Mạc Giao Bí Sử – Chương 2
Một đợt khói từ xa làm đoàn người hỗn loạn. Nhiều người giục phải đi nhanh lên. Cái họ sợ là chiến tranh. Hay băng của bọn giặt cướp mà đông là chúng tấn công cả làng rồi đốt làng. Họ ai cũng nghĩ đến tình huống xấu nhất. Trong đoàn của Tuân chỉ có Thiên với ông già là có kinh nghiệm đi đường xa thế này. Thiên bảo Tuân là đủ nguy cơ trên đường giờ phải phóng thẳng đi cho nhanh. Giao Giao tỉnh dậy bị nhấn đầu xuống nó vừa kịp bám thì xe lừa đã phóng đi rồi. Cái xe đủ 3 người ngồi do 1 con ngựa kéo. Do để ngụy trang bớt nổi bậc nên họ không thể đi xe bò hay xe trâu được. Họ có 1 con ngựa cho Thiên cỡi. Một con để kéo xe. Cũng không thể chọn ngựa tốt mà chọn ngựa già ốm yếu. Mấy cái xe khác cũng thế, đa phần là xe lừa. Chỉ có 3 xe bò dẫn đầu. Có mấy người còn dắt 1 con trâu theo khiến ai cũng thèm thuồng hết. Có trâu bò là người giàu rồi cả đời không sợ đói.
Giao dòm tìm 1 cái xe. Họ kia rồi. Họ gần như bị bỏ lại phía sau. Đó là 1 cái xe lừa nhưng chỉ có 1 con lừa với cái xe. Đồ đạc trên đó nhiều lắm. Thời bấy giờ có tiền tệ rồi đó chứ. Tuy nhiên đất nước chia cắt như vậy, triều Mạc hay triều Lê đây. Dân chúng có tin dùng tiền hay không? Không, trong dân chúng vẫn buôn bán trao đổi bằng sản phẩm. Chứ tiền chỉ lưu hành trong các thành. Nhiều thương nhân còn không dùng tiền để buôn bán do chẳng biết có xài được ở nơi khác hay xài được bao lâu đây. Mấy thương vụ lớn họ dùng vàng bạc, chứ dân chúng mua bán vẫn là trao đổi. Nên mấy người chạy nạn mang theo tài sản chính là những thứ đồ họ có thể trao đổi và còn dùng dọc đường hay làm vốn sinh sống ở vùng đất mới. Con lừa khó khăn kéo cái xe huống chi là 3 người trên đó. Giao Giao vẫy tay. Trên cái xe đó có 1 đứa bé 6 tuổi hay vẫy tay với Giao Giao. Đó là 1 đứa bé quần áo có nếp vá mái tóc kiểu thằng bờm không hay khóc như mấy đứa khác còn hiếu kỳ dòm chung quanh, nó cũng hay ca hát nữa và thích vẫy tay với mọi người. Mặc đồ với mái tóc vậy thôi chứ nó là bé gái. Giờ nó vẫy tay với Giao Giao nữa. Nhưng mẹ con nó bị bố nó đuổi khỏi xe. Có nhà cũng bỏ lại cả người khỏe mạnh. Ông này đã luống tuổi rồi, bị bỏ lại sau đã sợ giờ thấy đoàn xe hỗn loạn người nào cũng sợ rồi giục nhau đi nhanh thì ổng lại càng hãi sợ. Sợ mất số của cải trên xe hay sợ chết. Ai cũng hối đi nhanh lên nên để giảm bớt trọng tải của xe ông ta bỏ vợ con ở lại.
