì. Do bị cản phá mà. Cho sút phạt kìa. Bảo đảm vô. Tôi cá độ là vô 2 trái, 1 trái nữa là ngon.”
Ồ… còn nghe tiếng của 2 người trong đó coi đá banh. Chắc là nhân viên y tế rồi thầy nào đó vô coi đá banh. Đúng là trước các phòng thì họ dán nhiều tờ giấy hơn. Còn ở chân cầu thang và ở trên tường cầu thang có giấy đề: ‘Không Được Chạy Giỡn Xô Bạn Khi Lên Cầu Thang’.
Vậy là… có ma rồi. Là ma của mấy đứa học sinh bất hạnh trong vụ ngộ độc thực phẩm. Mốt là chủ nhật rồi, phải hỏi anh tôi cái đã.
—-
Ai ngờ thứ 5 chị dâu tôi chuyển dạ. Cả nhà tôi nháo nhào cả lên do chị ấy sinh sớm quá. Tối đã bị vỡ nước ối. Anh tôi vừa khóc vừa đưa chị dâu vô bệnh viện. Bố mẹ chạy theo cả luôn. Mẹ tôi vừa đi vừa khuyên anh tôi đừng lo. Bố dặn tôi với chị ở nhà giúp anh Hai tôi mở hàng như thường để ảnh vô bệnh viện.
Thế là trưa thứ 5 tôi chạy xe hối hả tới để trông căn tin. Chị tôi thì trông buổi sáng rồi. Khổ cái là kẹt giờ lên trường nếu không tôi cũng phải phụ chị ấy. Tôi vô căn tin thấy chị tôi nằm gục trên bàn. Biết sao rồi. rồi chị nhào ra nói: “Tao đi đâu. Tối qua náo động chẳng ngủ được gì. Sáng bị tụi học sinh như vũ bão. A, còn chưa đi vệ sinh nữa. Thôi, đi đây. Đi luôn đây. Về ngủ. Chiều tao vô thăm chị với thằng cháu mới đẻ đây. Nghe nói bác sĩ đang theo dõi coi nó có khỏe mạnh không. Sinh sớm nhiều khi bị suy cái này cái kia.”
Chị tôi ào ào vậy đó. Ào đi luôn. Tôi gọi thêm là: “Cho gửi lời hỏi thăm. À, chị mua cháo sườn non với cơm hộp vô cho cả nhà luôn.”
Tôi cũng đang gấp nè. Thiệt ra cuối tuần này tôi rất bận. Phải làm báo cáo rồi hoàn thành đề án tốt nghiệp. Xui vậy đó. Lúc rảnh thì không có gì, lúc bận thì đủ thứ việc. Tôi mở laptop vội vã ra mà đánh máy. Nhìn đồng hồ thấy cũng sắp tới giờ tụi lớp chiều vô rồi. Tranh thủ. Không chừng tuần sau anh tôi còn ở lại bệnh viện đó chứ. Thế là tôi phải trông căn tin dài dài, sợ tuần sau không có giờ làm bài luôn. Tôi lấy cái bánh mì mền mà ăn đỡ.
—–
Phù. Xong. Buổi chiều đúng là học sinh ít đứa đi mua đồ thật. Chủ yếu các thầy cô giáo mua đồ thôi. Nhân viên trong trường thì chiều họ mệt rồi nên tới phiên họ cần quà bánh hay hút được điếu thuốc lúc giờ về. Họ cũng hỏi thăm anh chị tôi. Thầy giám thị nói: “Tan trường rồi, cậu về sớm. Cho tôi gửi lời thăm hỏi chị Hoa với cháu bé.”
“À thầy ơi. Cho em ở lại làm bài chút được không?”- Tôi hỏi.
“Hả? À, cậu là sinh viên mà đúng không? Sao không về nhà?”
“Nhà không có wifi. Có mình em cần xài wifi thôi nên lắp đặt làm gì. Mọi lần thì muốn làm bài là vô trường hay ra quán net.”- Tôi kể khổ.
“Trời. Ra vậy. Khỏi cần lo, cứ xài thoải mái. Cũng nhân viên trong trường mà. Ở lại thì…”- Thầy giám thị nói có vẻ lưỡng lự.
“À à… Em ở lại đến khi nào người trong trường về hết thì em về theo.”- Tôi chỉ phòng giáo vụ nói.
“Ừ, thế thì được. Lâu lâu mấy thầy cô cũng hay về trễ lắm, do chấm bài hay photo tài liệu gì ấy. Dạo này hiệu trưởng còn hay kêu họp, lắm cái bộ thay đổi cần điều chỉnh chương trình. Do họp buổi chiều dễ hơn buổi sáng, sáng bắt dậy sớm thì đừ lắm. Cứ tự nhiên ở lại. À mà.. cậu có biết… Thôi, chắc không sao. Lâu rồi không ai thấy.”- Thầy giám thị gật gù nói rồi hút điếu thuốc xong đi về.
Thầy ấy chợt dừng lại nói: “À.. trường này có ma. Cậu biết chứ… ma…”
Tôi đang mải làm bài nói: “Dạ, cái đó em biết cả rồi.”
“Ôi, cậu biết rõ thì tốt. Nhớ cẩn thận.”- Thầy giám thị nói rồi dắt xe ra cổng.
Thôi. Xin ở lại là ổn rồi, lo tập trung làm bài. Để dọn hết tài liệu với sách ra bàn ngồi làm cho rộng rãi. Sẵn sắp xếp lại mớ tài liệu luôn.
Rạo… rạo roạt…
Tôi nhìn vô trong. Là tiếng bịt nylon. Không lẽ là ma học sinh. Tôi đi từ từ tới chỗ góc đó. Đó là góc sau cái thùng kem nên khuất tầm nhìn của tôi. Ma hay không đây? Sao thấy không sợ cho lắm. Để coi sao đã.
‘Hu hu…’
‘Hu hu… chú ơi.’
Hả? Sau lưng tôi… có tiếng khóc với tiếng kêu của con nít. Tôi hoảng hồn quay lại thấy có 3 đứa bé chồm lên quầy giơ tay về hướng tôi. Có đứa khóc huh u nấc cục. Hết hồn.. Phù. Tôi xém cười lại coi mấy con ma nhỏ này.
“Bán cháu đồ lau bảng với phấn viết đi. Cháu gọi nãy giờ chú không nghe.”- Thằng bé mặt phụng phịu nói.
“Mấy đứa là ma hả? Ủa? Để coi…”- Tôi lại gần cười nói kéo má chúng.
Con bé kia òa khóc nói: “Sao nói Nguyệt là ma… Hông phải ma mà.”
“Sao tụi con giờ này còn ở đây? Còn khóc hu hu. Chú tưởng ma nên giật mình.”- Tôi hỏi.
Con bé mặt lanh nói còn chỉ 2 đứa kia nói: “Tại Tín trực nhật làm mất đồ bôi bản còn Nguyệt với mấy đứa trong lớp thi học kỳ bị dưới trung bình. Cô bắt cả lớp trừ các bạn học sinh giỏi phải ở lại để khảo bài đó. Nguyệt lại không thuộc bài. Cô viết lời phê để về phụ huynh phải khảo bài. Cô còn phát hiện nhiều đứa giấy bao tập toàn hình phim hoạt hình với truyện tranh. Cô bắt đổi ngay, mai cô kiểm vở lại. Cả giấy bao tập hình ca sĩ Hàn Quốc cũng bị cấm luôn. Cho cháu mua giấy bao tập bìa đẹp đẹp đi.”
Ha ha… thiệt tình. Tôi lấy mấy cái giấy bao tập ra cho 2 đứa con gái. Thấy có lác đác vài đứa lưng đeo cặp chạy vù xuống cầu thang nói: “Thoát nạn rồi. Đi về.”
Lại có 4 đứa chạy tụm tới mua giấy bao. Ba đứa kia đi về. Con bé khóc nhè còn quay lại giơ tay bye tôi nói: “Hai bạn ma hiền lắm chú ơi. Chú đừng có sợ nữa. Tại hôm nay chú căn tin quên cho quà bánh mấy bạn nên mấy bạn tới đòi đó.”