Nhiều xe cũng bắt đầu bỏ bớt người lại. Không phải chỉ có ông này, mà họ bắt đầu bỏ phụ nữ và bé gái ở lại. Thời này nặng quan niệm trọng nam khinh nữ. Đúng là nhìn phụ nữ và con nít thì người ta thương hại hơn, nhưng đến chừng coi nam với nữ ai trọng hơn thì dĩ nhiên là con trai, đàn ông quan trọng hơn. Phụ nữ thời này nhà giàu thì chỉ ở trong nhà, không xuất đầu lộ diện, còn nhà nghèo thì lo cày ruộng hay bếp nút chứ không có việc đi buôn bán hay làm những việc của nam giới. Đã vậy phụ nữ sức yếu hơn đàn ông, không phải là lực lượng lao động, càng không thể nối dõi tông đường. Cho nên 1 phụ nữ hay 1 bé gái hầu như không có giá trị gì.
Người phụ nữ đó than khóc van xin ông chồng chặn xe, níu chân ông ta. Bị ông tá đá hẳn vào mặt cho té ra đường. Cô bé tóc thằng bờm bị vứt xuống. Cũng may xe lừa không cao nên nó chỉ bị thương nhẹ. Mẹ nó ôm chầm nó rồi chạy theo níu cái xe lại. Bị ông ta quất roi liên tục vào. Bà van khóc kêu xin: “Xin mình mà, đừng bỏ mẹ con em ở lại. Con Ti nó còn nhỏ mà. Em với con chết mất. Xin mình thương con.”
Lão ta quất roi càng đàn bạo vào 2 mẹ con còn quát thêm: “Thả tay ra cho tao. Mẹ con mày là cái hàng lỗ vốn. Mày chỉ sinh được con gái, cái thứ của nợ này. Vừa chào đời thấy là gái, thế mà bán cả đàn gà mất, làm tao tức chết tính bóp mũi cho nó chết rồi. Tao chỉ giữ lại nó để khỏi bị chê cười là không con. Giờ mẹ con mày chết đi thì càng tốt. Đồ bỏ đi. Sau này tao cưới vợ khác, có con trai. Cút.”
Mẹ con họ bị ông ta đá mạnh 1 cú nữa ngã lăn. Khắp nơi nhiều tiếng khóc than. Mấy phụ nữ bị bỏ lại chạy tới van xin những gia đình khác cho họ theo. Thảm cảnh đó thu hết vào mắt của Giao. Cô bé vốn không hiểu gì, thấy nhiều người bị bỏ lại. Cô ban đầu nghĩ là họ đi về nhà thôi hay cần đi xí hay đi ăn. Nhưng thấy nhiều người khóc lóc. Nhất là tình cảnh bây giờ. Cô dòm 2 mẹ con họ… Cô nhớ cô và mẹ cũng từng bị 1 đoàn người bỏ lại giữa đường đến kinh thành. Rồi mẹ cô mất trên đường. Cô nhớ như in lời mẹ… Một tháng sau cô tới được kinh thành còn tới đúng cửa nhà. Khiến ai cũng ngạc nhiên. Lúc đó bộ dạng của cô bẩn thỉu như ăn xin vừa nhìn là biết xảy ra chuyện gì.
Giao Giao nhảy xuống khỏi xe. Cả đám ngạc nhiên lắm. Ông già vuốt râu cười nói: “Vẫn là con nít thôi.”
Tên A Sửu gọi to: “Ê, con kia. Đừng lo chuyện bao đồng. Chúng ta phải…”
Hắn bị Thiên chặn miệng. Cái tên ngồi cầm tẩu thuốc hừ lạnh nói: “Đàn bà con gái là thế đó. Hỏng việc lớn. Một chút lại xin dắt bọn họ theo thôi. Rồi phải giúp cả đám nạn dân này.”
Họ đều nghĩ Giao Giao sẽ làm gì. Nhưng cô bé chạy tới mấy người phụ nữ và con nít đang kêu khóc hay đã chấp nhận cái chết đó. Mấy người trên xe thấy cô bé nói gì mà hoa tay múa chân với họ. Rồi cô bé chạy về đoàn xe rồi vẫy chào mấy người đó hét to: “Tạm Biệt. Hẹn gặp lại mọi người.”
Ai cũng kinh ngạc lắm. Nhưng họ đã bỏ lại mấy người đó ở xa rồi. Thiên dòm lại mấy người phụ nữ mà chỉ còn nước chết đó. Tự dưng anh nghĩ bọn họ sẽ không gụy lụy chấp nhận cái chết nữa mà sẽ sống chăng. Ở thời đại này đàn ông luôn nghĩ không có họ thì đàn bà và trẻ con sẽ chết. Hay họ có thể xếp đặt phụ nữ như thế nào là tùy họ, phụ nữ không hề biết làm gì cả và chỉ biết vâng dạ nghe lời. Họ chưa từng nghĩ phụ nữ có thể sẽ làm được cái gì đó. Chưa hề.
—–
Họ thấy phía trước có một ngôi làng thật. Cả đoàn ai cũng mừng rỡ hết. Cậu Tuân còn thúc ngựa nhanh đi. A Thiên vội ngăn Tuân nói chờ đã. Nhưng tên A Sửu với tên tẩu thuốc thì phóng đi rồi. Ai cũng mệt mỏi hết rồi, thấy làng 1 cái là họ nghĩ đến nghỉ chân tá túc rồi ăn 1 bữa no nằm ngủ 1 giấc ngon lành. Làng có tường rào quanh bằng tre. Có khoảng 10 căn nhà lớn nhỏ. Những khoản ruộng nhưng thấy rõ là trồng cây ăn trái và rau xanh. Tuy thô sơ chứ nhìn là biết là 1 làng tương đối trù phú không phải làng nghèo đói không có gì để ăn. Ai cũng nô nức dòm những trái mận với có hàng rào và mấy con gà đang đi sau hàng rào.
Nhiều tiếng vui mừng của đám người rộ lên dù họ còn ở xa. Họ chạy ào ào tới trước chen chúc xô đẩy nhau hay thúc bò chạy hết cỡ tới. Cái tên vừa vứt bỏ vợ con đó mừng rỡ con chạy rất nhanh nắm dây kéo con lừ tới. Nhiều người chạy đua nhau reo hò nói: “Sắp có cơm ăn rồi”… “Có gà kìa”… “Nhiều khi còn có rượu’… “Tuyệt vời”
Họ cdo quá vui mừng không để ý gì cả. Chạy bổ vào đám người đứng đầu làng. Kẻ vừa chạy tới trước nhất đang hâm hở reo vui thì hắn nghe 1 tiếng phập mạnh. Thấy 1 cái bóng gì đập vào giữa trán mình. Hắn chỉ hả lên 1 tiếng ngạc nhiên mặt còn 1 nụ cười. Rồi hắn ngã ra mặt đất. Người chạy bên cạnh đang vui vẻ thì thấy tên chạy tới trước ngã nằm ra đất với cái mặt bị 1 cú đập vào. Rồi tới hắn ta bị nhiều cái chày cái cuốc đánh mạnh vào đầu vào vai. Đến 1 tên cưỡi ngựa chạy nhanh tới hắn thấy cảnh thì hét lên mà không kịp. Hắn bị chừng 4 người làng vây quanh. Bọn họ quơ cuốc xẻng gậy lung tung để đánh hắn. Hắn cố thúc ngựa hoảng loạng. Một người làng nhào tới giật dây cương. Con ngựa cũng hoảng lên hí vang. Có kẻ chặt cái rựa vào chân hắn ta. Hắn hét lên rồi bị đánh rồi lôi xuống ngựa.