Hử? Thiệt khôg trời. Tôi nghĩ mọi ngày hẳn anh tôi để chai nước ngọt như đồ cúng rồi. Tôi vội khui 1 chai để ở góc. Để thử coi. Không có ma thì tôi uống thôi. Tôi thu dọn tài liệu ra bàn ngồi làm bài. Yên tĩnh dễ chịu lắm nên làm bài nhanh.
Cộp cộp.
Nghe tiếng chân con nít chạy trên hành lang. Chắc là cũng có lớp bị bắt ở lại. Tôi dòm lên nghe rõ tiếng chân chạy qua lại của học sinh. Kiểu này là chúng ra về còn nán lại chơi đuổi bắt rồi. Thầy giám thị về mất rồi. Chút là lại bị bác bảo vệ đi tuần kéo xuống cho coi.
Tôi đi vệ vinh 1 chút rồi về làm bài tiếp. Đi ngang qua phòng Y tế nghe tiếng tivi còn mở rồi tiếng sút vào. Dân ghiền bóng đá thì coi suốt đó mà. Lại nghe vụ cá độ. Mấy ông cá độ thì chuyên tâm thật đó. Chắc mấy bác này cũng nán lại trường để coi cho xong trận bóng. Ồ, cả phòng giáo vụ cũng có vài thầy cô còn ở lại kìa. Tôi ghé mắt vào thấy họ trong u ám ngồi thu mình ở bàn. Không lẽ là ở lại họp hành mà thầy giám thị bảo sao? Không lẽ căng thẳng vậy.
Tôi về bàn làm tiếp bài. Còn học sinh với thầy cô trong trường mà. Không sao. Khi nào thấy họ lấy x era về thì mình đóng cửa rồi về là vừa.
—–
Tôi thầy người mình nặng trịt. Hả? Đầu óc tự dưng mơ hồ rồi tiếng con nít bên tai tôi ong ong. Chúng như hét lên mà không ra tiếng chỉ phát ra mấy tiếng như âm vọng bên tai. Tôi giật bắn mình mở mắt. Tôi thấy tay mình bị 1 bàn tay con nít nắm kéo. Cả đầu tôi bị 1 đứa khác kéo ngửa ra. Tay nó banh mắt tôi ra. Á… Tôi cố hét mà không được. Toàn thân lạnh ngắt cứng đờ. Hình ảnh 2 đứa đó tôi nhìn không rõ chúng rất nhèo. Còn rất sáng trong cái ánh đèn. Mặt chúng tôi không nhìn rõ đường nét gì. Chứ tiếng chúng ồ ồ. Tôi thấy lạnh rồi thấy khó thở tức ngực. Đầu đau còn lưng thì như bị đè lên. Tôi cố vùng tay ra. Rồi hét lên.
A.. tôi thấy cơn đau dội đến rồi cả người bị trượt ra. Đau… Ui… Tôi mở mắt ra bàn hoàng. Hả? Tôi thấy mình nằm dưới đất xóng soài. Giấy tờ tài liệu trên bàn vừa rớt xuống mình. Còn rớt vào mặt tôi. Tôi kéo tờ giấy ra. Hả? Thấy mình nằm trong căn tin, dưới đất, ngay cái bàn. Tôi vịn cái ghế đứng lên. Ơ… Ngủ mơ à? Lúc nãy là mơ. Là ngủ mơ rồi bị té xong mấy tờ giấy rớt lên mặt lên mình. Tôi thấy vai còn đau. Có thiệt là mơ không vậy?
Trời… 11 giờ 39 phút… gần 12 giờ luôn. Tôi ngó cái đồng hồ mà trợn mắt. Ngủ quên rồi. Lúc nãy ngồi làm bài mà không biết ngủ lúc nào luôn. A, đúng là tối qua tôi cũng như bà chị tôi đâu có ngủ được gì. Hồi nãy yên tĩnh, mát mẻ, rồi ngồi tập trung nên mỏi mắt rồi nghỉ chợp mắt 1 chút. Ai ngờ… Tiêu rồi.
Tôi hộc tốc mà dọn dẹp bỏ laptop vô cặp. Mới làm được có chút xíu. Tôi bỏ tài liệu vô cặp luôn. Nhiều tờ rớt dưới đất với rớt xuống cả dưới gầm bàn nữa. Tôi ngồi xuống hẳn để lượm. Sao… Gì thế này? Nhiều tờ giấy tôi in có 1 mặt. Lúc cầm lên… thấy.. trang dưới… hình như có dấu bút máy. Tôi đâu có xài bút máy, bút máy chỉ có tụi tiểu học xài, là mặt hàng bán chạy ở căn tin do chúng hay hư lắm. Tôi lật lại hết các mặt giấy trắng. Mặt giấy trắng bị vẽ đầy hình. Còn mực dây ra thành từng bệch. Nhưng thấy toàn hình người kỳ dị. Trang thì có 3 hay 4 hình người. Trang thì có 6 người, trang thì có 1 người… Những hình vẽ ngệch ngoặt, dấu mực đè đậm, còn chỉ có màu đỏ với đen. Còn trang này đầy ngẹt hình người, hình nhỏ hình to còn chồng lên nhau rối rắm.
Tôi quay ra sau nhìn. Cái chai nước ngọt tôi để đó hết cạn rồi. Tôi bước ra ngoài trước cửa căn tin. Tôi kéo cái cửa sắt. Phải nhanh đóng cửa rồi về thôi. Nhưng vừa bước ra tôi thấy lạnh. Gió buổi tối tràn vào khí quản tôi. Tiếng u u của gió rồi tiếng lá cây xào xạt. Sao tự dưng ra đây lại thấy sợ sợ thế nào đó.
Kẹt kẹt…
Tôi cố kéo cái cửa sắt lại. Mọi ngày đều do anh Hai tôi dẹp hàng, đóng cửa nên không để ý là cửa khó kéo vậy? Tôi vừa lắc vừa kéo. Tiếbg cửa rèn vang. Cũng may là tối rồi trường không có ai nếu không làm phiền họ… Họ…
Ơ. Tôi chưng hửng nhìn hướng phòng giáo vụ. Có người kìa. Tôi thấy có ánh đèn vàng hắt ở đó ra. Qua lớp kính thấy rõ còn có bóng người đi qua lại. Sao 12 giờ rồi mà còn có nhân viên trong trường được chứ? Không lẽ phải ra đề thi hay bận gì đó? Đâu thể nào. Giờ cũng là giờ ngủ rồi. Tôi ngó chựt lại bên phòng Y tế. Còn sáng đèn rồi tiếng tivi rõ mồn một.
Không lẽ mấy người này ở lại trường để coi bóng đá. Thì cũng có thể. Trong mấy sở làm cũng hay hẹn nhau ở lại coi đá banh. Nhất là những trận chung kết. Bộ giờ là mùa giải gì đó sao? World Cup? Đâu có… Cũng đâu có giải nào bên Âu Châu hay Châu Mỹ đâu.
Tôi tò mò nên đi lại gần. Nghe tiếng tivi rất lớn. Còn lớn hơn buổi sáng nữa. Cứ như tivi vang ầm lên đó. Đúng là dân ghiền bóng đá thì mở hết volume luôn. Nghĩ lại thì từ hồi chiều tiếng tivi đã to hơn rồi, to đến nổi vọng ra căn tin luôn. Còn giờ. Cái tiếng tivi chói tai.
‘SÚT VÀO.. VÀO… VÀO’
Cái tiếng đinh tai nhứt óc cộng theo tiếng la ó cười to của cổ động viên. Tiếng 1 tràn cười với tiếng la hét. Chân tôi tự dưng tê cóng hết. Cái cửa vẫn đóng kín có mấy tờ giấy dán. Còn cái cửa sổ thì có mấy cái mành nhựa bị bung. Cái ánh sáng trong đó toát ra không phải đèn, giống ánh sáng từ tivi hơn. Chân tôi không đi nổi. Không biết sao thấy sợ hãi cực độ.
‘SÚT VÀO.. VÀO… VÀO’
“Vô… Vô… Rồi… Sao lại đá hụt… A, tức quá.”
“Anh từ từ coi, la gì. Do bị cản phá mà. Cho sút phạt kìa. Bảo đảm vô. Tôi cá độ là vô 2 trái, 1 trái nữa là ngon.”