Những người đang chạy tới tắt hết nụ cười do thấy cảnh khủng khiếp của mấy người chạy tới đích trước. Họ hét lên rồi chạy ngược lại còn xô vào nhau. Lắm người chạy theo sau còn chưa thấy gì tự dưng bị đám này xô ngã. Tiếng ngựa hí quá chừng. Rồi đá trong làng ném ra. Nhiều người đã bị trúng những hòn đá to. Rồi dân làng chạy theo đuổi 1 số kẻ chạy riêng lẻ. Cái lão với con dê chạy không kịp vừa quay đầu bỏ chạy la hét cứu mạng thì đã bị 3 người đánh trúng từ đằng sau. Bọn họ kéo cả 3 ra vì con dê và cái xe. Thoáng chốc đã chẳng thấy những người chạy tới trước đâu cả, họ bị ngã xuống hết hay bị những người dân đứng đập túi bụi. Còn đoàn xe thì bỏ chạy. Giờ ai cũng biết việc gì xảy ra rồi. Họ sợ bị đuổi theo và giết chết, hay bị cướp sạch tài sản bởi mấy người dân làng đó.
A Sửu với tên tẩu thuốc may mà chỉ bị ăn vài hòn đá vô đầu. Họ tuy 1 thân võ nghệ chứ đang đi làm nhiệm vụ, đã được dặn là phải dấu võ công. Mà có sử dụng võ công thì cũng chưa chắc còn sống. Không đề phòng với lơi là như thế thì bị 1 toàn dân làng có vũ trang vây lấy thì cũng khó lòng mà thoát. Cả 2 giờ tái xanh hay tức tối.
“A… bọn chúng làm cái gì thế… Cái làng đó… bộ là cướp hay sao?” – Tên tẩu thuốc bị hoảng hồn 1 phen nói gấp.
Ông lão thở dài nói: “Không cần phải là làng của giặt cướp. Ta thấy họ chỉ là mấy người dân làng.”
Cả 2 la ó phản đối do chả tin. A Sửu ôm đầu tức tối nói: “Để ta lấy con ngựa rồi chạy đi báo quan dẫn lính tới. Chúng chẳng biết ta là ai rồi, ta có thể điều nha sai ấy. Kêu lính tới san bằng cái làng cướp này.”
Tuân nãy giờ vẫn quan sát âm trầm nói: “Không cần… thì ra là thế. Cái này là những nguy hiểm khó lường trên đường mà đệ nói sao?”
A Thiên thấy giờ vị quân sư này mới xưng huynh đệ của mình thì chỉ thoáng cười trong lòng. Lúc trước trong phủ có mình anh ta bảo trên đường rất nguy hiểm, sợ là không tới được Mạc thành. Lúc đó làm ai cũng phá lên cười hết. Đám đó là nhân sĩ Trịnh gia thu nạp, ai cũng một thân võ nghệ hay học đủ sách binh thư, hay là môn sinh đắc ý của các vị mưu sĩ, còn không cũng là môn đồ của võ phái nào nổi danh. Họ chẳng qua cho Thiên đi theo do anh thông thuộc địa hình. Còn ông già này là mưu sĩ nhiều cuộc chiến Phò Lê Diệt Mạc, nhưng bị xem thường do chẳng làm nên công cán gì. Cho ông theo vì kinh nghiệm thôi. A Thiên lúc đó không hề tức giận gì mà thản nhiên lắm, do anh coi bọn đó như lũ con nít chưa hề bước chân ra ngoài, không nghe lời thì chỉ có gặp nạn.
Tuân vốn từ đầu không xem thường vì nào giờ bao người cũng đi làm nội gian mà có ai thành công đâu. Bên họ Trịnh cũng chẳng hiểu sao lại không thành. Hầu hết là mất tích giữa đường. Họ cứ cho là bên Mạc triều phát hiện ra. Giờ Tuân hỏi kỹ từng thông tin từ Thiên.