Ơ… cái đoạn hội thoại hồi chiều. Nó như lập lại. Mà lần nào đi ngang qua phòng y tế cũng chỉ nghe nhiêu đó. Không lẽ…
Bịch bịch…
Tôi nhìn lên nghe âm thanh tiếng chân chạy trên hành lang tầng trên. Giống cuối giờ chiều… Thôi chết. Tim tôi thắt lại vì nghe tiếng chạy rất lớn còn chạy hướng xuống cầu thang.
Tôi nháo nhào bỏ chạy. Đầu tôi là mấy hình vẽ ngệuch ngoặt đó. Có lẽ nào là từ vài hình rồi rất nhiều hình tụ lại ở đây và chen chút nhau không?
Có đèn trên sân và đèn đường hắt vô chứ hơi tối nên tôi mở đèn pin trên điện thoại cho đỡ sợ. Tôi kinh ngạt thấy trong điện thoại có 6 cuộc gọi lỡ của anh Hai tôi. Còn tầm khoảng 6 giờ chiều. Ơ… Thôi chết giờ tôi mới thấy. Còn có mấy dòng tin nhắn của ảnh.
‘Sao không bắt điệ thoại? Em đi lên trường à?’
‘Đóng cửa cẩn thận. Nhớ đóng cửa sớm. Dán tấm giấy anh để ở trong hộc dưới cái hộc để tiền lên cửa. Nhớ đó. Rất quan trọng.’
‘Phải về sớm. 12 giờ rất nguy…’
Ơ… Khỉ thật. Còn có 4 phút là 12 giờ. Tôi đành chạy ngược lại căn tin. Tôi mở cái hộc dưới hộc để tiền. Vừa mở ra là thấy 1 xấp giấy. Tôi chạy ra cửa dán lên ngay rồi kéo hết sức để cửa đóng lại. Chết, tiếng cửa nghe lớn quá. Tờ giấy đó có chữ ‘Căn tin đóng cửa. Cấm vào’
Két.
Đóng được rồi. Nhưng.
Bịch bịch…
Ào ào… Sút.. Vào.. ào.
Rì rầm.
Những cái tiếng đó ngày 1 lớn chúng còn di chuyển ra ngoài. Chết.. Tôi bỏ chạy qua sân chạy tới cổng trường ngay. Tôi thấy mình chạy vụt qua bóng 2 đứa con nít. Tôi không dám nhìn chỉ cấm đầu chạy. Chúng hẳn là 2 đứa hay lảng vảng gần căn tin. Ngoài chúng ra còn những thứ khác nữa. Sắp 12 giờ rồi. Còn có có vài giây. Không sao.. kịp.
Tôi vừa tới cái cổng thì thấy có dây xích khóa. Đừng nói là.. Tôi đẩy cổng. Chết thật.., Khóa rồi. Trời… giờ mới nhớ. Trường nào chẳng khóa cổng chứ.
Tùng tùng tùng.
Ơ… Tiếng trống trường. Giờ này sao lại có tiếng trống. Nó giống như tiếng trống cho cái thứ gì đó được ra sân chơi. Gáy tôi ớn lạnh, người tôi tự dưng run lên. Cảm giác có nhiều thứ đang ra sân. Trường này không có cửa sau. Tôi đành kéo chặt túi rồi trèo lên chấn song.
Khó trèo quá. Hồi con nít tôi chuyên môn leo trèo chứ giờ chân song quá nhỏ. Còn khó đu. Ráng lên. Cổng trường này thấp thôi. Tôi đu lên được 1 nửa rồi. Ráng đu người qua. Khó quá… Hồi nhỏ không biết sao mà trèo cây hay trèo hàng rào ngon lành chứ giờ. Nhớ lại nào… Đẩy người lên rồi đu qua. Không đủ sức. Ưm…
Tôi bất giác nhìn lại. Thấy rất nhiều cái bóng. Chúng giống mấy cái hình vẽ, lớp thì ngã nghiên, lớp thì méo mó không ra hình thù. Chúng ra sân còn tụ vào căn tin và mấy cái thùng rác. Cái bánh mì tôi ăn dở để trên bàn quên vứt đó, chúng cả bọn đang bu lại mà tụm đầu như những con kiến tụ vào những mẫu đồ ăn thừa. Nhưng.. Có 2 thứ hình dạng rõ ràng. Chúng từ phòng Y tế ra… Tôi nhìn qua là biết mà. Chúng từ xa nhìn tôi. Mặt chúng méo mó. Miệng chúng há ra còn trào ra rất nhiều thứ kinh dị. Như đang ói hay chúng cứ ói mãi như thế. Một đứa giơ tay hướng tôi và hét lên… ‘Sút Vào’
Đứa kia rú lên ‘“Vô… Vô…’
Những lời như cũ… Hay có lẽ đó là những lời duy nhất chúng có thể thốt ra được. Tôi hoảng sợ đến nổi quên hết mà cố leo lên. C1 lẽ vì quá sợ nên tôi trèo lên được. Tôi đu cả người lên cổng. Rồi tôi rang leo xuống ra bên ngoài. Tôi thấy những cái bóng vụt tới. Tôi hoảng quá té nhào xuống luôn.
Đau.. Tôi ngồi bệch xuống đất nhưng thấy mình thoát ra bên ngoài rồi. Tôi trợn mắt nhìn những cánh tay thò ra. Tôi thụt lùi lại. Thấy chúng biến mất như làn sương. Trước mắt tôi lại là khoảng sân trường trống trơn trong tiếng gió xào xạt.
—–
Sau này tôi mới biết rõ mọi chuyện. Thì ra học sinh đúng là bị ngộ độc trong căn tin chứ 4 đứa bé là bị chết trong phòng Y tế. Bác bảo vệ kể cho tôi nghe.
“Lúc đó học sinh bị ngộ độc là 11 đứa cơ. Tình hình lúc đó ồn ào lắm. Ngay giờ ra chơi buổi chiều. Chúng mới ăn xong thì bị. Có mấy đứa nguy kịt lắm. Vừa nôn vừa tháo. Cái bà căn tin lại bảo không sao… Tôi tức quá. Tôi với thầy Cường và cô Dung sợ quá chừng, kêu xe cấp cứu ngay. Tôi với thầy Cường thấy không ổn, sợ không kịp do bệnh viện ở xa, cái chở mấy đứa bị nôn đi cấp cứu ở trạm xá. Nhưng xe mà, đâu chở hết được. Cô Dung kêu thầy Nghị chở dùm. Ông ta lạ không chịu bảo chút phải lên lớp, đâu phải học sinh lớp ông ta. Cổ với 2 cô nữa phụ chúng tôi chở học sinh đó. Còn 4 đứa bé đó chúng lúc đó vừa chớm thôi, cũng ăn xong nhưg chúng chỉ la đau bụng chứ không nguy kịt như mấy đứa khác. Thầy hiệu trưởng lúc đó có lẽ thấy ồn ào nên sợ, cái bảo không cần làm to chuyện, trong trường có nhân viên y tế có thể cấp cứu. Chúng tôi lúc đó lo chở các em đi cấp cứu, không ngờ…”
“Sao bác… Thế là bọn họ không cứu được các em à?”- Tôi vội hỏi.
Bác bảo vệ mặt cay đắng nói: “Cái nhân viên Y tế trong trường lúc trước tệ lậu lắm. Nghe nói là người quen của thầy Duy giới thiệu vào. Cả ngày toàn coi đá banh, rồi biến phòng Y tế thành nhà riêng, ăn uống trong đó, rác không. Nghe cô Bình bảo lúc đó hắn còn coi đá banh. Đập cửa mãi mới ra. Vô cấp cứu cho mấy em mà hắn còn mở tivi coi đó. Rồi… Nói ra mà thương tâm. Không chừng 4 học sinh chết là do hắn chữa bậy. Nghe nói lúc đó chúng đau bụng dữ dội rồi bắt đầu nôn mửa. Hắn lại cho chúng uống thuốc chống nôn. Có ngu không. Đúng là không có chức nghiệp gì. Ai chẳng biết bị ngộ độc thực phẩm phải làm sao cho nôn ra.”
“Sao ác vậy… Vậy sau đó có bắt bọn họ chịu trách nhiệm?”