“Không đi thành đoàn có vũ trang thì vậy đó. Như hổ lạc đồng bằng không bằng con chó nữa đó. Có thể bị cả bầy sói tấn công. Giờ là nội chiến, loạn lạc khắp nơi. Giặt cướp hoành hành. Mấy kẻ làm cướp cũng là người dân thôi. Dân gặp nạn hay tàn binh đào binh rồi đi làm cướp. Tôi thấy cái làng bị cướp rồi bị đốt mà chúng ta thấy có lẽ họ bị cướp, mà bọn cướp chắc cũng như đoàn dân gặp nạn này. Mất đất mất của không còn kế sinh nhai rồi đi trên đường đói khổ mới cươó bóc các làng hay khách bộ hành. Nên mấy làng mạc với các trấn đều đề phòng.”- Thiên nói.
Cả đám nghe mà tê cứng. Tên A Sửu còn chưa chịu nói: “Giỡn hoài. Vậy mà giết người sao? Chúng ta có chỗ nào giống cướp. Có phụ nữ trẻ em.”
Ông lão nói: “Cảnh khổ là vậy. Họ sợ phải chia sẻ lương thực với đất đai ấy. Chúng ta là người vùng khác tới, cứ cho là bắt tay sống cùng đi, thế nào cũng nảy sinh mâu thuẫn xung đột. Hay họ sợ cậu trộm gà hay ăn cây trái của họ. Bắt tay là phải coi nhau như bạn. Phải chia sẻ. Còn phải lo cho hết mấy người nạn dân đông vậy. Nhất là lỡ trong đám nạn dân có người mang bệnh dịch. Không ai muốn đâu. Người nào mạnh người nấy lo mà. Đừng nói là 1 cái làng nghèo, cho dù cậu tới thị trấn hay thành trì cũng vậy. Nhiều trấn xua đuổi nạn dân. Các thành đóng cửa không cho dân vào dù họ đang bị đuổi giết. Cũng may ở đây là làng nhỏ. Chứ trên thành quăng đá xuống… Các cậu từng đi qua nhiều thành. Có nhớ thấy nhiều thành có xác chết bên ngoài.”
Cả bọn nghe mà không nói gì nữa cả. Họ hiểu ra cái này là những chuyện khó lường trước, và thảm cảnh của giặt giã chiến loạn đất nước phân chia.
Tuân vừa ngồi trên ngựa vừa suy nghĩ. Sách vở nào cũng dạy là: “Có lòng dân thì thắng thiên hạ”. Nhưng cái thời đại thế này lòng người không vững rồi. Hèn gì kêu gọi cũng ít người dân hưởng ứng Phò Lê Diệt Mạc. Do sẽ còn chiến loạn liên mien. Anh nghĩ không lẽ đi bắt lính hay sung quân. Vậy càng không có được lòng dân. Anh thấy con đường còn dài và gập ghềnh lắm. Đám mưu sĩ quân sư hay tự phong mình là Gia Cát Lượng. Lắm kẻ tự suy tôn là Gia Cát tái thế hay Tiểu Ngọa Long. Anh nghĩ cũng chưa chắc lâu bền rồi, Gia Cát Lượng thần cơ diệu toán tài trí hơn người cũng đâu có giữ được nước Thục. Chuyện Tam Quốc cũng như tình cảnh hiện giờ ở đây. Họ Lưu hoàng thất bị thất thế. Dù có khôi phục họ Lưu cùng chia lại giang sơn tạo dựng nước Thục thì cũng không bền. Tuy hậu thế bảo đều do ấu chúa bất tài, Gia Cát với các danh tướng lại qua đời hết. Chứ Tuân nghĩ giờ tình cảnh bên chúng ta khôi phục họ Lê đưa vua lên thì cũng thế. Họ Lê có còn hiền vương đức độ tài giỏi đủ sức hay không. Như nhà Thục có bao kỳ tài danh tướng, chứ có lâu bền được. Anh nghĩ thà tìm 1 kẻ như Tào Tháo cùng đám con cháu họ Tào có tài phò tá còn hơn.
Thẻ:Bi Kịch, Chiến Tranh, Dã Sử, Hành Động, Mạc Giao Bí Sử, Quân Sự, Truyện Dài, Võ Thuật