“Đâu có ai biết. Hiệu trưởng lúc đó ớn lắm, hay tổ chức điều trình chứ toàn là đổ lỗi cho kẻ khác. Cô Bình bị đuổi vì nói bậy. Tổ chức họp hành dữ dằn lắm, còn bảo đang xin vốn của bộ cải tạo căn tin trường theo tiêu chuẩn quốc tế tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra. Cũng chẳng ai thấy là tên đó cho học sinh uống thuốc chống nôn cả. Làm dữ lắm. Phụ huynh học sinh thì nghĩ con cái họ bất hạnh do ngộ độc thực phẩm. Cậu biết mà, ngày nay lắm ca bị ngộ độc thực phẩm. Công xưởng, trường học, hay hàng quán…”
“Vậy bọn họ sao lại…”
“Hời.. Sau đó kẻ thì xin thôi việc, hay chuyển công tác. Tôi nghĩ chúng sợ rồi bỏ trốn. Lúc đó trường này có mấy việc như ma quỷ rồi. Chẳng biết chúng đi đâu, hay làm gì. Chứ 1 thời gian sau thì… đó, như giờ. Chúng bị phải về lại trường. Mấy kẻ coi đá banh thì cứ coi cho đã đi. Còn mấy kẻ thích tổ chức điều trình thì cứ tổ chức mãi. Có lẽ chúng bị trừng phạt đúng tội rồi. Cậu thấy tụi con nít mà, đâu tội tình gì, bị chết oan. Mấy kẻ làm ác dù trực tiếp hay gián tiếp đều phải chịu trách nhiệm chứ.”
Tôi thấy tụi học sinh lại kéo xuống mua đồ thì gật đầu đồng ý với bác. Tôi hay lại giúp anh Hai tôi bán đồ lắm. Giờ tôi tốt nghiệp rồi chứ chưa có việc làm, chị dâu còn chưa đi làm lại được thì tôi tới phụ anh tôi thôi. Thấy ảnh lại khui nước ngọt rồi để ở góc nữa. Tôi để tiền rồi mua nhiều quà bánh để ở góc đó cho 2 bạn nhỏ đó như quà cám ơn. Tôi đang chấp tay thì anh tôi kéo tôi nói: “Sao chú để nhiều quà bánh thế?”
“Thì quà cám ơn mà. Đâu có sao? Nhiêu đây nhằm nhò gì?”- Tôi cười nói.
Anh tôi tái mặt nói: “Đừng để nhiều quà quá, kẻo… tụi khác chúng cũng ham.”
Hử? Anh tôi đi nghe điện thoại của chị dâu dặn đi chợ mua đồ cho em bé. Tôi thở dài khui nước ngọt ngồi ở bậc thềm uống. Thì ra 2 đứa bé đó xuất hiện trong mơ để gọi tôi dậy. Nếu không ngủ quên thì tới 12 giờ là chúng ra rồi.
Tùng tùng..
A, làm hết hồn. Tiếng trống phát đề thi thôi. Mùa thi học kỳ nên các giờ đánh trống thay đổi 1 chúc. Tôi chợt thấy lạnh nên quay lại.
Ơ… Cạnh tôi có 1 đứa bé nó ngồi và nhìn chăm chăm vào chai nước ngọt và gói bánh của tôi. Tôi nhào té ra. Nó phát ra 1 tràn tiếng nôn rồi bóc tay vào bịt bánh. Anh tôi đỡ tôi dậy nói: “Đó.. chú thấy đó. Đừng cho chúng đồ ăn nhiều. Còn sợ chúng mến chú thì tới tìm chú hoài.”
Tôi kinh hoảng dòm anh tôi. Anh tôi nói: “Công việc mà chú. Hồi trước anh chú làm bảo vệ mà. Việc tối, qua 12 giờ, còn phải rang chịu đó. Giờ ở trường này, mấy con ma vậy là dễ thương rồi. Sau này chú đi làm rồi sẽ biết.”
Tôi bủn rủn cả tay chân. Thôi kệ… trường tiểu học mà. Chuyện ma chắc chỉ có nhiêu đây. Cũng đâu hại gì đến tụi nhỏ. Vậy là ổn.
Thẻ:Kinh dị, Ma Quỷ, School Horror, Truyện Ngắn